DUY MA KINH LƯỢC SỚ

Thiên thai, Sa-môn Trạm Nhiên lược.

 

GIẢI THÍCH PHẨM: PHÁP CÚNG DƯỜNG

Phẩm này chính nói Đế Thích hoằng kinh hộ trì Đại pháp tức là đoạn Lưu thông thứ ba gồm có hai phẩm. Lưu thông từ thí dụ mà được tên, như “Kỳ nguyên nhĩ”đã giải thích là từ trên suốt dưới gọi là Lưu, không chỗ nào bị trở ngại gọi là Thông. Nay dùng kinh pháp bảo thật tướng Vô thượng này khắp đủ các đời chúng sinh khiến cho không ủng tắc cách ngăn, ở đời rốt sau những kẻ có duyên đều thắm đượm lợi ích, đây là do lòng từ bi thuần hậu vậy. Văn này có hai:

  1. Từ phẩm này nói Thiên đế hộ pháp nêu việc ngài Nguyệt Cái dùng pháp cúng dường để nói sâu sắc lợi ích hộ trì hiển bày đức trọng việc hoằng kinh.
  2. Từ phẩm Chúc Lụy trở đi nói Đại Thánh ân cần phó chúc, trịnh trọng khiến cho đời tượng mạt, giáo pháp vẫn được tuyên thông.

– Phần này có hai:

  1. Thiên đế khen ngợi hoằng kinh.
  2. Như Lai kể thành ý ấy.Phần một Thiên đế khen, có ba: a- Khen pháp. b- Khen người. c- Phát thệ.

– Khen pháp: Nay nói Thiên đế muốn hộ trì Đại Điển, tu tập pháp môn cao quý giữ gìn kinh này cốt ý duy trì sự hoằng hóa, tức là dùng pháp cúng dường pháp thân. Như Thích Luận nói: Ca-tỳ-la là nơi sinh sinh thân, Ma-già-đà là nơi sinh pháp thân, vì báo ân mà thường ở tại hai nước nói pháp. Trong hai nước thì báo, pháp thân thường nói pháp ở nước Ma-già-đà. Hộ trì tức là pháp cúng dường vậy. Lại nữa, Thiên đế và Phạm vương đồng thỉnh Phật nói pháp. Như Lai nhận lời quán biết cơ không kham lãnh Đại thừa, bèn khai giáo Tiểu thừa. Khi Tiểu giáo đã hưng, bèn nói Đại. Nay giải thoát Bất tư nghị này cũng là đáp lời thỉnh xưa. Thích Luận nói: Nói Bát-nhã cũng là đáp lời thỉnh của Phạm vương Thiên đế. Thiên đế đã được đáp thỉnh nên vui mừng hộ trì. Như nói Thiên chủ được quả A-na-hàm không cần lưu thông Đại giáo. Đây là trong Tam tạng giáo gọi là Na-hàm. Kinh Hoa Nghiêm nói Thiên chủ trụ ở mười pháp môn bất tư nghị, đâu lại không kham lưu thông pháp này. Lại vì Thiên chủ giáo hóa quần sinh rất là nổi tiếng. Trong phần khen pháp thì trước khen cái dụng của giải thoát bất tư nghị, kế khen pháp thật tướng. Không có pháp thì không do đâu mà thành người, không có người thì lấy gì mà hiển bày pháp, nên phải cùng khen.

Trăm ngàn kinh, tức là các kinh dạy đầu tiên A-hàm… trong Ahàm cũng có thọ ký cho ngài Di-lặc, đâu ngại gì đối Văn-thù nói pháp. Lại nữa, Thông giáo, Biệt giáo chưa từng nghe pháp môn Viên giáo này là đạo đầy đủ, thể dụng khó lường, xưa chưa từng nghe. Khen người có hai:

  1. Giải thích công đức nghe kinh.
  2. Nêu hạnh Như pháp.

Đóng các nẽo dữ là chỉ thiện, mở các cửa thiện là hành thiện. Hành tức là quán, chỉ tức là định. Trong đây ước hai thứ nhân quả mà xét. Vì Phật hộ niệm, là nói người tu hai nhân chỉ và hành, khế hợp đạo lý sâu sắc, thế nên gia hộ những gì đáng gia hộ, nên nói hộ niệm. Nhưng Phật khắp hộ chúng sinh, chúng sinh không có ghẻ độc thì không được nhập. Nếu tu nhân chỉ, hành này tức là có nghĩa tín tâm bị ghẻ độc cũng được hộ niệm. Quán tâm, là dùng chỉ quán điều tâm gọi là giác. Tất cả tà niệm loạn động liền dùng hai pháp chỉ quán mà quán, không cho duyên niệm được khởi. Đó là thường hộ niệm cho giác tâm. Hàng phục ngoại đạo tức là điều phục hai hoặc kiến tư, sáu mươi hai kiến các đạo tà chấp, được đạo Bồ-tát đã hay hàng phục các ma phiền não như trước nói. Cho đến bốn ma, tám ma, mười ma… Nên văn trên nói: Đầu tiên ở cội Bồ-đề, ra sức hàng ma được cam lộ diệt, khi đã thành giác đạo, đối với các pháp Không còn quái ngại, chí hay tồi phục các ngoại đạo, tức là người phát tâm tu học viên quán. Khi nhập sơ phát tâm liền hay tám tướng thành đạo gọi là Phật. Hàng phục ma oán, độ thoát tất cả mà tu trị Phật đạo, tức là giáo hóa ngoại đạo làm tám tướng của Phật, nhưng nội tâm đối với pháp thân luôn tu trị đạo thành tựu đầy đủ Phật pháp nào thiếu sót, ở yên chốn đạo tràng, như ngài Quang Nghiêm luận tướng đạo tràng. Tiếp bdựa theo Phật làm những việc Phật làm, trụ nơi Phật trụ. Chư Phật đến như thế, ta cũng đến như thế đều là lân quả lần lượt khen ngợi.

Phát nguyện hoằng pháp “Như có người trì tụng…”

Phần hai từ ‘Phật nói lành thay…, là kể thành ba đoạn Thiên đế trên:

  1. Kể việc khen pháp.
  2. Kể việc khen người.
  3. Kể việc phát thệ.

Kể việc khen pháp: Ta giúp ông vui mừng, là nói kinh này là Bồđề bất tư nghị của Phật ba đời tức là kể việc khen pháp. Nói Bồ-đề Bất khả tư nghị của Phật ba đời tức là pháp thật tướng, Phật do thật tướng này mà được Bồ-đề.

– Kể việc khen người: “Nam nữ thọ trì kinh này là cúng dường Phật ở quá khứ, vị lai, hiện tại…” là kể việc khen người. Phần này có bốn: 1- Suy lường công đức.

  1. Hỏi.
  2. Đáp.
  3. Chánh suy lường.

– Ở phần suy lường có hai:

  1. Cách cúng dường Phật hiện tại.
  2. Xây tháp sau khi Phật diệt độ.

Phần hỏi, như văn.

Phần đáp, có hai:

  1. Đáp rất nhiều.
  2. Giải thích lý do không kể hết.

Trong kinh Đại thừa nói suy lường cúng dường sinh thân không bằng pháp thân. Vì sao? Vì đây chính nói phước sinh thân không động không xuất, còn công đức của pháp thân thì hay động hay xuất. Xuất là lìa khỏi sinh tử, nên nói phước không hướng đến Bồ-đề; hai là hướng đến Bồ-đề. Đối với thật gọi là liễu nhân, đối các tên khác thì gọi là sinh nhân. Sinh nhân là duyên nhân. Phước đức không động không xuất không tiến đến Bồ-đề. Công đức thì có hết đối với thật gọi là liễu nhân. Thật tức là thật tướng, liễu nhân là chiếu liễu, cùng thật tướng tương ưng có thể tiến đến Bồ-đề. Công đức không hết đồng với hư không bình đẳng pháp giới. Đâu được cùng phước đức bất động bất xuất mà trước là pháp hữu hạn mà suy lường. Cúng dường sinh thân gọi là sinh nhân không tiến đến Bồ-đề, cúng dường pháp thân thật gọi là liễu nhân hay tiến đến Bồ-đề, thế nên không thể suy lường cùng cực được. Kim Cang Bát-nhã có nói: Trụ tướng bố thí như người vào chỗ tối không thấy gì, còn không trụ tướng bố thí như người mắt sáng ở dưới ánh mặt trời thì thấy rõ mọi vật. Hư không ở Đông phương không thể suy lường, ở Nam, Tây, Bắc phương cũng khó lượng định, pháp cúng dường là cao nhất. Lại nữa Đại phẩm có nói: Thật tướng là mẹ của chư Phật ba đời, nếu mẹ bị bệnh thì các con đều buồn lo. Nếu pháp thật tướng không rộng khắp chúng sinh ước vào chúng sinh nên nói thật tướng có bệnh. Nếu chỉ cúng dường một Phật còn đối các Phật khác thì không có công đức, nếu chê bai một Phật đối các Phật khác thì không tội, nếu cúng dường tướng thật tướng mẹ Phật thì đầy đủ công đức của chư Phật ở mười phương

ba đời, nếu hủy báng mẹ Phật thì mắc tội đối với chư Phật. Thế nên kể việc Thiên đế nói: Bồ-đề của chư Phật đều từ đó sinh ra. Tướng Bồ-đề không thể hạn lượng.

Phần Chánh suy lường, trong đó cũng khen hai hạnh tín pháp, nghe kinh bất tư nghị ấy mà tin hiểu, đó là kể thành bậc Tín hành trên. Tu hành có nhiều phước là kể thành pháp hành trên.

Kể việc phát thệ hoằng kinh hộ trì để truyền rộng rãi “Quá khứ Dược Vương Phật…”. Văn có bốn:

  1. Nói nguyên do pháp cúng dường ở quá khứ.
  2. Nói về vương tử Nguyệt Cái.
  3. Kết hội xưa nay.
  4. Kế giải thích thành.

– Trong phần nói nguyên do pháp cúng dường ở quá khứ có ba:

  1. Nói có Phật.
  2. Nói có lệnh vua sai các con cúng dường.
  3. Nói các con vâng lệnh vua cúng dường.

Trong phần nói về vương tử nguyện cái “Vua có một người con tên là Nguyệt Cái” trở xuống…. Văn có chín:

  1. Vương tử ngồi một mình suy nghĩ tìm pháp cúng dường cao quý.
  2. Trên không trung có tiếng cảnh giác.
  3. Nhân đó hỏi pháp cao quý.
  4. Trời khuyên hỏi Như Lai.
  5. Đến xin Phật.
  6. Phật chỉ cách.
  7. Nghe pháp được thuận nhẫn.
  8. Phật ký việc hộ pháp.
  9. Xuất gia vì đạo cúng dường pháp.

– Ở phần sáu, Phật chỉ cách có hai:

  1. Nói pháp thắng diệu.
  2. “Nếu nghe những kinh ấy mà tin hiểu…” là nói tâm cúng dường.

– Ở phần pháp thắng diệu, có bốn:

  1. Phật nói … là nói pháp tối diệu.
  2. Bồ-tát Pháp Tạng dựa pháp luận nhân.
  3. Thường khiến chúng sinh ngồi đạo tràng… là dựa pháp luận quả.
  4. “Phật Hiền Thánh…” là Phật khen và ấn định nhân quả.

Nay nói về người tin sâu kinh này, là về lý thật tướng thì không phải sâu không phải cạn, mà làm sâu cạn hai duyên. Trong không phải sâu cạn mà nói hai thứ sâu cạn. Cạn là kinh thuộc Tam tạng giáo, Thông, Biệt giáo, còn sâu là giáo viên cực, gọi là kinh sâu. Hình dạng kinh sâu tức như nghĩa quán thân thật tướng mà Đại sĩ từ trước nay đã nói, tức là kinh sâu thanh tịnh. Khó tin là như trong một hạt vi trần có cả đại thiên kinh quyển. Người không tin là lý thật tướng chỉ ở trong tâm không phải nhọc tìm đâu xa, gần mà không biết, nên nói là Không tin, nên gọi là khó tin. Khó nhận là nếu có nhận thì có làm, nếu không nhận thì không làm. Tức tin nhận thật tướng thì hay tu hành, nếu không tin nhận thì không thể tu tập. Vi diệu, tức là tên khác của giải thoát bất tư nghị. Cũng là ba đức vi diệu: Ngã, pháp, diệu khó nghĩ bàn. Thanh tịnh không nhiễm, là Không bị ba thứ kiến tư dấy nhiễm, cũng như hư không không có uế tịnh. Không phải suy lường phân biệt mà hay được, là động niệm suy tưởng thì không thể khế hợp. Không nghĩ nhớ, không phân biệt, tự nhiên lưu nhập biển Tát-bà-nhã. Cũng không phải là hạng người phương tiện của Tam tạng giáo, Thông Biệt lường biết được.

Nói về nhân: Bồ-tát Pháp Tạng nhiếp bộ, là nói Bồ-tát Pháp Tạng nghe và giữ hạnh trước. Tạng ba đức bí mật là Không dọc, không ngang không chỗ chứa nhóm bèn gọi là tạng “kho) gồm nhập các pháp đều ở trong ấy. Đà-la-ni ấn, Đà-la-ni gọi là hay ngăn giữ. Giữ các thiện không mất, ngăn các ác không khởi, không khởi không mất gọi là ấn. Đến bất thoái chuyển, tức là ngăn giữ các thiện không có thoái chuyển, cũng là vị bất thoái Vô sinh pháp nhẫn mà thành tựu sáu Độ… Khéo phân biệt thuận với Bồ-đề, tức là khéo hay phân biệt tướng các pháp ở Đệ nhất nghĩa mà không động. Ở trên các kinh, là trên các kinh của Tam tạng giáo, Thông, Biệt giáo. Nhập đại từ bi, tức là khởi Vô duyên từ như ba mươi hai thứ từ đã nói trên. Lìa các ma, tức là lìa tám ma, mười ma… cũng là lìa ba thứ ái. Thiên ma thuộc sinh tử bị ái lưu chuyển, Bồ-tát lìa đây, nên gọi là lìa ma. Và tà kiến, cũng là tất cả các kiến trong ba thứ phương tiện, từ đây trở về trước đều gọi là tà kiến. Trong thật tướng đều lìa các kiến này.

Thuận nhân duyên, tánh nhân duyên tức là thật tướng, thuận thật tướng này mà quán sâu các pháp, đủ nhân duyên thứ hai sinh và pháp Không, tức là pháp Không. Duyên thật tướng tu hai không Tam-muội.

Dựa theo luận nói quả: Ngồi ở đạo tràng, là nếu hay như đây mà viên quán thật tướng nhập Niết-bàn. Bát-nhã gọi là trụ. Khi trụ ở phát tâm trụ tức hay tám tướng thành đạo, tùy duyên làm Phật. Cho nên nói: “Khi mới phát tâm liền ngồi đạo tràng”.

Chuyển pháp luân, là viên, đốn, tiệm ba giáo, nên nói chuyển pháp luân. Thiên long cùng khen ngợi, tức là đã ngồi đạo tràng làm Phật lợi ích cho tất cả, nên nhân Thiên kính ngưỡng. Nhập Phật pháp tạng, tức đặt các con trong bí mật tạng. Viên giáo nhiếp bốn mươi hai Hiền Thánh, Thiên giáo nhiếp hai mươi bảy Hiền Thánh, đều là Phật pháp tạng “kho Phật pháp”. Tất cả trí tuệ, tức đều khiến người học Thiên, Viên được nhập Phật tuệ. Kinh Pháp Hoa nói: Người như thế ta cũng khiến cho nhập Phật tuệ. Nói đạo ra làm của chúng Bồ-tát, là Bồ-tát lấy thật tướng làm đạo, tuy học các giáo khác, nhưng cuối cùng vẫn dẫn về thật tướng. Nương nghĩa thật tướng, là hoặc nhân hoặc quả không được lìa thật tướng, ước vào thật tướng này mà luận giáo Thiên, Viên. Nên Pháp Hoa có nói: Nếu người trí sâu vì nói pháp này, tức nói thật tướng. Lại nói: Nếu không hiểu pháp này, thì Như Lai trong các thâm pháp khác, bày giáo lợi hỷ tức nói giáo Thiên tiệm, là tuyên nói vô ngã trụ ở không tịch diệt vậy. Hay cứu việc hủy cấm là trong phương tiện giáo đều trái với viên cực gọi là hủy cấm, nếu vào viên trung thì không còn lỗi phương tiện. Cũng là trong Tiểu thừa hủy trọng cấm mà không sám hối, nếu là Đại thừa thì hay có vô sinh chánh quán mà chùi rửa, nên nói là cứu việc hủy cấm. Các ma ngoại đạo kinh sợ, tức là đoạn trừ tâm hai thứ ái kiến, nên không có năm sợ.

Chư Phật khen ngợi, tức là khế hợp với thật tướng, sơ tâm tức hay làm Phật, nên vì các Thánh mà khen ngợi. Xây lưng với sinh tử, tức xây lưng với ba thứ sinh tử. Hiện bày Niết-bàn, tức thị hiện bách cú giải thoát, mười phương Phật đã nói, tức tất cả Phật đạo đều cùng nói thật tướng này.

Từ “nếu nghe các kinh như thế” là phần nói về tâm cúng dường.

Phần này có hai:

  1. Nói tín hành.
  2. Nói pháp hành.

Nếu nghe nói pháp thật tướng, tức từ nghe mà sinh hiểu, thấu suốt vô ngại, gọi là tâm tín hành cúng dường. Nếu nghe và không nghe mà như pháp tu hành, quán nhân duyên là Không đoạn các vọng kiến, thấy lý thật tướng, được Vô sinh nhẫn, đó gọi là tâm pháp hành cúng dường. Lại ước vào bốn y mà giải thích, là đối với pháp liễu Bất khả đắc thì gọi là y nghĩa. Giáo của chư Phật vốn đậu căn cơ vật mà tuyên nói, không cố chấp nhất định, nên nói không y ngữ. Thức là pháp có đủ phiền não nên không thể y thức. Không hiểu nghĩa kinh là ba giáo phương tiện không phải thật, nên không thể y, hiểu là nghĩa có thể y. Người là sinh thân nên không thể y. Thấu suốt tận đáy vô minh, là biết xưa nay không sinh nên rốt ráo không diệt. Quán nhân duyên không dứt hết, tức là si cũng như hư không không thể hết.

Ở phần bảy nghe pháp được nhu thuận nhẫn, tức có hai: a) Được thuận nhẫn.

b) Cởi bảo y cúng dường để báo ân.

Nếu theo Viên giáo mà nói nhu thuận nhẫn, thì nhu là nhu phục tức thập tín, ngôi vị thiết luân sáu căn thanh tịnh, nếu phát chân minh nhập lý tức được Vô sinh nhẫn. Cởi y cúng dường có hai: Cúng dường và phát nguyện làm pháp cúng dường.

Thỉnh oai thần Phật gia bị khiến được hàng phục ma oán, tuyên thông đại pháp.

Phần tám: Phật thọ ký, chỉ ký vào đời sau là người hoằng pháp hộ trì hay hưng lập đạo pháp cùng người có duyên, chưa thấy văn thọ ký cho làm Phật. Xa mà luận cũng nêu lên ra đây. Toàn văn chưa có.

Phần chín: Nói xuất gia tu đạo làm pháp cúng dường. Phần này có hai:

Nói xuất gia hộ pháp.

Nói hóa độ người nhiều ít.

Trăm vạn người phát Bồ-đề tâm là dùng Viên giáo mà nói, mười bốn na-do-tha người phát tâm Nhị thừa là dùng phương tiện mà dẫn dụ. Dùng hai pháp Thiên Viên này dẫn dắt chúng sinh, nên nói là pháp cúng dường.

Phần Kết hội xưa nay. Như văn.

Phần Kể thành việc phát nguyện hoằng kinh hộ trì lưu truyền rộng khắp, cũng nói là hộ trì người hành kinh đều khiến được an ổn.