DUY MA KINH LƯỢC SỚ

Thiên thai, Sa-môn Trạm Nhiên lược.

GIẢI THÍCH PHẨM: BỒ-TÁT HẠNH

Trong Chánh thuyết có ba đoạn lớn là:

  1. Phẩm Phật Quốc là diễn bày tông chỉ chính của Như Lai.
  2. Từ phẩm Phương Tiện đến phẩm Hương Tích là Đại sĩ giúp bày Thánh hóa.
  3. Từ phẩm này đến phẩm A-súc trở về lại chỗ Phật là ấn định thành kinh.

Lý do có hai phẩm này, có năm ý:

1/ Đại sĩ giúp Phật diễn bày chúng có duyên các duyên phược đã hết, công giáo hóa đã xong, cần trở về chỗ Phật.

2/ Phật xưa nói nhân quả Phật Quốc, Đại sĩ giúp nói nghĩa này khác với dị luận nếu không trở về để Phật xác định, thì hoặc có kẻ lưới nghi không trừ, nên cần phải trở về chỗ Phật lập tông nói nghĩa. Cho nên thầy trò đối nhau lập tông diễn bày sáng tỏ nghĩa Phật quốc.

3/ Chúng đương cơ ngồi tòa riêng trong thất hoặc có người sinh nghi, để đoạn nghi này nên phải trở về chỗ Phật để đối bày.

4/ Kẻ có căn cơ được ngộ ở chỗ Phật thì không thể ngộ với người khác, nên phải trở về chỗ Phật.

5/ Tuy ở trong thất luận nói chỗ chí đạo, nhưng nếu không nhờ Phật ấn khả thì không thành kinh. Để được ấn khả nên phải trở về chỗ Phật. Ý có phẩm này là như thế.

Phẩm Bồ-tát Hạnh, trong đây tiếp theo phẩm Hương Tích là để phân biệt các pháp môn của Bồ-tát nói về hạnh cõi Phật thanh tịnh có cấu tịnh, Bồ-tát nương vào đây mà hành nên gọi là phẩm Bồ-tát Hạnh. Ở hai phẩm này văn có hai:

1.  Từ đầu phẩm này đến “khen chưa từng có”, là ngài Tịnh Danh tay nâng đại chúng đồng vào Am viên nên gọi trở về chỗ Phật.

2. Từ Phật bảo: “A-nan, đúng thế, đúng thế…” trở xuống cho đến hết phẩm A Súc, gọi là lập tông lại nói nhân quả Phật quốc. Lại có khi mở đầu chia hai phẩm này làm hai: phẩm đầu nói hành Phật Quốc là lập tông lại nói nghĩa

– Kế phẩm kiến A Súc Phật là chính nói hiển bày quả.

Phần đầu (I) có hai: Một là Tay nâng đại chúng cùng đến Am viên. Hai là A-nan nghe mùi hương liền phát nghi mà hỏi.

Phần một, tay nâng đại chúng, có sáu:

  1. Hiện tướng.
  2. A-nan thấy tướng bạch Phật.
  3. Phật giải thích.
  4. Ngài Tịnh Danh nói muốn trở về.
  5. Ngài Văn-thù cùng trở về.
  6. Dùng thần lực nâng đại chúng đến Am viên.

Phần đầu hiện tướng nói đồng sắc vàng, là biểu thị những người được ngài Tịnh Danh hóa độ, các duyên phược đã trừ hết, đều nhập vào cõi tánh tịnh thường tịch, nên đồng một ánh sáng vàng.

Phần sáu, trong tay nâng đại chúng có hai: a) Đến chỗ Phật kính lễ. b) Phật an ủi thăm hỏi.

– Ở phần kính lễ có ba:

a- Đại sĩ kính lễ. b- Các Bồ-tát kính lễ. c- Hàng Thích Phạm kính lễ.

– Phật an ủi có ba: a- Thăm hỏi. b- Khiến ngồi. c- Vâng lệnh ngồi.

– Trong phần hai, A-nan nghi hỏi có hai: a) Phật hỏi Xá-lợi-phất. b) A-nan nghi mùi hương.

– Ở phần hỏi Xá-lợi-phất có bốn:

  1. Ông có thấy thần lực của Đại sĩ đã làm chăng.
  2. Đáp.
  3. Lại hỏi: Như thế nào?
  4. Đáp: Là pháp bất tư nghị, không thể dùng tâm trí tư nghị mà suy lường được.

Phật sở dĩ hỏi là cũng muốn xác định thành việc trong thất, cũng vì trong thất số người hoài nghi chưa hết. Nếu nghe Phật xác định thì hết nghi. Vì không còn ngăn ngại nên sinh lòng tin nghi, vì xác định nên được thành kinh.

Ở phần A-nan nghi mùi hương và hỏi, có hai: a) Hỏi mùi hương. b) Hỏi mùi hương hết.

– Phần hỏi mùi hương có năm: a- A-nan hỏi. b- Phật đáp.

  1. Ngài Thân Tử nói thân tôi cũng có mùi hương.
  2. A-nan hỏi duyên được mùi hương.
  3. Ngài Thân Tử đáp do ngài Tịnh Danh được cơm.

– Trong phần hỏi hương hết có ba: a- Ngài A-nan hỏi. b- Ngài Tịnh Danh đáp. c- A-nan khen ngợi.

Phần Ngài Tịnh Danh đáp lại có hai: Đáp chung và Đáp riêng.

Đáp chung : Hương này tùy cơm, cơm nếu hết thì hương cũng tùy đó mà hết. Lại hỏi bao lâu thì hết. Liền đáp riêng có hai: Đáp về sự, đáp về lý.

– Đáp về sư: bảy ngày mới hết, cũng như ở đời ăn để nuôi sống thân, chỉ làm hết đói trong một ngày. Còn thức ăn này bảy ngày mới hết. Lại ví như uống một loại thuốc để giữ thân bảy ngày mới hết, sức thuốc xông thân đến khi lành bệnh, đây là giải thích theo sự.

– Đáp về lý: không như vậy nếu xét theo tiếng nói trong việc chuyển pháp luân thì cõi này có giáo Bán, Mãn. Như Nhị thừa gọi là chữ Bán, Đại thừa gọi là chữ Mãn. Như chữ Bán có ba lần chuyển pháp luân: Một là, chỉ bày; hai là, khuyên; ba là chứng. Về chỉ bày, là chỉ bày Tứ đế, thấy Đế nên chân phát; hai là, khuyên, tức khuyên đoạn hoặc tư duy; ba là, chứng đạo Vô học, nên gọi là tam chuyển. Nay mùi hương đến nói lý Bán, cũng là nói chữ Bán ba lần chuyển pháp luân. Trong đây đều đầy đủ nghĩa. Trước dùng bảy ngày làm phương tiện ngũ đình tâm “năm cách dừng tâm”, Niệm xứ chung riêng, ước bốn pháp Noãn, Đảnh. Nay nói vị phàm phu ăn cơm có mùi hương này chuyển nhập bảy phương tiện mới hết. Ăn trong bảy phương tiện là chuyển nhập chánh vị thì mới hết, nếu không nhập thì không hết, cần phải thấy Đế phát chân, thì mới có thể hết. Đây gọi là thị chuyển. Từ chánh vị mà ăn, là Không nhập tư duy thì không tiêu hết, được nhập tư duy thì mới hết. Đây gọi là khuyến chuyển. Nếu tư duy mà ăn, là Không được Vô học thì không tiêu hết, được tâm giải thoát, thành Vô học mới tiêu. Đây gọi là chứng chuyển. Bốn chỗ luận về tiêu hết, tức là ba lần chuyển Tứ đế pháp luân, nghĩa thị, khuyến, chứng rất rõ ràng. Lại nữa, mùi hương này nói nghĩa ba lần chuyển chữ Mãn của Đại thừa, là trước trách chữ Bán chưa nhập chánh vị, ăn cơm nhập chánh vị mới tiêu. Như ngài Thân Tử đã đoạn hết tam giới, chứng tâm giải thoát được tận trí và vô sinh trí. Cơm này lại tiến đến quả nào, nếu không tiến quả thì cơm không tiêu. Nếu tiến quả tức là nghĩa Đại thừa. Phải biết A-la-hán tuy chứng bốn quả, đoạn kết tam giới, nếu chưa phát tâm Đại thừa thì cũng còn là Đại thừa lý ngoại, chưa phải là trong vị phương tiện. Nên Pháp Hoa có nói: Chỉ hầu ở ngoài cửa, đứng trong thảo am. Nếu luôn phát tâm Đại thừa thì gọi là cơm đã tiêu, là trụ ở vị phương tiện. Nên nói bảy ngày mới tiêu. Từ vị phương tiện này mà ăn, là nhập chánh vị mới tiêu. Tức như ngài Thân Tử trong thời Pháp Hoa nhập Phật tri kiến, nhờ được thọ ký, riêng gọi là chánh vị. Ước trong Đại thừa làm ba căn là: Vị tri dục tri căn, tri căn và tri dĩ căn. Nếu nhập phát tâm tức là dục tri căn. Từ phát tâm mà ăn cơm cho đến Vô sinh nhẫn mới tiêu thì gọi là tri căn. Trong vô sinh mà ăn cơm cho đến bổ xứ mới tiêu, gọi là tri dĩ căn. Tức là hương giáo nói ba căn vô lậu. Cho nên chuyển pháp luân chữ Mãn hợp ở người Đại thừa có duyên, thí như thuốc quý bỏ đi để thí dụ mà nói các cõic của thân diệt hết, đâu chỉ diệt có độc của phần đoạn tam giới. Trên là biến dịch của Thông giáo, Biệt giáo, về độc Biệt giáo của thật báo thì các cõic vô minh từng phần bị tiêu diệt. Đây phải đem trống độc làm dụ để giải thích thành nghĩa này. Không luận xa gần nghe qua đều chết. Đầy đủ như giải thích trước…

Phần A-nan khen chưa từng có, xưa chỉ nghe nói ba lần chuyển pháp luân Bán, Mãn, mà nay trong mùi hương lại có đủ khuyến, thị, chứng…, nên khen chưa từng có. Phần hai, nhân A-nan hỏi, tức là nói lập lại tông. Ở đây có hai: Một là từ đây trở đi đến hết phẩm, là nói cõi Phật không đồng, khởi căn mỗi khác. Đây tức ý có phẩm này là hai ý trong năm lớp. Nếu công hóa độ đã xong thì tay nâng đại chúng về Am-la viên là nghĩa này. Kế trong thất nghi tình chưa giải quyết nên cần được xác định. Do đó Phật liền bảo Xá-lợi-phất: Ông thấy việc làm thần lực tự tại của Đại sĩ chăng? Trong đó có ý xác định việc nói trong thất cũng là đoạn dứt các niềm nghi. Nếu Đại sĩ khen bày dù luận về các pháp khác nhưng cũng đều là hiển bày về tịnh quốc. Tịnh quốc đã hiển sáng thì lập lại tông phải trở về lời do Phật nói, tức ý văn trong đây. Lại chúng sinh có cơ ngộ với Phật, tức là việc khai tông ở trên do các Trưởng giả tử trước hỏi về quả, kế hỏi về nhân. Phật trước đáp về quả, sau mới đáp về nhân. Trong quả có hai: Một là nói về quả và hai là giải thích.

Trong nhân cũng có hai là: Một là, nói về nhân và hai là giải thích.

Trong đây việc lập lại tông cũng có hai ý:

  1. Lập lại tông nói quả tức là Phật quốc, Phật sự không đồng.
  2. Lập lại tông nói nhân tức là các hạnh Bồ-tát.

– Trong quả có hai: a) Chánh nói quả.

b) Giải thích ý.

– Trong nhân cũng có hai:

  1. Chánh nói hạnh Bồ-tát.
  2. Giải thích

Trước sau đối nhau, ý nghĩa hơi ngang nhau cho nên biết là lập lại tông nói rõ nghĩa.

Trước nói nghĩa ở môn quả: Có bốn:

  1. Tùy chúng sinh được hóa độ mà nhận lấy cõi Phật.
  2. Vì điều phục chúng sinh mà lấy quốc độ.
  3. Tùy dùng pháp nào nhập Phật tuệ mà chọn lấy quốc độ.
  4. Dùng pháp nào để khởi căn mà chọn lấy quốc độ.

Nay môn quả này cũng đủ bốn nghĩa để thành việc nói về Phật quốc của đương tông rõ ràng là đồng, nhưng chỉ không thứ lớp trước sau là khác mà thôi. Do nói không lập lại nên không an tâm. Do đó cùng nói muốn khiến hành giả không chấp chặt trước sau. Giống như Pháp Hoa ba lần nói pháp tên khác mà nghĩa đồng. Lại như kinh Niết-bàn ba mươi sáu lần hỏi đáp mà nghĩa đối nhau nhưng danh tự không đồng. Về ý nghĩa nếu chánh danh dù khác cũng chẳng hiềm gì. Trong đây tuy trước sau không thứ lớp, nhưng nghĩa gần ngang nhau. Nay cái thứ nhất giải thích cái thứ tư trên, tuy tên có khác nhưng nghĩa là một. Cái thứ tư giải thích cái thứ nhất trên thì văn nêu đầy đủ. Trong đây giải thích việc khởi căn Bồ-tát mười ba câu nói về các Phật quốc, khởi căn không đồng, cùng dùng pháp sáu trần mà khởi sáu căn. Như Tỳ-đàm nói sắc là chất ngại, không được cùng thông như các trần khác. Mắt chỉ thấy sắc không thể dùng cho các trần khác. Nghĩa của Đại thừa nói thì khác với đây. Trong căn trần có thể dùng chung nhau viên thông các pháp. Như mắt thấy sắc giấy mực, sắc này có thể dùng nói tất cả các pháp hoặc Không hoặc Giả hoặc Trung, thế, xuất thế tất cả các pháp đều đầy đủ, chỉ là một thứ mực mà thôi, mà gồm chứa các các đức viên thông vô ngại. Nên trong Đại phẩm nói: Tất cả hướng đến sự hướng đến ấy chẳng ngoài sắc cho đến tất cả hướng đến vị sự hướng đến ấy chẳng ngoài vị. Đối với ăn nếu bình đẳng thì đối với pháp cũng bình đẳng. Phải biết căn trần đủ tất cả pháp, nên dùng trần này mà khởi căn Bồ-tát vậy. Nay đem một trần để nói, thì đây là từ hơn mà làm tên. Như nếu tỷ căn nhập đạo lanh lợi nhất thì dùng hương trần mà khởi, nếu thân căn linh lợi nhất thì dùng ánh sáng mà chạm xúc. Ở cõi này nhĩ căn lanh lợi, nên dùng thanh trần mà khởi. Chưa hẳn chỉ có thanh trần mà không dùng năm trần kia. Như ở cõi này dùng tiếng làm Phật sự, nhưng cũng có phóng ánh sáng, cũng có hương vân, hương cái, y phục… để làm Phật sự. Chỉ từ cái nào hơn là chánh còn các thứ khác là phụ. Cho nên căn cứ ở tiếng để làm Phật sự. Các cõi nước khác nếu có nói dùng một trần nào đó thì cũng y theo trên.

Ánh sáng làm Phật sự, là phóng ánh sáng chạm thân nói đủ các pháp tùy chạm xúc mà hiểu. Đâu chỉ các cõi nước khác dùng ánh sáng làm Phật sự, mà cõi này cũng dùng ánh sáng để hóa độ người. Như khi nói các kinh Đại thừa Phật đều phóng ánh sáng làm rúng động tất cả. Chỉ không phải chánh ý nhập đạo ở cõi này mà chỉ là ý chung về Phật sự thôi. Phải biết rằng trong ánh sáng có đầy đủ tất cả pháp, như kinh Tư Ích đã luận rõ. Lại như Đại phẩm phóng quang, chúng sinh nào thấy được đều phát tâm Bồ-đề. Như kinh Hoa Nghiêm nói Như có ánh sáng tên là vô tham, diệt hết các tật xấu tham dục… đều dùng ánh sáng này làm chánh, vì đầy đủ các pháp vậy. Chỉ trong Tiểu thừa hoặc nói ánh sáng đến chạm xúc, hoặc nói không đến chạm xúc. Đại thừa thì nói Bất tư nghị mà luận việc đến chạm xúc. Về việc dùng hóa nhân làm Phật sự, là như Phật Tu-phiến-đa đã để lại hóa Phật để độ chúng sinh. Hoặc có Phật làm lợi ích chúng sinh, dùng hóa nhân, hóa Bồ-tát… để khởi căn chúng sinh. Lại như nói kinh Bát-nhã có Hóa Bồ-tát nói Bát-nhã tức là ở cõi này dùng hóa để làm Phật sự. Về Bồ-tát làm Phật sự, là hoặc có cõi Phật chỉ thuần dùng Bồ-tát làm quyến thuộc để lợi tha dẫn dắt chúng sinh, Phật chỉ làm tôn chủ mà thôi. Cõi này cũng có nghĩa này. Như nói trong kinh Hoa Nghiêm có bốn Đại Bồ-tát nói công đức các Địa , Phật chỉ làm chủ. Phải biết cũng dùng Bồ-tát để làm Phật sự thì tiếng Bồ-tát này chỉ là nói chung không nhất quyết phải là hóa nhân, cho nên thuộc về căn trần. Về cây Bồ-đề làm Phật sự, là Phật ngồi dưới cây này mà được đạo trang nghiêm và phóng quang thuyết pháp điều phục chúng sinh. Nếu cây che chắn mát mẻ để làm Phật sự tức là khởi thân căn. Riêng quán cây và đi kinh hành dưới cây là khởi nhãn căn. Như ở cõi này cũng ngồi dưới cây Bồ-đề mà đắc đạo. Trong kinh nếu có chỗ phải dùng cây Bồ-đề làm Phật sự, tức là giải thích ý này… Về vườn rừng và lầu gác cũng có hai nghĩa là che mát và quán tưởng không thể nhất định. Về thuộc tướng hảo, tức là sắc trần khởi nhãn căn, chỉ thấy tướng hảo. Tướng hảo tự có giảng nói khiến người ngộ giải. Như ở cõi này khi nói Bát-nhã thì Phật hoặc hiện thân cao lớn đặc biệt hoặc hiện thân thường để đoạn nghi. Phải biết cũng là dùng tướng hảo để làm Phật sự. Về hư không, là chỉ bày tướng Không. Tướng Không có thể giảng nói các pháp như Bất nhị môn nói: Bốn thứ không chủng là hai. Nếu thấu hiểu bốn thứ Không và không chủng chẳng khác, tức là nhập Bất nhị pháp môn. Nếu thấy hư không này là Không, mà không thì chẳng thấy, nếu thấy thì chẳng phải Không, rỗng rang không chướng ngại. Nhân đó ngộ các pháp, chỉ dùng thứ Không này làm Phật sự. Cho nên như A-nan muốn thấy bụng Phật. Phật bảo chui đầu vào liền thấy bụng trống không chẳng có gì. Như từ Hư không tạng đến cõi giới này thì tất cả các pháp đều không. Cõi này cũng dùng không làm Phật sự, tức mộng huyễn mười dụ làm Phật sự, thường nói pháp này. Pháp này giảng nói rất nhiều điều. Hoặc có người ngộ mộng huyễn là Không, cho đến ngộ mộng huyễn là chẳng phải Không, chẳng phải có, đầy đủ như ở Thông giáo. Dùng mười dụ này cho cả Đại và Tiểu thừa. Tiểu thừa thì chỉ chấp mộng huyễn là Không, còn Bồ-tát thì thấy Có. Hoặc các Địa Luận sư cho mười dụ này làm tướng giả dối. Đây bèn được không của Tiểu thừa mà mất hẳn cái có của Đại thừa. Nếu nói đã là tướng giả dối mà Bát-nhã lấy đó làm Phật mẫu; mẹ đã giả dối thì con cũng không thật. Cho nên biết mộng huyễn là nghĩa chung không thể chấp nhất định sẽ mất ý Đại thừa. Nếu nói có cõi Phật dùng mộng huyễn làm Phật sự, thì cõi Phật đó là tướng giả dối không thật. Về dùng âm thanh, thì như cõi này khởi nhĩ căn. Về tịch mịnh đây là chỉ tâm huân. Tuy không nói năng nhưng không hại gì có niềm vui tịch mịch. Nếu không phải vui thì sao được nói là làm Phật sự ư? Nếu Phật không chỉ bày tâm thì cả bậc Thập địa cũng không biết. Nếu bày tâm thì loài côn trùng cũng hiểu được. Phải biết đây là nghĩa bày tâm. Ở cõi này cũng dùng không nói năng để chỉ bày mà làm Phật sự. Như ngài Tịnh Danh ngậm miệng mà ngài Văn-thù khen ngợi. Hoặc Phật có lúc im lặng và ngài Thân Tử cũng im lặng.

Nói rộng thì vô lượng mà tóm tắt thì chỉ có mười ba cõi nước. Ngang đây là lập lại tông làm sáng nghĩa Phật quốc, giải thích phần thứ tư trên về nghĩa khởi căn Bồ-tát.

Phần thứ hai (II) từ “Đúng thế A-nan, chư Phật các oai nghi tới lui đều làm Phật sự…” trở xuống là giải thích phần thứ ba trên, nói về nghĩa nhập Phật tuệ. Phần này có hai:

  1. Thiện môn.
  2. Ác môn.

Từ “oai nghi tới lui” trở xuống… là nói về thiện môn, tức là nghĩa tịnh quốc. “Bốn ma trần lao” trở xuống… là nói về ác môn, tức là nghĩa cấu quốc. Văn trên nói tùy chúng sinh dùng cõi nước nào mà nhập Phật tuệ. Phật tuệ thì Pháp Hoa gọi là Phật tri kiến. Trong đây thì nói là nhập Phật pháp môn. Nhưng chư Phật hiện ra cõi nước cấu tịnh không đồng, để khiến chúng sinh được nhập Phật tuệ. Nếu chúng sinh đáng thấy thiện pháp oai nghi tới lui tướng hảo phóng quang rực rỡ mà nhập liền hiện như thế. Nếu đáng dùng ác pháp mà nhập, thì liền hiện bốn ác phiền não mà khiến được nhập. Như kinh Hoa Nghiêm nói: Người nữ bày pháp môn tham dục, nếu người phàm phu thì đây là đọa lạc, nhưng với Thiện Tài thì một phen chạm xúc liền ngộ vô lượng trăm ngàn pháp môn. Đây là hiện bày dục ma mà nhập Phật tuệ. Như ngài Thiện Tài đầy đủ vương hạnh như huyễn pháp môn. Phẩn-đà giết vô lượng mạng người nhân đây mà được ngộ, tức là nhân khuể ma mà được nhập. Như thấy vị Bà-la-môn từ đỉnh núi cao khi gieo mình vào lửa xả thân thì thấy Phật pháp hiện tiền, tức là dùng si ma mà nhập Phật tuệ. Từ ba độc này khởi đẳng phần. Bốn phần sinh tám vạn bốn ngàn trần lao mà khiến các chúng sinh vào Phật tuệ. Vì có hai môn thiện ác không đồng, nên chư Phật hiện ra hai thứ cõi nước cấu tịnh. Tuy có cấu tịnh khác nhau, nhưng nhập môn đồng một thứ.

Phần thứ ba, nếu nhập vào môn này thì thấy tịnh không mừng thấy cấu cũng không buồn lo. Đây là giải thích phần thứ hai trên. Về điều phục chúng sinh mà chọn lấy cõi Phật, nhưng chư Phật vì thu phục tất cả hạng người cang cường và nhu nhược nên hiện ra có cấu tịnh. Sao được thấy việc tịnh uế này mà khởi tâm có cao thấp, mừng lo. Nếu tâm có mừng lo thì không gọi là điều phục. Không mừng không lo mới là tướng điều phục. Ví như thầy thuốc giỏi, vì trị bệnh nên trao cho hai thứ thuốc đắng ngọt, thuốc tuy có khác nhưng trị bệnh không khác. Như nhìn thầy thuốc với hai loại thuốc để trị lành bệnh mà không sinh tâm thương ghét thầy thuốc, thì Phật cũng thế. Chỉ vì điều phục chúng sinh đừng thấy có cấu tịnh mà sinh nghi.

Phần thứ tư, từ chư Phật bình đẳng trở xuống là giải thích phần thứ nhất trên, là chư Phật vì giáo hóa chúng sinh mà chọn lấy cõi nước. Trong đây nói mười phương Như Lai công đức đều bình đẳng, một thân một trí tuệ, lực Vô úy cũng thế. Đã là bình đẳng sao bỗng một Phật quốc là tịnh, một Phật quốc là cấu, cấu tịnh đã khác, sao gọi là bình đẳng. Chỉ vì giáo hóa chúng sinh, nên ở trong bình đẳng mà khởi từ bi làm bình đẳng và không bình đẳng. Vì giáo hóa chúng sinh đến nổi phải có cấu tịnh không đồng mà thôi. Đây là giải thích thành nghĩa bốn loại cõi nước, hoàn toàn không trái nhau, chứng biết là lặp lại tông tuyên nói, kết tóm đầu đuôi, thành tựu trước sau việc nói nghĩa Phật quốc.

Phần thứ hai, từ “chư Phật quốc độ” trở xuống…, là giải thích thành ý bốn thứ cấu tịnh, hiển bày cõi phương tiện tùy duyên mà có cõi tánh tịnh Tịch quang. Phần này có bốn:

  1. Ở hư không mà kết thành giải thích.
  2. Tóm tắt về thân trí.
  3. Nói rộng về thân trí.
  4. Căn cứ ba hiệu.

Nay ở hư không mà kết giải thích: Đối việc Phật quốc trên, khi luận về quả có dùng thí dụ: Như có người muốn xây cất cung điện trên hư không thì chắc chắn không thành, mà phải xây dựng trên đất mới thành. Tuy xây trên mặt đất nhưng không có hư không thì cũng không thành. Đây là nói Bồ-tát ở ngay trên lý pháp tánh Chân không thì không có muôn hạnh công đức và các Ba-la-mật để trang nghiêm pháp thân. Nếu y vào tục đế thì thành tựu chúng sinh cõi Phật thanh tịnh. Tuy lại là muôn hạnh công đức, nhưng trọn ước vào pháp tánh mà không có thành tựu. Nếu không có pháp tánh không, thì phàm các việc làm đều không thành tựu. Nay kết giải thích này cùng việc lập tông trên đồng nói về cõi tùy duyên. Vì hóa độ chúng sinh muốn điều phục khiến họ nhập Phật tuệ mà khởi căn Bồ-tát, tuy là cát đá làm đất hay bảy báu làm đất, cho đến phương tiện Hữu dư, tự tánh Thật báo các loại cõi nước đều là ước vào chúng sinh mà có bao nhiêu thứ sai khác như thế. Cõi tánh tịnh là nơi ở của bậc Cực trí, không có các việc cấu, tịnh cao thấp hơn kém. Cho nên dẫn hư không không có các thứ mà làm dụ. Tuy hư không không có các thứ mà ở khắp các cõi nước có các thứ. Các cõi nước có các thứ không lìa được không không có các thứ, trọn không lìa ngoài các thứ mà riêng có một cái không không có các thứ. Nay bốn thứ cõi tùy duyên tuy lại cấu tịnh không bình đẳng, vì đều là ước cõi Thường tịch quang nên có tùy duyên hóa tha. Cõi Thường tịch quang cũng biến khắp các cõi nước phương tiện, lìa cõi nước phương tiện thì không riêng có Tịch quang. Nên kinh nói: Chỗ Phật ấy ở gọi là Thường tịch quang, biến khắp tất cả nơi, không nơi nào không có. Như bậc Cực trí quán tất cả pháp, không thứ nào không phải là pháp tánh. Cho nên biết pháp tánh gọi là thường tịch. Kinh nói vô minh mà minh, gọi là rốt ráo không. Rốt ráo không tức là tánh vô minh, mà tánh vô minh, nên gọi là Tịch quang. Thường trụ bất biến nên gọi là thường, thế nên đồng với hư không không có các thứ. Giải thích thành cõi cấu tịnh.

Lược nói thân trí Phật, giải thích thành hai thứ cõi nước. Như Đức Thích-ca có thân trượng sáu, còn Đức Di-lặc có thân ngàn thước hoặc hai vạn thước. Đây là ứng thân sai khác vì hóa vật lớn nhỏ mà thân có cao thấp. Như Đức Thích-ca là Phật theo Tam tạng giáo nói đã được trí đoạn lại được năm phần pháp thân, có tuệ vô ngại, so với Tuệ vô ngại của Đức Di-lặc có được, các chánh tập đều hết, nào có khác gì. Mười phương chư Phật một thân một trí, tuệ lực vô úy cũng đâu có khác, thường tịch pháp tánh chỗ này cũng không khác. Hoặc chỉ là Ứng thân tùy hiện có dáng cao thấp, là tùy duyên mà có hơn kém sai khác không đồng, cho nên có thân trượng sáu hay ngàn thước, cấu hay tịnh khác nhau. Nên nói đem thân và trí mà giải thích thành cõi nước cấu tịnh vậy.

Nói rộng về thân trí Phật. Nếu rộng lược mà nói nghĩa thì trước thuộc tóm, sau thuộc rộng. Nếu theo tư nghị và bất tư nghị mà nói nghĩa, thì tóm tắt là thuộc hai đế, Tam tạng giáo. Phật vô ngại tuệ tư nghị, còn nói rộng thân trí là thuộc hai đế nói vô ngại tuệ bất tư nghị. Không phải chỉ chân đế bất tư nghị là khác với chân trong tư nghị của Tam tạng giáo, mà tục đế bất tư nghị cũng khác với bao nhiêu tục của Tam tạng giáo. Thân trí sai khác cũng lại như thế. Vì sao? Vì nếu Tam tạng giáo chấp thân ứng sinh của cha mẹ mà luận ra các thứ, thì chấp chân đế gồm năm phần pháp thân cũng luận ra không có các thứ ấy. Bậc Cực trí ở cảnh pháp tánh Thường tịch, chỗ này không có các thứ. Nếu nói sắc thân trong cửa là to lớn, là thân cao quý đặc biệt trong Liên hoa tạng, là tướng lớn, tướng nhỏ hiện ra bao nhiêu thứ ở ứng thân cao quý này, chấp chỗ ở của bậc Cực trí là cảnh Thường tịch pháp thân không có các thứ, phải biết là chân tục khác hẳn nhau vậy. Nay mười tướng Phật sắc… là một, là ứng thân ở cấu quốc mà hành hóa thì cũng đều như nhau. Pháp thân diệu sắc rỗng rang an trụ ở nơi này cũng bình đẳng. Trí tuệ bình đẳng, là ứng thân Phật Tam tạng giáo, mười lực vô úy từ bi cũng bình đẳng, cho đến pháp thân, ứng thân cao quý mười lực vô úy cũng không khác. Dòng họ bình đẳng, tức là ứng thân sinh trong giòng quý tộc như Sát-lợi, Bà-la-môn, thì việc này cũng đồng nhất. Tánh pháp thân, tánh tập chủng, tánh tánh chủng, tánh đạo chủng, tánh Thánh chủng, cho đến diệu giác pháp tánh cũng đều đồng đẳng. Hóa chúng sinh bình đẳng, là ứng thân hóa độ chúng sinh cõi Hữu dư, ứng thân cao quý cũng là hóa độ chúng sinh trong cõi Thật báo. Các chỗ này đã bình đẳng, thì y báo cấu tịnh cũng lại bình đẳng, sao chỉ chư Phật riêng có tịnh quốc. Đức Thích-ca cũng có tịnh quốc gọi là Vô Thắng, mà ở phương Tây đâu chỉ riêng có Đức Thích-ca hành hóa ở cõi Ta-bà. Kinh Niết-bàn nói: Tất cả chư Phật cũng ở trong đó mà hiện chuyển pháp luân. Cho nên biết chư Phật đều có cõi nước tùy duyên bao nhiêu thứ, đồng có bình đẳng Thường tịch vô ngại tuệ. Nên nói là rộng ước thân trí mà giải thích thành các cõi nước cấu tịnh. Nếu là vì chúng sinh mà chấp lấy cõi nước, đến nổi có tịnh uế khác nhau, thì y báo hơn kém không bình đẳng. Nếu y báo không bình đẳng, thì vì chúng sinh mà nhận chánh báo thân trí cũng không bình đẳng. Đây là đem cõi nước mà giải thích thân trí làm nghĩa này, nên tức là dùng thân trí mà giải thích cõi nước. Dựa theo đây tức là hiển bày tịnh uế…

Căn cứ ba hiệu mà giải thích hai loại cõi nước. Có hai: Một là, Chánh giải thích ba hiệu. Hai là, Luận nghĩa rộng khó nhận.

Một, Chánh giải thích: Tam-miệu Tam-Phật-đà gọi là Chánh Biến Tri. Như Tam tạng giáo nói Chánh Biến Tri, thì Chánh là đối với sáu mươi hai kiến tà lệch mà được tên. Quán Chân không quán tục tuy gọi là Biến Tri, nhưng nếu so về Đại thừa thì trọn gọi là thiên lệch không phải là chánh rốt ráo. Tri tức là thấu suốt chân tục đều rõ ràng. Thích Luận nói: Tri là biết số pháp và phi số pháp, hoặc thường và vô thường đều biết, đều khắp biết phi số pháp tức là chân đế mà tuệ không có các thứ. Khắp biết số pháp tức là tục đế, hiểu sâu căn cơ tùy duyên phương tiện có bao nhiêu thứ. Ước đây nên gọi là Biến tri. Tự giác là giác chân; giác tha là giác tục. Vì giác tục nên tùy duyên phương tiện bao nhiêu thứ không đồng. Giác chân tức là tam tịnh vô ngại tuệ, không có các thứ. Chánh trong Bất tư nghị là quán Trung đạo gọi là chánh. Ba đế chiếu khắp gọi là Biến, biết ba đế nên gọi là Tri, chỉ trong Trung đạo không phải số không phải phi số, không phải thường không phải vô thường. Hiểu sâu lý này thì gọi là Vô ngại tuệ. Song chiếu hai đế trong tục có sai khác, biết bệnh biết thuốc, tùy duyên phương tiện mà cấu, tịnh không đồng. Vì điều phục chúng sinh, nên có bao nhiêu thứ. Chân tục tự giác giác tha căn cứ theo trước… Nên gọi là Chánh biến tri.

Đa-đà A-già-độ, gọi là như pháp tướng giải, như pháp tướng thuyết. Như trong Tam tạng giáo nói như pháp tướng giải, tức là khế hợp lý chân như, cũng gọi là tục lý mà biết, cũng gọi là như pháp mà hiểu, là vô ngại tuệ không có các thứ. Phải dùng pháp nào mà giáo hóa, phải dùng pháp nào mà điều phục, pháp nào mà nhập Phật tuệ, pháp nào mà khởi căn… Cơ cảm sai khác, mà nói có bao nhiêu thứ. Tuy lại nói khác, nhưng đều thật không có hư dối, nên nói như pháp tướng thuyết. Nên gọi là Như Lai. Đã giải thích thành nghĩa cấu tịnh. Trong bất tư nghị là như thế. Phật-đà gọi là giác, cũng gọi là tri, cũng giống như giải thích trước.

Hai, Luận về ba câu rộng, có năm:

  1. Nói nghĩa rộng về ba câu A-nan không thể nhớ.
  2. Nói giả sử nhiều A-nan cũng khó nhớ.
  3. Nói A-nan hối hận.
  4. Nói Phật an ủi.
  5. Giải thích nghĩa không thể nhớ như văn.

Tiếp nói Bồ-tát ấy xin làm hạnh Bồ-tát, tức là đối trên mà lập lại tông nói nhân Phật quốc. Có ba:

  1. Xin pháp.
  2. Phật nói pháp.
  3. Khen ngợi trở về bản độ.

Trong phần a, có ba: Hối trách. Hiểu rõ. Xin pháp.

a- Về xin pháp là ở nước Hương Tích đem hai pháp hương và vị đến cõi này độ người, nay muốn đem pháp cõi này đến cõi ấy làm Phật sự, do đó mà xin. Bồ-tát cõi ấy thuộc cơ Đại thừa, được ngộ Trung đạo, mà ở song chiếu hai đế còn chưa thấu suốt xa xôi, huống là hàng Tiểu thừa đoạn phục trong tục chưa xong. Thế nên Như Lai vì nói nghĩa song chiếu khiến việc hóa đạo không ưng trệ. Ví như vua chúa có đủ các quan văn võ, gặp lúc yên, loạn mà có hưng phế, lúc không giặc giả thì lính yếu, binh khí lụt, khi nước loạn thì binh tinh nhuệ tướng mạnh. b/ Nay nói Phật pháp mười phương đủ nghĩa ba đế. Chỉ có cõi Ta-bà nhiều nạn mà quyền hóa khơi sáng. Các Bồ-tát… đã song chiếu thuần thục, thiện căn cõi ấy đã sâu dày, thì đối với thật tuệ Trung đạo mau thông suốt, nhưng ở quyền đạo còn nghi. Bồ-tát muốn dạo khắp mười phương hóa độ, cần phải hành đủ ba đế nên cần phải xin pháp.

Phật đáp nghĩa nhân, có hai: Nói ngang và nói dọc. Trong đây cũng lại có giải thích chung và riêng, tuy cùng văn trên nhưng tên khác mà nghĩa đồng. Nay ở phần Phật đáp có ba: Chung nên khuyến học.

Giải thích. Kết thích.

Giải thích lại có hai: Giải thích tóm lược, giải thích rộng chi tiết.

Trong giải thích rộng chi tiết lại có ba:

  1. Nói không hết hữu vi.
  2. Nói không trụ vô vi.
  3. Giải thích lại hai thứ.

Trong phần nói không hết hữu vi lại có ba: Nêu.Giải thích và Kết thích.

Suốt bốn mươi câu trong đó để nói chưa hết hữu vi. Nay nói hết và không hết là Không hết ở tục mà rộng tu muôn hạnh, không trụ ở vô vi, không đồng với hôi đoạn, chân tục cùng chiếu, đạo quán song lưu, tịnh uế dung thông, quyền thật tự tại. Tục đế sinh tử, hữu vi là pháp có thể hết, nên gọi là hết. Chân đế là Niết-bàn, vô vi pháp Không, nên gọi là Không thể hết. Nên nói môn tận vô tận chúng sinh nào đáng được dùng môn này đắc độ, thì liền dùng pháp này khởi căn Bồ-tát, mà khiến nhập Phật tuệ. Đây cũng là giải thích thành những điều nói trong thất, như ý nói bệnh không phải Chân không phải hữu. Như nhập vào môn này bèn có thể tịnh uế song hành, đạo quán tự tại, thì không bị ngài Tịnh Danh chê trách.

Hỏi: Nếu Bồ-tát ở cõi Hương Tích mới xin pháp này, vì sao có thể dạo đến cõi Ta-bà này?

Đáp riêng: Dùng quyền dẫn thật, nên có câu hỏi này. Đem thật tùy quyền, nên hay dạo chơi cõi Ta-bà… trong văn nói thiền định như địa ngục, sinh tử như vườn tược. Đây là mượn việc con đang bị nạn mà cha ở tại nhà, tuy có ngũ dục nhưng lòng cha luôn đau khổ, nếu cứu con thoát nạn thì dạ mới vui…

Từ không trụ vô vi, cũng có ba: Nêu.Giải thích riêng. Kết.

Ở trong phần giải thích có mười sáu câu, nói rộng về không trụ vô vi, như văn.

Giải thích lại về không hết và không trụ, tức là giải thích thành hai ý ngang dọc ở phẩm Phật Quốc trên. Ngang thì có mười bảy câu, trong các câu đều ước bốn giáo bốn môn để nói tướng ngang. Về dọc thì từ chân tâm thấu triệt đến Phật quả, có mười ba câu nói cạn sâu. Cũng có kết thích về nghĩa ngang dọc. Nay trong đây trước lần lượt qua bốn mươi câu luận về Bất tận hữu vi, kế mười sáu câu rộng luận về bất trụ vô vi. Đối với ngang dọc trên mà nói ý pháp tướng sâu rộng. Sau đó có bốn đôi giải thích lại ba thứ hai trí quyền thật. Ở tự địa thì dọc sâu, hóa tha thì tròn nguyện, giải thích thành nghĩa ngang dọc. Trong phần nói ngang dọc trước, thì phần đầu là bất tận, phần sau là bất trụ. Trong phần giải thích lại, thì bất trụ ở trước, bất tận ở sau. Trước sau cùng luận, là ý nói không trước không sau, trước sau cùng dung hợp. Nay nói bất trụ vô vi, thì đối với thật đế không trệ ngại, việc tự hành được thành. Còn bất tận hữu vi, thì đối với tục đế khắp biết, hóa tha không ủng tắt. Quyền thật cùng chiếu, tự tha gồm thông. Nếu ba đế viên minh, tự mình hay thấu suốt, ấy là vô ngại tuệ không có các thứ. Nếu dùng hóa tha không trệ ngại, cho nên hay cấu tịnh song hành, phương tiện bao nhiêu thứ. Trong phần giải thích lại này có bốn đôi: Một là, phước đức trí tuệ làm một đôi; hai là, từ bi và thệ nguyện làm một đôi; ba là, biết thuốc trao thuốc làm một đôi; bốn là, biết bệnh diệt bệnh làm một đôi. Ước đây mà nói quyền thật hai trí, tự có tự hành quyền thật tự hành, hóa tha quyền thật hóa tha. Trong quyền thật tự tu, lý Trung đạo là thật, song chiếu hai đế là quyền. Đây là tự hành nói quyền thật. Nếu là tự quán lý hai đế là thật, vì người khác nói hai đế là quyền. Ấy gọi là tự hành hóa tha nói quyền thật. Nếu hóa tha nói quyền thật, thì đây là ước duyên vô định, hoặc nói quyền là thật, hoặc nói thật là quyền, hoặc ở trong quyền mà luận quyền thật, hoặc ở trong thật mà luận quyền thật. Tùy cơ sâu cạn, theo vật thích nghi không nhất định. Ước đây mà quyết ba thứ hai đế tư nghị và bất tư nghị. Nếu là tự hành quyền thật, nhất định phán quyết nó thuộc hai đế bất tư nghị. Nếu tự hành hóa tha quyền thật, thì trong đó cũng thuộc bất tư nghị mà cũng thuộc tư nghị. Vì sao? Vì như Thông giáo nói về hai đế, bao hàm Trung đạo trong chân đế. Cho nên nói hàng Tam thừa đồng dùng đạo không nói năng mà đoạn phiền não, vào Niếtbàn. Nếu là hợp chân nhập tục thì kinh Niết-bàn nói: Ta và Di-lặc cùng luận thế đế, năm trăm Tỳ-kheo cho là nói chân đế, tức nghĩa này. Tuy không nêu tên Trung đạo nhưng có nghĩa đó. Nghĩa ấy thuộc cả hai nên gọi là Thông. Thông tức là thông ở Nhị thừa thấy không ở chân đế. Nếu thông cả Biệt giáo, Viên giáo thì cũng thấy không và cũng thấy chẳng không. Hay thông thấy không, tức là tư nghị, nếu thấy chẳng không tức là bất tư nghị. Thấy không thì trí tuệ như lửa đom đóm, thấy chẳng không thì trí tuệ như mặt trời, mặt trăng. Mặt trời mặt trang thì có dụng chiếu rộng khắp mà trị hoặc cũng lớn. Trí tuệ của hàng Tiểu thừa đã nhỏ mà chỗ đoạn cũng nhỏ. Nếu Bồ-tát tự hành thì thấy không chẳng không. Hóa tha lợi vật thì chỉ thấy không mà chẳng thấy chẳng không. Cho nên biết tự hành hóa tha quyền thật cũng thuộc tư nghị, mà cũng thuộc bất tư nghị. Nếu hóa tha quyền thật một mực là tư nghị. Vì sao hai đế lại tư nghị. Hai đế không có thể Trung đạo, cho nên khi nói chân thì vắng lặng như hư không. Khi nói có thì như trong đá có vàng. Đá và vàng khác nhau, đối với không vắng bặt, thì chân tục rất khác. Đó là dùng ý vắng lặng mà suy lường chân, như lấy tâm đá vàng mà hiểu tục. Cho nên nói hai đế ấy tư nghị. Nhưng chân tư nghị thì có nghĩa tiệm đốn. Thí như đá vàng dung hợp dần dần, tiêu mòn chút chút, cuối cùng thì đá hết vàng hiện. Chân tư nghị cũng thế. Nên có ba thứ. Như tất cả sum la đối mặt với ngàn thứ vạn hình, gốc đồng bốn đại, sẽ nói sau đây.

Như bốn Đại biến khắp thành muôn vật, nhưng đều là pháp sinh diệt vô thường, gọi là Trung đạo. Như sinh diệt tuy lại biến mất thì đồng là Không sinh diệt, mà nhập chân đế, đây há không phải là đốn tiệm ư? Bất tư nghị thì không như thế. Vì là có gốc Trung đạo. Thể ước với thể mà nói hai đế, gọi là bất khả tư nghị. Ví như châu như ý hay mưa các thứ bảy báu. Trong châu hoàn toàn chẳng có gì, tìm không thể được, chỉ nói hoàn toàn không mà hay mưa ra các báu. Lý bất tư nghị cũng thế. Không phải Chân không phải tục, rốt ráo thanh tịnh mà hay đầy đủ chân tục, vẹn toàn tất cả. Chân tục đều không thể lượng định, nên khen là Bất khả tư nghị. Nếu ước châu này để luận về Thông giáo, như lúc châu không mưa báu, thì không có hình tướng vàng bạc, đây cùng châu thường nào có khác gì. Tức là phá tục để tìm báu rốt ráo trống không. Cái không cùng với chân đế đoạn không, chẳng có gì khác, dựa theo đây mà nói tướng tư nghị là hai đế tư nghị của Tam tạng giáo. Nếu biết công năng ấy mà phát nguyện tìm báu thì hay ở trong không trung hiện ra các vật để nuôi sống. Cái không này không đồng nhập Chân không của hàng Tiểu thừa. Các báu sinh ra khác với trân bảo của thế gian. Đây không với việc có của phàm phu thế tục. Như Bồ-tát thấy hai đế bất tư nghị cũng có khai hợp. Chân tục đều hiện ra, hai thứ đầy đủ như trước. Nay đem ba thứ quyền thật để giải thích nghĩa bất tận quyền thật song hành.

Lại nữa, trải bốn giáo mà nói bất tận và bất trụ. Tam tạng giáo nói: Nếu quán chân đoạn kết, lấy không làm chỗ chứng, thì đồng với Nhị thừa hôi đoạn mà trụ ở vô vi thì do đâu mà được thành tựu Phật pháp từ ba a-tăng-kỳ. Nên không được trụ ở vô vi. Bất tận hữu vi là từ bi lục độ vốn ước có tu hành giáo hóa chúng sinh trong tục. Nếu nhập chân thì không có việc này. Nếu đoạn hết nhân các hữu thì nhân hết quả mất. Làm sao được chỗ ở ba cõi để rộng làm Phật pháp. Nay lấy Bất tận hữu vi làm lậu kiết mà tu Phật pháp, thì mới có thể thành đạo chuyển pháp luân, mà dùng Tam tạng giáo hóa tha quyền thật đầy đủ.

Về bất tận bất trụ của Thông giáo, nếu dứt hết hữu vi thì đồng với Nhị thừa, nếu trụ vô vi thì trái đạo Bồ-tát. Thế nên phương tiện từ không xuất giả, để lợi ích chúng sinh. Như trồng cây trên không, khéo léo phương tiện nên là bất tận hữu vi, không lấy chứng không nên bất trụ vô vi.

Về Bất tận bất trụ của Biệt giáo, nếu chỉ dùng hai quán làm đạo phương tiện mà được nhập Trung đạo, ấy là trụ vô vi mà tận hữu vi. Nay tuy được nhập lý Trung đạo, nhưng trần sa Phật pháp đều chưa hiện tiền, thì đều biết đều học. Đâu được giữ Trung đạo này cần phải chiếu tục. Thế nên từ trung trở lại chiếu hai đế gọi là bất trụ vô vi. Nếu trừ tục của hai đế thì không có tục có thể quán. Nay chiếu hai đế này, khắp làm tất cả Phật đạo. Nên nói bất tận hữu vi. Không giữ Trung đạo nên nói bất trụ vô vi. Về trung, Viên giáo trở lại ước Biệt giáo mà nói nghĩa, nếu chỉ quán trung tức là dứt hết hai đế, không chiếu hai đế tức là trụ vô vi. Nay ba đế viên quán một lúc liễu ngộ, liễu chân mà không trụ ở chân, liễu tục mà không dứt hết tục, không trụ không dứt cùng một lúc, song chiếu quyền thật đều sáng… Như ở cõi này nhiều ác nên việc luyện binh dạy võ cũng nhiều, dùng hai đế hóa tha mà đậu cơ đối với tự hành hai đế chưa xong, nên cơm thơm lại đến nơi này, tiện cho hàng Tam thừa gần xa đều như dòng Thân Tử. Ăn cơm này xong phát tâm rồi mới tiêu hết. Ở thời Pháp Hoa khai Phật tri kiến, tức là ba thứ quyền thật mà được đầy đủ. Cõi ấy không có các ác, nhưng đặt bày lễ nhạc chỉ tự hành quyền thật còn hóa tha quyền thật thì chưa liễu đạt. Thế nên ân cần xin phương tiện này, lại trở về cõi Hương Tích, bày Phật sự khiến cho họ thật hành, tức ba thứ quyền thật, thảy đều viên thông tự tại vô ngại.

Hỏi: Các Bồ-tát ở cõi ấy dưới cây thơm được công đức tạng Tammuội, tất cả Phật pháp đều ở trong đó, vì sao lại nói đối với hóa tha quyền thật chưa rõ?

Đáp: Có hai nghĩa:

Một là, Tuy các Bồ-tát ấy có đủ ở cõi đó nhưng không hành pháp ấy, nên đối với đạo nhỏ của Nhị thừa, biết căn biết thuốc nhưng không sáng tỏ.

Hai là, Ở cõi ấy tuy tịnh mà có quyền có thật. Thật thì chỉ học một giáo Thật mà chưa học phương tiện, thế nên xin pháp.

Lại nữa, đem phước đức, thệ nguyện, biết thuốc biết bệnh bốn đôi, trải bốn giáo mỗi mỗi đều nêu tướng phân biệt thành tựu…

Nay lại ước vào Viên giáo mà nêu, thì phước đức trang nghiêm là pháp năm Độ, ắt cần khắp ước hữu tác, vô tác, hai thứ Tứ đế, trong cõi ấy tu hành các cõi, đầy đủ trần sa Phật pháp. Nếu ở phần đoạn tu phước đức đầy đủ, hay ngồi ở đạo tràng Tam tạng giáo, làm Phật giáo hóa chúng sinh, nên nói Bất tận hữu vi. Nếu phương tiện ở trong hữu dư, tu phước đức đầy đủ, liền ở cõi ấy mà ngồi đạo tràng. Cho đến Biệt giáo, Viên giáo ở cõi quả báo, phước đức đầy đủ, liền ngồi đạo tràng làm Phật. Nay vì khắp đủ các phước đức trang nghiêm này, cho nên có bất tận hữu tác, vô tác hai thứ hữu vi làm trí tuệ, nên là bất tận hữu vi, là cảnh luôn phát trí. Nếu bỏ phần đoạn hữu dư biến dịch… thì quán sát cái gì. Đã không biết tướng mạo hằng sa cảnh giới Phần đoạn, thì trí tuệ không đầy đủ. Trí tuệ không đầy đủ, thì không thể được tùy duyên các cõi mà ngồi đạo tràng, cho nên bất tận hữu vi làm tăng trưởng trí tuệ. Đây là dùng phước đức hai nghiêm mà kết thành hạnh Bồ-tát trên.

Đôi thứ hai Bất tận hữu vi, là muốn dùng đại Từ đại bi cứu khổ ban vui. từ bi này đâu chỉ cứu khổ hữu tác của hai đế tư nghị mà còn ban vui chân đế tư nghị, cũng là cứu khổ cả Tứ đế vô tác bất tư nghị và ban vui Trung đạo rốt ráo. Nếu khổ phần đoạn dứt, thì hay ở đạo thọ mà làm Phật Tam tạng giáo, cho đến khổ biến dịch dứt, thì tức là Phật Biệt giáo. Dùng đại Từ đại bi này mà lợi ích cho tất cả, nên nói là Bất tận hữu vi.

Đầy đủ bản nguyện, tức là khi xưa khởi bốn thệ nguyện lớn, rộng duyên hữu tác và vô tác hai thứ Tứ đế, khởi thệ nguyện này. Mà nguyện chưa đầy đủ, sao được tận hữu vi.

Tập pháp dược cũng thế. Trần sa Phật pháp ước vào hữu mà luận sâu cạn, căn cơ lớn nhỏ, tánh dục thiện ác mà đối trị, hoặc sắc hoặc hương, tất cả muôn pháp thảy đều khắp biết. Nhưng chưa đủ Phật pháp thì không nên diệt thọ mà thủ chứng. Thế nên bất trụ vô vi. Trong vô vi thì không bệnh, không thuốc, không năng thọ sở thọ. Nay muốn làm Đại Y vương để độ già, bệnh, chết, trao cho chúng sinh thuốc trị phiền não, đâu được đoạn dứt hữu vi. Vì bất tận, nên có thể làm Phật Tam tạng giáo. Biết nhân duyên pháp dược trị bệnh phần đoạn của Tứ đế Nhị thừa, cho đến hay làm Lô-xá-na của Biệt giáo Viên giáo, ban vui pháp dược Trung đạo, nếu tận hữu vi thì không có các thứ này.

Chúng sinh là hữu vi, nay trụ vô vi thì không vào biển lớn hữu vi sao biết được các thứ tướng mạo của các bệnh tham dục sân si. Đã không biết bệnh thì sai cơ nói pháp mà oan cho chúng sinh, dối trao lầm thuốc không phải là thầy thuốc sáng, vì biết bệnh nên bất trụ vô vi, vì diệt bệnh nên bất tận hữu vi. Nói diệt thì không phải là diệt cái diệt của không. Chư Phật, Bồ-tát tùy chỗ điều phục nơi ở của chúng sinh gọi là giải thoát. Ở trong đó mình không có phược mà hay mở các phược cho người khác, cũng không có phược, không có giải thoát mà khiến cho chúng sinh được không có phược, không có giải thoát, gọi là diệt, là điều phục. Vì bất tận hữu vi mà được giải thoát nên gọi là diệt bệnh.

Phần thứ ba là kết, như văn.

Khen ngợi trở về bản độ: Các Bồ-tát nghe được pháp phương tiện hóa tha quyền thật này thì liền giải ngộ, vui mừng kính lễ từ giả trở về bổn quốc. Văn trên nói: Khi mới xin pháp thì xấu hổ hối lỗi, là hối việc hóa tha quyền thật chưa rõ, cho nên sám hối dẹp trừ chướng cái, xin được pháp cao quý liền được khai giải, ba thứ quyền thật đầy đủ trọn vẹn. Đây là ở cõi khác đến cõi này được lợi ích. Nếu ở cõi này hối lỗi được lợi ích, như nhóm ngài Thân Tử… ăn cơm thơm rồi ở thời Pháp Hoa xấu hổ tự trách ăn năn các lỗi xưa. Khi tự trách thì chướng cái được tiêu trừ mà khai Phật tri kiến, nhập vào Phật tuệ, được thọ ký thành đạo, tự hành hóa tha, ba thứ quyền thật đầy đủ rõ ràng. Tức là ở ba cõi này nhờ lợi ích cõi khác, hai cõi song hành, cấu tịnh không hai thành tựu đầy đủ nghĩa song quán, hoàn toàn ở tại đây…