KIM QUANG MINH TỐI THẮNG VƯƠNG

KINH SỚ

Tam Tạng, Pháp sư Nghĩa Tịnh đời Đường vâng chiếu dịch.
Sa-môn dịch kinh Tuệ Chiểu soạn.

 

Phẩm THẬP PHƯƠNG BỒ-TÁT TÁN THÁN

Phẩm Thập Phương Bồ-tát tán thán có chia ra làm ba phần:

1. Nói về lý do có phẩm này:

Phần Lưu thông có ba, đó là ba phần Học hạnh, Tán trọng, Phú chúc giúp cho người đời sau nương theo pháp mà tu hành, đượt lợi ích nhiều hơn, cho nên nói rõ sự vui mừng khen ngợi, vì thế sau phẩm trước có phẩm này phát sinh.

2. Giải thích tên gọi:

Tán là xưng tán, thán là ngâm nga, tức là xưng dương ngâm vịnh. Nên nói gặp việc khen đức gọi là tán, thấy lý ví dụ xưng dương là thán. Đầu là người, sau là pháp, hoặc chung cho cả người, pháp cùng xưng dương khen ngợi. Bồ-tát là người năng tán, thập phương là nói nơi khác đến nơi này. Vì muốn khiến cho hữu tình sinh tâm tha thiết sâu nặng, cho nên nêu ra mười phương từ xa đến đây. Người tốt đẹp còn tự ví dụ khen ngợi, kẻ hèn kém sao không ca tụng ngâm vịnh? Lại nữa, làm sáng tỏ tài năng của người cao quý vì thế khác với kẻ hèn mọn kém cỏi, muốn khiến cho kính mến sự siêu việt mà tăng tiến tu hành. Cho nên phẩm sau nói: “Khiến cho người chưa biết thuận theo đó tu hành.”

3. Giải trừ vấn nạn:

Hỏi: Vì sao trong kinh cựu dịch gộp chung làm một phẩm, còn kinh tâm dịch lại chia ra làm bốn phẩm?

Đáp: Căn cứ theo bản kinh tiếng Phạn thì đầu mỗi phẩm có ghi một vị Bồ-tát, hoặc lại chấm ghi; nay y theo bản tiếng Phạn có bốn người khen ngợi cho nên đều ghi riêng, vì thế ở đây chia làm bốn. Người xưa vì thấy cùng là tán Phật cho nên hợp lại thành một phẩm. Lại giải thích: Văn xưa nhầm xót không ghi điều đó, lại giống như khen ngợi, kinh tân dịch có bốn người, kinh cựu dịch thì không có Đại Biện Tài tán thán, bởi vì khai hợp khác nhau.

Hỏi: Y theo kinh cựu dịch, thì “vô lượng Bồ-tát từ thế giới này đến cõi nước của Như lai Kim Bảo Cái Sơn để đảnh lễ, khen ngợi Đức Phật”, kinh tân dịch thì nói “Đều từ cõi nước mình đến núi Linh Thứu, đảnh lễ Thế Tôn xong, cùng cất tiếng khen ngợi”, trái nhau như thế nào?

Đáp: Kinh xưa nhầm lẫn nay mới thật đúng. Vì sao? Vì ở nơi này nghe kinh kết hợp xưng tán Đức Phật này. Lại căn cứ theo những điều trên đây tức là có Bồ-tát khắp mười phương, vì sao cùng đến cõi nước Kim Bảo Cái Sơn để khen ngợi Đức Phật kia? Hoặc cho rằng do nói kinh cho Bồ-tát Tín Tướng đó, sau này Tín Tướng sẽ được thành Phật hiệu là Kim Bảo Cái Sơn, cho nên hướng về khen ngợi Đức Phật kia. Ở đây cũng không phải như vậy, vì sao? Vì Phật Bảo Sơn hiện nay chẳng phải là thân Tín Tướng, Đức Phật đó lại không phải là người đứng đầu nói pháp dạy trao; lại về sau không nói “Các vị Bồ-tát này từ cõi khác đến”, làm sao có thể nói “được nhờ năng lực thần thông của Đức Phật kia”, do đó cầu thỉnh tuy là Diệu Tràng mà người năng thuyết chính là Phật Thích-ca, đến đây nghe pháp cũng đều là năng lực thần thông của Phật Thích-ca, là thầy của Diệu Tràng cho nên khen ngợi Đức Phật Thích-ca. Kinh tân dịch là chính xác. Văn chia làm ba phần: Đầu tiên là các vị Bồ-tát nhóm họp, tiếp theo nói về lễ tán, sau cùng Như lai khen ngợi ấn chứng.

Văn kinh: Bấy giờ, Đức Thích-ca Mâu-ni Như lai nói kinh này xong thì ở các thế giới mười phương có vô lượng trăm ngàn muôn ức các chúng Bồ-tát đều từ cõi nước mình đến núi Linh Thứu trở xuống là đoạn đầu, đầu tiên là tựa của người sớ kinh, tiếp theo “Các thế giới ở mười phương…” về sau là các vị Bồ-tát nhóm họp.

Văn kinh: Đến chỗ Thế Tôn năm vóc cúi lạy sát đất, đảnh lễ Thế Tôn xong.

Nói về lễ bái khen ngợi, đầu tiên là thân lễ lạy, sau là lời khen ngợi. Đây là phần mở đầu. Có thể phát khởi thân ngữ tức là ý nghiệp, ba nghiệp lễ bái khen ngợi nói lên sự cung kính sâu xa.

Văn kinh: Nhất tâm chắp tay cùng đồng thanh cất tiếng khen ngợi rằng.

Nói về sự khen ngợi, đầu tiên là nêu ra, tiếp theo là khen ngợi. Đây là phần mở đầu. Đối với cảnh chuyên niệm gọi là nhất tâm, tôn trọng tình cảm sâu xa cho nên chắp tay, thân khác nhau nên gọi là khác miệng, cùng khen ngợi gọi là cùng tiếng.

Văn kinh: Thân Phật mầu vàng thật nhiệm mầu, ánh sáng chiếu khắp tựa núi vàng, thanh tịnh mềm mại như hoa sen, vô lượng sắc màu đẹp trang nghiêm, ba hai tướng tốt đều uy nghiêm, tám mươi vẻ đẹp cùng đầy đủ, ánh sáng rực rỡ không ai bằng, thanh khiết giống như trăng tròn sáng.

Đây là khen ngợi, có mười một bài tụng, chia làm hai: Mười bài tụng đầu khen ngợi ba thân, sau một bài tụng kết thúc lược nêu phát nguyện. Trong phần khen ngợi ba thân: Tám bài tụng đầu khen ngợi ân đức của Hóa thân, một bài tụng tiếp theo khen ngợi trí đức của Báo thân, một tụng sau cùng khen ngợi đoạn đức của Pháp thân. Trong phần khen ngợi ân đức: hai bài tụng đầu khen ngợi hiện thân, một tụng tiếp khen ngợi thuyết pháp, một bài tụng tiếp khen ngợi phước trí, bốn bài tụng tiếp khen ngợi lợi sinh. Trong phần khen ngợi hiện thân: Một bài tụng là nói chung thân sở y, một bài tụng tiếp là tướng tốt và vẻ đẹp đều như trước đã phân biệt rõ.

Văn kinh: Âm thanh trong trẻo thật hay ho, như tiếng sấm động, sư tử gầm, tám thứ mầu nhiệm tùy căn cơ, vượt hơn loài ca-lăng-tầngià…

Tiếp theo khen ngợi nói pháp. Tám thứ âm thanh hay ho ấy có ba kinh nói khác nhau:

1. Kinh Y Phạm Ma Dụ chép:

  1. Âm thanh rất hay.
  2. Dễ hiểu.
  3. Sâu xa.
  4. Nhẹ nhàng.
  5. Không luống dối.
  6. Không sai lạc.
  7. Trí tuệ.
  8. Điều hòa.

2. Kinh Trung Ấm chép:

  1. Không phải nam.
  2. Không phải nữ.
  3. Không dài.
  4. Không ngắn.
  5. Không sang.
  6. Không hèn.
  7. Không khổ.
  8. Không vui.

3. Kinh Y Thập Trụ Đoạn Kiết chép:

  1. Không phải nam.
  2. Không phải nữ.
  3. Không mạnh.
  4. Không yếu.
  5. Không trong.
  6. Không đục.
  7. Không phải trống.
  8. Không phải mái.

Hai kinh đầu là kinh Tiểu thừa, kinh Y Thập Trụ Đoạn Kiết là kinh Đại Thừa, cho nên sự thấy nghe khác nhau. Ca-lăng-tần-già v.v… là những loài chim có âm thanh hót rất hay.

Văn kinh: Dung nhan trang nghiêm trăm phước mầu, ánh sáng đầy đủ và thanh tịnh, trí tuệ sáng suốt như biển cả, công đức rộng lớn dường hư không.

Tiếp theo khen ngợi phước trí, nửa bài tụng đầu là phước, nửa bài tụng sau là trí. Mỗi tướng tốt đều có trăm phước trang nghiêm, trước khen ngợi thân quang là y theo thân chung, ở đây khen ngợi ánh sáng tức là tướng tốt riêng. Nói trăm phước, theo luận Đại Tỳ-bà-sa quyển một trăm bảy mươi bảy chép: “Thế nào là trăm phước?”

Đáp: Trong đây trăm tư gọi là trăm phước, sao gọi là trăm tư? Nghĩa là như lúc Bồ-tát tạo tác đầy đủ thiện trụ tướng nghiệp. Năm mươi tư duy trước là tu tập về thân khí, khiến cho thanh tịnh điều hòa, tiếp theo là khởi một tư duy để dẫn dắt những điều đó, về sau khởi năm mưoi tư duy khiến cho viên mãn những điều đó, cho đến đảnh thượng Ô-sắt-nịsa tướng nghiệp cũng giống như vậy. Do vậy cho nên nói mỗi tướng tốt của Phật đều có trăm phước trang nghiêm. Năm mươi tư duy là gì?

Đáp: Y theo thập thiện nghiệp đạo đều có năm:

  1. Ly sát tư.
  2. Khuyến đạo tư.
  3. Tán mỹ tư.
  4. Tùy hỷ.
  5. Hồi hướng, gọi là hồi sở tu hướng Bồ-đề, cho đến chánh kiến cũng giống như vậy, gọi là năm mươi tư duy.

Có chỗ nói: “Mười nghiệp mỗi nghiệp đều khởi năm phẩm thiện tư từ hạ trung thượng, thượng thắng, thượng cực như tạp tu tĩnh lự.” Có chỗ nói: “Mười nghiệp mỗi nghiệp đều khởi năm tư duy:

  1. Gia hạnh tịnh.
  2. Căn bản tịnh.
  3. Hậu khởi tỉnh.
  4. Phi tầm sở hại.
  5. Niệm nhiếp thọ.”

Có chỗ nói: “Duyên theo mỗi tướng của Phật mà khởi năm mươi sát-na tư duy chưa hề tập tư, chuyển đổi nối nhau, không có ngươi phê bình.” Nhưng theo lý lẽ thì đầu tiên nói là thiện, nếu như các phẩm hạ, trung, thượng đều như tạp tu tĩnh lự thì lẽ ra phải có tướng tốt, hơn kém khác nhau, nếu nói năm tư duy như gia hạnh, căn bản, hậu khởi v.v… thì lẽ ra phải có phương tiện hậu khởi đồng cảm ứng không khác nhau.

Chấp nhận đồng cảm ứng, ứng hợp với ba thời đâu có gì khác nhau? Nếu hơn kém khác nhau thì tướng tốt cũng phải như thế. Nếu nói khởi năm mươi sát-na tư duy chưa hề tu tập thì sại sao không thể có thêm, bớt? Nếu y theo Đại thừa, tuy không thấy văn nói, nhưng nghe nói có hai cách giải thích: Một cách nói rằng: Như mười thiện nghiệp giúp đỡ lẫn nhau tức là trăm nghiệp. Một cách khác: Như mỗi nghiệp đều có mười thứ, đó là:

  1. Tự mình làm,
  2. Xúi giục người làm.
  3. Vui mừng khích lệ.
  4. Vui vẻ thuận theo.
  5. Phần ít.
  6. Phần nhiều.
  7. Toàn phần.
  8. Thời gian ngắn.
  9. Thời gian dài.
  10. Suốt đời.

Nên gọi là trăm nghiệp.

Văn kinh: Viên quang chiếu khắp cõi mười phhương, tùy duyên cứu khắp các chúng sinh, dứt sạch phiền não ái nhiễm tập, đuốc pháp thường sáng không lụi tàn.

Khen ngợi lợi sinh. Đầu tiên một bài tụng khen ngợi chung vì lợi ích chúng sinh nên hiện thân nói pháp. Câu đầu là khen ngợi thân Phật, câu thứ hai là lợi ích, câu thứ ba là khen ngợi sự thanh tịnh, câu thứ tư là giáo pháp, ngay hai câu giữa cũng chung cho cả thân và pháp.

Văn kinh: Thương xót lợi ích các chúng sinh, hiện tại vị lai thường ban bui, luôn gảing nói về nghĩa bậc nhất, khiến chứng Niết-bàn chân vắng lặng. Phật nói pháp cam lồ cao quý, thường ban nghĩa cam lồ nhiệm mầu, dẫn vào thành cam lồ Niết-bàn, thọ hưởng vui cam lồ vô vi.

Đây là khen ngợi riêng, hai bài tụng đầu khen ngợi pháp đã nói có công năng đạt đến Niết-bàn, sau một bài tụng khen ngợi pháp đã nói có công năng đạt được Bồ-đề. Trong phần đạt được Niết-bàn: một bài tụng là bảo phải đạt được, một bài tụng là thành tựu. Pháp đã nói, quả đã đạt đều luôn dứt trừ khổ đau, đưa đến an vui, cho nên giống như cam lồ.

Văn kinh: Thường ở trong biển lớn sinh tử, giải thoát chúng sinh khỏi khổ đau, giúp được đi trên đường an ổn, thường cho vui như ý khó bàn.

Một bài tụng là giúp đạt được Bồ-đề, tức tám Chánh đạo gọi là con đường an ổn.

Văn kinh: Biển đức Như lai thật rộng sâu, ví dụ chẳng thể biết được, thường khởi tâm Bi với chúng sinh, phương tiện tinh tấn luôn không nghỉ.

Một bài tụng khen ngợi trí đức của báo thân. Vì tâm đại bi nên thường làm lợi ích chúng sinh mà không nhập Niết-bàn, hằng không dừng nghỉ. Vì vậy, luận Biện Trung Biên có bài tụng rằng: “Thù thắng nên vô tận, vì lợi tha không nghỉ.”

Văn kinh: Biển trí Như lai không bờ mé, tất cả trời người cùng đo lường, giả sử trong ngàn muôn ức kiếp, cũng không biết được một phần nhỏ.

Một bài tụng khen ngợi đoạn đức của pháp thân.

Văn kinh: Nay con lược khen công đức Phật, chỉ như một giọt trong biển đức, hồi hướng phước này cho chúng sinh, cùng nguyện mau chứng quả Bồ-đề.

Một bài tụng kết thúc lược nêu phát nguyện.

Văn kinh: Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các vị Bồ-tát rằng: Lành thay! Lành thay! Các ông khéo khen ngợi công đức của Phật như vậy, có thể lợi ích cho chúng sinh, sinh khởi nhiều Phật sự, thường dứt trừ các tội lỗi, sinh vô lượng các phước đức.

Đây là phần Như lai ngợi khen ấn chứng. Đầu tiên là ngợi khen, sau “Các ông…” cho đến hết là ấn chứng. Tâm vô nhiễm cho nên ngợi khen, xứng hợp với nghĩa lý, lợi ích chúng sinh cho nên ấn chứng.