KIM QUANG MINH TỐI THẮNG

VƯƠNG KINH SỚ

Tam Tạng, Pháp sư Nghĩa Tịnh đời Đường vâng chiếu dịch.
Sa-môn dịch kinh Tuệ Chiểu soạn.

Phẩm TRÙNG HIỂN KHÔNG TÁNH

Phẩm Trùng Hiển Không Tánh có chia ra ba phần:

  1. Lý do có phẩm này.
  2. Giải thích.
  3. Giải thích chướng ngại.

– Nói về Lý do có phẩm này trong các phẩm Tuổi thọ trước đây đều nói đến quả Đại thừa. Phẩm Mộng Sám về sau nói về hạnh Đại thừa, hạnh Đại thừa nhờ cảnh mà phát sinh. Trong các phẩm trước tuy nói sơ lược về không nhưng chưa chính thức phân biệt rộng rãi. Ở đây vì nói về cảnh cho nên đến lượt phẩm này. Lại nữa, các phẩm trước tuy nói sơ lược về Không nhưng phần nhiều nói về hữu, sợ bị dính mắc mà có hai chấp khó dứt, ba luân không trọn vẹn, sáu độ khó đầy đủ. Do đó ở đây nói rộng về ngã không và pháp không. Chủ yếu là khiến cho dứt bỏ chấp đó, hai chấp, ba luân đã được thanh tịnh thì sáu độ sẽ đến bờ kia, cho nên phát sinh phẩm này.

– Giải thích tên gọi, Không tánh có ba:

1/ Không tức là tánh, tức là biến kế sở chấp hai thứ ngã pháp.

2/ Tánh của không tức là chân như, là chân tánh của không nhân nơi không mà hiển bày, cho nên gọi là không tánh, chẳng phải thể tánh là không (trống rỗng).

3/ Y tha cũng gọi là không tánh, nên gọi là vô sinh tánh. Lại nói: Luống dối phân biệt là có, đối với hai thứ này đều không, đây chính là y tha, chỉ vì không của hai chấp chứ chẳng phải không của y viên. Nay nhân phẩm này trình bày về ngã pháp không làm phương tiện ý chính là khiến cho quán chân như không tánh, không hiểu chân như thì chẳng thể hiểu rõ các hành. Như nói Thuấn-nhã không tức là tánh, rằng Thuấn-nhã-đa tức là tánh của không. Do đó các kinh như Giải Thâm Mật chép: “Tướng không có tự tánh tánh, sinh không có tự tánh tánh, thắng nghĩa không có tự tánh tánh”, vì thế ba vô tánh đều được gọi là tánh. Không là vô, hiển là nói, trùng là lại. Trước tuy nói sơ lược nên vẫn chưa thể hiểu rõ, các kinh khác tuy khai triển cũng chưa thể biết được, ở đây lại tiếp tục nói rõ nên nói là phẩm Trùng Hiển Không Tánh, giải trừ chướng ngại.

Hỏi: Đã nói là trình bày phẩm Không Tánh, vì sao lại nói “Cầu chứng được Bồ-đề chân thật, thường dùng cam lộ thí chúng sinh v.v…” Vì Bồ-đề, hữu tình đều là chẳng phải không chăng?

Đáp: Ngã pháp thật sự đều là pháp không vô, hữu tình giác ngộ y tha, viên thành thật là có cho nên nói đắc Bồ-đề. Nếu không trước quán không vô thì do đâu chứng thật, vì dứt trừ diệt vọng chấp cho nên nói phẩm Không Tánh.

Văn kinh: Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn nói thần chú này xong, vì muốn lợi ích cho Đại Bồ-tát và đại chúng trời, người khiến được hiểu rõ nghĩa bậc nhất chân thật sâu xa, cho nên tiếp tục nói về không tánh.

Tán rằng: Văn trong phẩm chia làm ba:

  1. Đầu tiên kết tập nói về các nhân.
  2. Phật nói lại nghĩa không.
  3. Chúng đương thời được lợi ích vui mừng hăng hái vang theo thực hành.

Đây là mở đầu.

  1. Đầu tiên là kết thúc văn trước tức là nói xong thần chú.
  2. Lợi khí tức là lợi Bồ-tát.
  3. Nêu sở ngộ tức là nghĩa bậc nhất. Nói rằng chân thật là phân biệt các pháp nghĩa đế bậc nhất do Tiểu thừa nói, nên đó chẳng phải thật.
  4. Hiển bày Từ bi, tức là nói lại về tánh không.

Văn kinh: Bèn nói bài tụng rằng: Ta đã đối các kinh sâu khác, nói rộng pháp nhiệm mầu chân không, nay lại đối với kinh vương này, nói lược pháp Không chẳng nghĩ bàn.

Tán rằng: Phật nói lại nghĩa không, có ba mươi ba bài tụng chia làm hai: Ba bài tụng đầu nêu chung ý nói, ba mươi bài tụng tiếp đó nói riêng về không. Trong phần đầu lại có ba: Một bài tụng đầu chỉ rộng bày lược, một bài tụng tiếp theo nói về những việc phải làm, một bài tụng cuối nói về nhân khởi nói. Đây là mở đầu. Đối với các kinh sâu khác như các kinh Thâm mật, Lăng-già, Bát-nhã v.v… đã nói rộng. Trong kinh vương này nói lược pháp Không là lược chung tức là nhân pháp riêng. Chung tức là mười tám không, trong mười tám không chỉ trình bày tám thứ, đó là nội không, ngoại không, nội ngoại không, tất cánh không, vô tế không, vô tán không, tự tánh không, nhất thiết pháp không, từ đó hiển rõ các thứ còn lại.

Văn kinh: Đối các pháp sâu xa rộng lớn, hữu tình vô trí không hiểu được, nên ta nói lại các pháp đó, khiến đối pháp Không được khai ngộ.

Tán rằng: Nói về việc phải làm, khiến cho đối với không được khai ngộ. Đối với các pháp sâu tức là sự mê mờ đối với cảnh giới chân lý hai không hoặc Bồ-đề, Niết-bàn. Hữu tình vô trí tức là người mê mờ.

Có bốn hạng người vô trí không hiểu:

  1. Người chấp ngã pháp.
  2. Người sợ không.
  3. Người lười nhác không tu.
  4. Người nghi ngờ không học.

Vì thế luận Thập Bát Không chép: Nói nghĩa lý mười tám không này có công năng trừ diệt bốn thứ sai lầm:

  1. Hết nói suông.
  2. Hết sợ hãi.
  3. Hết biếng nhác.
  4. Hết nghi ngờ.
  5. Hết nói suông, có hai: Một là dứt chấp ngã của ngoại đạo thế gian, hai là dứt pháp chấp của hành giả xuất thế. Hai thứ này có lý hai không chẳng thể hiểu được.
  6. Hết sợ hãi: Chúng sinh nghe nhân pháp đều không bèn sợ hãi không tu đạo, đây tức là chấp không, Phật nói có sự có dụng, nếu người nao tu được thì sẽ đắc đạo và đạt được đạo quả, cho đến tất cả công đức của ba thân.
  7. Hết biếng nhác: Nếu định mà nói tịnh thì không nhọc tu đạo, nếu định bất tịnh thì không bao giờ dứt trừ được; ở đây nói Như như chẳng phải tịnh hay bất tịnh, chỉ có lúc nghi ngờ gọi là bất tịnh, dứt nghi ngờ rồi thì gọi là được thanh tịnh, cho nên phải tu đạo mới được giải thoát.
  8. Hết nghi ngờ: Đã nghe Như như chẳng phải có chẳng phải không thì tâm do dự, được sự phân tích rằng nhân ngã và pháp ngã chắc chắn chẳng phải có, lý nhân không pháp không chắc chắn chẳng phải vô, do đó dứt nghi ngờ, giúp cho được khai ngộ.

Văn kinh: Vì đại Bi thương xót hữu tình, dùng phương tiện khéo nhân duyên tốt, nay ta ở trong đại chúng này giảng nói khiến cho hiểu nghĩa không.

Tán rằng: Nói về lý do bắt đầu giảng nói. Dùng phương tiện khéo léo để làm nhân duyên tốt. Minh là hiểu. Khiến cho đại chúng hiểu rõ nghĩa không.

Văn kinh: Nên biết thân này như nhóm không, sáu tên trộm nương náu không biết nhau, các giặc sáu trần nương căn riêng, đều không biết nhau cũng giống như vậy.

Tán rằng: Tiếp theo ba mươi bài tụng nói riêng về không. Chia ra làm sáu phần:

  1. Mười hai bài tụng đầu nói về ba không đầu tiên để trừ hai chấp ngã pháp của hữu tình.
  2. Nửa bài tụng nói về rốt ráo không.
  3. Từ “Tất cả các pháp…” trở xuống có bốn bài tụng rưỡi nói về vô tế không.
  4. Từ “Ta dứt tất cả…” trở xuống là một bài tụng nói về vô tán không.
  5. Từ “Ta mở cửa cam lộ…” trở xuống là một bài tụng nói về tự tánh không.
  6. Các văn còn lại nói về tất cả pháp là không.

Hỏi: Theo luận Thập Bát Không… có mười tám thứ không, vì sao chỉ nói tám thứ?

Đáp: Theo luận Thập Bát Không thì sáu thứ đầu nói về không của tự thể, mười thứ tiếp theo nói về dụng của không, không thứ mười bảy thuộc về thể, không thứ mười tám thuộc về dụng. Trong thể thì nội không để phá trừ ngã năng thọ, ngoại không để phá trừ pháp sở thọ, nội ngoại không phá chung cả hai cho nên nói riêng như vậy. Đại Không là khí thế gian chẳng phải hữu tình. Không không tức là năng quán Như, trí vô lậu và Như hợp lại gọi là không không. Chân thật không tức là lý chân như của pháp năng chứng và pháp sở chứng mà phàm phu chưa đạt được. Lại nữa Đại không, Chân thật không, Pháp không này thâu nhiếp không không, tức thuộc về nhân không, vì thế không nói riêng. Trong mười dụng thì hữu vi vô vi nói về nhân quả, chỉ ở tự lợi cho nên không nói đến. Như rốt ráo không là thường lợi ích hữu tình, vô tế không thành tựu thường lợi ích trước đó, vô tán không là thường làm lợi ích cho nên không trụ Niết-bàn, tự tánh không khai ngộ hữu tình giúp cho đạt đến Niết-bàn, tướng không là thành tựu các tướng tốt, vì kém hơn nên không nói đến. Nhất thiết pháp không khiến cho thành tựu các năng lực vô úy. Hữu pháp không, vô pháp không cùng tạo ra mười bốn thể không để dứt bỏ chấp thêm bớt. Năm thứ không như rốt ráo v.v… này thù thắng đối với lợi tha, những thứ còn lại chẳng cao quý quan trọng nên lược bỏ không nói đến. Về mở rộng các không này như trong Pháp Uyển nói nhiều về nghĩa không. Về giải thích, ba bài tụng đầu thì khoa mục giải thích như trước, mười bảy bài tụng tiếp theo chính là nói về không, cuối cùng từ “Ta dứt bỏ tất cả phiền não…” trở xuống là trình bày giải thích về sở nhân của không; hơn nữa căn cứ theo nghĩa bậc nhất trong phần giải thích riêng thì văn đầu tiên chia làm hai: Một bài tụng đầu nêu chung ba không đầu tiên, mười một bài tụng tiếp theo nói riêng về ba không. Đây là mở đầu. Thân này như nhóm không là nêu ra nội ngoại không, tức là tạo căn bốn đại và ý thức nhỏ nhiệm là sáu thức y và làm năm sắc căn y gọi là nội không, cũng là ngoại cảnh nên gọi là ngoại không, tức là phù trần căn nên gọi là ngoại, chẳng phải lìa ngoài thân. Sáu tên trộm nương náu không biết nhau là nêu ra nội không. Các giặc sáu trần… là nêu ra ngoại không, về sau đều có giải thích rộng. Thân sở y này giống như các bọt nước nhóm họp nên nói là như nhóm không; lại do hữu lậu luống dối, không có công đức nên gọi là nhóm không. Nhưng sáu căn cảnh đều có thể làm duyên tổn hại đến thiện phẩm, do đó cùng gọi là giặc (tặc), vì vậy nói các giặc sáu trần biệt y căn.

Văn kinh: Nhãn căn thường quán sát sắc xứ, nhĩ căn nghe thanh không đoạn dứt, tỷ căn thường ngửi các cảnh hương, thiệt căn giữ mãi nơi mỹ vị, thân căn thọ xúc chạm mềm mại, ý căn biết pháp không hề chán, đây là sáu căn sinh theo việc, đều từ trần cảnh mà sinh phân biệt.

Tán rằng: Tiếp theo là nói riêng về không. Đầu tiên là ba bài tụng rưỡi nói về nội không, tiếp đến là một bài tụng rưỡi dựa vào năng duyên sở duyên để nói về ngoại không, sau cùng là sáu bài tụng nói về nội ngoại không. Ngay trong nội không, đầu tiên có hai bài tụng dựa vào căn sở y để nói về nội không, tiếp theo “Thức như huyễn…” trở xuống là một bài tụng rưỡi dựa vào thức năng y để nói về nội không. Đây là mở đầu. Thể sáu căn và cảnh sở duyên này, giải thích về tên gọi các căn rộng như trong Pháp Uyển Bổ Khuyết Uẩn Xứ Giới Nghĩa Lâm. Luận Thập Bát Không chép: “Phàm phu, Nhị thừa đối với các nội sáu nhập năng thọ, sáu trần quả báo nên gọi là thọ. Để phá chấp này chỉ có sáu căn, không có pháp năng thọ thì gọi thọ là không.” Ý ở đây là ba thứ căn, cảnh và thức hòa hợp là năng thọ, chẳng phải căn thuộc năng, vì phá chấp thọ giả là ngã của ngoại đạo, phá chấp năng thọ pháp là ngã của Nhị thừa. Lại phá lìa thức chỉ nói là không. Tùy sự khởi là tùy theo năng tạo đại và thức năng y v.v… mà các sự khởi lên chiếu soi tự cảnh, sinh ra vọng thức phân biệt.

Văn kinh: Thức như huyễn hóa chẳng chân thật, nương vào căn xứ vọng tham cầu, như người rong chạy trong nhóm không, sáu thức y căn cũng như vậy, tâm rong ruổi cầu bị xứ chuyển, mượn căn duyên cảnh rõ các sự.

Tán rằng: Dựa vào thức năng y để nói về nội không. Luận chép: “Bởi vì không có cảnh cho nên thức không sinh được, đó gọi là nội không”. Thức như việc huyễn, từ điên đảo mà sinh; vọng tưởng chấp cảnh, như đi tìm nhóm không. Các cảnh đều tham đắm gọi là rong ruổi cùng khắp. Gá căn duyên cảnh, căn cảnh đã không nên thức chẳng thật có.

Văn kinh: Thường thích sắc thanh hương vị xúc, đối pháp tìm tòi chẳng tạm dừng, tùy duyên đi khắp trong sáu căn, như chim giữa trời không chướng ngại, mượn các căn này làm y xứ, mới biết rõ được các ngoại cảnh.

Tán rằng: Nói về ngoại không. Đưa ra thức năng duyên nói cảnh là không. Đi khắp sáu căn, hoặc là nghĩa một ý thức; lại y cứ vào thức hiện khởi của một ý xứ nói là đi khắp sáu căn. Thức duyên khắp các cảnh như chim không ngăn ngại; đã mượn căn xứ mới biến hiện duyên cảnh, căn thức là không thì ngoại cảnh chẳng thật có. Đối với hàng Tiểu thừa cũng phá lìa thừa khiến dứt bỏ pháp chấp, đối với hàng ngoại đạo phá cái ngã sở ấy cũng phá luôn ngã chấp, vì vậy nói là không. Cho nên luận kia chép: “Như các chúng sinh có sở thọ dụng.” Nhưng trong sáu trần này không có người cho nên không có năng thọ, ngoài không có pháp cho nên chẳng có sở thọ. Nhân pháp đều không, chỉ có thức không có cảnh, đó gọi là ngoại không.

Hỏi: Vì sao cả ba thứ căn, cảnh, thức, trái nhau mà nói?

Đáp: Bởi vì thức nương vào thọ giả mà thọ giả không có nên thức cũng không có; căn mượn thức chấp lấy cảnh, thức không có nên căn không thể có; cảnh nhân nơi tâm biến hiện, cảnh lìa thì tâm không còn; đều là dựa theo chấp mà nói cho nên căn, cảnh, thức trái nhau mà nói. Vì thế luận chép: “Sáu nhập vô thức tức là không có người, thức không có căn trần thì không có pháp, hai nghĩa cần nhau, cho nên biết đều là không.”

Văn kinh: Thân này là vô tri vô tác, thể chẳng vững chắc, gá duyên mà thành, đều sinh ra từ luống dối phân biệt, giống như máy móc do nghiệp điều khiển.

Tán rằng: Tiếp theo nói về nội ngoại không thứ ba. Tức là tạo căn và bốn đại của phù trần là căn cảnh y, tổng hợp lại mà quán xét cho nên nói là nội ngoại không. Vì vậy luận kia chép: “Nội ngoại không nghĩa là thân bốn đại làm nơi y chỉ của pháp nội ngoại. Nội y nghĩa là sáu căn bên trong, ngoại y nghĩa là sáu căn trần bên ngoài, và chẳng phải căn cũng đều là không nên gọi là nội ngoại không; đồng với luận Biện Trung Biên. Trong đó chia làm ba: Một bài tụng đầu nói chung về vô ngã, ba bài tụng tiếp theo nói riêng về bốn đại trái nhau nên vô thường, có khổ, hai bài tụng sau nói về thân không có tịnh, lạc cho nên không.

Đây là mở đầu. Vô tri giả, vô tác giả, một chữ giả ở sau chung cho cả vô tri. Thân như bọt nước nhóm họp vì thế không vững bền, do bốn đại hợp thành nên nương gá các duyên, đều sinh ra từ điên đảo cho nên tóm lại là không có ngã (vô ngã), giống như con rối được điều khiển bằng máy móc, chỉ do gió nghiệp xoay chuyển.

Văn kinh: Đất nước lửa gió hợp thành thân, tùy theo nhân duyên ấy mà vời lấy quả khác nhau cùng ở tại một nơi, thường chống trái, làm hại nhau, như bốn rắn độc ở chung một cái rương. Bốn con rắn độc này tánh đều khác, tuy ở một chỗ nhưng có nổi chìm, hoặc lên hoặc xuống khắp trong thân, những con rắn này cuối cùng cũng trở về pháp hoại diệt.

Tán rằng: Nói riêng về bốn đại chống trái lẫn nhau nên vô thường, có khổ. Hai bài tụng đầu nói chung về chống trái nhau cho nên vô thường; một bài tụng sau hiển rõ tánh đều khác nhau cho nên có khổ. Phần đầu lại có hai: Một bài tụng đầu nói chung về trái nhau, một bài tụng tiếp theo nói về lý do chống trái nhau.

Văn kinh: Trong bốn con rắn độc này, hai con rắn đất và nước chìm nhiều xuống, hai con rắn gió và lửa tánh nhẹ hơn, vì sự chống trá này sinh ra nhiều bệnh.

Tán rằng: Hiển rõ tánh đều khác nhau cho nên có khổ.

Văn kinh: Tâm thức nương vào thân này, gây ra các nghiệp thiện ác, nên dẫn đến trời, người, ba đường ác, tùy nghiệp lực mà thọ thân hình; sau bị các tật bệnh nên thân chết, đại tiểu tiện đều chảy đầy, vữa nát giòi bu không đáng thích, bỏ nơi thi lâm (rừng xác) như gỗ mục.

Tán rằng: Nói về thân không có các tịnh, lạc cho nên không, chia làm hai: Một bài tụng đầu là do nghiệp bất tịnh nên vời lấy quả năm đường, không giống như nghiệp bạch tịnh vô lậu vời lấy quả thanh tịnh; một bài tụng sau nói về tướng bất tịnh, không có gì tịnh lạc cho nên không. Như luận Giải Thoát Đạo nói đối với bất tịnh có mười nghĩ tưởng:

  1. Nghĩ đến phình trướng.
  2. Tái xanh.
  3. Vữa nát.
  4. Vất bỏ.
  5. Chim thú ăn nuốt.
  6. Xương thịt vung vãi.
  7. Ra rời phân tán.
  8. Máu đỏ vương đầy.
  9. Giòi bọ hôi thối.
  10. Còn trơ lại xương trắng.

Kinh này không đầy đủ, trong bài tụng chỉ nêu sơ lược.

Văn kinh: Các vị nên quán pháp như thế, vì sao lại chấp có ngã, chúng sinh?

Tán rằng: Trên đây nói về quán Thể không, tức là nhân không pháp không. Dưới đây nói về tác dụng của quán không, có năm không, ở đây tức là rốt ráo không, xu thế của văn cũng được kết hợp với vô ngã ở trước. Y cứ theo riêng tức là khiến quán về rốt ráo không, Bồ-tát phát tâm vì thường lợi ích chúng sinh, cho nên tiếp theo khiến quán về rốt ráo không. Do đó luận ấy chép: “Bồ-tát tu không vì muốn rốt ráo làm lợi ích cho chúng sinh, cùng tận mé sinh tử thề không bặt đứt…”. Nhưng văn trong luận Ấy dùng sở quán sinh mà không dạy quán tâm năng nguyện của rốt ráo không? Nếu không như vậy thì sẽ chấp đắm, không thành tựu đại bi. Chúng sinh nắm tu theo pháp để thành tựu, pháp đã là thể không. Chúng sinh lẽ nào có, cho nên quán sinh không.

Văn kinh: Tất cả các pháp đều vô thường, đều sinh khởi từ duyên lực vô minh, các đại chủng kia đều luống dối, vốn chẳng phải thật có thể vô sinh, nên nói tánh đại chủng đều không, biết sự luống dối này chẳng phải thật có.

Tán rằng: Nói về vô tế không. Vì thành tựu rốt ráo lợi ích hữu tình do đó quán vô tế không. Vì thế luận Biện Trung Biên chép: “Sinh tử lâu xa, không có mé trước sau, quán không như vậy cho nên gọi là vô tế không, chẳng quán là không thì mau chán bỏ; vì không chán bỏ sinh tử này cho nên quán vô tế này.” Luận Thập Bát Không chép: “Vọng tưởng không có pháp nên nói là không có trước, phân biệt không có tướng cho nên gọi là chẳng có sau, không có trước chẳng có sau nên gọi là không.” Ý này là do vô minh vọng tưởng sinh nên gọi là không có trước, các tướng sinh già, chết v.v… ở vị lai là vô duyên nên nói là không có sau. Lại, dứt bỏ chấp khắp vô thường, vô tác, vì cả hai là duyên sinh cho nên gọi là không. Đoạn văn chia làm ba: Một bài tụng rưỡi đầu là nói chung về thể không, hai bài tụng tiếp theo nói riêng về duyên sinh, một bài tụng sau nói về luân hồi không ngừng, tức là không có kết thúc. Đây là mở đầu. Các pháp vô thường quán về duyên sinh vô thường. Năng lực vô minh khởi quán về duyên sinh vô tác tức là vô thường. Vô minh làm duyên nên các phần khác được sinh khởi. Các giai vị đại chủng Yết-thích-lam kia v.v… điên đảo duyên sinh gọi là luống dối, không giống như thắng số của các ngoại đạo đều nói thể là thật.

Nói rằng vốn chẳng thật có thể, đều từ duyên khởi; chẳng phải tự nhiên sinh nên nói là vô sinh. Nên nói tánh đại chủng đều không, kết thúc đại chủng ở trước là luống dối. Từ sự luống dối này quán sát như bọt nổi, chẳng thật cho nên không.

Văn kinh: Tự tánh vô minh vốn là vô, mượn năng lực các duyên hòa hợp mà có, bất cứ lúc nào cũng mất chánh tuệ, nên ta nói đó là vô minh.

Tán rằng: Nói riêng về mười hai duyên sinh. Đây là phần đầu nói về vô minh. Chẳng phải từ thần ngã phát khởi, chẳng phải từ nhân tự tánh v.v… sinh ra nên nói là vốn không; chỉ là các duyên có nên nói về nghĩa duyên sinh, không có chánh tuệ rõ ràng, quên mất chánh tuệ nên nói là vô minh.

Văn kinh: Hành, thức làm duyên có danh sắc, lục xứ và xúc thọ theo đó sinh, ái, thủ, hữu, duyên sinh già chết, buồn lo khổ não luôn theo đuổi.

Tán rằng: Nói về các chi phần còn lại. Tự xem văn có thể biết.

Văn kinh: Các khổ nghiệp ác thường bức bách, sinh tử luân hồi không ngừng dứt, xưa nay chẳng có thể, là không, vì không như lý sinh phân biệt.

Tán rằng: Nói về luân hồi không dứt, hiển bày vô chung (không kết thúc). Các khổ là nói từ sau khi sinh già khởi lên hoặc nghiệp, hoặc khởi ràng buộc bức bách nên nghiệp nhân sinh trở lại. Sinh tử luân hồi luống dối duyên sinh, không có thật thể, đều do tâm biến hiện, ngoài thức thì thể không, vì không như lý luống dối mà phát sinh, tư duy điên đảo phân biệt, chẳng phải do người khác gây ra.

Văn kinh: Ta dứt tất cả các phiền não, thường dùng chánh trí hiện hành để biết nhà năm uẩn thảy đều không, cầu chứng Bồ-đề chân thật.

Tán rằng: Nói về Vô tán không, luận Biện Trung Biên chép: “Là những điều lành đã tu đến địa vị vô dư y bát Niết-bàn cũng không phân tán, xả bỏ, mà quán không nên gọi là vô tán không.” Ý này khác với Nhị thừa không có đại Bi, do đó các điều lành tu tập cho đến địa vị vô dư thì đều phân tán xả bỏ, nên đốt thân để diệt độ. Luận Thập Bát Không chép: “Vì thế cho nên Như lai tuy nhập Niết-bàn nhưng không bỏ bổn nguyện, tùy theo cơ duyên của mọi loài thường hiện thân ứng hóa, dẫn dắt lợi ích chúng sinh, thường theo không bỏ, như bóng trăng không lìa gương nước, khác với Nhị thừa nhập diệt dứt hẳn, từ bi ít ỏi không thể hóa độ người khác…”. Như bóng trăng không lìa khỏi nước, như cảnh tượng sự vật không lìa bỏ gương, chỉ có nước gương duyên theo thì cảnh tượng khác sẽ theo đó hiện bày. Ta dứt phiền não là nói đạt được Niết-bàn. Thường chánh trí hiện tiền tức ứng hóa khởi lên là trí ảnh, nên gọi là chánh trí. Lại ngay nơi bốn trí được năm uẩn thường hiểu rõ đều là không, cho nên không xả bỏ sinh tử. Cầu chỗ chân thật cho nên không từ bỏ Niết-bàn. Bồ-đề, Bồ-đề đoạn đều gọi là Bồ-đề. Chẳng phải luống cho nên gọi là chỗ chân thật, cũng tức là ba thân, không phải lìa bỏ. Nghĩa suy nghĩ theo đó có thể hiểu.

Văn kinh: Ta mở cửa đại thành cam lồ, hiện bày mọi cam lồ nhiệm mầu, đã được vị cam lồ chân thật, thường thí cam lồ cho chúng sinh.

Tán rằng: Nói về bổn tánh không. Luận Biện Trung Biên chép: “Chủng tánh của các Thánh tự thể vốn có, chẳng phải huân tập mà thành, nên nói là bổn tánh, Bồ-tát nhờ đó mau được thanh tịnh mà quán không nên gọi là bổn tánh không”. Ở đây nói hạnh tánh gọi là chủng tánh của bậc Thánh, tức là bổn tánh trụ trong chủng tánh. Luận Thập Bát Không chép: “Phật tánh là pháp Tự tánh thể của tất cả các pháp.” Tánh có hai nghĩa: Một là vô thỉ, hai là vô nhân.

“Tiếp theo thành sinh tử pháp nhĩ vốn có, ví như từ vô thỉ sinh tử nối nhau, có tâm vô tâm tự thể vô nhân.” Đây là ý nói tình hay phi tình đều là pháp vốn có, nếu tâm có nhân là đang vốn có. Ở đây hỏi: Tâm nhân là vô thỉ, hữu là mới bắt đầu sinh ra, nếu nhân vốn có tức là tự nhiên ý này nếu nói tâm nhân là vốn có tức là pháp như vậy mà có, tức là tự nhiên cũng nên hứa tâm, là pháp tự nhiên (đây là trở thành tâm hiện tai, chỉ là pháp như vậy, đồng với nhân vô thỉ), lúc trước chưa có nhân ý này, vặn hỏi rằng: nếu nói trước đó chưa có nhân thì lặp lại thức rằng) nên không có chúng sinh, về sau có nhân mới có chúng sinh (ý vặn hỏi ở đây tức là lúc không có nhân thì chưa có chúng sinh, về sau có nhân mới có chúng sinh, nếu thừa nhận như thế) như đất đá v.v… Nếu lúc có nhân phải thành tựu chúng sinh (ý này là đất đá v.v… trước đây không có nhân chúng sinh, sau này không thể có nhân khiến thành tựu chúng sinh, vì thế biết rằng tự nhiên một bên làm ra có tâm, một bên thực hiện vô tâm), Phật tánh cũng giống như vậy, tự nhiên không có nhân (ý này nói về hạnh tánh, pháp như vậy, trước tiên có không, đó là nói về hạnh, về sau có nhân mới có), luống dối còn có nghĩa tự nhiên, huống gì chân thật mà không phải pháp như vậy? Cho nên từ vô thỉ Phật tánh là nhân, vì lẽ đó sáu nhập muốn cầu giải thoát. Nếu không có Phật tánh thì quả giải thoát không được thành tựu. Ý này đồng với kinh Thiện Giới, luận Địa Trì v.v… nói về sáu chỗ thù thắng… kia. Ta mở đại thành tức là cửa Niết-bàn, tức là giáo năng thuyên. Vi diệu khí tức là thực hành Phật tánh có thể được thọ nhận, chứng nhập cam lộ Niết-bàn. Đã được cam lộ v.v… là nói về người khác nghe mà đạt được, đắc tức là chứng. Thường dùng bố thí cho chúng sinh là nói về tha năng thí. Hoặc ở đây giải thích lý do “Ta mở cửa đại thành” ở trước. Ta đã tự chứng cho nên bố thí cho chúng sinh, nên nói về cảnh hạnh tánh. Phân biệt vô tướng, y tha vô sinh, gọi là Bản tánh không.

Hỏi: Quán không này có lợi ích gì?

Đáp: Luận Thập Bát Không chép: “Khiến các chúng sinh lìa năm lỗi lầm, sinh năm công đức.” Lìa năm lỗi lầm chép:

1. Dứt bỏ tâm thấp hèn, như người không tin thật sự có Phật tánh là cái cần phải đạt được, vì thế nên không thể phát tâm Bồ-đề, thường giữ lấy sự thấp hèn, do tin có tánh khiến cho họ phát tâm bỏ sự thấp hèn.

2. Dứt bỏ tâm cao mạn, nếu không thể hiểu Phật tánh bình đẳng, nghĩa là ta có tánh cho nên có thể phát tâm, người khác không có Phật pháp thì không thể phát tâm, do đó sinh ra cao mạn, nếu hiểu rằng lý này không có kia đây, tâm cao mạn lập tức dứt bỏ được, đây là ngộ lý hạnh tánh không có kia đây.

3. Dứt bỏ chấp vọng tưởng, nếu biết sinh tử là vọng tưởng chẳng phải thật tức là không thấy người chửi mắng hay kẻ bị chửi mắng… do không thấy năng sở nên dứt bỏ được vọng tưởng; chỉ thấy chúng sinh đều có Phật tánh đầy đủ công đức, vì nghĩa này cho nên liền sinh khởi từ bi trở thành Đại Bồ-tát.

4. Dứt bỏ ngã kiến, tất cả các pháp vốn tự tánh không, hoặc có hoặc không cả hai đều bình đẳng, do thực hiện cách hiểu như vậy cho nên xả bỏ tâm chấp ngã kiến.

5. Dứt bỏ tâm sợ hãi, khiến cho chúng sinh tin nhận sâu sắc về hữu tướng, vô tướng. Vì sao? Nếu hiểu Phật tánh thì có thể tin nhận các pháp hữu tướng, vô tướng, thế nên không chê hai nghĩa không hay bất không, phát sinh năm công đức, đến sau sẽ biết.

Văn kinh: Ta gióng trống pháp lớn trên hết, ta thổi loa pháp lớn trên hết, ta đốt đèn sáng lớn trên hết, ta rưới mưa pháp lớn trên hết, hàng phục các oán kết phiền não, dựng lên ngọn cờ pháp lớn vô thượng.

Tán rằng: Dưới đây là ba bài tụng nói về tất cả pháp không. Luận Biện Trung Biên chép: “Vì khiến cho các năng lực vô úy và tất cả Phật pháp đều được thanh tịnh nên quán Không này, do đó gọi là tất cả pháp không.” Luận Thập Bát Không ý cũng giống như vậy, nhưng văn mở rộng, hiển rõ nghĩa “ly bất ly” của ba thân, Hóa và Ứng thân chắc chắn không lìa Pháp thân. Nếu Pháp thân hướng về thì Ứng thân có lìa, Pháp thân là gốc, Ứng thân là ngọn, bởi vì ngọn không lìa gốc nhưng gốc có thể lìa ngọn.

Luận ấy hỏi: Vì sao Pháp thân không lìa Ứng thân, có gì lỗi lầm chăng?

Đáp: Nếu vậy thì một người được thành Phật thì lẽ ra những người khác cũng phải thành, bởi vì tất cả mọi người không thể cũng thành, cho nên biết rằng Pháp thân không túc là Ứng thân. Trong đó chia làm hai: Đầu tiên nói về công đức có được, sau từ “Do đó nên ta…” trở xuống là nói vì cầu công đức này nên tu hành mới thành tựu. Trong phần đầu lại có hai: Một bài tụng rưỡi nói về được thể của tất cả công đức, một bài tụng rưỡi sau nói về lợi ích và công dụng của tất cả công đức. Đây là phần đầu. Gióng tiếng trống pháp lớn là khai quyền, thổi loa đại pháp là thuyết giáo, thắp ngọn đèn pháp lớn là soi chiếu lý Niết-bàn, rưới cơn mưa đại pháp là thành tựu trí thân. Hàng phục các oán kết là phá ác, tức các kinh khác nói: “Muốn nói ra đại pháp, dựng lên cờ đại pháp, đạt được trí Bồ-đề.”

Văn kinh: Vào biển sinh tử cứu chúng sinh, ta sẽ đóng kín ba đường ác, phiền não rực cháy đốt chúng sinh, không người cứu giúp không nương tựa, cam lồ mát mẻ kia đầy đủ, mọi nóng bức thân tâm đều.

Tán rằng: Tiếp theo nói về lợi ích và công dụng của công đức. Vì các chúng sinh không nhận thức Khổ đế, không dứt trừ Tập đế, không chứng được Diệt đế, không tu tập Đạo đế nên phải chịu mọi đau khổ. Nay câu đầu ở đây là đóng kín tất cả các đường ác khiến xả bỏ Khổ đế; phiền não đốt chúng sinh đến không nơi nương tựa là làm cho dứt trừ Tập đế; cam lồ kia đầy đủ là khiến cho chứng được Diệt đế; thân tâm nóng bức thảy đều dứt, xua tan được bức não này là khiến cho tu tập Đạo đế, khiến các chúng sinh biết rõ khổ, đoạn trừ tập, chứng được diệt, tu tập đạo tức là công đức của bốn thệ nguyện rộng lớn, có hai phần, đó là tự lợi và lợi tha. Trong này phần nhiều nói về công đức lợi tha, vì lợi ích chúng sinh là hơn hẳn.

Văn kinh: Do đó ta trong vô lượng kiếp, cung kính cúng dường các Như lai.

Tán rằng: Tiếp theo nói về ta vì cầu tất cả công đức này tu hành mới thành tựu, tức là hiển bày quán không cao siêu được năm lợi ích, 0 khuyến khích người tu học. Năm lợi ích tốt đẹp ấy trong Luận Thập Bát Không chép: “Dứt bỏ diệt tâm thấp hèn phát sinh chánh cần sự; dứt bỏ tâm cao mạn, phát sinh tâm cung kính; dứt bỏ ý tưởng luống dối phát sinh hạnh nguyện Từ bi; dứt bỏ tâm ngã kiến, phát sinh quán Bát-nhã; dứt bỏ tâm sợ hãi, ưa thích thọ nhận chánh pháp.”

Trong tám bài tụng tiếp theo chia ra làm bốn: Đầu, do đó ta trong vô lượng kiếp tức là nói về lợi ích thứ nhất phát sinh chánh cần, trải qua vô lượng đời kiếp thực hành sự nghiệp chánh cần và lợi ích thứ năm vui mừng thọ nhận chánh pháp trải qua vô lượng đời kiếp. Tiếp theo, một câu “Cung kính cúng dường các Như lai” là nói về dứt bỏ cao mạn, phát sinh tâm cung kính, sinh tâm cung kính cho nên trở lại tu hành mười pháp cúng dường.

Văn kinh: Giữ gìn cấm giới đến Bồ-đề, cầu chứng được pháp thân an vui, cho người mắt tai và tay chân, vợ con tôi tớ tâm không tiếc, châu báu ngọc ngà đồ trang sức, người đến xin gì đều cho cả, các độ như nhẫn… đều tu tập, mười địa tròn đủ thành Chánh giác.

Tán rằng: Đây là hai bài tụng nói về ý tưởng luống dối, thực hành hạnh nguyện Từ bi. Trừ cấu bẩn phá giới cho nên giữ giới. Giới là cội gốc của các điều lành cho nên nói trước. Vì dứt cái tham của người cho nên thực hành bố thí, vì dứt cái sân và biếng nhác của người cho nên thực hành các độ nhẫn nhục, tinh tiến… Các độ này đều có nhiều khác nhau, tất cả đều tu tập đến lúc trọn vẹn rồi mới thành tựu Chánh giác.

Văn kinh: Nên ta được gọi Nhất thiết trí, không có chúng sinh nào lường được.

Tán rằng: Năm bài tụng rưỡi dưới đây nói về lợi ích thứ tư dứt bỏ ngã kiến, phát sinh quán Bát-nhã, chia làm: Nửa bài tụng đầu nói về Bát-nhã, người khác không ai suy lường được, năm bài tụng sau nói so lường khó biết. Đây là mở đầu. Cố là nguyên do (sở dĩ). Ta quán không và tu tập các hạnh đầy đủ, cho nên được tôn xưng là Nhất thiết trí. Cố ấy cũng là lý do, do ta quán không v.v… phần còn lại như trước đã giải thích.

Văn kinh: Giả sử cõi tam thiên đại thiên, mọi vật sinh trưởng trên đất này, tất cả rừng cây các cây cối, lúa mè tre lau và cành nhánh, các vật như vậy đều chặt lấy, cùng mọi mạt vụn làm bụi nhỏ, tùy nơi chứa nhóm lượng khó biết, cho đến đầy tràn cõi hư không.

Tán rằng: So sánh khó biết. Hai bài tụng đầu nêu lên số bụi nhỏ một cõi tam thiên, một bài tụng tiếp theo nêu lên số bụi nhỏ trong mười phương, hai bài tụng sau chính là so sánh không thể biết. Đây là mở đầu.

Văn kinh: Tất cả các cõi nước mười phương, tất cả tam thiên đại thiên giới, đất đai đều nát như bụi nhỏ, lượng bụi nhỏ này không thể tính.

Tán rằng: Nêu lên số mười phương. Lượng bụi nhỏ này không thể tính đếm được, tức là kết luận chung cả một cõi Tam thiên ở trước.

Văn kinh: Giả sử trí tất cả chúng sinh, đem trí tuệ này cho một người, người trí như thế lượng vô biên, nên biết được số bụi nhỏ kia.

Tán rằng: Chính thức so sánh. Đầu tiên là biết số bụi nhỏ.

Văn kinh: Một niệm trí Mâu-ni Thế Tôn, khiến người trí kia cùng suy lường, trong nhiều câu-chi kiếp tính toán, không thể biết được một phần nhỏ.

Tán rằng: Không thể biết được trí của Phật. Trí trong một niệm dù nhiều kiếp cũng không thể biết, huống gì là trí trong thời gian dài lâu.

Văn kinh: Lúc các đại chúng nghe Đức Phật nói về không tánh sâu xa này, có vô lượng chúng sinh đều được thông suốt bốn đại, năm uẩn thể tánh đều không, sáu căn sáu cảnh vọng sinh trói buộc, nguyện xả bỏ luân hồi, chân chính tu hạnh xuất ly, tâm vô cùng mừng vui kính vâng thực hành theo lời Phật dạy.

Tán rằng: Đoạn thứ ba trong phẩm, chúng đương thời thu được lợi ích vui mừng, hăng hái kính vâng thực hành. Chia làm năm:

  1. Nêu ra pháp đã nghe.
  2. Hiển bày số được lãnh ngộ.
  3. Đều được thông suốt… về sau là nói về những điều lãnh ngộ được.
  4. Nguyện xả bỏ… về sau là nói về nguyện tu hành, nguyện xả bỏ sinh tử, xuất ly nghĩa là Niết-bàn.
  5. Tâm vô cùng… về sau là nói về được lợi ích vui mừng kính vâng thực hành, truyền bá không đứt quãng.