KIM QUANG MINH TỐI THẮNG VƯƠNG

KINH SỚ

Tam Tạng, Pháp sư Nghĩa Tịnh đời Đường vâng chiếu dịch.
Sa-môn dịch kinh Tuệ Chiểu soạn.

Phẩm THỌ KÝ

Phẩm Thọ Ký là phẩm thứ hai mươi ba có chia ra làm ba phần:

1. Nói về lý do có phẩm này: trong phần Học hạnh lưu thông có năm mục, đây tức là mục thức năm thành tựu từ các phẩm trước, khiến cho ý của học hạnh có ba:

  1. Vì thọ ký.
  2. Vì dứt nghi.
  3. Lại tiếp tục khuyến khích.

Đây là phần đầu vì thọ ký. Thọ ký là nói thực hành chắc chắn được quả, quả chắc chắn nhờ đó mà thành tựu. Vì vậy sau phẩm hộ trì có phẩm Thọ Ký.

2. Giải thích tên gọi: Thọ là trao cho ban cho, ký là phân biệt, nghiệm xét. Vì sự phân biệt nghiệm xét đó, cho nên đem quả trao cho, vì thế gọi là thọ ký.

3. Giải trừ chướng ngại:

Hỏi: Diệu Tràng nghe kinh chưa hề được thọ ký, vì sao nay nói là thành tựu hạnh trước nên có phẩm này phát sinh?

Đáp: Không phải là ý chính thọ ký cho Diệu tràng và hai người con của Diệu tràng. Như hai loại ni chúng trong kinh Pháp Hoa, là khuyến khích trì kinh, họ muốn nghe sự ghi nhận mới tu học được cho nên ban cho sự thọ ký, không phải đây là lúc ban cho sự thọ ký, vì trước đó đã thọ ký. Do đó, kinh ấy chép: “Trước đây ta nói tất cả Thanh văn đều được thành phật, nay đại chúng ở đây cũng giống như thế.” Rằng nếu ai trì kinh thì được thành Phật, ai là người được thành Phật? Có tâm nghi ngờ này thì chưa thể quyết định tu học, do đó vì khiến cho dứt trừ nghi ngờ nên thọ ký cho Diệu tràng, muốn cho đại chúng biết rằng sẽ thành Phật mà quyết định khả năng thực hành, nếu không như thế thì phải ở sau phẩm Diệt Nghiệp Chứng ở trước, hoặc sau phẩm Liên Hoa Dụ tán ban cho sự thọ ký, lúc ấy đã ngộ, sao không ban cho sự thọ ký? Như tam châu thuyết pháp hội Pháp Hoa, sau mỗi châu đều thọ ký không ở ngay sau đó.

Hỏi: Nếu vậy sao trước không thọ ký cho họ?

Đáp: Bồ-tát Diệu tràng đã vào địa thứ tám, trước đó được thọ ký nên khiến cho khuyến khích trì kinh, cho nên nói lại. Lại giải thích: Phải thọ ký trước. Sự thọ ký ở xứ này bao hàm nhiều nghĩa: một là thọ ký cho những người như Diệu tràng, hai lại vì thành tựu ở trước. Lại nữa, trước lúc mười ngàn Thiên tử chưa đến pháp hội, cũng hiển bày vừa mới nghe đều được thành Phật huống hồ tu học lậu xa không được làm Phật hay sao? Lúc này một lời thọ ký được nhiều ích lợi, cho nên cũng không quá đáng.

Hỏi: Mười ngàn vị thiên tử vừa mới nghe liền được thọ ký, đại chúng trong pháp hội sao không được thọ ký?

Đáp: Những người kia căn cơ đã chín muồi, còn những người này căn cơ chưa thành thục. Hơn nữa, họ đã nghe trì kinh thành Phật, chúng trong pháp hội này chưa nghe, cho nên lại nói như vậy.

Văn kinh: Lúc ấy, Đức Như lai ở giữa đại chúng nói pháp này xong muốn thọ ký cho Bồ-tát Diệu Tràng và hai người con là Ngân Tràng, Ngân Quang quả vị A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.

Tán rằng: Văn trong chia làm hai: Đầu tiên là đại chúng tề tựu, sau là thọ ký cho. Trong phần đại chúng tề tựu, có hai: Đầu tiên đây là tựa kết tập.

Văn kinh: Lúc ấy, có mười ngàn vị Thiên tử có ánh sáng rực rỡ nên làm người đứng đầu, đều từ cõi trời tam thập tam đến chỗ Đức Phật đảnh lễ dưới chân Phật xong, lùi về ngồi một bên, nghe Đức Phật nói Pháp.

Tiếp theo nói về đại chúng tề tựu.

Văn kinh: Bấy giờ, Đức Phật bảo Bồ-tát Diệu Tràng rằng: Ông ở đời sau trải qua vô lượng vô số trăm ngàn muôn ức na-dữu-đa kiếp, sẽ thành tựu quả vị A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề nơi thế giới Kim Quang Minh, hiệu là Kim Bảo Sơn Vương Như lai ứng chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn, xuất hiện ở thế gian.

Tiếp theo là thọ ký, có hai: Đầu tiên là thọ ký cho ba vị Đại sĩ, sau là thọ ký cho mười ngàn vị Thiên tử. Ba Đại sĩ là ba đoạn. Đoạn đầu lại có năm phần:

  1. Nêu tên gọi.
  2. Thọ ký thời gian.
  3. Thọ ký cõi nước.
  4. Thọ lý quả vị, tức là vô thượng Bồ-đề.
  5. Thọ ký danh hiệu, tức là Kim Bảo Sơn v.v… danh hiệu có chung riêng, như văn có thể biết.

Về nghĩa của thọ ký đại khái có chia ra bốn phần:

  1. Lý do thọ ký.
  2. Người năng thọ ký.
  3. Người được thọ ký.
  4. Thọ ký khác nhau.

Nói về lý do thọ ký, có ba nghĩa:

1. Vì Bồ-tát tu tập chứa nhóm nhiều công đức, chứng được pháp tánh, nên thọ ký cho. Vì vậy luận Pháp Hoa nói: “Các vị Thanh văn kia vì thật sự thành Phật cho nên thọ ký riêng cho, hay vì không thành Phật mà thọ ký cho?” Nếu thật sự thành Phật thì vì sao Bồ-tát trong vô lượng kiếp tu hành chứa nhóm vô lượng công đức?

Luận đó đáp: “Các Thanh văn kia được thọ ký là đạt được tâm quyết định, chẳng phải thành tựu pháp tánh.” Ý này thì rõ ràng. Vì các Bồ-tát tu hành nhiều kiếp chứa nhóm vô lượng công đức, thành tựu pháp tánh, cho nên được thọ ký, tức là từ địa thứ tám trở lên. Do đó Dugià bốn mươi sáu chép: Lại nữa, các Bồ-tát có ba thứ quyết định: Chủng tánh định, phát tâm định, bất hư hạnh định cho đến nói: “Nương vào nơi cuối cùng, rơi vào giai vị quyết định, được các Đức Phật Như lai thọ ký cho các Bồ-tát rơi vào chỗ quyết định.”

2. Vì dứt bỏ nghi ngờ của Bồ-tát Tiểu thừa về bất định tánh. Vì vậy luận Nhiếp Đại thừa v.v… chép: “Vì dẫn nhiếp vào một loại và nhậm vận nắm giữ một loại Thanh văn bất định tánh còn lại cùng Bồ-tát bất định tánh còn lại, sợ rằng Bồ-tát này bỏ đại theo Tiểu, cho nên thọ ký rằng sẽ được thành Phật.”

3. Vì mừng vui với quả Phật ấy nên thấy sự thọ ký này mà ưa thích sẽ tự đạt được. Lại nói lên nghe kinh chắc chắn được thành Phật, bởi vì thọ trì thực hành kinh này là tu nhân thành Phật. Do đó kinh Pháp Hoa chép: “Đại trí Xá-lợi-phất nay được thọ ký địa vị tôn quý, chúng ta cũng đều đạt được pháp nhiệm mầu bật nhất…” Kinh này cũng chép: “Lúc mười ngàn vị thiên tử nghe ba vị đại sĩ được thọ ký, lại nghe kinh Tối Thắng Vương như vậy nên tâm sinh vui mừng, thanh tịnh trong sạch giống như hư không.” Tâm mừng vui không nghi ngờ này tức là vui mừng thành Phật, tin pháp tu hành. Thứ hai là nói về người năng thọ ký, lại có ba nghĩa:

  1. Chỗ nương của người năng thọ ký là giả.
  2. Thể của người năng thọ ký.
  3. Dụng của người năng thọ ký.

Chỗ nương của người thọ ký là y cứ vào thuyết của luận Du-già bốn mươi chín. Năng thành tựu có sáu:

  1. Thắng giải hạnh địa.
  2. Tăng thượng ý lạc địa.
  3. Chánh hạnh địa.
  4. Quyết định địa.
  5. Quyết định hạnh địa.
  6. Cứu cánh địa.

Sáu địa vị này đều là năng thọ ký, nhưng địa vị rốt ráo thì Phật và Bồ-tát khác nhau. Phật có ba thân, nhưng hai thân tha thọ dụng và biến hóa là giả, có công năng khác với Thập địa và Địa tiền. Nhưng đối với địa vị cứu cánh thì Bồ-tát địa thứ mười và năm địa vị trước chỉ là tổng tướng thọ ký; không thể biết rõ tên gọi cõi nước lúc người kia được thành Phật, bởi vì người dưới không thể biết được việc trên. Nếu y theo tổng tướng quán xét nhân thọ ký quả thì nói được thành Phật, Bồtát cũng có thể. Cho nên trong kinh Pháp Hoa, Bồ-tát Bất Khinh thọ ký cho bốn chúng kia sẽ được thành Phật, do đó năng thọ ký không vượt quá sáu địa vị này. Hoặc Nhị thừa định tánh không ngu muội đối với pháp tin có Đại thừa cũng được thọ ký chung. Như trong kinh Bồ-tát giới chép: “Xưa có vị La-hán, hướng dẫn một Sa-di, nhân đó phát đại tâm, liền sinh ý tôn trọng, nên được thọ ký.”

Thể của người năng thọ ký (năng ký thể), nghĩa là hậu đắc tục trí nên biết rõ căn tánh, hậu đắc quán lý cũng không thể thọ ký. Đây là dựa theo hàng Thánh. Nếu là Địa tiền chỉ là trí tỷ lượng.

Dụng của người năng thọ ký, đó là giải thích ngôn giáo để biểu hiện nghĩa lý. Thứ ba, nói về người được thọ ký, có hai: Sở ký y và sở ký thể.

– Sở ký y có bốn:

  1. Chủng tánh vị.
  2. Phát tâm vị.
  3. Nhị thừa Bất định.
  4. Các đại Bồ-tát.

Đây là căn cứ vào biểu hiện rõ ràng. Hoặc ẩn mật ký và bình đẳng ý lạc cũng chung cho cả định tánh và người vô tánh. Sở ký thể tức là vô lậu thiện chung cho cả hiện tại và chủng tánh, cùng quả sở đắc. Quả chung cho cả Báo thân và Hóa thân, ngoại trừ pháp tánh thân. Ngay trong Báo thân phần nhiều nói về Tha thọ dụng, vì có cõi nước, quyến thuộc v.v… nên hiện bày Từ bi, nên có khác nhau. Thứ tư là thọ ký sai biệt, trong kinh Thủ-lăng-nghiêm “Đức Phật bảo Bồ-tát Kiên ý: Thọ ký có bốn thứ, có người chưa phát tâm mà thọ ký cho, có người vừa phát tâm mà thọ ký cho, có người bí mật thọ ký, có người đạt được vô sinh nhẫn hiện tiền mà thọ ký. Đó là bốn thứ, chỉ có Như lai thường biết rõ việc này.” Kinh Bảo Vân đồng với Du-già quyển bốn mươi sáu chép:

“Sơ lược do sáu tướng, được các Đức Như lai đặc biệt thọ ký cho đối với quả vị Vô thượng Bồ-đề. Sáu tướng ấy gồm:

  1. An trú chủng tánh chưa phát tâm vị.
  2. Đã phát tâm vị.
  3. Hiện tại tiền vị.
  4. Bất hiện tiền vị.

Bốn tướng trên đây đồng với kinh Thủ-lăng-nghiêm, bí mật thọ ký ở kinh đó tức là bất hiện tiền, bởi vì ở nơi bí mật, hoặc đạt được vô sinh nhẫn gọi là hiện tiền, người chưa đạt được gọi là bất hiện tiền, hoặc đang có mặt gọi là hiện tiền, thân không ở nơi chỗ ngồi gọi là bất hiện tiền.

5. Có thời hạn nhất định, nghĩa là lúc ấy hứa sẽ chứng được vô thượng chánh đẳng Bồ-đề.

6. Không có thời hạn nhất định, nghĩa là không nói ra thời gian quyết định mà thọ ký cho.”

Luận Đại trang nghiêm quyển mười hai nói về sáu thứ cũng giống như vậy. Luận đó chép: “Thọ ký có hai thứ: Người đặc biệt và thời gian đặc biệt, người đặc biệt tức là bốn thứ trước, thời gian đặc biệt tức là hai loại sau.” Luận đó lại chép: “Chuyển ký và đại ký ở đây lại có hai thứ: Một là chuyển ký, nghĩa là vị Bồ-tát kia sau này vào thời gian như thế, Như lai như thế sẽ được thọ ký. Hai là Đại ký, ở địa thứ tám đạt được Vô sinh nhẫn, nhờ dứt bỏ nên tự nói ta sẽ thành Phật, và vì dứt hết tất cả tướng phân biệt…Chuyển ký tức thuộc về ba thứ đầu của kinh Thủ-lăng-nghiêm, đại ký tức thuộc về loại thứ từ.” Luận đó lại nói sáu thứ, khác với kinh Thủ-lăng-nghiêm và luận Du-già: “Sáu thứ ấy là gì? Đó là:

  1. Sát độ.
  2. Danh tự.
  3. Thời tiết.
  4. Kiếp danh.
  5. Quyến thuộc.
  6. Pháp trú.”

Nay ở đây trong văn thọ ký cho Diệu tràng, có ba: Ở nơi thế gian Kim Quang Minh… là tên gọi của sát độ, Kim Bảo Sơn… là danh tự, ông ở đời sau qua vô lượng vô số kiếp… là thời tiết, lược bỏ không có tên kiếp, quyến thuộc và pháp trú.

Văn kinh: Sau khi đức Như lai này nhập Niết-bàn, tất cả giáo pháp cũng đều diệt hết. Lúc ấy, trưởng tử tên là Ngân Tràng liền ở nơi thế giới này tiếp tục bổ xứ Phật. Thế giới bấy giờ đổi tên thành Tịnh Tràng, sẽ được thành Phật hiệu là Bạch Kim Tràng Quang Như lai Ứng Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.

Tiếp theo thọ ký cho vị đại sĩ thứ hai, văn cũng chia làm năm phần:

  1. Thọ ký thời gian.
  2. Lặp lại tên gọi.
  3. Thọ ký xứ sở.
  4. Thọ ký cõi nước, từ “liền ở nơi thế giới này…”.
  5. Thọ ký danh hiệu, cũng có chung riêng.

Văn kinh: Sau khi Đức Như lai này nhập Niết-bàn, tất cả giáo pháp cũng đều mất hết, thứ tử Ngân Quang liền liền bổ xứ Phật, trở về thế giới này sẽ được thành Phật hiệu là Kim Quang Minh Như lai Ứng Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.

Tiếp theo thọ ký cho vị đại sĩ thứ ba, văn cũng có năm phần:

  1. Thọ ký thời gian.
  2. Nêu danh hiệu.
  3. Thọ ký bổ xứ.
  4. Thọ ký cõi nước tức là ở thế giới này.
  5. Thọ ký danh hiệu, cũng có chung, riêng.

Văn kinh: Lúc ấy, mười ngàn vị Thiên tử nghe ba vị đại sĩ được thọ ký rồi, lại nghe kinh Tối Thắng Vương này thì sinh tâm vui mừng, thanh tịnh không dấy bẩn, giống như hư không. Bấy giờ, Đức Như lai biết mười ngàn vị Thiên tử này đã thành thục gốc lành nên nhân tiện thọ ký cho quả vị đại Bồ-đề: Thiên tử các người vào đời sau này trải qua vô lượng vô số trăm ngàn muôn ức na-dữu-đa kiếp.

Tiếp theo đoạn lớn thứ hai, văn chia làm bốn phần:

  1. Thọ ký cho.
  2. Nghi ngờ phát sinh.
  3. Dứt trừ cho.
  4. Vui mừng tin nhận.

Trong phần đầu có ba: Đầu tiên là Thiên tử thấy nghe tâm sinh vui mừng, tiếp theo từ “Bấy giờ, Đức Như lai…” trở xuống là Như lai biết gốc lành của họ đã thành thục, sau từ: Nhân tiện… trở xuống chính là thọ ký, có tám:

  1. Nêu lời tựa.
  2. Nêu danh hiệu.
  3. Thọ ký thời gian.

Nhưng kiếp có nhiều loại, như luận Pháp Hoa có năm thứ, đó là ngày, đêm, tháng, giờ, năm, hoặc nói đói kém, tật dịch, chiến tranh là ba kiếp, hoặc nói một lần tăng, một lần giảm là một kiếp, như hai mươi trụ kiếp… hoặc nói tám mươi lần tăng giảm là một kiếp, tức là hỏa tai kiếp, hoặc nói bảy lần hỏa tai là một kiếp, tức là thủy tai kiếp, hoặc nói năm mươi sáu lần hỏa tai, bảy lần thủy tai là một kiếp, tức là phong tai kiếp, hoặc nói vô lượng phong tai là một kiếp, tức là ba đại tăng-kỳ kiếp, hoặc nói một trăm sáu mươi kiếp là một kiếp, như kiếp Hiền này, hoặc nói nhiều lần tám mươi kiếp là một kiếp, tức là kiếp tinh tú… Hết tổng số thời lượng một ngàn Đức Phật đó xuất hiện ở thế gian gọi là một kiếp tinh tú. Như kiếp số đã nói trong kinh Pháp Hoa, phần lớn dựa theo ngày, đêm, tháng, giờ, năm… Như nói các địa vị Thập trụ đều trải qua như vậy chừng mấy kiếp, tức là các kiếp phong tai v.v… như thế. Ở đây nói trải qua vô lượng vô số… tức là trải qua tăng giảm hoặc phong tai v.v… không phải là đại tăng-kỳ. Tu hành thành Phật không trải qua ba đại A-tăng-kỳ kiếp.

Hỏi: Căn tánh tu hành có chuyên cần, biếng nhác khác nhau, làm sao nói chắc chắn là ba đại tăng-kỳ kiếp?

Đáp: Y cứ theo lúc tác ý, phương tiện thiện tâm trong từng sát-na một liên tục với thời lượng trải qua ba đại kiếp, không phải là bao gồm chọn lấy lúc tu và không tu, ý tác hay không tác trải qua như vậy vài kiếp. Tuy căn tánh chuyên cần uể oải không đồng như đều nói là ba kỳ.

Hỏi: Căn tánh tu hành có chuyên cần, biếng nhác khác nhau, làm sao chắc chắn nói là ba đại tăng-kỳ kiếp?

Đáp: Y cứ theo lúc tác ý, phương tiện thiện tâm trong từng sát-na sát-na một nối nhau với thời lượng trải qua ba đại kiếp. Chẳng phải đều lấy thời gian tu, không tu để làm bất tác ý trải qua từng ấy kiếp. Tuy căn tánh chuyên cần, biếng nhác khác nhau nhưng đều nói là ba kỳ.

Hỏi: Nếu vậy thì tự địa thứ tám trở xuống vô lậu quán tâm tất cả thời gian luôn luôn tiếp diễn, làm sao nói có việc vượt kiếp? Như Phật Thích-ca vào kiếp thứ ba mới gặp Phật Nhiên Đăng, trải tóc trên đất cho Phật đi qua nên vượt qua tám kiếp, kỳ thứ ba hoàn mãn tu nghiệp tướng tốt, mới gặp Phật Thắng Quán, cũng gọi là Phật Phất-sa, đứng một chân khen ngợi vượt qua chín kiếp?

Đáp: Có hai cách giải thích:

a) . Hoặc có một loại dừng lại nhiều ở du quán tâm; hoặc mê đắm lâu dài trong diệt định. Đối với hữu siêu này, nếu vậy làm sao lại nói về địa thứ tám trở xuống trong từng sát-na dần dần tăng tiến?

Đáp: Căn cứ vào thời gian dài sau khi trụ xuất từ địa thứ tám trở lên mà nói. Nếu vậy làm sao nói từ Sơ địa trở lên nhập xuất trụ tâm tất cả đều bình đằng?

Đáp: Căn cứ vào không tác ý, tức là công lực như nhau, khác với địa tiền, giả sử lúc tác ý lực dụng không như nhau nhưng nếu chấp vào thì đều giống nhau, làm sao có thể nói trí tăng, bi tăng và đối với phiền não sợ hãi hay không sợ hãi đều khác nhau?

b) . Bi tăng, trí tăng, sợ hãi hay không sợ hãi giống như từng Địa đều như nhau. Nhưng nói về Siêu là dùng trí hướng đến bi tăng là nói Siêu. Nếu vậy thì trí tăng hướng đến bi tăng là tự thành tựu được sự siêu việt, cần gì phải nói việc trải tóc v.v…?

Đáp: Đây là những loại siêu việt tăng trưởng, vì thế cho nên cố ý nói đến. Hoặc là tướng biến hóa phương tiện mà nói đến việt, chẳng phải là thật như thế. Vì sao? Vì từ địa thứ tám trở lên trong tha thọ độ nơi nào có đất thì phải trải tóc, sao có hang đá làm Phật ngồi thiền? Nếu như thế thì tăng-kỳ đối với trí tăng, bi tăng là đối với loại nào mà nói?

Đáp: Căn cứ theo trí tăng.

Văn kinh: Ở thế giới Tối thắng Nhân-đà-la Cao Tràng được thành tựu A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, đồng một chủng tánh, lại cùng một danh hiệu là Diện Mục Thanh Tịnh Ưu Bát La Hương Sơn, đầy đủ mười hiệu, như thế lần lượt mười ngàn vị Phật xuất hiện ở thế gian.

4. Phần thứ tư, thọ ký tên gọi cõi nước, Nhân-đà-la là tiếng Phạn,

Hán dịch là Đế cao tràng giới, tiếp theo từ “được thành tựu A-nậu…”

5. Thọ ký quả vị: đồng một chủng tánh.

6. Thọ ký chủng tánh.

7. Thọ ký danh hiệu.

8. Từ “Như thế…” về sau là thọ ký thứ tự.

Văn kinh: Bấy giờ, thần cây Bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Mười ngàn vị thiên tử này từ ba mươi ba cõi trời tam thập tam vì nghe pháp nên đến chỗ Đức Phật, vì sao Như lai liền thọ ký cho họ sẽ được thành Phật? Bạch Đức Thế Tôn! Con chưa từng nghe các vị Thiên tử này tu tập đầy đủ sáu Ba-la-mật-đa, khó thực hành khổ hạnh, xả bỏ tay chân đầu mắt, tủy não vợ con, quyến thuộc voi ngựa, xe cộ tôi tớ, kẻ hầu người hạ, cung điện vườn rừng, vàng bạc lưu ly, xa cừ mã não, san hô, hổ phách, bích ngọc kha bối, đồ ăn thức uống, áo quần đồ nằm, thuốc thang, như vô lượng trăm ngàn Bồ-tát khác dùng các thứ cúng dường cung phụng vô số trăm ngàn muôn ức na-dữu-đa Đức Phật thời quá khứ, các Bồ-tát như thế đều trải qua vô lượng vô biên kiếp số, sau đó mới được thọ ký thành Bồ-đề. Bạch Đức Thế Tôn! Các vị Thiên tử này vì nhân duyên gì, tu thắng hạnh gì, trồng gốc lành gì mà từ cõi trời kia đến đây trong thời gian ngắn nghe pháp liền được thọ ký? Cúi mong Đức Thế Tôn vì con giải thích cho con hiểu để dứt trừ sự nghi ngờ.

Tiếp theo là phần thứ hai, nghi ngờ phát sinh, có hai: Nêu ra và hỏi.

Trong phần nêu ra có bốn:

  1. Nêu ra nguyện nhân đến.
  2. Từ “Vì sao…” trở xuống là lược nêu câu hỏi, họ vì nghe pháp mà đến vì sao thọ ký cho?
  3. Từ “Bạch Đức Thế Tôn! Con chưa từng nghe…” về sau là nói rõ tâm nghi ngờ.
  4. Từ “Như vô lượng… khác” về sau là biểu hiện ý nghi ngờ.

Tiếp theo từ “Bạch Đức Thế Tôn…” về sau là câu hỏi thứ hai, có ba phần: Đầu tiên là hỏi chung, tiếp theo là hỏi riêng, sau là thỉnh cầu giải đáp. Vì nhân duyên gì là nghĩa của câu hỏi chung về nguyên do, hoặc tự thực hành gọi là nhân, bạn tốt là duyên, tu hạnh tốt gì v.v… là hỏi riêng.

  • Hỏi tu hạnh tốt gì, tức là hỏi về tu hạnh sáu độ.
  • Hỏi trồng gốc lành gì, tức là hỏi về tu hạnh phước đức.

Hoặc năng khởi tu sẽ đạt được nghĩa quả gọi là hạnh, nghĩa của năng sinh nhân thiện về sau gọi là gốc. Hoặc mới phát khởi gọi là gốc, về sau tu tập gọi là hạnh, tức là Thể không khác nhau. Lại nữa, mười độ gọi là hạnh, mười pháp cúng dường gọi là gốc, tức là nghĩa có chút khác nhau. Nói “từ cõi trời ấy đến đây” về sau là bao gồm kết thúc ý của câu hỏi. Như hỏi vì nhân duyên gì mà từ cõi trời ấy đến đây liền được thọ ký, tu hạnh tốt gì, trồng gốc lành gì mà từ cõi trời ấy đến đây…? Lại quán xét, hoặc do nghe mà được thọ ký, đây tức là không hề nghi ngờ; chỉ nghi ngờ vì sao từ cõi trời xuống đây chỉ nghe kinh này, nhân đó mà được thọ ký? Sau từ “Cúi mong Đức Thế Tôn…” trở xuống là thỉnh cầu giải đáp.

Văn kinh: Đức Phật bảo Địa thần: Này Thiên nữ thiên! Như ngươi đã nói đều từ gốc lành nhân duyên thắng diệu cần cù tu tập sau đó mới được thọ ký. Các vị Thiên tử này ở nơi cõi trời tuyệt diệu xả bỏ năm thứ dục lạc, cho nên đến nghi kinh Kim Quang Minh này, đã nghe pháp rồi đối với kinh này trong tâm phát sinh thiết tha tôn trọng, trong sáng như lưu ly không có các vết rạn nứt dơ bẩn, lại được nghe việc thọ ký của ba vị Bồ-tát này.

Phần thứ ba Đức Phật giải đáp, có ba: Đầu tiên là ấn khả câu hỏi, tiếp theo từ “Các vị Thiên tử này…” về sau chính là giải đáp các câu hỏi, có hai:

  • Lược nêu.
  • Khai triển ở hai phẩm sau.

Trong phần một lại có hai: Đầu tiên chỉ giải đáp hạnh tốt hiện tại, muốn nói lên việc nghe kinh trước đó chắc chắn sẽ là nhân thành Phật, cho nên có ba hạnh:

  1. Từ “Nơi cõi trời tuyệt diệu…” về sau là hạnh xả bỏ dục lạc, nên thường hướng đến pháp hội.
  2. Từ “Cho nên đến nghe… này” về sau là hạnh nghe kinh, nên pháp chính là nhân thành Phật.
  3. Từ “Lại được nghe… này” về sau là hạnh nghe thọ ký tâm vui theo, vì thường nguyện cầu.

Văn kinh: Cũng do nhân duyên thệ nguyện tu hành chánh hạnh lâu xa trong quá khứ, thế nên nay ta đều thọ ký cho ở đời vị lai sẽ thành tựu quả vị A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.

Tiếp theo phần sau là cùng giải đáp sơ lược hai câu hỏi về quá khứ tu hạnh tốt gì và trồng gốc lành căn gì? Tiếp đến nói quá khứ nghe danh hiệu các Đức Phật nên gọi là nhân duyên gốc lành, sau từ “Thế nên nay ta…” trở xuống là kết thúc sự giải đáp.

Văn kinh: Lúc thần cây kia nghe Đức Phật nói xong, rất vui mừng tin nhận.

Tiếp theo là thọ thần vui mừng tin nhận.