KIM QUANG MINH TỐI THẮNG

VƯƠNG KINH SỚ

Tam Tạng, Pháp sư Nghĩa Tịnh đời Đường vâng chiếu dịch.
Sa-môn dịch kinh Tuệ Chiểu soạn.

Phẩm ĐẠI BIỆN TÀI THIÊN NỮ

Phẩm Đại Biện Tài Thiên Nữ có chia làm ba phần:

  1. Lý do có phẩm này.
  2. Giải thích.
  3. Giải nạn.

 Nói về lý do có phẩm này: Trong phần Lưu thông có ba: Đầu tiên là tu hành lưu thông, trong đó lại nói: từ đây về sau năm phẩm tức là phần thứ ba, khiến cho tăng thêm phước trí. Trong phần tăng thêm phước trí, có bốn:

  1. Tăng thêm biện tài.
  2. Tăng thêm áo quần.
  3. Tăng thêm thức ăn uống.
  4. Tăng thêm trí tuệ.

Vì sao? Vì muốn pháp lưu thông để lợi ích đối với mọi người chắc chắn phải nhờ biện tài nói pháp cho chúng sinh nghe. Tuy có biện tài tuyệt vời nếu không có áo quần thì tướng không thể trang nghiêm. Nếu thiếu thức ăn uống thì bốn đại trống rỗng mệt mỏi, lại e rằng không thể chịu đựng thiếu thốn khổ sở sẽ từ bỏ thực hành tự lợi và lợi tha. Nếu lại có thể thực hành e rằng có sự mong cầu nhiễm trước nơi tâm. Do đó phải tăng thêm thức ăn uống, khiến cho lìa bỏ duyên ấy cho dù có duyên của vật chất. Nếu không có trí tuệ thì không thể thông hiểu nghĩa lý cao siêu của thế tục, vì nói pháp cho nên tăng thêm trí tuệ. Nhưng thực hành hai lợi thì lợi tha là trước tiên, nói pháp lợi ích chúng sinh thì phải nhờ vào bốn biện tài, vì thế trước tiên phải giải thích nên có phẩm này phát sinh.

 Giải thích tên gọi. Tiếng Phạn là Ma-ha (Hán dịch là Đại), Tátla-tất-tri-bà-để (Hán dịch là Biện tài), Đề-bà-tỷ (Hán dịch là Thiên nữ). Đầu tiên là giải thích phân tán Đại nghĩa, sơ lược có bốn: như luận Đại Trang Nghiêm chép: “Lại có bốn đại: Thắng xuất đại, vì ở trong ba cõi, năm thú mà được vượt ra; Tịch tịnh đại, vì thuận theo tướng Niết-bàn Vô trụ xứ; Công đức đại, vì hai nhóm phước trí được thêm lớn; Lợi vật đại, vì thường nương vào đại bi không lìa bỏ chúng sinh.”

Biện tài tức là bốn Biện tài, tức là tiệp trí (trí tuệ nhạy bén), tài tức là tài nghệ khả năng, có trí tuệ thông minh, khả năng tài nghệ nên nói là Biện tài, tức là biện tài này thuộc về một trong bốn thứ Đại nên gọi là Đại biện. Thần dụng tự tại, ánh sáng trong sạch gọi là Thiên, cũng tức là Đệ nhất nghĩa Thiên, thiên có đại Biện tài, đại Biện tài Thiên là người nữ nên nói là đại Biện tài Thiên nữ. Chân đế Tam tạng chép: “Bồ-tát ở địa thứ chín này có đủ bốn biện tài, lại thường giúp đỡ người khác cho có danh hiệu này.” – Giải trừ vấn nạn.

Hỏi: Trong bốn Biện tài, đây là Biện tài gì?

Đáp: Đầy đủ có bốn, vì sao biết được? Ở dưới nói rằng: “Đầy đủ trang nghiêm biện luận nói rằng từ vô ngại biện.” “Đối với văn tự cú nghĩa trong kinh này tức là hai biện tài về pháp và nghĩa. Thể của kinh có hai:

  1. Văn năng thuyên.
  2. Nghĩa sở thuyên, đều gọi là kinh.

“Có thể khéo léo khai ngộ” tức là lạc thuyết vô ngại biện. Tổng kết nói rằng “Lại ban cho Đà-la-ni tổng trì vô ngại”, Đà-la-ni tức là bốn năng trì, vô ngại tức là bốn Vô ngại biện sở trì.

Hỏi: Bốn vô ngại giải và bốn vô ngại biện có gì khác nhau?

Đáp: Hiểu rõ bốn thứ không vướng mắc gọi là giải, giải thích bốn thứ không vướng mắc gọi là biện, biện nương vào giải mà phát khởi, giải nhờ vào biện mà sáng tỏ, vì Thể là tuệ. Trong các kinh luận, hoặc theo nhau chỉ hợp nói bốn thứ. Nắm giữ (trì) bốn loại không quên gọi là bốn tổng trì, tức là bao gồm Niệm tuệ.

Hỏi: Nay Thiên nữ này có Biện tài tổng trì, sao không gọi là Đại Tổng trì Thiên nữ?

Đáp: Tổng trì là nhân, bốn pháp sở trì là quả, hiệu từ quả mà được, danh không dựa theo nhân. Lại giải thích: Biện là lợi tha, trì là tự lợi thù thắng, cho nên từ lợi tha thù thắng mà gọi là đại Biện tài. Vì vậy ở sau Trần như cầu thỉnh rằng: “Cúi mong trí tuệ Biện tài thiên dùng ngôn từ khéo léo bố thí cho tất cả”, về sau trong chỉ dạy cầu thỉnh cũng nói: “Kính lễ Biện tài Thiên, giúp tôi lời vô ngại…” căn cứ vào thực tế khẩn cầu thường bố thí tất cả.

Văn kinh: Lúc bấy giờ, đại Biện tài Thiên nữ ở trong đại chúng liền đứng dậy khỏi chỗ ngồi, đảnh lễ dưới chân Phật, bạch Phật rằng:

Bậch Thế Tôn!

Tán rằng: Toàn văn của phẩm này chia làm ba phần:

  1. Nêu ra ích lợi biện tài.
  2. Từ “Thế Tôn con sẽ…” trở xuống là chỉ rõ phương thức phép tắc.
  3. Từ “Lúc bấy giờ, Phật bảo…” trở xuống là Thế Tôn ngợi khen  khuyến khích.

Trong phần đầu lại chia làm hai: đầu tiên là nghi thức thỉnh cầu giảng nói, sau là làm lợi ích cho người tu hành. Đây là phần đầu.

Văn kinh: Nếu có Pháp sư nào giảng nói kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương này.

Tiếp theo là phần thứ hai, có hai: Đầu tiên làm lợi ích cho người trì tụng, giảng nói, sau từ “Lại nữa, kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương này…” trở xuống là ích lợi của người lắng nghe tu học. Đây là phần đầu, lại có hai: Thuận theo lợi ích cho người.

Văn kinh: Con sẽ lợi ích cho trí tuệ đó, đầy đủ trang nghiêm phân biệt ngôn thuyết.

Tiếp theo là phần hai, ích lợi về pháp, có ba:

  1. Nêu tổng quát.
  2. Từ “Đầy đủ…” về sau là nêu riêng.
  3. Tổng trì vô ngại là kết thúc.

Trong phần riêng, đầu tiên là ban cho từ vô ngại biện, tiếp từ “Nếu Pháp sư kia…” về sau là ban cho biện tài và Đà-la-ni khác. Đây tức là phần nêu chung và riêng từ vô ngại biện. Đây là địa thứ chín trở lên đạt bốn Biện tài, là bố thí cho người khác biện tài trong mười tám thứ thần biến. Nói rằng đầy đủ trang nghiêm tức là tám ngôn ngữ đều đầy đủ.

Văn kinh: Nếu Pháp sư kia đối với văn tự cú nghĩa trong kinh này có chỗ nào quên mất đều khiến cho nhớ lại, có thể khéo léo khai ngộ, lại ban cho Đà-la-ni tổng trì vô ngại.

Tiếp theo là phần thứ hai, giúp cho biện tài và những điều khác. Đối với văn tự cú tức là pháp, văn tức là chữ, thể dụng kết hợp rõ ràng, đây là năng thuyên y, thể chẳng phải năng thuyên, cú là năng thuyên giải thích các nghĩa, lược gọi là bất thuyết. Đều khiến cho nhớ lại tức là nắm giữ nghĩa lý của pháp. Văn nghĩa là sở trì, có khả năng nhớ nghĩ nắm giữ tức là tổng trì, nhân quả kết hợp mà nói. Có thể khéo léo khai ngộ tức là lạc thuyết biện tài. Lại ban cho Đà-la-ni tức là hai tổng trì chú và nhẫn. Tổng trì vô ngại ấy là kết thúc.

Văn kinh: Lại nữa, Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương này vì các hữu tình kia đã ở nơi trăm ngàn cõi Phật gieo trồng các gốc lành, nên người thọ trì ở châu Thiệm-bộ truyền bá rộng rãi lưư truyền khắp nơi; không mau chóng bị mất đi.

Tiếp theo là phần thứ hai, lợi ích của người lắng nghe, tu học.

Trong đó chia làm hai:

  1. Vì thuận người tu hành nên pháp truyền bá lâu dài.
  2. Từ “lại khiến cho…” về sau là nói có thể làm cho người học đạt được lợi ích rộng lớn.

Văn phần đầu có hai: Đầu tiên là nói về việc phải làm, tiếp đến là pháp truyền bá lâu dài, ở đây đồng với Bát-nhã, có thể sinh khởi một niệm tâm tịnh tín thì nên biết rằng đã từng cúng dường nhiều Đức Phật.

Văn kinh: Lại khiến cho vô lượng hữu tình nghe kinh điển này đều đạt được biện tài nhanh nhạy sắc bén, vô tận đại tuệ không thể suy nghĩ bàn luận, khéo léo hiểu rõ các luận và các kỹ thuật.

Tiếp theo tu học được lợi ích, có ba: Đầu tiên là hiện tại được biện tài, tiếp theo tương lai chứng quả Phật, sau là hiện tại tăng thêm thọ mạng… trong phần đạt được biện tài, đầu tiên là được biện tài nhanh nhạy sắc bén, tức là lạc thuyết và từ biện, vì trong một khoảnh khắc có thể biểu hiện các âm thanh gọi là nhanh nhạy sắc bén. Trong phần lạc thuyết biện lại có bảy thứ:

  1. Tấn biện, là nói thao thao bất tuyệt không hề chậm chạp.
  2. Tiệp biện, là cần nói liền nói không ngại ngần lắp bắp.
  3. Ứng biện, là thích ứng với thời cơ.
  4. Vô sơ mậu biện, là nói năng đích đáng.
  5. Vô đoạn tận biện, là nối nhau không đứt quãng.
  6. Phong nghĩa vị biện, là đầy đủ nghĩa lý.
  7. Tối thượng diệu biện, là thế gian không ai hơn.

Tiệp lợi tức là hai thứ biện đầu, vô tận tức là loại thứ năm, đại tuệ tức là các thứ còn lại. Khéo léo hiểu rõ các luận… tức là pháp nghĩa biện. Không thể suy nghĩ bàn luận là bao gồm cả bốn câu; diệu dụng không thể suy lường gọi là không thể suy nghĩ bàn luận.

Văn kinh: Thoát khỏi sinh tử, mau chóng hướng đến Vô thượng chánh đẳng Bồ-đề.

Tiếp theo là tương lai chứng quả Phật.

Văn kinh: Trong đời hiện tại tăng thêm thọ mạng, tiền tài đầy đủ, thảy đều khiến cho viên mãn.

Tiếp theo là hiện tại tăng thêm thọ mạng…

Văn kinh: Bạch Đức Thế Tôn! Con sẽ vì Pháp sư trì kinh đó và các hữu tình khác đối với kinh điển này ưa thích lắng nghe, nói về phương pháp tắm gội bằng chú dược (thuốc thần chú).

Tán rằng: Tiếp theo là chỉ rõ phương thức phép tắc, có hai:

  1. Chỉ rõ việc trì kinh và phương tiện cầu biện tài.
  2. Từ “Lúc ấy, pháp sư thọ ký về sau chính là cầu biện tài.

– Trong phần một có bốn:

  1. Nêu bày chung về pháp.
  2. Chỉ bày riêng phương pháp đó.
  3. Thiên nữ khuyến khích thực hành.
  4. Thế Tôn ngợi khen chỉ dạy.

– Phần một nêu chung lại có bốn:

  1. Nêu ra người thực hành.
  2. Nêu rõ pháp đã chỉ bày.
  3. Nêu rõ công năng của pháp.
  4. Nêu rõ huyến khích tu học.

Đây tức là hai phần đầu.

Văn kinh: Người kia vốn có sao xấu tai biến và lúc mới sinh thuộc về sao trái với số mạng, khổ sở về tật bệnh, đấu tranh chiến trận, ác mộng quỷ thần sâu độc, tà ma chú thuật khởi thi, các điều xấu ác như thế làm chướng nạn, thảy đều khiến cho trừ diệt, những người hiểu biết nên thực hiện phương pháp tắm gội như vậy.

Tiếp theo là nêu rõ công năng của pháp. Nói thuộc về ngôi sao là ngày sinh của người phàm thuộc về hai mươi tám vì sao, trong đó hoặc có vì sao dự kiến trái với số mạng, cho dù người không biết mà thực hành phương pháp tắm gội này thì chướng nạn cũng trừ diệt. Nói chú thuật khởi thi là chú thuật Tây phương có công năng làm cho thây chết đứng dậy đi khắp nơi, hoặc không hoàn toàn sử dụng để làm tổn hại đến mọi người. Nương theo phương pháp tắm gội này thì các thứ như vậy đều trừ diệt. Văn còn lại có thể hiểu. Đây là chỉ bày chung cho hai hạng người nói nghe và người cầu biện đều nên nương theo phương pháp tắm gội này.

Văn kinh: Nên chọn lấy ba mươi hai vị hương dược (vị thuốc có mùi thơm) như: mạo bồ (pha-giả), ngưu hoàng (cù-lô-chiết-na), mục túc hương (tắt-tất-lực-ca), xạ hương (mạc-ha-bà-già), hùng hoàng (mạc-cấm-si-la), hợp hôn thọ (thi-lợi-sái), bạch cập (nhân-đạt-la-háttất-đá), khung cùng (đồ-mạc-ca), cẩu kỷ căn (chiêm-nhị), trùng chi (thất-lợi-tiết-sắt-đắc-ca), quế bì (đốt-giả), hương phụ tử (mục-tốt-đá), trầm hương (ác-yết-lô), chiên đàn (chiên-đàn-na), linh bà hương (đayết-la), đinh tử (tác-cù-giả), uất kim (trà-củ-ma), bà luật cao (yết-labà), vi hương (nại-lạt-đà), trúc hoàng (cưu-lộ-chiến-na), đậu khấu nhỏ (tô-khấp-mê-la), cam tùng (nhị-chiêm-đá), hoắc hương (bát-đát-la), hương mạo căn (ốt-thi-la), sất chỉ (tát-lạc-kế), ngải nạo (thế-lê-dã), hương an tức (lâu-cụ-la), hạt cải (tát-lợi-sát-bả), mã cần (diệp-bà-nhĩ), long hoa tu (na-gia-kê-tát-la), bạch giao (tát-chiết-la-bà), thanh mộc (củ-sắt-tha), đều bằng nhau.

Tiếp theo là chỉ bày riêng về phương pháp đó. Văn chia làm bốn:

  1. Chỉ bày phương pháp tắm gội.
  2. Từ “Tắm gội như thế xong…” về sau là dạy phải phát nguyện.
  3. Từ “Lại nói bài tụng rằng…” về sau là nói nương theo được lợi ích.
  4. Từ “Tiếp đó tụng chú hộ thân” về sau là chỉ hộ trì thân.

– Phương pháp tắm gội có tám:

  1. Nêu cách tắm gội.
  2. Nêu ngày đảo sư (cầu khấn).
  3. Dạy chú hương dược.
  4. Dạy làm đạo tràng.
  5. Dạy làm nước thơm.
  6. Dạy kết giới.
  7. Chính thức dạy cách tắm gội.
  8. Nêu cách tắm gội đã xong.

Đây là phần đầu. Đầu tiên là nêu ra, sau là liệt kê. Bà-luật-cao là dầu thơm long não, vi hương là trong cỏ lau có hương này, trúc hoàng từ trong cây trúc sản sinh ra, đậu khấu nhỏ là trong đó có hạt to hạt nhỏ, hương mao căn tựa như hương Đâu-lâu-bà, sất chỉ Hán dịch là long hoa tu.

Văn kinh: Đem rải phơi dưới nắng ở một chỗ rồi đem nghiền lấy mạt hương.

Tiếp theo là phần thứ hai, nêu rõ ngày đem nghiền, tên là vì sao Nam phương trong hai mươi tám vì sao, tức là kinh cũ nói ngày quỷ tinh.

Văn kinh: Nên dùng chú này chú nguyện một trăm lẻ tám biến, chú như sau: “Đát triệt tha – tô ngật lật đế – ngật lật đế ngật lật kế – kiếp ma đát lý – thiện nộ yết lan trệ – hác yết lạc trệ – nhân đạt la xà lợi nị – thước yết lan trệ – bát thiết điệt lệ – a phạt để yết tế – kế na củ đổ củ đổ – cước na tỷ lệ – kiếp tỷ lệ kiếp tỷ lệ – kiếp tỳ la mạt để – thi la mạt để san để độ la mạt để lý- ba phạt củ bạn trĩ lệ- thất lệ thất lệ- tát để tất thể đê – sa ha.”

Tiếp theo là phần thứ ba, dạy về chú hương dược.

Văn kinh: Nếu thích tắm gội đúng pháp thì nên lập đàn tràng, vuông vức chừng tám khuỷu tay, nên ở chỗ vắng lặng ổn định, nghĩ về việc mong cầu, tâm không hề lìa xa, nên bôi phân trâu để làm đàn, phía trên rải đầy các hoa nhiều màu, nên dùng đồ vật vàng bạc sạch sẽ tinh khiết, đựng đầy các thức ăn ngon và mật sữa; ở bốn cửa đàn, có bốn người thủ hộ pháp như thường lệ, nhờ bốn trẻ nhỏ thân hình đẹp đẽ trang nghiêm, mỗi trẻ ở một góc bưng bình nước; nơi này thường đốt hương an tức, tiếng nhạc ngũ âm không ngừng dứt, phướn lọng trang nghiêm, treo lụa nhiều màu ở bốn phía đàn tràng; lại ở trong đàn tràng đặt gương sáng, lưỡi dao bén cùng cung tên mỗi thứ đều bốn cái, ở chính giữa đàn tràng chôn một cái chậu lớn, nên lấy tấm ván thủng đặt lên trên đó.

Tiếp theo thứ tư là dạy làm đàn tràng. Trong đó có tám:

  1. Nửa bài tụng đầu nói về kích thước của đàn.
  2. Từ “Nên ở chỗ… tâm không hề lìa xa” là nửa bài tụng chỉ nơi làm đàn tràng.
  3. Từ “nên bôi… các hoa nhiều màu” là nửa bài tụng dạy cách bôi đàn.
  4. Nửa bài tụng tiếp theo (nên dùng… mật sữa) là dạy cúng dường.
  5. Nửa bài tụng tiếp theo (nơi bốn cửa… như thường lệ) là dạy cách thủ hộ.
  6. Một bài tụng rưỡi tiếp đó (nhờ bốn trẻ nhỏ… bốn phía đàn tràng) là dạy cách trang nghiêm.
  7. Nửa bài tụng tiếp theo (lại ở trong… cung tên mỗi thứ đều bốn cái) là dạy tránh ác.
  8. Nửa bài tụng tiếp theo (ở chính giữa… đặt lên trên đó) là làm nơi tắm gội.

Văn kinh: Hòa các thứ hương mạt ở trước với nước nóng, cũng đặt trong đàn tràng.

Tiếp theo thứ năm là dạy làm nước nóng tắm gội.

Văn kinh: Đã làm như thế bố trí xong xuôi, sau đó tụng thần chú kết thành đàn tràng đó. Chú kết giới rằng: “Đát điệt tha – át lạt kế – na dã nễ (khứ) – rất lệ – nhị lệ kỳ lệ xí xí lệ – sa ha.”

Tiếp theo phần thứ sáu là lại kết giới. Nửa bài tụng đầu kết trước sinh sau; tiếp đến chính là nêu rõ thần chú kết giới.

Văn kinh: Kết giới như thế xong, mới vào trong đàn tràng, chú nguyện vào nước hai mươi mốt biến, rưới khắp bốn phía, tiếp theo nên chú nguyện vào nước hương đủ một trăm lẻ tám biến, bốn bên treo màn che kín, sau đó tắm gội thân thể. Thần chú chú nguyện nước, chú nguyện nước thơm rằng: “Đát điệt tha (nhất) – tác yết trí (nhị) – tỳ yết trí (tam) – tỳ yết trà phạt để (tứ) – sa ha (ngũ).”

Dưới đây là phần thứ bảy, chính thức dạy cách tắm gội, có hai: Đầu tiên là kết giới trước, tiếp đó “mới vào…” trở xuống là cách làm, có bốn:

  1. Chú nguyện nước để tác tịnh.
  2. Chú nguyện nước thơm tắm gội.
  3. Dạy che đậy hình hài xấu xí.
  4. Lại chỉ bày thần chú.

Văn kinh: Nếu tắm gội xong, nước tắm rửa đó và đồ ăn thức uống cúng dường trong đạo tràng đem đổ xuống sông hồ, những thứ khác đều thu dọn lại.

Tiếp theo là phần thứ tám, nói cách tắm gội đã xong.

Văn kinh: Tắm gội như thế rồi mới mặc áo quần sạch sẽ, đã ra khỏi đàn tràng vào trong tịnh thất, thầy chú nguyện dạy người đó phát thệ nguyện rộng lớn, dứt bỏ hết các điều ác, thường tu tập các điều lành, đối với các hữu tình thường sinh tâm đại Bi, nhờ nhân duyên này mà được vô lượng phước báu tùy tâm. Trong dạy riêng về cách đó, phần thứ hai dạy phát nguyện, có năm:

  1. Kết thúc phần trước.
  2. “Mới mặc áo quần sạch sẽ…” là nghi quỹ phát nguyện.
  3. “Đã ra khỏi…” về sau là nơi chốn phát nguyện.
  4. “Thầy chú nguyện dạy…” về sau là nương theo sự chỉ dạy của thầy, đây là căn cứ lúc bắt đầu tu học.
  5. “Dứt bỏ hẳn…” về sau là phát nguyện.

Trong phát nguyện có ba: Đầu tiên là nguyện tu tự lợi, tiếp theo từ “Đối với các hữu tình…” về sau là nguyện thực hành lợi tha; sau từ “nhờ nhân duyên này…” trở xuống là tu hành đạt được quả.

Văn kinh: Lại nói bài tụng rằng: Nếu có chúng sinh bị bệnh khổ, các thứ thuốc men không trị lành, nếu y pháp tắm gội như vậy, và lại đọc tụng kinh điển này; thường trong ngày đêm niệm không dứt, chuyên chú thiết tha sinh tín tâm, tất cả khổ nạn đều tiêu trừ, thoát khỏi nghèo khó đủ tài bảo; các sao bốn phương và trời trăng, uy thần ủng hộ được sống lâu, tốt lành yên ổn thêm phước đức, tai biến ách nạn đều dứt sạch.

Tiếp theo là phần thứ ba, nói về y pháp tu học được lợi ích. Tất cả có ba bài tụng, chia làm ba: Nửa bài tụng đầu nêu rõ chúng sinh bị khổ đau, một bài tụng tiếp theo nói về y pháp tu học, một bài tụng rưỡi sau nói về tu học được lợi ích.

– Lợi ích có tám:

  1. Không bị bệnh tật.
  2. Hết nghèo khó.
  3. Tài vật dồi dào.
  4. Được sự che chở.
  5. Sống lâu.
  6. Tốt lành yên ổn.
  7. Tăng thêm phước đức.
  8. Tai nạn không còn.

Như văn có thể biết.

Văn kinh: Tiếp theo tụng thần chú hộ thân hai mươi mốt biến. Chú rằng: “Đát điệt tha – tam mê – tỳ tam mê – sa ha – tát yết trệ tỳ yết trệ – sa ha – tỳ yết trà – phạt để – sa ha – bà yết la – tam bộ đa dã – sa ha – tắc kiến đà – ma đa dã – sa ha – ni la kiện tha dã – sa ha – a bát la thị đá tỳ lị da dã – sa ha – rất ma bàn đá – tam bộ đa dã – sa ha – a nhĩ mật la – bạc đát la dã – sa ha – nam mô bạc gì phạt để đô – bạt la hám ma tả – sa ha – nam mô tát la toan để – mô ha đề tỷ duệ – sa ha – tất điện đô mạn (Hán dịch là thành tựu, con tên là…) – man đát la bát đà – sa ha – đát lạt đô tỷ điệt đá – bạt la hám ma nô mạt đổ – sa ha.”

Tiếp theo là phần thứ tư, là dạy về hộ thân, có hai: Đầu tiên là nêu ra sự chỉ dạy hộ thân, sau chính là nói thần chú hộ thân.

Văn kinh: Bấy giờ, Đại Biện tài Thiên nữ nói xong chú đàn tràng và cách tắm gội, liền bước đến đảnh lễ dưới chân Phật, bạch Đức Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Nếu có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ô-ba-sácca, Ô-ba-tư-ca nào thọ trì, đọc tụng, viết chép, truyền bá kinh vương nhiệm mầu này, như thuyết thực hành, hoặc ở nơi thành ấp thôn làng đồng hoang rừng núi trú xứ tăng ni, con vì người này đem các quyến thuộc trỗi các thứ nhạc trời đi đến nơi đó, để ủng hộ, trừ diệt các bệnh hoạn khổ sở, sao băng kỳ quái, tật dịch đấu tranh, pháp vua giam giữ, ác mộng ác thần làm chướng ngại người đó, sâu độc bùa chú yểm thuật thảy đều trừ sạch, người trì kinh thêm nhiều ích lợi như vậy, các chúng Tỳ-kheo và các thính giả đều giúp cho mau chóng vượt qua biển lớn sinh tử, không lui sụt Bồ-đề.

Tiếp theo là nói trong phần phương tiện thứ ba Thiên nữ khuyến khích thực hành, có ba: Đầu tiên là kết thúc pháp đã nêu trước đây; tiếp từ “bước tới đảnh lễ dưới chân Phật…” về sau là nói rõ khuyến khích người tu học, có ba:

  1. Nghi thức thưa hỏi.
  2. Bắt đầu thưa trình.
  3. “Nếu có Tỳ-kheo…” trở xuống là nói rõ người thực hành; sau từ “hoặc ở nơi thành ấp…” trở xuống là nói về khiến đạt được ích lợi. Đạt được ích lợi có ba: Đầu tiên là cúng dường thủ hộ, tiếp từ “Dứt trừ các bệnh hoạn khổ sở…” về sau là trừ diệt tai ương; sau từ “thêm nhiều ích lợi như vậy…” trở xuống là khiến cho đạt được lợi ích cao quý.

Văn kinh: Lúc ấy đức Thế Tôn nghe nói như vậy xong, khen ngợi Biện tài Thiên nữ rằng: Lành thay! Lành thay! Thiên nữ, người có thể làm cho vô lượng vô biên hữu tình an vui lợi ích mà nói thần chú này, cho đến cách thức thực hành pháp nước thơm tắm gội xây dựng đàn tràng, quả báo thật khó nghĩ được, người nên ủng hộ kinh Vương Tối Thắng đừng để cho mất đi, thường được truyền bá. Bấy giờ, Đại Biện tài Thiên nữ đảnh lễ dưới chân Phật xong trở về chỗ ngồi của mình.

Tiếp theo là phần thứ tư, Đức Thế Tôn ngợi khen, chỉ dạy trong phần nêu rõ phương tiện, có bốn:

  1. Ngợi khen về tướng chung.
  2. Từ “Thiên nữ, người hãy…” về sau là ngợi khen riêng. Có ba: Đầu tiên là ngợi khen chỉ bày lợi ích của pháp; tiếp theo từ “nói thần chú này…” về sau là ngợi khen riêng về chỉ bày phương pháp; sau từ “quả báo thật khó nghĩ được…” là khen ngợi sẽ đạt được quả.
  3. Từ “người nên ủng hộ…” về sau là dạy nên hộ pháp.
  4. Từ “Bấy giờ…” về sau là được ngợi khen và trở lại chỗ ngồi.

Văn kinh: Bấy giờ, Pháp sư thọ ký Bà-la-môn Kiều-trần-như nường uy lực của Phật ở trước đại chúng ngợi khen cầu thỉnh Biện tài Thiên nữ rằng.

Tán rằng: Thứ hai chính thức cầu biện tài trong phần chỉ bày phương thức cầu thỉnh, văn chia làm bốn:

  1. Kiều-trần-như ngợi khen thỉnh cầu pháp.
  2. Từ “Lúc ấy Biện tài Thiên nữ…” về sau là Thiên nữ y lời thỉnh cầu mà chỉ bày.
  3. Từ “Lúc ấy, Kiều-trần-như…” về sau là Kiều-trần-như nghe pháp vui mừng ngợi khen.
  4. Đầu quyển tám Kiều-trần-như y giáo thỉnh cầu gia bị. Trong phần đầu có hai, đây là nêu rõ thỉnh cầu.

Văn kinh: Biện tài Thiên thông minh mạnh mẽ, trời người cúng dường xứng đáng nhận, danh tiếng vang lừng khắp thế gian, thường ba nguyện tất cả chúng sinh.

Tiếp theo chính thức nói về ngợi khen thỉnh cầu, có ba bài tụng chia làm hai: Hai bài tụng đầu là ngợi khen, một bài tụng sau là thỉnh cầu. Trong ngợi khen chia làm ba: Một bài tụng đầu ngợi khen nội đức, nửa bài tụng tiếp ngợi khen trú xứ, nửa bài tụng sau ngợi khen oai nghi. Đây là ngợi khen nội đức, có bốn: Một câu khen đức trí cần, một câu khen đức ruộng phước, một câu khen đức xa nghe, một câu khen đức mãn nguyện.

Văn kinh: Nương đỉnh Cao sơn trú xứ đẹp, lợp tranh làm thất ở trong đó, thường kết cỏ mềm để làm áo, chỗ ở thường giở cao một chân.

Tiếp theo ngợi khen chỗ ở và oai nghi. Biểu thị đã thoát khỏi sinh tử nên nói là trú ở Cao sơn. Thực tế, chỗ nào cũng hiện thân, lìa bỏ kiêu mạn nên thường ở nhà tranh, biểu thị nhu hòa nhẫn nhục cho nên dùng cỏ mềm làm áo, thường siêng năng lợi tha cho nên luôn giở cao một chân.

Văn kinh: Đại chúng các trời đều đến nhóm, cùng nhau nhất tâm đồng khen thỉnh, cúi mung trí tuệ Biện tài Thiên, dùng ngôn từ hay thí tất cả.

Tiếp theo là thỉnh cầu, có hai: Nửa bài tụng nói về đồng ngợi khen cầu thỉnh, nửa bài tụng là nguyện ban cho ân huệ sở cầu. Theo trong phần ngợi khen thỉnh cầu tiếp đó thì không chỉ là ngôn từ vô ngại, tức là nói pháp lợi sinh ngôn từ vô ngại thù thắng, cho nên chỉ nói rõ sự cầu thỉnh.

Văn kinh: Bấy giờ, Biện tài Thiên nữ liền nhận lời thỉnh cầu và nói thần chú rằng: “Đát điệt tha – mộ lệ chỉ lệ – a phạt đế – a phạt tra phạt để – hinh ngộ lệ danh cụ lệ – danh cụ la phạt để – quyết cụ sư mạt ly ỹ chỉ tam mạt để – tỳ tam mạt để – tỳ tam mạt để ác cận (nhập) lỵ mạc cận ly ỹ – đát la chỉ – đát la giả phạt để – chất chất lý thất lý mật lý – mạt nan địa đàm – mạt lỵ chỉ bát la noa tất lụ duệ – lô ca thệ sắt thế – lô ca thất lệ sắt da – cô ca tất lỵ duệ – tất đà bạt lỵ đế – tỳ ma mục xí – thân chỉ chiết lỵ – a bát lỵ để hát đế – a bát lỵ để hát đá đá bột địa – nam mẫu chỉ nam mẫu chỉ – mạc ha đề tỷ – bát lỵ để cận (nhập) – lỵ hôn noa – nam ma tắc ca la – con tên là… bột địa đạt lị xa rất – bột địa a bát lạt để bát đá – ba (thượng) bạt đổ – thị bà mê tỳ thâu điệt tha – mạc ha bát lạt bà tỷ – rất lý mật lý rất mật lý – tỳ chiết lạt đổ mê bột địa – con tên là… bột địa thâu đề – bạc già phạt điểm đề tỳ diễm – tát la toan điểm – yết là trệ kê do lệ – kê do la mạt để – rất lý mật lý rất lý mật lý – a bà ha da nhị – mạc ha đề tỷ – bột đà tát đế na – đạt ma tát đế na – tăng già tát đế na – nhân đạt la tát đế na – bạt lâu noa tát đế na – duệ lô kê tát để bà địa na – đê sam (dẫn) tát đế na – tát để phạt giả nên ma – a bà ha da nhị – mạc ha đề tỷ – rất lý mật lý rất lý mật lý – tỳ chiết lạt đổ – con tên là… bột địa – nam mô bạc già phạt để – mạc ha đề tỷ tát la toan để – tất điện đổ – mạn đát la bát đa di – sa ha.” Lúc ấy, Biện tài Thiên nữ nói chú này xong bảo Bà-la-môn rằng: “Lành thay! Đại sĩ có thể vì chúng sinh cầu biện tài nhiệm mầu và các thần thông trí tuệ ít có, lợi ích cho tất cả, mau chóng chứng quả Bồ-đề.

– Tiếp theo Thiên nữ chỉ ra các pháp, có ba:

  1. Nói chú.
  2. “Lúc ấy, Biện tài…” về sau là ngợi khen, cầu thỉnh.

Hỏi: Ở trước chỉ cầu thỉnh Biện tài, vì sao Thiên nữ ngợi khen lại gồm có các pháp khác?

Đáp: Có hai các giải thích: Một là giải thích như trước đã giải thích trong nguyện ban cho ân huệ sở cầu, hai là nói rằng: Tuy chỉ cầu biện tài nhưng nhờ biện tài đạt được các nhân quả khác bao gồm cả ngợi khen. Chọn cách giải thích trước là đúng hơn.

Văn kinh: Nên biết pháp thức thọ trì như thế, liền nói bài tụng rằng: Trước nên tụng Đà-la-ni này, khiến cho thuần thục không sai lầm.

Tiếp theo là phần ba, dạy cách tu tập, có hai: Đầu tiên là nêu ra; tiếp theo từ “liền nói bài tụng rằng…” về sau là dạy tu tập. Tất cả có mười chín bài tụng rưỡi, toàn bộ chia ra làm tám phần. Nửa bài tụng đầu là dạy trước nên tụng chú.

Văn kinh: Quy kính Tam bảo các chúng trời, thỉnh cầu gia hộ nguyện tùy tâm, lễ kính các Phật và pháp bảo, chúng Bồ-tát, Độc giác, Thanh văn. Tiếp lễ Phạm vương và Đế Thích và tứ Thiên vương hộ thế gian, tất cả người thường tu phạm hạnh, đều nên tôn trọng thật chí thành.

Tiếp theo là phần thứ hai, kế có hai bài tụng. Quy kính cầu gia hộ, chia làm ba: Nửa bài tụng đầu là nêu ra, một bài tụng một câu kế tiếp là nơi quy kính, một câu sau cùng là kết thúc.

Văn kinh: Nên ở nơi lan nhãn vắng lặng, lớn tiếng tụng chú trước khen pháp, nên ở trước tượng Phật, trời rồng, tu cúng dường theo vật mình có.

Tiếp theo là phần thứ ba, có một bài tụng sơ lược dạy cách thực hành. Trong đó có bốn: Một câu là nơi chốn thực hành pháp, một câu là chỉ bày tụng chú khen pháp, ngợi khen tức là ngợi khen cầu thỉnh trước đây; một câu là nêu ra nơi ngồi, một câu là dạy cúng dường.

Văn kinh: Đối với tất cả chúng sinh kia, phát khởi tâm Từ bi thương xót.

Tiếp theo là phần thứ tư, nửa bài tụng khởi tâm Từ bi.

Văn kinh: Thế Tôn tướng tốt thân vàng tím, chánh niệm thường nghĩ tâm không loạn, Thế Tôn hộ niệm nói giáo pháp, tùy theo căn cơ dạy tu tịnh, nơi cú nghĩa đó khéo tư duy, lại nương tánh không mà tu tập, nên ở trước hình tượng Thế Tôn, nhất tâm chánh niệm mà ngồi thẳng, liền được trí mầu Tam-ma-địa, và được Đà-la-ni tối thắng.

Tiếp theo là phần thứ năm có sáu bài tụng rưỡi, khiến nương gá vào cảnh mà an tâm tu tập vốn những gì mong cầu. Trong đó có hai: Hai bài tụng rưỡi đầu là mong cầu tổng trì của Đức Phật, bốn bài tụng tiếp theo là cầu được bốn biện tài của Phật, tức là quả Phật. Trong mong cầu tổng trì có bốn: Nửa bài tụng đầu là quán hình tượng Phật, một bài tụng tiếp là tổng trì, nửa bài tụng là pháp và chú nhẫn, nửa bài tụng là nghĩa lý, nửa bài tụng tiếp theo là nơi thực hành pháp và cách tu tập, nửa bài tụng tiếp đó là đạt được quả, vì các trí định đó là gốc của mọi công đức, nếu đạt được tổng trì chắc chắn thành tựu trí định.

Văn kinh: Miệng vàng Như lai giảng nói pháp, tiếng hay điều phục chúng trời người, tướng lưỡi tùy duyên hiện ít thấy, rộng dài thường phủ cõi Tam thiên.

Tiếp theo bốn bài tụng nói về cầu biện tài. Trong đó lại có ba: Một bài tụng đầu nói về biện tài sở cầu và đầy đủ biện tài, hai bài tụng tiếp theo là dạy cầu hai thứ này; một bài tụng cuối là quả sở cầu được thỏa mãn. Đây là phần mở đầu. Nói pháp tức là hai biện tài về pháp và nghĩa. Tiếng hay tức là lời nói. Điều phục tức là vui sướng. Tướng lưỡi tức đầy đủ biện tài.

Văn kinh: Âm thanh các Phật hay như thế, chí thành nhớ nghĩ tâm không sợ, các Phật đều nhờ phát nguyện rộng, được tướng lưỡi không nghĩ bàn này, giảng nói các pháp đều phi hữu, giống như hư không chẳng chấp đắm, âm thanh các Phật và tướng lưỡi, nhớ nghĩ suy tư nguyện viên mãn.

Tiếp theo là dạy cầu hai thứ này, nửa bài tụng đầu cầu Từ vô ngại biện tài, nửa bài tụng kế là cầu đầy đủ, nửa bài tụng kế nữa là cầu ba biện tài còn lại, nửa bài tụng cuối là kết thúc do nguyện mà được.

Văn kinh: Nếu thấy cúng dường Biện tài Thiên, hoặc thấy đệ tử theo thầy dạy, truyền pháp bí mật dạy tu học, tôn trọng tùy tâm đều thành tựu.

Tiếp theo một bài tụng cuối là quả sở cầu được viên mãn. Biện tài Thiên nữ thấy có thầy trò tu hành, bèn truyền trao pháp bí mật cho họ tu tập chắc chắn đạt được kết quả như mong muốn.

Văn kinh: Hoặc người muốn được trí tối thượng, nên nhất tâm thọ trì pháp này. Thêm lớn công đức phước trí, chắc chắn thành tựu đừng nghi ngờ. Hoặc ai cầu tài được nhiều tài, người cầu danh tiếng được danh tiếng, người cầu giải thoát được giải thoát, chắc chắn thành tựu đừng nghi ngờ. Các công đức vô biên vô lượng, tùy sở nguyện trong tâm người đó, nếu ai thường thực hành như vậy, sẽ được thành tựu đừng nghi ngờ.

Tiếp theo là phần thứ sáu, ba bài tụng riêng nêu sở cầu, có ba: Một bài tụng đầu là cầu trí và phước, một bài tụng tiếp theo là cầu lợi thế gian và xuất thế gian, một bài tụng cuối là ví dụ cầu tất cả.

Văn kinh: Nên ở chỗ vắng mặc áo sạch, phải làm đàn tràng tùy lớn nhỏ, dùng bốn bình sạch chứa thức ngon, hương hoa cúng dường nên thường xuyên, treo các lụa mềm và phướn lọng, hương bôi, hương vụn tô điểm khắp, cúng dường Phật và Biện tài Thiên, cầu thấy thân trời đều toại nguyện.

Tiếp theo là phần thứ bảy, hai bài tụng nói rộng về thực hành pháp.

Văn kinh: Phải tụng chú trước hai mốt ngày, nên đối trước Phật, Biện tài Thiên, nếu ai không thấy Thiên thần này, nên càng dụng tâm qua chín ngày, sau đó trong đêm vẫn không thấy, lại cầu nơi thanh tịnh nhiệm mầu, như pháp nên vẽ Biện tài Thiên, cúng dường trì tụng tâm không bỏ, ngày đêm không sinh ra uể oải, tự lợi lợi tha không cùng tận, quả báo đạt được thí chúng sinh, các nguyện sở cầu đều thành tựu. Nếu không như ý qua ba tháng, sáu tháng chín tháng hoặc một năm, tâm cầu thỉnh thiết tha không đổi, thiên nhãn, tha tâm đều thành tựu.

Tiếp theo là phần thứ tám, dạy thời hạn cầu nguyện, có ba thứ khác biệt: Một bài tụng đầu là cầu thượng phẩm, hai bài tụng tiếp là cầu trung phẩm, một bài tụng sau là cầu hạ phẩm. Hoặc do căn cơ có thượng trung hạ, hoặc do nghiệp chướng nặng nhẹ, hoặc do túc trí nhiều ít.

Văn kinh: Bấy giờ, Bà-la-môn Kiều-trần-như nghe nói vậy rồi vui mừng hớn hở, ngợi khen chưa từng có, nói với các đại chúng như vầy: Tất cả đại chúng trời người, các ngươi nên biết rằng được như thế đều là do nhất tâm lắng nghe. Nay tôi lại muốn dựa vào pháp thế đế khen 20 ngợi Biện tài Thiên nữ tốt đẹp kia.

Tiếp theo là phần thứ ba, Kiều-trần-như nghe pháp vui mừng ngợi khen. Chia làm bốn:

  1. Nêu ra ý muốn ngợi khen.
  2. Từ “Liền nói bài tụng rằng…” về sau chính là ngợi khen.
  3. Từ “Nếu muốn cầu thỉnh…” về sau là kết thúc khuyến khích tu học.
  4. “Bấy giờ, Đức Phật bảo…” về sau là Thế Tôn khen ngợi thành tựu.

Trong phần đầu có ba: Đầu tiên là nghe pháp tâm vui vẻ, tiếp theo từ “bảo với đại chúng…” về sau là bảo đại chúng lắng nghe, sau từ “Nay tôi…” về sau là nói rõ ý muốn khen ngợi. Thắng nghĩa không thể nói bằng lời cho nên nói là y tục (dựa vào tục đế).

Văn kinh: Bèn nói bài tụng rằng: Kính lễ Thiên nữ Na-la-diên, ở trong thế giới được tự tại, nay tôi khen ngợi kia tôn quý, đều như vị Tiên xưa kia nói.

Tiếp theo chính là ngợi khen, có hai: Đầu tiên là bài tụng khen ngợi, sau là chú khen ngợi. Đầu tiên có hai mươi hai bài tụng, toàn bộ chia làm ba phần: Một bài tụng đầu nêu rõ sự ngợi khen; hai mươi bài tụng tiếp theo chính là ngợi khen; một bài tụng sau là quy y kính lễ. Đây là phần mở đầu.

Văn kinh: Thành tựu tốt lành tâm an ổn, thông minh hổ thẹn có tiếng tăm, là mẹ đã sinh ra thế gian, thường hành đại tinh tiến mạnh mẽ.

Tiếp theo chính thức ngợi khen, chia làm hai: Ba bài tụng đầu ngợi khen chung về nội ngoại đức; mười bảy bài tụng sau ngợi khen riêng về nội đức, ngoại đức. Văn phần đầu có ba: Một bài tụng đầu là nội đức; một bài tụng rưỡi tiếp theo là ngoại đức; nửa bài tụng sau là tổng kết. Đây là phần mở đầu, có bốn: Một câu là đức tâm an ổn tốt lành; một câu là đức thông minh danh tiếng vang khắp; một câu là đức nuôi lớn hữu tình; một câu là đức thường siêng năng không mệt mỏi.

Văn kinh: Ở trong quân trận thường chiến thắng, nuôi lớn điều phục tâm từ nhẫn, hiện làm chị cả của Diêm-la, thường mặc áo tơ tằm màu xanh, nghi dung đẹp xấu đều có đủ, đôi mắt khiến người thấy sợ hãi… trở xuống là ngợi khen ngoại đức, có ba: Nửa bài tụng đầu là chiến thắng hàng phục oán tặc; nửa bài tụng tiếp là đức tùy loại thọ sinh; nửa bài tụng tiếp là đức đầy đủ các hình tướng.

Văn kinh: Thắng hạnh vô lượng hơn thế gian, người quy tín thảy đều che chở.

Tiếp theo là tổng kết.

Văn kinh: Hoặc ở núi cao sâu hiểm trở, hoặc ở hang động và bên sông, hoặc ở các rừng cây đại thọ, Thiên nữ thường trú ở trong này. Giả sử hạng dân quê rừng rú, cũng thường cúng dường cho Thiên nữ, dùng lông chim công làm cột cờ, bất cứ lúc nào lúc thường hộ thế, sư tử, cọp beo luôn vây quanh, trâu dê gà chó cũng cùng theo, lắc vang chuông lớn phát âm thanh, các núi Tần-đà đều nghe tiếng, hoặc cầm chĩa ba đầu búi tóc, trái phải luôn giữ cờ nhật nguyệt, ngày mùng chín, mười một và ngày rằm, trong các ngày này nên cúng dường; hoặc hiện em gái trời Bà-tô, thấy có chiến tranh tâm thương xót.

Tiếp theo là ngợi khen riêng về nội đức và ngoại đức, có hai: Bốn bài tụng rưỡi đầu là ngợi khen ngoại đức; mười hai bài tụng rưỡi sau là ngợi khen về nội đức. Trong phần đầu có ba: Một bài tụng rưỡi đầu là trú xứ cúng dường; hai bài tụng tiếp theo là nghi thức theo giúp đỡ; một bài tụng sau là nhân tiện nói về thời gian cúng dường và phân biệt rõ hình tướng không nhất định.

Văn kinh: Quán sát trong tất cả hữu tình, Thiên nữ trên hết không ai hơn.

Tiếp theo là ngợi khen về nội đức, có hai: Mười bài tụng rưỡi đầu là ngợi khen đức đại trí tôn quý cao siêu, hai bài tụng sau là khen ngợi đức đại bi cứu khổ. Trong phần đầu có ba: Nửa bài tụng đầu nêu ra sự cao quý, chín bài tụng tiếp theo là khen ngợi riêng, một bài tụng cuối là kết luận sự cao quý. Đây là phần mở đầu.

Văn kinh: Quyền hiện gái chăn trâu vui vẻ, đánh nhau với trời thường chiến thắng, thường an trú lâu ở thế gian, cũng vì hòa nhẫn và bạo ác, pháp tứ minh đại Bà-la-môn, chú thuật huyễn hóa đều thông suốt.

Tiếp theo là ngợi khen riêng, có mười một:

1. Thắng lợi về hàng phục oán thù.

2. “Thường an trú lâu…” về sau là trụ thế thù thắng.

3. “Pháp tứ minh đại Bà-la-môn…” về sau là hiểu biết thù thắng. Pháp Tứ minh tức là bốn bộ luận Bệ-đà, xưa dịch là Vi-đà hoặc Tỳgià-la luận, đều là lầm cả. Hiệt-lực-bệ-đà, Hán dịch là thọ minh, giải thích về các việc ngắn dài của mạng số; Gia-thọ-bệ-đà, Hán dịch là từ tự minh, giải thích về các việc cúng tế; Bà-ma-bệ-đà, Hán dịch là bình minh, bình luận về chuyện phải trái; A-đạt-bệ-đà, Hán dịch là thuật minh, giải thích về các kỹ thuật. Kinh này nói “Các thứ chú thuật huyễn

hóa đều thông suốt” ấy chính là thuật minh thứ tư.

Văn kinh: Ở trong Thiên tiên được tự tại, thường làm hạt giống và mặt đất.

Tiếp theo thứ bốn là thù thắng trong hàng Thiên tiên. Thường làm hạt giống… là giải thích lý do thù thắng đó.

Văn kinh: Lúc các Thiên nữ đều nhóm họp, như sóng biển lớn sẽ đến ứng.

Tiếp theo thứ năm là thế tin tưởng thù thắng.

Văn kinh: Với các rồng thần, chúng Dược-xoa, hoặc làm thượng thủ luôn điều phục.

Tiếp theo thứ sáu là điều phục thù thắng.

Văn kinh: Phạm hạnh nhất trong các cô gái, nói ra giống như chủ thế gian, ngồi trên ngôi vua như hoa sen, nếu ở bến sông như cầu bè.

Tiếp theo thứ bảy là phạm hạnh thù thắng có ba:

  1. Nói năng không dua nịnh giả dối, giống như người đứng đầu thế gian.
  2. Không nhiễm các pháp thế gian giống như hoa sen.
  3. Thường thực hành cứu giúp chúng sinh giống như cầu thuyền.

Văn kinh: Diện mạo giống như trăng tròn đầy, học rộng đầy đủ làm chỗ nương, biện tài hơn hẳn như đỉnh cao, người niệm đều giúp làm cồn bãi.

Tiếp theo thứ tám, làm nơi nương tựa thù thắng, có ba: Đầu tiên là xinh đẹp, tiếp đến là học rộng, sau là biện tài. Đầy đủ công đức làm nơi nương tựa thường như cồn bãi.

Văn kinh: Các chúng trời, A-tu-la thảy đều cùng xưng tán công đức đó, cho đến Đế Thích chủ ngàn mắt, dùng tâm sâu nặng mà quán sát.

Tiếp theo là phần thứ chín, xưng tán thù thắng.

Văn kinh: Nếu chúng sinh có việc mong cầu, đều luôn khiến mau được thành tựu, cũng khiến thông biện, có văn trì, là bậc nhất trông giữ đại địa, ở trong thế giới mười phương này, như đèn sáng lớn thường chiếu khắp, cho đến quỷ thần các cầm thú, thảy đều thỏa mãn tâm mong cầu.

Tiếp theo thứ mười, thỏa mãn mong cầu thù thắng, có ba: Nửa bài tụng đầu nêu ra, một bài tụng giải thích, nửa bài tụng kết luận.

Văn kinh: Như núi cao trong các người nữ, như vị Tiên xưa ở đời lâu, như thiếu nữ trời thường lìa dục, thật ngữ giống như đại thế vương; thấy mọi loài thế gian khác nhau, cho đến các tầng trời cõi Dục, chỉ có Thiên nữ đáng tôn xưng, không thấy hữu tình nào sánh bằng.

Tiếp theo là phần thứ mười một nói về công đức tôn quý thù thắng, có hai: Một bài tụng đầu nói riêng về sự thù thắng, một bài tụng sau tổng kết nêu ra sự thù thắng.

Văn kinh: Nếu ở nơi chiến trận sợ hãi, hoặc thấy rơi vào trong hố lửa, hay bến sông hiểm nạn trộm cướp, đều dứt trừ được sợ hãi kia, hoặc bị pháp vua làm giam cầm, hoặc bị kẻ oán thù giết hại, nếu tâm luôn chuyên chú không đổi, chắc chắn thoát khỏi các buồn lo.

Tiếp theo là hai bài tụng trong phần ngợi khen về nội đức. Thứ hai là khen ngợi đức đại bi cứu khổ, có hai: Đầu tiên là nói riêng, nửa bài tụng sau là kết thúc các ví dụ.

Văn kinh: Đối người thiện ác đều ủng hộ, từ bi thương xót thường hiện tiền, vì thế tôi đem tâm chí thành, cúi đầu quy y đại Thiên nữ.

Tiếp theo là kết thúc quy y lễ bái.

Văn kinh: Bấy giờ, Bà-la-môn lại dùng chú tán để ngợi khen Thiên nữ rằng: Quy kính quy kính thế gian tôn, là bậc Tối thắng trong các mẹ, ba thứ thế gian cùng cúng dường, diện mạo nghi dung người ưa thấy, các thứ diệu đức dùng trang nghiêm, mắt như cánh sen xanh dài rộng, phước trí ánh sáng tiếng vang lừng, giống như ngọc ma-ni vô giá. Nay tôi khen ngợi bậc Tối thắng, đều thành tựu được tâm sở cầu, công đức chân thật rất tốt lành, giống như hoa sen rất thanh tịnh. Sắc thân xinh đẹp đều thích nhìn, các tướng ít có không nghĩ bàn, thường phát ánh sáng trí vô cấu, là trên hết ở trong các niệm. Như sư tử đầu đàn cầm thú, thường có tám tay tự trang nghiêm, đều nắm cung tên đao giáo búa, chày dài vòng sắt và lưới tơ. Xinh đẹp thích nhìn như trăng tròn, ngôn từ lưu loát phát tiếng hay, nếu có chúng sinh tâm nguyện cầu, Thiện sĩ tùy niệm khiến viên mãn. Các trời Đế Thích thảy cúng dường, đều cùng khen ngợi đáng quy y, sinh ra các đức không nghĩ bàn, bất cứ lúc nào cũng cung kính, Sa-ha (Trên đây là chú, tụng là chú cũng là tán. Nếu lúc trì chú nhất định phải đọc tụng).

Tiếp theo lại dùng chú ngợi khen. Xem văn có thể biết.

Văn kinh: Nếu muốn cầu thỉnh Biện tài Thiên, nương ngôn từ cú chú tán này, sáng sớm thanh tịnh chí thành tụng, mọi việc mong cầu đều như ý.

Tiếp theo trong phần vui mừng ngợi khen, thứ ba là kết thúc khuyến khích tu học.

Văn kinh: Bấy giờ, Đức Phật bảo Bà-la-môn: Lành Thay! Lành

thay! Ông có thể làm lợi ích chúng sinh như thế, giúp cho an vui nên khen ngợi Thiên nữ đó, thỉnh cầu che chở được bô biên phước đức (loại chú pháp này có lược có rộng, hoặc khai triển hoặc kết hợp trước sau không như nhau. Bản tiếng Phạn đã nhiều, chỉ căn cứ theo một bản dịch, về sau do sánh biết rõ điều đó.

Tiếp theo là phần thứ tư Thế Tôn ngợi khen thành tựu.

Văn kinh: Bấy giờ, Bà-la-môn Kiều-trần-như nói lời khen ngợi trên và pháp chú tán ngợi khen Biện tài Thiên nữ xong.

Đây là phần thứ tư, Kiều-trần-như y giáo thỉnh cầu che chở. Trước là thỉnh cầu pháp biện tài, nay là lúc thỉnh cầu che chở bị khiến đạt được. Toàn văn chia làm bốn:

  1. Kết thúc trước, phát sinh sau.
  2. Từ “Nam-mô…” về sau chính là dạy thỉnh cầu che chở.
  3. Từ “Bấy giờ, Biện tài…” về sau là Thiên nữ khen ngợi khuyến khích tu hành.
  4. Kiều-trần-như vui mừng đảnh lễ thọ trì.

Trong phần đầu có hai; đây là phần đầu kết thúc trước.

Văn kinh: Nói với các đại chúng: Này các nhân giả! Nếu muốn cầu thỉnh Biện tài Thiên nữ xót thương che chở, trong đời này đạt được biện tài vô ngại, đại trí thông minh, ngôn từ khéo léo, uyên bác kỳ tài, luận bàn sắc sảo, tùy ý thành tựu, không hề nghi ngại vướng mắc.

Tiếp theo là phát sinh sau có ba: Đầu tiên là nói với đại chúng, tiếp theo từ “Này các nhân giả…” về sau là nêu ra sở cầu, sau từ “Nên phải…” về sau là phát sinh khởi thỉnh.

Trong phần nêu pháp sở cầu, đầu tiên là nêu chung ra bốn biện tài và trí. Thông nghĩa là có khả năng tiếp thu, minh nghĩa là có khả năng hiểu ý, trí nghĩa là có khả năng quyết đoán. Từ “Ngôn từ khéo léo…” về sau là nêu riêng bốn biện tài, xảo diệu (khéo léo) là từ vô ngại, uyên bác là pháp nghĩa vô ngại, luận bàn sắc sảo là lạc thuyết vô ngại.

Văn kinh: Nên chí thành thiết tha như vậy mà triệu thỉnh rằng.

Tiếp theo là phát sinh sau, như văn.

Văn kinh: Nam-mô Phật-đà-dã, Nam-mô Đạt-ma-dã, Nam-mô Tăng-già-dã, Nam-mô chư Bồ-tát chúng Độc giác, Thanh văn, nhất thiết Thánh hiền.

Tiếp theo chính là chỉ bày thỉnh cầu che chở, có hai: Đầu tiên là thỉnh Phật che chở khiến đạt được, sau từ “Kính lễ các Phật biện tài khéo léo…” trở xuống là thỉnh Biện tài Thiên… cùng che chở khiến đạt được. Phần đầu lại có ba: Trước tiên là quy kính Tam bảo, tiếp theo khen ngợi Phật ngữ… là lý do thỉnh cầu, sau từ “quy kính quy kính…” về sau chính là thỉnh Thế Tôn che chở để đạt được. Đây là phần đầu.

Văn kinh: Các Đức Phật quá khứ, hiện tại ở mười phương thảy đều đã tu tập ngữ chân thật, thuận theo đương cơ nói thật ngữ, không hư cuống ngữ, đã ở trong vô lượng câu-chi đại kiếp thường nói thật ngữ, người có thật ngữ thảy đều vui theo.

Tiếp theo là khen ngợi Phật ngữ… làm lý do thỉnh cầu. Đầu tiên là khen ngợi thật ngữ; tiếp theo là khen ngợi đầy đủ các ngữ cụ, sau là khen ngợi lợi ích. Khen ngợi thật ngữ có ba: Một là khen ngợi nhân; Hai là từ “đã ở trong…” về sau là khen ngợi quả; Ba là từ “người có thật ngữ…” về sau là khen ngợi vui theo. Hiểu rõ các Đức Thế Tôn có vui theo vô lượng, không ganh ghét nên đạt được, cho nên thỉnh cầu che chở.

Văn kinh: Vì không nói dối nên sinh ra lưỡi rộng dài có thể che kín mặt, che kín châu Thiệm-bộ và bốn châu trong thiên hạ, có thể che kín nhất thiên, nhị thiên, tam thiên thế giới, che kín khắp các thế giới mười phương trọn vẹn đầy đủ không thể suy nghĩ bàn luận.

Tiếp theo khen ngợi đầy đủ thật ngữ. Đầu từ “vì không nói dối cho nên” là khen ngợi về nhân, từ “sinh ra lưỡi rộng dài” về sau là khen ngợi quả. Đây là ý Phật nói khiến cầu định, được chân thật cho nên nay con thỉnh cầu.

Văn kinh: Thường dứt bỏ tất cả phiền não nóng nảy.

Tiếp theo khen ngợi lợi ích. Bởi vì có thể ích lợi cho nên thỉnh cầu che chở nguyện đạt được sở đắc của Phật. Kính lễ Tam bảo cho nên mong cầu đầy đủ thật ngữ, do đó lấy lại từ “Kính lễ”. Theo như các biện tài vốn có ở dưới đều nguyện cầu đạt được. Vì Phật là thù thắng, là cội gốc cho nên đầu tiên chỉ thỉnh cầu Phật.

Văn kinh: Kính lễ, kính lễ tất cả các Đức Phật, tướng lưỡi như thế nguyện con tên là…, đều được thành tựu biện tài khéo léo. Dốc lòng quy mạng, kính lễ các Đức Phật biện tài khéo léo, các đại Bồ-tát biện tài khéo léo, Độc giác Thánh giả biện tài khéo léo, tứ hướng tứ quả biện tài khéo léo, tứ Thánh đế ngữ biện tài khéo léo, chánh hạnh chánh kiến biện tài khéo léo.

Tiếp theo là thỉnh cầu Biện tài Thiên cùng các Thánh giả che chở khiến đạt được. Trong đó có hai: Đầu tiên là kính lễ cầu biện tài, sau từ “kính lễ không luống dối…” trở xuống là thỉnh cầu che chở khiến đạt được. Trong phần đầu kính lễ cầu biện tài:

1. Hai chữ kính lễ là nêu bậc năng kính.

2. Từ “Thế Tôn…” về sau hai mươi hai thứ biện tài là cầu sở lễ.

3. Từ “Tất cả thắng nghiệp…” về sau tức là thỉnh cầu các vị có khả năng thành tựu đó giúp con đạt được. Trong sáu bài tụng, một bài tụng rưỡi đầu là biện tài của các Thánh giả, còn lại là biện tài của trời và Thần tiên. Trong biện tài của các Thánh giả, một bài tụng đầu là người năng thành, nửa bài tụng tiếp theo trình bày các biện tài đã nói. Sơ lược nêu ra ba thứ phản ảnh tất cả các pháp. Chánh hạnh có sáu thứ:

  1. Tối thắng chánh hạnh.
  2. Tác ý.
  3. Tùy pháp.
  4. Lìa hai bên.
  5. Khác nhau.
  6. Không khác nhau.

Chánh hạnh nương vào thực hành sáu độ, mỗi độ đều có sáu chánh hạnh, như luận Biện Trung Biên ba nói. Chánh kiến có mười một thứ, tức là đối với khổ đế quán như bệnh, như ung thư, cung tên, như chướng ngại, vô thường, khổ, không, vô ngã là tám kiến, quán tập là kết kiến, quán diệt là ly hệ kiến, quán đạo là năng ly hệ kiến, cọng lại thành mười một thứ trên.

Văn kinh: Phạm chúng, các tiên biện tài khéo léo, Đại Thiên Ô-ma biện tài khéo léo, trời Tắc-kiến-đà biện tài khéo léo, Ma-na-tư vương biện tài khéo léo, trời Thông minh dạ biện tài khéo léo, tứ đại Thiên vương biện tài khéo léo, Thiện trú Thiên tử biện tài khéo léo, Kim cang Mật chủ biện tài khéo léo, trời Phệ-suất-nộ biện tài khéo léo, Thiên nữ Tỳ-ma biện tài khéo léo, Thiên thần Thị sác biện tài khéo léo, Thiên nữ Thất-lợi biện tài khéo léo, Thất-lợi Mạt-đa biện tài khéo léo, Hê-lý Ngôn Từ biện tài khéo léo, chư Mẫu đại Mẫu biện tài khéo léo, Ha-lý-đề Mẫu biện tài khéo léo, các Dược-xoa thần biện tài khéo léo, các vua mười phương biện tài khéo léo.

Tiếp theo là những thứ còn lại. Phạm chúng tức là tiên vì lìa bỏ dục lạc, hoặc Phạm thiên và tiên đều khác nhau, cách giải thích đầu là thích hợp hơn. Đại thiên Ô-ma là Thiên nữ đại Tự tại tên là Ô-ma ở dõi Dục này, Ô-ma, Hán dịch là chỉ, vì con gái muốn lấy chồng nhưng cha nàng là đại thiên ngăn cấm nên không đồng ý, vì thế gọi là Đại Thiên Chỉ. Tắc-kiến-đà, Hán dịch là uẩn, người Tây phương gọi ruột và các vai đều là uẩn, nghĩa là chứa nhóm mọi vật. Ma-na-tư, Hán dịch là từ tâm. Phệ-suất-nộ, Hán dịch là là đa thủ (nhiều tay), một tên khác của trời Na-la-diên. Tỳ, Hán dịch là là chủng chủng, Ma Hán dịch là nghiệp, tên này tức xưa gọi là trời Tỳ-thủ-yết-ma. Trời Thị-sác, trời Thất-lợi Hán dịch là là cát tường. Thất-lợi-mạt-đa Hán dịch là cát tường tuệ. Hê-lý (Hán không phiên dịch). Ha-lý-đề, Hán dịch là thành sắc.

Văn kinh: Tất cả thắng nghiệp giúp đỡ con, khiến hành biện tài khéo léo vô cùng.

Tiếp theo thỉnh cầu che chở khiến đạt được.

Văn kinh: Kính lễ không lừa dối, kính lễ bậc Giải thoát, kính lễ người lìa dục, kính lễ xả triền cái; kính lễ tâm thanh tịnh, kính lễ ánh quang minh, kính lễ lời chân thật, kính lễ không trần tập; kính lễ trú thắng nghĩa, kính lễ đại chúng chủ.

Tiếp theo là hai mươi lăm bài tụng thỉnh cầu che chở để đạt được. Toàn bộ chia làm bảy: Mười hai bài tụng đầu quy y kính lễ Bồ-tát, thỉnh cầu che chở đạt được; một bài tụng rưỡi tiếp đó thỉnh cầu Thanh văn che chở; hai bài tụng rưỡi tiếp đó thỉnh cầu các vị trời cõi Sắc che chỏ; hai bài tụng tiếp đó thỉnh cầu các vị trời cõi Dục che chở; năm bài tụng tiếp đó thỉnh cầu tám bộ che chở; một bài tụng tiếp theo thỉnh cầu các vị trời, người khác che chở; một bài tụng tiếp đó thỉnh cầu hữu tình trong pháp giới che chở. Trong phần đầu chia làm ba: Bảy bài tụng đầu thỉnh cầu che chở để đạt được biện tài của Bồ-tát; ba bài tụng tiếp đó thỉnh cầu che chở khiến đạt được biện tài của Như lai; hai bài tụng tiếp nữa thỉnh cầu che chở khiến đạt được biện tài của Phật và các vị Thanh văn. Trong bảy bài tụng đầu lại chia làm hai: Hai bài tụng rưỡi đầu là kính lễ, ngợi khen chung tất cả Bồ-tát thỉnh cầu che chở; bốn bài tụng rưỡi tiếp theo kính lễ riêng Thiên nữ, thỉnh cầu che chở. Đây là phần đầu.

Khen ngợi kính lễ mười đức:

  1. Đức lìa kiêu mạn không lừa dối.
  2. Đức chứng chân trạch diệt; vì khác với Nhị thừa.
  3. Đức không nhiễm trước năm trần.
  4. Đức thường xa lìa triền cái.
  5. Đức thường thực hành vô lậu.
  6. Đức phá ngu dốt sinh trí tuệ.
  7. Đức nói năng chắc chắn hợp cảnh.
  8. Đức lìa xa các thói quen.
  9. Đức tùy ý chứng chân.\
  10. Đức sẽ dẫn dắt hữu tình.

Mười câu trong văn kinh lần lượt phối hợp để giải thích.

Văn kinh: Kính lễ Biện tài Thiên, khiến con từ vô ngại, nguyện điều con mong cầu, đều mau chóng thành tựu, không bệnh thường yên ổn, thọ mạng được dài lâu; khéo hiểu các minh chú, riêng tu đạo Bồđề, lợi ích mọi chúng sinh, tâm nguyện cầu chóng thành; con nói lời chân thật, con nói lời không dối, Thiên nữ biện tài khéo léo, khiến con được thành tựu; chỉ Thiên nữ đến, khiến lời con không trệ, mau vào trong thân miệng, thông minh đủ biện tài.

Tiếp theo riêng thỉnh cầu Thiên nữ. Văn chia làm năm:

  1. Thỉnh cầu từ (lời) vô ngại.
  2. Một bài tụng tiếp theo thỉnh cầu không tật bệnh, thọ mạng dài lâu, vì lợi ích hữu tình không tham cầu thọ mạng thế gian.
  3. Một bài tụng tiếp theo thỉnh cầu hiểu rõ các minh chú, siêng năng tu tập Bồ-đề.
  4. Một bài tụng tiếp theo nói mình chân thật cầu thỉnh che chở khiến đạt được.
  5. Một bài tụng tiếp theo thỉnh cầu Thiên nữ nhập vào thân miệng che chở.

Văn kinh: Nguyện cho lưỡi của con, sẽ được Như lai hiện, do uy lực lời ấy, điều phục các chúng sinh. Lúc con phát ra lời, việc gì cũng thành tựu, người nghe sinh cung kính, việc làm không tổn hại. Nếu con cầu biện tài, việc ấy không thành tựu, thật ngữ của Thiên nữ, thảy đều thành.

Tiếp theo thỉnh cầu biện tài của Như lai. Văn chia làm ba: hai câu đầu là thỉnh cầu; một bài tụng rưỡi tiếp theo nói về ý cầu biện tài; một bài tụng tiếp theo nói rằng nếu lời Thiên nữ không luống dối thì sự cầu mong của con chắc chắn thành tựu.

Văn kinh: Có gây tội vô gián, lời Phật khiến điều phục, cho đến A-la-hán, tất cả lời báo ân, Xá-lợi-tử, Mục-liên, bậc nhất trong chúng Phật, những lời chân thật ấy, nguyện con đều thành tựu.

Tiếp theo thỉnh cầu che chở khiến đạt được biện tài của Phật và các Thanh văn. Nửa bài tụng đầu thỉnh cầu biện tài của Phật; một bài tụng rưỡi còn lại thỉnh cầu các biện tài khác của Phật. Điều phục vô gián ngữ, A-la-hán báo ân ngữ, phản ảnh lẫn nhau, đưa ra tất cả các ngữ. Nói những thứ khác là hoặc các A-la-hán khác, hoặc các biện tài trong hai mươi hai thứ như trước.

Văn kinh: Nay con đều triệu thỉnh, chúng Thanh văn của Phật, đều nguyện chóng đến đây, thành tựu tâm con cầu, lời mong cầu chân thật, đều nguyện không luống dối.

Tiếp theo đây là thỉnh cầu Thanh văn che chở.

Văn kinh: Trên từ trời Sắc cứu cánh cho đến trời Tịnh cư, Đại Phạm và Phạm phụ, tất cả chúng Phạm vương, cuối cùng khắp tam thiên, chủ thế giới Sách-ha và cùng các quyến thuộc, nay con đều triệu thỉnh cúi mong từ bi, thương xót cùng che chở.

Tiếp theo thỉnh cầu các vị trời cõi Sắc che chở.

Văn kinh: Trời Tha hóa Tự tại, cho đến Lạc Biến Hóa, chúng trời Đổ-sử-đa, từ thị sẽ thành Phật, các chúng trời Dạ-ma, và cõi trời Đaolợi, các trời tứ Thiên vương, tất cả các chúng trời. Tiếp theo thỉnh cầu các vị trời cõi Dục che chở.

Văn kinh: Thần đất nước lửa gió, nương ở núi Diệu cao, các sơn thần bảy biển, tất cả các quyến thuộc, mãn tài và ngũ đảnh, trời trăng và các sao, các chúng trời như vậy, giúp thế gian yên ổn, các Thiên thần như thế, không thích gây tội nghiệp. Kính lễ quỷ tứ mẫu, và con yêu nhỏ nhất, chúng trời rồng, Dược-xoa, Càn-thát-bà, Tu-la, cho đến Khẩn-na-la, chúng Mạc-bô-lạc-già. Con nhờ sức Thế Tôn, thảy đều xin triệu thỉnh, nguyện rũ lòng Từ bi, giúp con vô ngại biện.

Tiếp theo thỉnh cầu tám bộ che chở. Bốn bài tụng đầu nêu ra tên gọi, một bài tụng sau nói rõ thỉnh cầu.

Văn kinh: Tất cả chúng trời người, bậc hiểu rõ tha tâm, đều nguyện ban thần lực, giúp con biện tài khéo léo, cho đến tận hư không, cùng khắp trong pháp giới, tất cả mọi sinh linh, giúp con biện tài khéo léo.

Tiếp theo thỉnh cầu các chúng trời người và chúng sinh trong pháp giới che chở.

Văn kinh: Bấy giờ, Biện Tài Thiên Nữ nghe thỉnh cầu như vậy rồi, bảo Bà-la-môn Kiều-trần-như rằng: Lành thay! Đại sĩ! Nếu có người nam người nữ nào y theo thần chú như vậy và chú tán đã nói về cách thọ trì như trước đây mà quy y kính lễ Tam bảo, kính thành chánh niệm với những việc mong cầu đều không giả dối, lại cùng thọ trì đọc tụng kinh Kim Quang Minh nhiệm mầu này thì những việc nguyện cầu ấy thảy đều đạt được như ý mong muốn, mau được thành tựu, ngoại trừ không dốc lòng. Lúc ấy, Bà-la-môn hết sức vui mừng, chắp tay đảnh lễ thọ trì.

Tiếp theo là phần thứ ba, Thiên nữ ngợi khen khuyến khích tu hành, có hai: Đầu tiên là Thiên nữ ngợi khen, tiếp theo từ “Nếu có người nam…” về sau là ấn chứng khuyến khích tu học. Sau từ “Lúc ấy, Bà-la-môn…” trở xuống là tiếp phần thứ tư Kiều-trần-như vui mừng đảnh lễ thọ trì.

Văn kinh: Bấy giờ, Đức Phật bảo Thiên nữ Biện tài rằng: Lành thay! Lành thay! Thiên nữ, người có thể truyền bá kinh vương nhiệm mầu này, ủng hộ tất cả người thọ trì kinh và thường làm lợi ích cho tất cả chúng sinh, khiến được yên ổn, nói pháp như vậy, giúp cho biện tài không thể suy nghĩ bàn luận, đạt được phước đức vô lượng, những người phát tâm mau chóng hướng về Bồ-đề.

Tiếp theo là đoạn lớn thứ ba trong phẩm, Như lai ngợi khen khuyến khích. Đầu tiên khen ngợi Thiên nữ, từ “những người phát tâm” về sau là khuyến khích y theo đó tu học.