KIM QUANG MINH TỐI THẮNG

VƯƠNG KINH SỚ

Tam Tạng, Pháp sư Nghĩa Tịnh đời Đường vâng chiếu dịch.
Sa-môn dịch kinh Tuệ Chiểu soạn.

Phẩm ĐẠI CÁT TƯỜNG THIÊN NỮ TĂNG TRƯỞNG TÀI VẬT

Phẩm Đại Cát Tường Thiên Nữ Tăng Trưởng Tài Vật có chia ra làm ba phần:

1. Lý do có phẩm này giống như trước.

2. Giải thích tên gọi: Trước đây có ít nay thêm nhiều hơn nên gọi là Tăng, trước kia không có nay khiến cho đạt được gọi là trưởng, tài nghĩa là bảy thứ quý báu, vật nghĩa là bốn việc. Nếu có thể mở mang kinh thì Thiên nữ làm cho tài vật tăng trưởng. Phẩm này nói rộng về điều đó, nên gọi là phẩm Tăng Trưởng Tài Vật, những điều còn lại như trước đã giải thích.

3. Giải trừ vấn nạn.

Hỏi: Phẩm này cũng đem lại thức ăn uống, tăng thêm giai vị, cùng với phẩm sau có gì khác?

Đáp: Có thể đem lại giúp cho là khác. Lại nữa, Tam tạng Chân đế nói: “Phẩm này chính thức giúp về áo quần, tài vật quý báu, ăn uống đều đầy đủ, phẩm sau chính thức giúp về thức ăn uống, những điều còn lại đều bao gồm trong đó.”

Văn kinh: Bấy giờ, Đại Cát tường Thiên nữ lại bạch Phật rằng: Bạch Đức thưa Thế Tôn! Thành của Thiên vương Bệ-thất-la-mạt-noa ở phía Bắc tên là Hữu tài, cách thành không xa có khu vườn tên là Diệu hoa Phước quang, trong vườn có cung điện tuyệt đẹp được tạo thành bằng bảy thứ báu. Bạch Đức Thế Tôn! Con thường ở trong đó.

Tiếp theo nói về pháp đạt được. Văn trong phẩm chia làm bốn:

  1. Nói về quy tắc thỉnh cầu.
  2. Từ “Con vào lúc bấy giờ…” về sau là nói về lợi ích đạt được.
  3. Từ “Đã đạt được quả báo…” về sau là chỉ bày thọ dụng.
  4. Từ “Lúc ấy…” về sau là Đức Thế Tôn khen ngợi lợi ích.

Ngay trong quy tắc thỉnh cầu lại chia làm ba:

1. Chỉ ra trú xứ, muốn khiến nêu ra sự có mặt của tâm.

Văn kinh: Nếu lại có người muốn cầu ngũ cốc, ngày ngay thêm nhiều, kho lẫm tràn đầy.

Tiếp theo là phần thứ hai, nêu ra người cầu nguyện.

Văn kinh: Nên phát khởi tâm kính tín, dọn dẹp sạch sẽ một ngôi nhà, bôi cù-ma trên đất, nên họa hình tượng con, các loại chuỗi ngọc trang hoàng khắp nơi; nên tắm gội thân thể, mặc áo quần mới sạch, thoa các hương thơm quý hiếm, vào trong tịnh thất, phát tâm vì con mỗi ngày ba thời xưng niệm danh hiệu Đức Phật đó và danh hiệu kinh này, rằng kính lễ Nam-mô Lưu Ly Kim Sơn Bảo Hoa Quang Chiếu Cát Tường Công Đức Hải Như lai, mang các hương hoa và dùng các đồ ăn thức uống ngon ngọt dốc lòng phụng hiến, cũng dùng hương hoa và các đồ ăn thức uống cúng dường hình tượng con, lại rải đồ ăn thức uống ở các phương khác bố thí cho các loại quỷ thần, nói lời chân thật thỉnh cầu Đại Cát Tường Thiên, phát nguyện mong cầu, nếu như lời nói của con thật không luống dối thì đối với sự thỉnh cầu của con đừng để cho trống không, lúc ấy, Cát tường Thiên nữ biết việc này rồi liền sinh tâm thương xót khiến trong nhà đó tài vật ngũ cốc thêm nhiều, tức là nên tụng thần chú triệu thỉnh con, trước tiên xưng niệm danh hiệu Phật và danh hiệu Bồ-tát.

Tiếp theo là phần thứ ba nêu bày phương pháp. Trong đó lại có hai:

2. Nêu rõ khuyến khích thỉnh cầu tu tập chắc chắn được toại nguyện.

3. Từ “Tức là nên tụng thần chú…” trở xuống chính là dạy pháp đó.

Đây là phần đầu nêu ra, nên dọn sạch nhà cửa, tắm gội thân thể, cúng dường cầu thỉnh con thì chắc chắn được mãn nguyện, tức là dọn sạch nhà cửa, làm đàn tràng, sám hối lễ bái, cúng dường tụng chú, sắp đặt chỗ ngồi, chẳng phải trước sau trình bày khác nhau, nhưng căn cứ theo văn kinh nêu bày, chính thức chỉ dạy, tùy tiện tức là nói không y theo thứ lớp. Trong phần nêu ra có chia làm bảy phần:

  1. Khuyến khích phát khởi tín tâm bởi vì cần phải có tín tâm mới thọ trì, thực hành được.
  2. Từ “Dọn dẹp sạch sẽ…” về sau là nói việc thực hành đàn tràng.
  3. Từ “Nên tắm gội…” về sau là dạy nghiêm tịnh thân thể.
  4. Từ “Vào trong tịnh thất…” về sau là nói nơi thực hành pháp.
  5. Từ “Phát tâm vì con…” về sau là nói về pháp tu tập, pháp tu tập có năm:

a) Nêu rõ tâm phải làm những gì.

b) Từ “Mỗi ngày…” trở xuống là thời hạn tu tập.

c) Từ “xưng niệm danh hiệu Đức Phật đó…” trở xuống là sơ lược chỉ bày quy y kính lễ.

d) Từ “Mang các hương hoa…” trở xuống là chỉ bày cúng dường, cúng dường có ba:

  • Cúng dường Tam bảo.
  • “Cũng dùng hương hoa…” trở xuống là cúng dường Thiên nữ.
  • “Lại mang đồ ăn, thức uống…” trở xuống là khiến cúng dường quyến thuộc và tất cả các vị thần linh.

e) Từ “Nói lời chân thật…” trở xuống là chỉ bày cầu thỉnh.

  1. Từ “Lúc ấy, Cát tường Thiên nữ…” về sau là nói nhờ tu nên chứng quả.
  2. Từ “Tức là nên…” về sau là dạy tụng chú quy y kính lễ.

Văn kinh: Nhất tâm kính lễ Nam-mô nhất thiết thập phương tam thế chư Phật, Nam-mô Bảo Kế Phật, Nam-mô Vô Cấu Quang Minh Bảo Tràng Phật, Nam-mô Kim Tràng Quang Phật, Nam-mô Bách Kim Quang Tạng Phật, Nam-mô Kim Cái Bảo Tích Phật, Nam-mô Kim Hoa Quang Tràng Phật, Nam-mô Đại Đăng Quang Phật, Nam-mô Đại Bảo Tràng Phật, Nam-mô Đông Phương Bất Động Phật, Nam-mô Nam Phương Bảo Tràng Phật, Nam-mô Tây Phương Vô Lượng Thọ Phật, Nam-mô Bắc Phương Thiên Cổ Âm Phật, Nam-mô Diệu Tràng Bồtát, Nam-mô Kim Quang Bồ-tát, Nam-mô Kim Tạng Bồ-tát, Nam-mô Thường Đề Bồ-tát, Nam-mô Pháp Thượng Bồ-tát, Nam-mô Thiện An

Bồ-tát.

Tiếp theo là phần thứ hai chính thức chỉ bày pháp tu tập. Căn cứ theo tác pháp có mười một loại:

  1. Trước tiên nên dạy tụng chú khiến thành tựu.
  2. Làm đàn tràng.
  3. Trang nghiêm thanh tịnh thân thể.
  4. Nên thọ tám giới.
  5. Trong hai thời vì bản thân và Thiên nữ cúng dường Tam bảo, và tự mình cúng dường Thiên nữ.
  6. Vì Thiên nữ và vì tự thân trong ba thời lễ lạy Phật, Pháp, Tăng.
  7. Tự sám hối tội lỗi của mình.
  8. Hồi hướng rộng khắp, phát khởi những điều cầu nguyện.
  9. Đối trước Thiên nữ quy y kính lễ thỉnh cầu.
  10. Chính thức tụng thần chú.
  11. Mong cầu Thiên nữ giúp mãn nguyện.

Nay văn không thứ lớp, y theo văn có chín thứ.

Một là lễ kính Tam bảo, kinh này và Phật Bảo Hoa cũng nên lễ kính, vì trước đã nói nên ở đây lượt bỏ không nói đến. Theo như trước cầu biện tài cũng lễ kính Tam bảo và các Thiên thần đều thỉnh cầu che chở, nay ở đây không thỉnh cầu điều đó vì tăng thêm tài vật dễ hơn.

Văn kinh: Kính lễ các Đức Phật và Bồ-tát như thế rồi, tiếp đến nên tụng chú triệu thỉnh Đại Cát tường Thiên nữ tôi, nhờ lực thần chú này mà mọi sự mong cầu đều được thành tựu.

Tiếp theo là phần thứ hai, dạy tụng thần chú ấy, có năm:

1. Kết thúc trước, phát sinh sau.

2. Từ “Tiếp đến nên…” về sau là dạy triệu thỉnh.

Văn kinh: Liền nói chú rằng: “Nam-mô Thất Lợi Ma Ha Thiên nữ – Đát điệt tha – bát lỵ bô luật noa chiết lệ – tam mạn đa – đạt lỵ thiết nê (khứ thanh, ở dưới đều đồng) – mạc ha tỳ ha la yết đế – tam mạn đá tỳ đàm mạt nê – mạc ha ca lý dã – bát lạt để sắt sá bát nê – tát bà át tha bà đàn nễ – tô bát lạt để bô lệ – a da na đạt ma đa – mạc ha tỳ câu tỷ đế – mạc ha mê đốt rô – ô ba tăng sất đê – mạc ha hiệt lỵ sử – tô tăng cận (nhập) lý – rất đê tam mạn đa át tha – a nô ba lạt nễ – sa ha.” Tiếp theo là phần thứ ba dạy chú phải tụng.

Văn kinh: Bạch Đức Thế Tôn ! Nếu người tụng trì thần chú này, lúc triệu thỉnh con, con nghe thỉnh cầu liền đến chỗ đó khiến cho nguyện được toại ý. Bạch Đức Thế Tôn! Đây là quán đảnh pháp cú, định thành tựu cú, chân thật cú, vô hư cuống cú, là bình đẳng hạnh đối với các chúng sinh, là gốc lành chân chánh.

Tiếp theo là phần thứ tư, có khả năng giúp nguyện được như ý. Từ “Bạch Đức Thế Tôn! Đây là quán đảnh…” về sau là phần thứ năm, khen ngợi công năng của chú, có sáu:

3. Quán đảnh pháp cú, nói về pháp của người thù thắng, như lên ngôi vua, quốc sư, cỡi voi lấy nước bốn biển, dùng cỏ cát tường rưới trên đỉnh người đó, biểu thị cho sự tốt lành, đây là biểu hiện được nghe Đà-la-ni này sẽ thọ nhận Phật vị.

4. Định thành tựu cú, là quyết định đầy đủ sở cầu.

5. Chân thật cú, là nói năng hợp với chân lý.

6. Vô hư cuống cú, là không lừa dối người khác.

7. Bình đẳng hạnh, là tất cả hữu tình đều được thực hành.

8. Gốc lành chân chánh là cội gốc của điều lành thế gian và xuất thế gian.

Văn kinh: Nếu có người thọ trì, đọc tụng thần chú này thì nên bảy ngày bảy đêm thọ trì tám giới.

Tiếp theo là phần thứ ba, dạy nên thọ giới. Ở đây là nói theo pháp của hai chúng tại gia, năm chúng xuất gia không cần phải thọ.

Văn kinh: Vào lúc sáng sớm, trước tiên đánh răng súc miệng, rửa mặt sạch sẽ rồi.

Tiếp theo là phần thứ tư dạy trong nghiêm thanh tịnh thân thể, cũng nên tắm gội mặc quần áo sạch sẽ.

Văn kinh: Đến lúc xế trưa dâng hương hoa cúng dường tất cả các Đức Phật.

Tiếp theo là phần thứ năm chỉ bày tu pháp cúng dường. Nói rằng đến lúc xế trưa là nói sáng sớm cũng vậy. Nói cúng dường Phật pháp và Bồ-tát cùng Cát Tường Thiên.

Văn kinh: Tự nói rõ tội lỗi của mình.

Tiếp theo là phần thứ sáu, dạy sám hối tội lỗi của mình.

Văn kinh: Nên vì bản thân và các chúng sinh hồi hướng phát nguyện khiến cho sự mong cầu mau được thành tựu.

Tiếp theo là phần thứ bảy, phát nguyện khắp vì tất cả.

Văn kinh: Dọn dẹp sạch sẽ một ngôi nhà, hoặc ở nơi A-lan-nhã vắng lặng, dùng cù-ma làm đàn tràng, đốt hương chiên đàn để cúng dường, bố trí một tòa ngồi tốt đẹp, phướn lọng trang nghiêm, bày các thứ hoa nổi tiếng bày biện trong đàn tràng.

Trở xuống là phần thứ tám, dạt lập đàn tràng. Cách lập đàn tràng, có năm:

  1. Phải ở vào nơi vắng vẻ thanh tịnh.
  2. Bôi Cù-ma trên đất.
  3. Vẽ hình tượng Thiên nữ Cát tường.
  4. Sắp đặt tòa cao.
  5. Treo phướn lọng, đốt hương, rải hoa.

Văn kinh: Nên dốc lòng tụng trì bài chú ở trước, mong muốn con đến.

Tiếp theo là phần thứ chín, mong cầu Thiên nữ giúp đỡ mãn nguyện nên triệu thỉnh Thiên nữ. Trong phần nêu thần chú nói lời dốc lòng này, tức là chỉ cho lời nói ở trước.

Văn kinh: Lúc bấy giờ, con liền hộ niệm quan sát người này, đến vào nhà người đó, lên tòa cao mà ngồi, thọ nhận sự cúng dường.

Tiếp theo là đoạn lớn thứ hai y theo thỉnh cầu đạt được lợi ích, có ba:

1. Cát Tường ứng hiện.

Văn kinh: Từ đây về sau sẽ khiến người ấy ở trong giấc mộng được thấy thân con.

2. Tiếp theo là phần thứ hai khiến mộng được thấy.

Văn kinh: Hễ mong cầu điều gì thì thực sự nói cho biết, hoặc nơi

xóm làng, chỗ vắng và trú xứ của Tăng, hễ người mong cầu điều gì đều khiến cho đầy đủ, vàng bạc châu báu trâu dê lúa mè, thức ăn uống áo quần đều được tùy tâm, thọ hưởng những điều vui sướng.

3. Tiếp theo là phần thứ ba chính thức nói về quả đạt được.

Văn kinh: Đã được quả báo nhiệm mầu như thế, nên dùng phần lớn cúng dường Tam bảo và bố thí cho con, tu nhiều pháp hội, bày biện các đồ ăn thức uống, xếp đặt các thứ hương hoa.

Tiếp theo là đoạn lớn thứ ba chỉ dạy sự thọ dụng, có sáu:

1. Nên dùng những đồ tốt đẹp nhất vì bản thân và ta để tu pháp cúng dường. Trong đây văn ví dụ, nên nói rằng: có thể sử dụng phần lớn vì bản thân và ta tu nhiều pháp hội, bày biện các thứ đồ ăn thức uống, chưng các hương hoa cúng dường Tam bảo.

Văn kinh: Đã cúng dường rồi, lấy tất cả vật dụng cúng dường thay đi và lại làm vật cúng dường cho con.

2. Tiếp theo là phần thứ hai nên đổi vật dụng cúng dường khác lại cúng dường cho Thiên nữ.

Văn kinh: Con sẽ suốt đời thường ở nơi đây, ủng hộ người này không để cho thiếu thốn, hễ mong cầu gì đều được như ý.

3. Tiếp theo là phần thứ ba, nguyên do thành tựu trước đó và khuyến khích khiến cúng dường.

Văn kinh: Cũng nên thường cung cấp, bố thí người nghèo thiếu, không nên tiếc lẫn chỉ vì bản thân mình.

4. Tiếp theo là phần thứ tư, nên cung cấp cho người nghèo thiếu, không nên dành riêng cho bản thân.

Văn kinh: Thường đọc kinh này, cúng dường không dứt.

5. Tiếp theo là phần thứ năm đã được giúp đỡ nên chính thức mở mang kinh này.

Văn kinh: Nên ban phước đức này, cho khắp tất cả, hồi hướng quả Bồ-đề, nguyện thoát khỏi sinh tử, mau chóng được giải thoát.

6. Tiếp theo là phần thứ sáu, tổng kết đem phước đức ở trước bố thí hồi hướng cho chúng sinh.

Văn kinh: Bấy giờ, Đức Thế Tôn ngợi khen rằng: Lành thay! Thiên nữ Cát tường! Người có thể truyền bá kinh này như vậy, tự tha đều được ích lợi không thể suy nghĩ bàn luận.

Tiếp theo là đoạn lớn thứ tư Thế Tôn khen ngợi ích lợi.