QUYỂN VII
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Thông Nghĩa
QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
THỨ HAI MƯƠI LĂM
Đại ý phẩm này là dùng Pháp hoa tam muội để nhập Phật tri kiến. Nhân tố của thỉ giác đã tròn nên đưa đến kết quả tối hậu. Ngược dòng đời mà hiện ra nơi mười cõi, tự nhiên mà ứng hiện. Điều đó có nghĩa là các loại thân từ chủng tử thánh cùng lúc xuất hiện, nên có hiện tượng được các loại thân cùng sinh ra không tạo tác mà tác ý sinh thân. Trình bày tác dụng cùng cực của Diệu pháp tam muội, nên mới có phẩm này.
Do diệt trừ được sinh tướng của căn bản vô minh mà Đại viên cảnh trí và Bình đẳng tánh trí hiển hiện, nên mượn đức Quán Thế Âm Bồ tát phổ môn thị hiện để phát hiện năng lực. Quán thế Âm Bồ tát ban đầu lấy cái nghe như huyễn để mà nghe, tu Kim cang tam muội lực. Cho nên sinh diệt đã diệt thì tịch diệt hiện tiền, bỗng nhiên siêu việt thế gian và xuất thế gian, tức đắc được: Trên thì cùng một từ lực với mười phương chư Phật, dưới thì cùng lục đạo chúng sinh chung hướng bi tâm. Do vậy có thể lấy một thân mà ứng hiện tất cả; không gì là không cảm ứng. Đây là sự thành công của diệu hạnh viên mãn Pháp hoa tam muội, vi diệu tột cùng là điều này.
Do diệt trừ được sinh tướng của căn bản vô minh mà Đại viên cảnh trí và Bình đẳng tánh trí hiển hiện, nên mượn đức Quán Thế Âm Bồ tát phổ môn thị hiện để phát hiện năng lực. Quán thế Âm Bồ tát ban đầu lấy cái nghe như huyễn để mà nghe, tu Kim cang tam muội lực. Cho nên sinh diệt đã diệt thì tịch diệt hiện tiền, bỗng nhiên siêu việt thế gian và xuất thế gian, tức đắc được: Trên thì cùng một từ lực với mười phương chư Phật, dưới thì cùng lục đạo chúng sinh chung hướng bi tâm. Do vậy có thể lấy một thân mà ứng hiện tất cả; không gì là không cảm ứng. Đây là sự thành công của diệu hạnh viên mãn Pháp hoa tam muội, vi diệu tột cùng là điều này.
Từ phẩm Dược Vương đến phẩm này, gồm ba phẩm tương đương với ba loại Ý sinh thân để chứng đắc diệu hạnh thành tựu công đức vậy. Nếu cho đây là phần lưu thông thì phần trước của kinh chỉ có Tín Giải mà không có Hành chứng, tức là giải mà không giải. Hàng Bồ tát mới được thọ ký tương lai phụng sự nhiều Đức Phật, lấy gì để bước lên Phật quả! Ý của Phật rõ ràng, quán sát sâu xa sẽ thấy. Do Diệu hạnh tuy đã tròn, nhưng e rằng người tu còn bị các tập khí còn sót lại chưa hết, nên trình bày ba loại gia trì để có thể chứng đắc Diệu quả. Do đó, ba phẩm kế sau làm đúc kết cho bộ kinh này.
1. Từ câu: “Nhĩ thời Vô tận ý” đến câu: “Danh Quán Thế Âm” (Lúc bấy giờ Ngài Vô Tận Ý… tên là Quán Thế Âm).
Đoạn này trình bày Pháp hoa tam muội nhập Phật tri kiến diệu chứng quả vị tối hậu, nên lấy Quán Âm phổ môn thị hiện để chứng minh.
Do Ngài Vô Tận Ý thưa hỏi tức là Như Lai tạng khi bị mê gọi là Alại da thức, tác dụng của nó ở nơi năm Ý, nên có nghiệp lực không thể biết hết. Nay chuyển thức thành trí, thì năm ý thức đều thành diệu dụng thần lực không thể nghĩ bàn. Quán Âm phổ môn nương vào đây mà hiện, cho nên do Ngài Vô Tận Ý phát khởi.
Chỉ hỏi về ngài Quán Thế Âm là muốn do cái tên mà nêu cái thực chất. Cho nên Đức Thế Tôn đáp vì sự thực vậy.
Chỉ hỏi về ngài Quán Thế Âm là muốn do cái tên mà nêu cái thực chất. Cho nên Đức Thế Tôn đáp vì sự thực vậy.
2. Từ câu: “Phật cáo Ngài Vô Tận Ý” đến câu: “Giai đắc giải thoát” (Phật bảo Ngài Vô Tận Ý … đều đặng giải thoát).
Đoạn này nói về lý do vì sao ngài Quán Thế Âm có tên như vậy.
Từ nơi âm thanh mà nói quán. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Do ta không tự quán âm thanh người quán, nên mười phương chúng sinh thọ khổ. Nếu quán âm thanh như vậy thì liền được giải thoát”. Nên tên của ngài Quán thế Âm đi khắp mười phương. Do nhĩ căn như huyễn, huân tập cái nghe và tu cái nghe mà đắc Kim Cang tam muội, nhờ sức quán chiếu mà đạt được nhĩ căn viên thông. Nói không tự quán âm thanh để quán người quán, nghĩa là trở lại nghe tự tính, không phải dựa vào trần cảnh mà khởi tri kiến, nên cái nghe và bị nghe đều mất, tánh nghe viên thông. Vì từ âm thanh mà thể nhập nên có tên là Quán Âm. Kinh lăng Nghiêm nói: “Do quán chiếu nhĩ căn mà có tên”.
Nay nói vô lượng khổ não của chúng sinh, một lòng xưng danh hiệu Bồ tát, ngài quán âm thanh ấy mà được giải thoát, đó là về phương diện cơ duyên mà có tên vậy. Vì Bồ tát cùng với lục đạo chúng sinh chung một đường Bi tâm. Đây là quán tự tính viên thông nên cùng với tất cả chúng sinh bình đẳng, đó là chúng sinh trong tâm của Bồ tát nên cái khổ của chúng sinh tức là nỗi khổ của Bồ tát. Nếu âm thanh khổ của chúng sinh được cảm nhận, thì Bồ tát quán tính tịch diệt của âm thanh, liền nhập vào pháp tính, thần lực xuất sinh hộ trì, thì khổ của chúng sinh không biết khi nào thoát được mà tự thoát ra được. Đây là tự tha cùng sáng cả hai năng lực Trí tuệ và Từ bi.
Đoạn này nêu chung danh để tỏ bày cái tác dụng , đoạn dưới giải thích chi tiết hơn.
3. Từ câu: “Nhược hữu trì thị Quán Thế Âm” đến câu: “Danh Quán Thế Âm” (Nếu có người trì danh hiệu Quán Thế Âm … tên là Quán Thế Âm).
Đoạn này trình bày riêng về khả năng, tác dụng của ngài Quán Thế Âm, tức là mười trường hợp không sợ hãi. Kinh Lăng Nghiêm nói rõ rằng: Tri kiến quay lại quán, sẽ làm cho chúng sinh nếu như bị vào trong lửa dữ không bị cháy. Quán nghe quay lại bên trong làm cho chúng sinh nếu bị lụt lội đẩy trôi thì không bị nhận chìm. Vì tri kiến thuộc hoả, nghe thuộc thủy. Do Bồ tát Kiến văn đều dứt, căn trần đều tiêu nên gia bị cho chúng sinh nước, lửa không hại được. Nhờ đoạn trừ vọng tưởng, tâm không ác hại, khiến cho chúng sinh vào trong nước quỷ, do sức quán chiếu, gia hộ cho người ấy, nên quỷ không thể hại được.
4. Từ câu: “Nhược phục hữu nhân” đến câu: “Nhi đắc giải thoát” (Nếu lại có người …người ấy đặng giải thoát).
Đoạn này nói do vì Bồ tát không vướng vào hình ảnh âm thanh, không chấp thủ đối tượng, không sinh xúc cảm nên dao gậy không hại được.
5. Từ câu: “Nhược Tam thiên đại thiên” đến câu: “Huống phục gia hại” (Nếu quỷ dạ xoa … huống lại làm hại đặng).
Đoạn này nói về thoát khỏi nạn quỷ la sát.
La sát lấy u ám làm bản tính, nhờ khả năng nghe tinh thuần sáng suốt nên trí tuệ phát sáng, thì các tướng u ám không thể làm mờ tối được. Cho nên La sát không dám dùng mắt dữ mà nhìn.
6. Từ câu: “Thiết phục hữu nhân nhược hữu tội” đến câu: “Tức đắc giải thoát” (Dầu lại có người có tội … liền được thoát khỏi).
Đoạn này nói đặc tính âm thanh tiêu trừ hết, quán trở lại cái nghe, tức bỏ được vướng mắc trần cảnh nên có thể làm cho gông cùm đều đứt rã.
7. Từ câu: “Nhược tam thiên đại thiên quốc độ mãn trung oán tặc” đến câu: “Nguy nguy như thị” (Nếu có kẻ oán tặc … cao lớn như thế).
Đoạn này nói diệt tướng âm thanh, tính nghe viên mãn nên lòng từ rộng khắp làm cho chúng sinh dứt được oán tặc. Vì sự cướp giựt sinh ra từ sự đối địch. Nay âm thanh đã diệt, tánh nghe viên mãn trần cảnh đốn không, không còn đối đãi. Do vậy giặc không cướp được. Ở trên là nói về thoát nạn bên ngoài còn tiếp dưới đây là thoát nạn bên trong.
8. Từ câu: “Nhược hữu chúng sinh đa ư dâm dục” đến câu: “Tiện đắc ly dục” (Nếu có chúng sinh nào nhiều lòng dâm dục … liền đặng ly dục).
Đoạn này nói do tính nghe không vướng đối tượng, sắc đẹp không làm hại được nên làm cho được ly dục. Tham dục do duyên ái thủ, nay không vướng trần cảnh nên không nắm bắt, và do vậy dục chống viễn ly.
9. Từ câu: “Nhược đa sân nhuế” đến câu: “Tiện đắc ly dục” (Nếu người nhiều giận hờn … đặng lìa lòng giận).
Đoạn này nói do thuần túy âm thanh mà không có đối tượng. Chủ thể và đối tượng viên dung, không trái nghịch nhau, nên có thể ly sân.
10. Từ câu: “Nhược đa ngu si” đến câu: “Tiện đắc ly si” (Nếu người nhiều ngu si … liền đặng lìa ngu si).
Đoạn này nói do triệt tiêu đối tượng nghe, xoay lại quán chiếu soi sáng vô ngại, nên trừ si tối. Do vậy ngu si ám chướng được đoạn trừ. Đã chiếu sáng thì từ bỏ được ngu si.
Đoạn này nói do triệt tiêu đối tượng nghe, xoay lại quán chiếu soi sáng vô ngại, nên trừ si tối. Do vậy ngu si ám chướng được đoạn trừ. Đã chiếu sáng thì từ bỏ được ngu si.
11. Từ câu: “Vô Tận Ý” đến câu: “Hữu như thị lực” (Vô Tận Ý … có sức thần như thế).
Đoạn này nói do hình dung hòa nhập đời thường thờ phụng chư Phật đúng vai trò con của đấng Pháp Vương, do vậy mà tăng thêm năng lực nên liền được sinh con trai. Vì con trai có khả năng gánh vác công việc và lãnh thọ pháp môn của mười phương chư Phật. Có được người con gái có đức tùy thuận nên liền sinh được con gái.
12. Từ câu: “Nhược hữu chúng sinh cung kính” đến câu: “Bất khả cùng tận” (Nếu có chúng sinh cung kính … không thể cùng tận).
Đoạn này nói về công đức Vô úy thứ mười bốn.
Cõi Ta bà có sáu mươi hai ức hằng hà sa Bồ tát dùng phương tiện độ sinh. Nếu trì một danh hiệu Quán Thế Âm, thì sẽ cùng với sáu mươi hai ức hằng hà sa Bồ tát kia giống nhau. Do vì ngài Quán Thế Âm chứng được bình đẳng pháp giới. Cho nên một danh hiệu đồng với nhiều danh hiệu. Mười bốn loại vô úy này đều là sự thật, nếu dựa vào lý mà giải thích thì không lột hết được năng lực cứu khổ của Bồ tát.
13. Từ câu: “Vô Tận Ý” đến câu: “Phước đức chi lợi” (Vô Tận Ý … phước đức lợi ích như thế).
Đoạn này tổng kết thọ trì được mười bốn công đức như thế.
14. Từ câu: “Ngài Vô Tận Ý Bồ tát bạch Phật” đến câu: “Kỳ sự vân hà” (Ngài Vô Tận Ý Bồ tát bạch Phật … việc đó như thế).
Đoạn này hỏi, để chuẩn bị trình bày công đức ba mươi hai ứng thân.
Trong Kinh Lăng Nghiêm nói: “ Do tôi cúng dường Quán Âm Như Lai, nhờ đức Như Lai ấy dạy cho tôi như huyễn văn huân, văn tu Kim Cang tam muội, cùng với Phật Như Lai đồng một từ lực. Nên khiến thân tôi thành tựu ba mươi hai tướng ứng thân vào các quốc độ”. Ban đầu từ Phật thân đến cuối cùng là thân người và không phải người gồm ba mươi hai loại. Đó là nói rõ “ Chủng loại câu sinh vô hành tác ý sinh thân” vậy.
15. Từ câu: “Phật cáo Ngài Vô Tận Ý” đến câu: “Thanh văn thân nhi vị thuyết pháp” (Phật bảo Ngài Vô Tận Ý … thân thanh văn mà vì đó nói pháp).
Đây là hiện thân tứ thánh, ở đây không đề cập đến thân Bồ tát, vì đã hiện thân Bồ tát rồi.
16. Từ câu: “Ưng dĩ Phạm Vương thân” đến câu: “Nhi vị thuyết pháp” (Người đáng dùng thân Phạm Vương … mà vì đó nói pháp).
Đoạn này nói về sự hiện thân sáu nẻo phàm phu.
Trước hết nêu thiên đạo là chủ. Phạm thiên là thiên chủ cõi sơ thiền. Đế Thích là thiên chủ cõi trời Đao lợi. Tự tại và Đại tự tại thiên ở trên đỉnh cõi trời dục giới. Thiên đại tướng quân thống lĩnh quỷ thần. Tứ thiên Vương thống lĩnh thế giới. Tỳ Sa Môn thiên vương chủ trì ở phương Bắc.
Phạm Vương và Đế Thích thường theo chúng của Phật ngoài ra nêu tổng quát thống lĩnh các chư thiên thôi.
17. Từ câu: “ Ưng dĩ tiểu vương” đến câu: “Hiện Bà la môn thân nhi thị thuyết pháp” (Người đáng dùng thân tiểu vương … hiện thân bà la môn mà vì đó nói pháp).
17. Từ câu: “ Ưng dĩ tiểu vương” đến câu: “Hiện Bà la môn thân nhi thị thuyết pháp” (Người đáng dùng thân tiểu vương … hiện thân bà la môn mà vì đó nói pháp).
Đoạn này nói sự hiện thân ở cõi người, từ vua quan cho đến thứ dân.
Phẩm Diệu Âm ở trước đề cập đến Luân Vương. Nhưng Luân Vương có bốn thứ: kim, ngân, đồng, thiếc; đối tượng thống lĩnh theo thứ lớp 4, 3, 2, 1, thiên hạ. Cõi họ thống lĩnh gọi là Túc tán vương, nay nói Tiểu vương là Túc tán vương. Không nói luân vương vì nói lược, hay nói chung. Còn Tiểu vương trị vì đất nước. Trưởng giả là suy tôn trong dòng họ. Cư sĩ là người giữ danh tiết trong sạch. Tể quan cai trị ban ấp. Bà la môn là hàng thuật sĩ, tướng số, tuân thủ một số nguyên tắc. Thật ra thì trăm công việc bốn hạng dân đều ở trong đây, chỉ nêu đại khái.
18. Từ câu: “Ưng dĩ Tỳ kheo” đến câu: “Ưu bà di thân nhi vị thuyết pháp” (Người đáng dùng thân Tỳ kheo… thân ưu bà di mà vì đó nói pháp).
Đoạn này nói về sự hiện thân của bốn chúng.
19. Từ câu: “Ưng dĩ Trưởng giả” đến câu: “Đồng nữ thân nhi vị thuyết pháp” (Người đáng dùng thân Tỳ kheo … thân ưu bà di mà vì đó nói pháp).
Đoạn này nói về hiện thân phụ nữ và đồng chơn, tức là phụ nữ của Trưởng giả, cư sĩ, tể quan, Bà la môn.
20. Từ câu: “Ưng dĩ thiên long” đến câu: “Chấp kim cang thần nhi vị thuyết pháp” (Người đáng dùng thân trời rồng … chấp kim cang thần mà vì đó nói pháp).
20. Từ câu: “Ưng dĩ thiên long” đến câu: “Chấp kim cang thần nhi vị thuyết pháp” (Người đáng dùng thân trời rồng … chấp kim cang thần mà vì đó nói pháp).
Đoạn này nói về sự hiện thân của Bát bộ. Chấp kim Cang thần là Thần cầm chày chấp kim cang để hộ pháp.
21. Từ câu: “Vô Tận Ý” đến câu: “Thí vô úy giả” (Ngài Vô Tận Ý … là vị thí vô úy).
Đoạn này là kết của ba mươi hai ứng thân, dạy nên cúng dường.
Trong lục thú chỉ nói ba đường lành, không đề cập đến ba đường ác, vì cõi ác khổ không phải là nơi thuyết pháp. Tuy nhiên không phải không cứu, như hiện thân Tiêu diện đại sĩ, đó cũng là sự hiện thân, chỉ có điều không phân loại mà thôi.
22. Từ câu: “Vô Tận Ý” đến câu: “Thử pháp thí trân bảo anh lạc” (Ngài Vô Tận Ý… trân bảo pháp thí này).
Đoạn này nói Ngài Vô Tận Ý cúng dường.
Đoạn này nói Ngài Vô Tận Ý cúng dường.
Đây là biểu tượng của sự nghe pháp được tăng tiến. Anh lạc là vật trang sức của Bồ tát. Cổ là chỗ đeo chuỗi, nay cởi ra để cúng dường ngài Quán Thế Âm. Do vì nghe ngài tùy cơ cảm chúng sinh mà ứng hiện khắp nơi, ngộ được diệu hạnh tùy duyên, xả ngay pháp ái nhiễm. Cho nên cởi chuỗi anh lạc này cúng dường gọi là pháp thí.
23. Từ câu: “Thời Quán Thế Âm” đến câu: “Nhất phần phụng Đa bảo tháp” (Khi ấy ngài Quán Thế Âm… một phần dâng tháp của Phật Đa Bảo).
“Ngài Quán Thế Âm không nhận” biểu thị cho trong pháp giới tính vốn không có thọ và xả. “Phật khuyên nên nhận” biểu thị cho không xả một pháp nào. “Dâng lên hai Đức Thế Tôn”, tiêu biểu cho sự hồi hướng ba chỗ (Chân như thật tế, Vô thượng Bồ đề, Pháp giới chúng sinh).
24. Từ câu: “Ngài Vô Tận Ý” đến câu: “Du ư ta bà thế giới” (Ngài Vô Tận Ý… dạo đi cõi Ta bà).
Đoạn này đúc kết lại ý hỏi và đáp.
25. Từ câu: “Nhĩ thời Ngài Vô Tận Ý” đến câu: “Danh vi Quán Thế Âm” (Lúc đó Ngài Vô Tận Ý … tên là Quán Thế Âm).
Đoạn này Ngài Vô Tận Ý lặp lại bằng kệ câu hỏi trước.
26. Từ câu: “Cụ túc diệu tướng tôn” đến câu: “Năng diệt chư hữu khổ” (Đấng đầy đủ tướng tốt … hay diệt khổ các cõi).
Đoạn này Đức Thế Tôn nói lại tổng quát công đức của ngài Quán Thế Âm để trả lời. Do có thệ nguyện sâu cứu khổ chúng sinh, vì diệt khổ mà có tên. Các cõi tức là hai mươi lăm cõi.
27. Từ câu: “Giả sử hưng hại ý” đến câu: “Ba lãng bất năng một” (Giả sử sinh lòng hại … sóng mòi chẳng chìm đặng).
Từ đây trở xuống là nói riêng cứu các nạn khổ là năng lực mười bốn loại vô úy. Chỉ nêu các nạn tai nên văn cú không theo thứ tự. Tám câu này đầu tiên là nạn tam tai.
28. Từ câu: “Hoặc tại Tu di phong” đến câu: “bất năng tổn nhất mao” (Hoặc ở chót Tu di … chẳng tổn đến mảy lông).
Đoạn này nêu tai nạn nguy hiểm
29. Từ câu: “Hoặc trị oán tặc nhiễu” đến câu: “Hàm tức khởi từ tâm” (Hoặc gặp oán tặc vây … đều liền sinh lòng lành).
Đoạn này tụng lại nạn oán tặc.
30. Từ câu: “Hoặc tao vương nạn khổ” đến câu: “Đao tầm đoạn đoạn hại” (hoặc bị khổ nạn vua … dao liền gãy từng đoạn).
Đoạn này tụng nói nạn tử tội.
30. Từ câu: “Hoặc tao vương nạn khổ” đến câu: “Đao tầm đoạn đoạn hại” (hoặc bị khổ nạn vua … dao liền gãy từng đoạn).
Đoạn này tụng nói nạn tử tội.
31. Từ câu: “Hoặc tù cấm già tỏa” đến câu: “Thích nhiên đắc giải thoát” (Hoặc tù cấm xiềng xích … tháo rã đặng giải thoát).
Đoạn tụng này nói về nạn tù đày trói buộc.
32. Từ câu: “Chú trớ chư độc dược” đến câu: “Hoàn trước ư bổn nhân” (Nguyền rủa các thuốc độc … trở lại nơi bổn nhân).
Đoạn này nói nạn trù yếm và thuốc độc.
33. Từ câu: “Hoặc ngộ ác La sát” đến câu: “Thời tất bất cảm hại” (Hoặc gặp La sát dữ … liền đều không ám hại).
Đoạn này nói về nạn quỷ La sát.
34. Từ câu: “Nhược ác thú vi nhiễu” đến câu: “Tầm thinh tự hồi khứ” (Hoặc thú dữ vây quanh … theo tiếng tự bỏ đi).
Đoạn này tụng nạn trùng độc làm hại.
35. Từ câu: “Vân lôi cổ xiết diện” đến câu: “ Ứng thời đắc tiêu tán” (Mây sấm nổ sét đánh … liền đặng tiêu tan cả).
Đoạn này nói về nạn tai biến. Từ đây trở lên đều là cứu nạn bên ngoài. Đoạn dưới là cứu nạn bên trong.
36. Từ câu: “Chúng sinh bị khổ ách” đến câu: “Năng cứu thế gian khổ” (Chúng sinh bị khổ ách … hay cứu khổ thế gian).
Đoạn này nói chung dâm, nộ, si, đều là phần nghiệp khổ bên trong của chúng sinh.
37. Từ câu: “Cụ túc thần thông lực” đến câu: “Dỉ tiệm tất linh diệt” (Đầy đủ sức thần thông … lần đều khiến dứt hết).
Đoạn này nói chung sự hiện thân thuyết pháp. Trong văn xuôi không nói ác đạo, phần trùng tụng này có nói.
Đoạn này nói chung sự hiện thân thuyết pháp. Trong văn xuôi không nói ác đạo, phần trùng tụng này có nói.
38. Từ câu: “Chơn quán thanh tịnh quán” Đến câu: “Thường nguyện thường chiêm ngưỡng” (Chân quán thanh tịnh quán … thường nguyện thường chiêm ngưỡng).
Đoạn này đúc kết trình bày trí quán. Trình bày sự quán chiếu của Bồ tát có năm thứ: Một là Chân quán, là quán chúng sinh vốn là nhất chân pháp giới, rõ ràng không có hai tướng, gọi là chân quán. Hai là tâm tính của chúng sinh xưa nay vốn thanh tịnh không có ô nhiễm, gọi là Thanh tịnh quán. Ba là dùng đại trí tuệ chiếu phá tối tăm, gọi là Trí tuệ quán. Bốn là không khổ nào không cứu nên gọi là Bi quán. Năm là không có niềm vui nào không cho nên gọi là Từ quán. Bồ tát dùng năm quán này mà quán chiếu chúng sinh thường xuyên, nên tùy cơ cảm mà ứng hiện. Do vậy chúng sinh thường mong chiêm bái và ngưỡng vọng.
39. Từ câu: “Vô cấu thanh tịnh quang” đến câu: “Phổ minh chiếu thế gian” (Sáng thanh tịnh không dơ … khắp soi sáng thế gian).
Đoạn này nói về tác dụng của trí quán.
Vô cấu thanh tịnh quang là nói về ba đức của pháp thân: Vô cấu là giải thoát đức, Thanh tịnh là pháp thân đức, Quang minh là bát nhã đức. Đây là ba đức mà Bồ tát đã chứng đắc, tác dụng của những đức này chiếu khắp thế gian. Đức ấy như mặt trời trí tuệ có thể phá mọi u tối và tam tai. Do mê mờ về chân tính nên các pháp biến động, nay ba đức viên mãn nên hàng phục được tam tai tránh được các nạn. Trí quán này thường chiếu khắp thế gian, vậy nên biết rằng Bồ tát chưa từng có một niệm xa rời chúng sinh.
40. Từ câu: “Bi thể giới lôi chấn” đến câu: “Diệt trừ phiền não diệm” (Lòng bi răn như sấm … diệt trừ lửa phiền não).
Đoạn kệ tụng này nói về ứng cơ thuyết pháp.
Đoạn kệ tụng này nói về ứng cơ thuyết pháp.
Đã chứng pháp thân, đủ cả ba đức. Nhưng pháp thân tịch diệt mà có thể ứng hiện thuyết pháp độ sinh là nhờ sức mạnh của từ bi vô duyên. Tuy nhiên pháp thân không thể tính nên lấy từ bi làm thể tính. “Giới” là giáo giới của pháp thân xuất phát. Cho nên sắp thuyết pháp, trước dùng sấm sét để kích động tâm cơ chúng sinh, rồi dùng tâm từ mà hưng khởi mây pháp rộng lớn, sau cùng mới tưới mát nước pháp cam lồ, do vậy mà diệt trừ phiền não của chúng sinh. Vậy nên trong kinh nói: “Đối tượng của Bồ đề là nỗi khổ của chúng sinh. Nếu không có từ bi thì Phật không ra đời, cũng không có pháp mà nói.
41. Từ câu: “Tránh tụng kinh quan xứ” đến câu: “Chúng oán tất thối tán” (Cải kiện qua chỗ quan …. Cừu oán đều lui tan).
Đoạn tụng này nói do diệt trừ phiền não, nên có thể làm tan đi oán hận thù hằn. Nhờ sức quán chiếu mà có.
42. Từ câu: “Diệu Âm Quán Thế Âm” đến câu: “Niệm niệm vật sinh nghi” (Diệu Âm Quán Thế Âm … niệm niệm chớ sinh nghi).
Đoạn tụng này dựa vào đức mà lập danh, khuyến khích trì tụng được lợi ích.
42. Từ câu: “Diệu Âm Quán Thế Âm” đến câu: “Niệm niệm vật sinh nghi” (Diệu Âm Quán Thế Âm … niệm niệm chớ sinh nghi).
Đoạn tụng này dựa vào đức mà lập danh, khuyến khích trì tụng được lợi ích.
Vô tâm thuyết pháp nên gọi là Diệu Âm, không suy nghĩ mà biết nên gọi là Quán Âm. Do thanh tịnh không dính mắc nên gọi là Phạm Âm. Cứu ứng kịp thời gọi là Hải triều Âm.Tất cả đều không phải là Âm thanh của thế gian. Cho nên thường nghĩ nhớ, tin chắc đừng nghi vậy.
43. Từ câu: “Quán Thế Âm tịnh thánh” đến câu: “Thị cố ưng đảnh lễ” (Quan Âm bậc tịnh thánh … cho nên phải đảnh lễ).
Đoạn này tán thán công đức, khuyên nên quy y để nói lên sự lợi ích. Do đã chứng pháp thân nên gọi là tịnh thánh. Giúp cho mọi chúng sinh nên cùng ở trong khổ não sinh tử mà làm chỗ nương tựa. Có đủ mọi công đức nên đủ mười bốn pháp vô úy. Do dùng mắt từ bi nhìn chúng sinh, mà ba mươi hai ứng thân có đủ để làm nơi hội tụ phước đức cho chúng sinh vô lượng như biển. Nên đáng đảnh lễ.
44. Từ câu: “Nhĩ thời Trì Địa Bồ tát” đến câu: “Công đức bất thiểu” (Bấy giờ ngài trì Địa Bồ tát … công đức người đó chẳng ít).
Đoạn này đúc kết lại tán thán công đức nghe phẩm này.
Do ngài Trì Địa đúc kết công đức, vì ngài Quán Âm chứng được pháp thân, tận cùng của Nhất chân địa. Ngài có thể sử dụng tâm lượng rộng lớn để tự nhiên tiếp cận chúng sinh mà phát xuất các công đức. Do vậy lấy ngài Trì Địa để đúc kết và tán thán.
Quán Thế Âm dùng diệu dụng vô tác ứng hiện nơi chúng sinh gọi là “Nghiệp tự tại”, không chỗ nào mà không ứng hiện nên gọi “Phổ môn thị hiện” không chỗ nào mà không cứu, nên gọi là “Thần thông lực”. Ngài Quán Âm đã chứng bậc Diệu giác, tuy ở nơi quả vị mà ngài không bỏ hạnh nguyện của mình. Ngài đã thành Phật mà thị hiện thân khắp pháp giới nên gọi là “Phổ môn”. Như phẩm Diệu Âm ở trước là thuộc công hạnh của bậc Đẳng giác trở về trước, nên còn nhờ sức tam muội, do vậy còn có tướng qua lại (vãng lai). Ý Phật thuyết ba phẩm này là ở nơi công hạnh nhập Phật tri kiến, tất nhiên phải phá trừ hai sự chấp trước, làm sạch đi hai chướng ngại, đạt được ranh giới của chân như. Hiện diện dụng đại thần thông mà nhập địa vị Diệu giác, nhân quả nhất như, mới là cứu cánh. Cho nên tôi (tác giả) căn cứ vào kinh Lăng Già để giải thích ba loại ý sinh thân để thấy rõ thứ tự chứng nhập. Kinh này không nói đến địa vị thứ tự, nên đặc biệt đặt kinh này vào vai trò trình bày thật hạnh.
Phật chuẩn bị dạy cho các hàng Bồ tát mới được thọ ký làm thực nghiệm nhập Phật tri kiến cho vị lai. Ý sâu xa muốn nói rằng Như Lai thuyết pháp, không thể dùng kiến thức nông cạn mà xem thường được!
45. Từ câu: “Phật thuyết thị Phổ môn phẩm” đến câu: “Tam miệu tam Bồ đề tâm” (Lúc Phật nói phẩm Phổ môn này … vô thượng chánh đẳng chánh giác).
Đây là đoạn kết, nói về thành tựu công hạnh Phật quả Bồ đề gọi là Vô đẳng đẳng, nghĩa là không có vật gì bằng mà bằng tất cả. Do Quán Âm chứng đắc như vậy (Quả vị Bồ đề) nên người nghe đều phát tâm Bồ đề để thành tựu diệu hạnh./.