SỐ 223
KINH MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Hán dịch: Pháp sư Cưu-ma-la-thập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 19

Phẩm 65: ĐỘ HƯ KHÔNG

Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề:

–Thưa Tôn giả Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-lamật là thực hành pháp chân thật hay thực hành pháp không chân thật?

Tu-bồ-đề nói:

–Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát thực hành Bátnhã bala-mật là thực hành pháp không chân thật. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-lamật này không chân thật, cho đến Nhất thiết chủng trí cũng không chân thật.

Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật không chân thật, còn chẳng thật có, huống chi là chân thật. Cho đến thực hành Nhất thiết chủng trí pháp không chân thật còn chẳng thật có, huống chi là pháp chân thật.

Lúc đó, các vị trời cõi Dục, cõi Sắc nghĩ: “Có thiện nam, thiện nữ nào phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thực hành đúng như nghĩa Bát-nhã ba-la-mật-đã nói, đối với tất cả pháp chẳng chứng thật tế, chẳng rơi vào hàng Thanh văn, Bích-chi-phật, người như vậy đáng được đảnh lễ.” Tu-bồ-đề nói với các vị trời:

–Các Đại Bồ-tát đối với pháp bình đẳng chẳng chứng quả Thanh văn, Bích-chi-phật chẳng lấy gì làm khó.

Các Đại Bồ-tát đối với đại trang nghiêm, ta sẽ độ vô lượng, vô biên, vô số chúng sinh. Biết chúng sinh hoàn toàn chẳng thật có mà độ chúng sinh, đó mới là khó.

Này các Thiên tử! Đại Bồ-tát phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nguyện: Ta sẽ độ tất cả chúng sinh.

Chúng sinh chẳng thật có, người này muốn độ chúng sinh như muốn độ hư không.

Vì sao? Vì hư không là lìa, phải biết chúng sinh cũng là lìa. Vì hư không là không, phải biết chúng sinh cũng là không. Vì hư không chẳng bền chắc, phải biết chúng sinh cũng không bền chắc. Vì hư không luống dối, phải biết chúng sinh cũng luống dối.

Này các Thiên tử! Thế nên biết việc làm của Đại Bồtát là khó. Vì lợi ích chúng sinh vô sở hữu nên đại trang nghiêm. Bồ-tát này vì chúng sinh mà kết thệ nguyện, là muốn tranh đấu với hư không.

Bồ-tát này kết thệ nguyện rồi cũng chẳng thấy có chúng sinh mà vì chúng sinh kết thệ nguyện.

Vì sao? Vì chúng sinh là lìa, phải biết thệ nguyện cũng lìa. Vì chúng sinh luống dối, phải biết thệ nguyện cũng luống dối.

Nếu Đại Bồ-tát nghe pháp như vậy mà tâm chẳng sợ, chẳng mê, phải biết đó là Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã bala-mật.

Vì sao? Vì tướng lìa của sắc tức là lìa của chúng sinh, lìa của thọ, tưởng, hành, thức tức là lìa của chúng sinh. Lìa của sắc tức là lìa của sáu pháp Ba-la-mật; lìa của thọ, tưởng, hành, thức tức là lìa của sáu pháp Ba-la-mật, cho đến lìa của Nhất thiết chủng trí tức là lìa của sáu pháp Ba-la-mật.

Nếu nghe tất cả tướng lìa của pháp như vậy mà lòng chẳng kinh sợ, mê mờ, phải biết đó là Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-lamật.

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Vì sao Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-la-mật lòng không mê mờ?

–Bạch Đức Thế Tôn! Vì Bát-nhã ba-la-mật không thật có nên không mê mờ, vì Bát-nhã ba-la-mật lìa nên không mê mờ, vì Bátnhã ba-la-mật vắng lặng nên không mê mờ.

Bạch Đức Thế Tôn! Do nhân duyên như vậy nên Đại Bồtát đối với Bát-nhã ba-la-mật tâm chẳng mê mờ. Đối với Bồ-tát này thì chẳng có người mê mờ, chẳng có sự mê mờ, chẳng có chỗ mê mờ, vì tất cả pháp này đều chẳng thật có.

Bạch Đức Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát nghe pháp như vậy mà tâm chẳng sợ sệt, chẳng mê mờ, phải biết Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Vì sao? Vì người, sự và chỗ đều chẳng thật có.

Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật như vậy, các vị trời, Thích Đề-hoàn Nhân, trời Phạm thiên vương và các Thiên chủ thế giới đều nên làm lễ.

Đức Phật dạy:

–Chẳng những các vị trời ấy nên đảnh lễ, mà các vị trời cõi trên nữa như trời Quang âm, trời Biến tịnh, trời Quảng quả, trời Tịnh cư, đều nên đảnh lễ Bồ-tát đó.

Này Tu-bồ-đề! Hiện tại các Đức Phật ở mười phương cũng che chở Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật đó, phải biết Bồ-tát đó như Phật.

Này Tu-bồ-đề! Nếu chúng sinh trong hằng sa thế giới đều thành ma, mỗi ma này lại biến hóa thành hằng sa ma. Tất cả số ma đó chẳng gây trở ngại được Đại Bồ-tát thực hành Bátnhã ba-lamật.

Này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát thành tựu hai pháp sau đây thì ma chẳng phá hoại được: Một là quán tất cả pháp không, hai là chẳng lìa bỏ tất cả chúng sinh. Bồ-tát thành tựu hai pháp này thì ma chẳng phá hoại được.

Lại có hai pháp mà Đại Bồ-tát thành tựu thì ma chẳng phá hoại được: một là việc làm đúng như lời nói, hai là được các Phật che chở.

Này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát thực hành như vậy, các vị trời đều đến chỗ Bồ-tát để gần gũi, thăm hỏi, khuyến dụ, an ủi: Không lâu, ngài sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, ông thường phải thực hành các hạnh không, vô tướng, vô tác. Vì sao? Vì ông thực hành các hạnh đó thì ông ủng hộ cho chúng sinh không được ủng hộ, ông là chỗ nương cho chúng sinh không chỗ nương, ông cứu chúng sinh không được cứu, ông làm con đường rốt ráo cho chúng sinh không có con đường rốt ráo, ông làm chỗ trở về cho chúng sinh không có trở về, làm cồn đảo cho chúng sinh không có cồn đảo, làm ánh sáng cho kẻ tối, làm mắt sáng cho kẻ mù.

Vì sao? Vì Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật thì hiện tại vô lượng, vô số các Đức Phật ở mười phương lúc ở trong đại chúng nói pháp, đều khen ngợi tuyên dương tên họ của Đại Bồ-tát rằng: Đại Bồ-tát danh hiệu ấy thành tựu công đức Bát-nhã ba-la-mật.

Này Tu-bồ-đề! Như lúc ta nói pháp, ta khen ngợi Bồ-tát Bảo Tướng, Bồ-tát Thi Khí.

Lại có các Đại Bồ-tát ở tại cõi nước của Đức Phật Asúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật, tịnh tu phạm hạnh. Ta cũng khen ngợi tên họ của Bồ-tát đó.

Này Tu-bồ-đề! Cũng như phương Đông các Đức Phật hiện đang nói pháp. Trong đó có Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã bala-mật, tịnh tu phạm hạnh. Ta cũng vui mừng khen ngợi Bồ-tát đó. Chín phương kia cũng giống như vậy.

Lại có Bồ-tát từ khi mới phát tâm muốn đầy đủ Phật đạo cho đến được Nhất thiết chủng trí. Lúc nói pháp các Đức Phật cũng vui mừng khen ngợi Bồ-tát đó. Vì sao? Vì việc làm của các Đại Bồ-tát rất khó, là các công hạnh chẳng làm dứt mất dòng giống Phật.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Các Bồ-tát nào, lúc các Đức Phật nói pháp được khen ngợi tuyên dương?

–Này Tu-bồ-đề! Bồ-tát không thoái chuyển, lúc các Đức Phật nói pháp được khen ngợi tuyên dương.

–Bạch Đức Thế Tôn! Bồ-tát không thoái chuyển nào được Phật ngợi khen?

–Này Tu-bồ-đề! Như Đức Phật A-súc lúc còn làm Bồtát thực hành tu tập, các Bồ-tát cũng học giống như vậy. Các Bồ-tát không thoái chuyển này được các Đức Phật vui mừng khen ngợi lúc nói pháp.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Có Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật tin hiểu tất cả pháp không sinh mà chưa được pháp Nhẫn vô sinh, tin hiểu tất cả pháp không mà chưa được pháp Nhẫn vô sinh, tin hiểu tất cả pháp luống dối chẳng thật, không có gì, chẳng bền chắc mà chưa được pháp Nhẫn vô sinh.

Này Tu-bồ-đề! Các Đại Bồ-tát như vậy, được các Đức Phật vui mừng khen ngợi, tuyên dương tên họ lúc nói pháp.

Này Tu-bồ-đề! Nếu các Đại Bồ-tát nào được các Đức Phật vui mừng khen ngợi lúc nói pháp thì vượt khỏi hàng Thanh văn, Bíchchi-phật, sẽ được thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Này Tu-bồ-đề! Nếu Đại Bồ-tát nào được các Đức Phật vui mừng khen ngợi khi nói pháp thì sẽ được trụ địa vị không thoái chuyển. Trụ vào địa vị đó rồi sẽ được Nhất thiết chủng trí.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Lúc nghe Bát-nhã ba-la-mật sâu xa này, Đại Bồ-tát tâm sáng suốt chẳng nghi ngờ mà nghĩ:

“Việc đó đúng như Đức Phật đã nói.”

Đại Bồ-tát đó cũng ở chỗ Đức Phật A-súc và các Bồtát được nghe rộng Bát-nhã ba-la-mật này cũng tin hiểu. Tin hiểu rồi thực hành đúng như lời Phật dạy sẽ được trụ vào địa vị không thoái chuyển.

Này Tu-bồ-đề! Chỉ nghe Bát-nhã ba-la-mật được lợi ích lớn, huống chi là tin hiểu, tin hiểu rồi giữ đúng lời, thực hành đúng như lời. Giữ gìn và thực hành đúng như lời dạy rồi an trụ trong Nhất thiết chủng trí.

–Bạch Đức Thế Tôn! Nếu như Đức Phật nói các Đại Bồtát giữ gìn đúng như lời, thực hành đúng như lời, trụ trong Nhất thiết chủng trí. Đại Bồ-tát không có pháp để được thì làm thế nào trụ trong Nhất thiết chủng trí?

–Này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát trụ trong pháp như đó là trụ trong Nhất thiết chủng trí.

–Bạch Đức Thế Tôn! Trừ Như ra, không còn pháp nào thật có thì ai trụ trong Như? Trụ trong Như rồi sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác? Ai trụ trong Như để thuyết pháp? Như ấy còn chẳng thật có, huống chi là trụ trong Như được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Không bao giờ có ai trụ trong Như để thuyết pháp.

–Này Tu-bồ-đề! Đúng như vậy. Trừ Như ra không còn pháp nào thật có, ai trụ trong Như, trụ trong như rồi sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ai trụ trong như để nói pháp. Như ấy còn chẳng thật có, huống là ai trụ trong Như được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, ai trụ trong Như để nói pháp.

Vì sao? Như là không có sinh, không có diệt, không có trụ, không có dị. Nếu pháp không có sinh, diệt, trụ, dị thì trong đó ai sẽ trụ Như. Ai sẽ trụ Như rồi được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ai sẽ trụ Như mà nói pháp, không bao giờ có việc đó.

Thích Đề-hoàn Nhân thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Việc làm của các Đại Bồ-tát rất khó: đối với trong Bát-nhã ba-la-mật sâu xa muốn được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Vì sao? Vì không có ai trụ trong Như, cũng không ai sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng không ai nói pháp. Đại Bồtát đối với việc này chẳng kinh sợ, nghi ngờ.

Tu-bồ-đề nói với Trời Đế Thích: Ông nói việc làm của Đại Bồtát rất khó: đối với pháp rất khó đó mà chẳng kinh sợ, nghi ngờ.

Này Kiều-thi-ca! Đối với các pháp không, ai kinh sợ? Ai nghi ngờ?

Trời Đế Thích nói:

–Thưa Tôn giả Tu-bồ-đề! Điều Tôn giả nói chỉ là pháp không, chẳng có chướng ngại. Như bắn mũi tên lên hư không, mũi tên bay đi không chướng ngại. Tu-bồ-đề nói pháp vô ngại cũng giống như vậy.