ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH TẬP GIẢI

Pháp sư Bảo Lượng, đời Lương soạn.
Hoàng Đế Vì Pháp sư Thích Bảo Lượng Chùa Linh Vị soạn lời tựa Nghĩa Sớ.

 

Phẩm 6: DANH TỰ CÔNG ĐỨC

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Kinh này lấy thường trụ làm thể. Trên nói thân Kim cương tuổi thọ và hai nguyên nhân của mạng sống lâu. Nay, sẽ nói về danh, tự của Kinh, cuối cùng nói tóm tắt về lưu thông rốt ráo.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Từ đây đi vào cuối phẩm Bốn tướng, giải thích rõ ràng về nhân duyên xong thì đáp câu hỏi này.

Phẩm trên nói về sống lâu. Kim cương là đầu mối cùng cực của Kinh, vì người tu hành kia, nghĩa là tu tập Kinh này sẽ chứng được chỉ thú sâu sắc của Kinh. Đủ cả bốn đức, tự sửa đúng cho mình, đúng cho người khác, ở đây có khả năng đến bên kia bờ của Kinh.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Đây là đáp câu hỏi thứ tư. Tôn chỉ cốt yếu của Kinh, là pháp tròn đầy cùng cực của nhân, quả. Ba đức làm thể, danh nghĩa của giải thoát không khác với giáo xưa, chỉ khác ở hai đức.

Trên đây nói về pháp thân Bát-nhã, gồm nói về nhân của pháp ấy. Nhân quả đã rõ rệt thì tức là thể của Kinh đã đủ, nên kết thúc tên Kinh, là nói về lưu thông.

Nói danh, tự, nghĩa là đề mục. Văn dưới đây nói Danh là Đại Bát-niết-bàn.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Chia làm ba đoạn:

  1. Khen ngợi công đức của Kinh.
  2. Nếu câu hỏi, xin Đức Phật đáp.
  3. Bồ-tát Ca-diếp lãnh hội, thắng giải.

Minh Tuấn nói: “Nói về Bát-nhã, tức tuệ mạng vô cùng. Nói về pháp thân tức là Kim cương không hư hoại, để làm rạng rỡ hai đức. Ở đây câu hai là giải thích về giải thoát, mà nói rằng cuối cùng Kinh này sẽ đến bờ bên kia là vì sao? Vì có công năng rốt ráo cởi mở sự ràng buộc của nhân, vì thoát khỏi sự ràng buộc của quả, nên được đến bờ bên kia chí cực. Đối với Kinh này, tức là thỉnh tên Kinh. Niết-bàn, là âm Phạm, Hán, không có từ ngữ nào để dịch, chỉ chú thích bằng các từ ngữ giải thoát, vô hệ lụy diệt độ, v.v… mà thôi chẳng bao gồm mọi đức.

Điểm khác nhau giữa giáo xưa và nay, là chỉ dùng pháp thân, Bát-nhã làm riêng. Ngay như nghĩa giải thoát, sau cùng ở Niết-bàn. Giáo xưa là tiêu diệt phiền não, bỏ thân, trí, đặt danh từ này. Giáo nay, dùng danh từ này làm tên Kinh, nên nói: “Kinh này rốt ráo đến bờ bên kia?”

Dưới đây là đáp: “Hàng phục tất cả các kiết phiền não và tánh các ma, sau đó phải đối với Đại Bát-niết-bàn, mà buông bỏ thân mạng, nên biết, dùng Niết-bàn làm tên Kinh, nghĩa ở giải thoát. Nhân giải thích về giải thoát để thỉnh tên Kinh.

Trong đây có bốn câu hỏi: “Hỏi về giải thoát, hỏi về tên Kinh, hỏi về oai lực Kinh và hỏi về lưu thông.”

“Bấy giờ, Đức Như lai lại bảo Bồ-tát Ca-diếp,” cho đến “Danh tự, chương cú và công đức của Kinh này.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Văn tự nói lên lý.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Tông chỉ của Kinh cùng cực ở Kim cương, sống lâu. Đây là nói đại thể của Kinh, về thô, lược đã xong. Vì lý do này, nên Đức Phật bảo Bồ-tát Ca-diếp hãy gửi gắm Kinh này khiến cho chúng sanh thọ trì.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Vì lý văn vượt hơn, nên có công đức lớn. Người thọ trì tốt thì không cần lãnh thọ rồi mới nhớ giữ, nhớ giữ rồi không để mất, chỉ ở chỗ lưu thông sâu rộng, giáo hóa, truyền thừa mãi không dứt, chính là nhờ Kinh mà được giải thoát, đến bờ giác bên kia.”

“Nếu có người thiện nam, thiện nữ” cho đến “Như lai sẽ nói về

công đức do Kinh này mà được.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Lý mà Kinh nói, là cùng nguồn tận tánh, tức là rốt ráo của Kinh. Con người có khả năng thọ trì, đọc tụng, tự tu hành, giáo hóa mọi người, cuối cùng thành Đại giác, chính là rốt ráo của con người. Cho nên phẩm này và phẩm Bốn Tướng đều nói về lưu thông, đồng đáp câu hỏi thứ tư này.”

Minh Tuấn nói: “Đáp về oai lực của Kinh có hai thứ. Ở đây trước nêu trong nhân được oai lực của Kinh. Dưới đây, sẽ dùng bốn câu như: “Người chưa phát tâm là thế nào để hỏi rộng?”

“Bồ-tát Ca-diếp bạch Phật: “Bạch Đức Thế tôn!” cho đến “Đại Bồ-tát vâng giữ thế nào?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Sắp dựa vào danh, để nói về đức.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Bồ-tát Ca-diếp vâng lời Phật, gởi gắm vẫn chưa nhận thức về phương pháp thọ trì danh hiệu Kinh. Ở đây là nói Kinh xong, suy tìm đến lý thường của câu hỏi là cần thiết.”

Minh Tuấn nói: “Trong bài kệ trước, lời nói tản mạn. Nay, nêu riêng hai câu hỏi, mà lẽ ra chỉ nêu bốn mới phải, bởi là một góc độ của câu hỏi. Câu hỏi hai là: “Hỏi về lưu thông, hỏi về tên Kinh.”

“Phật bảo Bồ-tát Ca-diếp: Kinh này tên là” cho đến “Nay ông khéo nghe, Như lai sẽ nói”.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Chẳng có Kinh nào không có đủ bảy nghĩa này. Cho nên lược qua pháp riêng thứ tư, mà thêm Bảo Tạng Kim Cương, là vì Kinh khác nói về lý chưa chu toàn, không được gọi là đầy đủ.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Thượng, trung, hạ, vì gộp chung là một việc. Nghĩa vị sâu xa, đây là khen về lý. Văn Kinh cũng tốt, đây là khen riêng về giáo. Đầy đủ thuần túy: Kinh Pháp Hoa chép: “Thuần nhất”. Luận Thành Thật chép: “Pháp độc”. Nói theo cách giải thích của giáo xưa thì “Đầy đủ thuần túy”, nghĩa là nói Phật giáo, khác với thuyết của ngoại đạo. Mà Kinh này gồm nói không lẫn lộn với Tiểu thừa. Đầy đủ: Nói Kinh giáo của Phật pháp không như năm thứ Kinh đối đãi của ngoại đạo. Nghĩa trên đầy đủ trong một bài kệ, như câu kệ: Các việc ác chớ làm, là đủ hai điều thiện: Chỉ và hành (ngăn dứt và thực hành). Một bài kệ trong Kinh này cũng vậy. Như Tuyết Sơn La-sát đã nói, là có đủ hai nghĩa: Thường và vô thường.

Thanh tịnh là lý của Kinh này nằm ngoài muôn sự bó buộc, lụy phiền. Phạm hạnh nghĩa là nói lý văn của Kinh này làm cho người sinh ra phạm hạnh. Bảo tạng Kim cương không có thiếu, nghĩa là viên giáo đã nói về Niết-bàn của quả viên mãn, đủ tất cả đức, không đồng với giải thoát của diệt riêng, cũng như kho tàng chứa đựng vật báu. Vì sắp giải thích về giáo thiên khác với xưa, cho nên có lời than thứ tám này.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Chỉ riêng Kinh này có tám lời than thở này, lời nói thượng, trung, hạ, hợp thành một điều lành. Vì muốn nói Niết-bàn là pháp vượt hơn hết trong các pháp, nên gọi là ngữ thượng, pháp vô lậu của Thập địa là ngữ trung; nói khổ vô thường của sinh tử, cho đến tánh chất của tánh người là ngữ hạ. Nếu nói ba ngữ này đều không trái với pháp thì gọi là thiện. Vị của nghĩa xâu xa, nghĩa là việc lành thứ hai, là nói riêng về lý.

Thứ ba là văn Kinh kia cũng tốt, nghĩa là cũng y theo văn riêng trên lý để nói về điều lành.

Thứ tư là thuần túy thiện: Nói thể của thừa đầy đủ. Xưa, Pháp Hoa đã giải thích về quả thừa, do không có thường này, tức là quả thừa không đủ. Vì trong nhân không có trí của giải thường, nên nhân của thừa không đầy, chỉ có thể của Kinh này nói về nhân quả một cách tròn đầy đủ, nên nói đủ thuần túy.

Thứ năm là việc lành đầy đủ, đây là y cứ được đầy đủ trong nhân, quả, không khác với điều lành ở trước, chính là nghĩa theo đuổi gọi là Danh, nên chia thành hai điều thiện.

Thứ sáu, là thiện thanh tịnh: Lý giáo của Kinh này chân chánh, vì đều có thể quên tướng trong nhân quả, nên nói là thanh tịnh.

Thứ bảy, điều lành của phạm hạnh: Đây là nói theo ở người học. Nếu xứng với lý này mà thực hành, tức là sinh tâm thanh tịnh của người tu hành, nên nói là Phạm hạnh.

Thứ tám, là kho báu Kim cương: Đây là y theo thể của Niết-bàn, chung mọi đức được gọi tên.

“Này người thiện nam! Nói Đại, gọi là thường, như tám sông lớn đều chảy ra biển cả.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Ví như mọi việc lành đã được gom nhóm lại, thì các điều ác sẽ hết.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Văn lược, lẽ ra nên nói “Gọi Đại Niết-bàn gọi là thường.”

“Kinh này, hàng phục tất cả như vậy,” cho đến “Vì cho nên có tên là Đại Bát-niết-bàn.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Và các tánh ma, nghĩa là ma phiền

não và ma trời. Buông bỏ thân mạng, nghĩa là ma năm ấm, ma chết.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Dưới đây có tám nghĩa để giải thích lý do vì sao gọi là Đại Niết-bàn:

Hàng phục phiền não, nói là được giải thoát. Buống bỏ thân mạng, nói về diệt. Hóa thân, được pháp thân. Có khả năng chế phục phiền não, chủ thể buông bỏ thân mạng, tức là Bát-nhã. Không được nói riêng, có thể nói là trụ vào ba việc này là Đại Niết-bàn.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Đây là khen riêng về lý.”

Minh Tuấn nói: “Đáp giải thoát có hai chỗ, đây là nêu nghĩa không có hệ lụy.”

“Này người thiện nam! Lại như thầy thuốc có một phương thuốc bí truyền” cho đến “Vì cho nên gọi là Đại Bát-niết-bàn.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Chẳng có bệnh gì không trị được, nên gọi gồm thâu tất cả phương thuốc khác. Pháp thiện, thường lạc, đủ tất cả nghĩa, trước kia chỉ nói có ba, chưa hết lý ấy. Nay, nói Niết-bàn không nghĩa nào chẳng bao gồm, đâu phải chỉ Pháp thân, Bát-nhã, giải thoát mà thôi?”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Đây là khen ngợi riêng về giáo.”

Minh Tuấn nói: Pháp lưu thông có hai chỗ, phát khỏi một trong hai chỗ đó.”

“Này người thiện nam!Ví như người nông phu xuống giống vào tháng mùa xuân” cho đến “Có thể giúp cho chúng sinh thoát ra các dòng hữu lậu trong ba cõi.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Kinh cũng có dài và ngắn, người học cũng thường mong đồng khác, vì Kinh này chẳng có lý nào không đủ, nên hy vọng được dứt hẳn.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “So sánh với các Kinh, có thể gọi là Đại.”

“Này người thiện nam! Như trong các dấu chân” cho đến “Kinh này là bậc nhất đối với các Kinh Tam-muội.”

Xét: Pháp sư Pháp Dao nói: “Trước nói về hai Kinh sinh trí hơn, kém, ở đây nói các định Tam-muội cũng giống như vậy.”

“Này người thiện nam! Ví như cày ruộng vào mùa thu là hơn cả. Cũng vậy trong các Kinh, Kinh này là hơn cả.”

Xét: Pháp sư Pháp Dao nói: “Đây là nói về nghĩa sinh điều lành của ruộng phước, vượt vượt hơn các Kinh.”

“Như trong các vi thuốc, vị đề hồ là bậc nhất” cho đến “Kinh Đại Bát-niết-bàn này là bậc nhất.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Vui mừng thường bảo vệ mạng, nghe nói Niết-bàn, sinh ra nhiệt.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Nói Kinh này dứt các điều ác hơn cả các phép tắc.”

Này người thiện nam! “Ví như bơ ngọt có tám mùi vị” cho đến “Vì cho nên gọi là Đại Bát-niết-bàn.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Chứng minh nghĩa đầy đủ nói trên.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Điều các Kinh không có là ở đây.”

Minh Tuấn nói: Cũng là đáp câu hỏi về giải thoát. Ở đây chỉ nêu nghĩa đến bờ kia. Cuối phẩm Bốn Tướng dưới đây là giải thích về giải thoát một cách sâu rộng hơn.”

“Nếu các Đại Bồ-tát an trụ trong đây” cho đến “Vì nên gọi là Đại Bát-niết-bàn.”

Xét: Pháp sư Pháp Dao nói: “Đây là nói về cảm ứng vô cùng, thị hiện tự tại, cùng cực của Đại.”

Minh Tuấn nói: “Cũng là đáp câu hỏi về oai lực của Kinh. Đây là nêu quả của đất được lợi ích.” Dưới là dùng ba câu hỏi về thiền sư, v.v… để nói rộng.

“Này Ca-diếp! Thiện nam, thiện nữ” cho đến “Như lai thường trụ, Pháp, Tăng cũng thường trụ.”

Xét: Pháp sư Pháp Dao nói: “Đây là giải thích về nghĩa vâng giữ. Phẩm Bốn Tướng ở sau sẽ nói về tu hành theo giáo của Kinh, cũng là nghĩa vâng giữ.”

Minh Tuấn nói: “Đáp về phương pháp lưu thông, dưới đây sẽ dùng phẩm Bốn Tướng để nói rộng.”

“Bồ-tát Ca-diếp lại bạch Phật” cho đến “Người này đui mù không có mắt tuệ, vì bị vô minh che lấp.”

Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Bồ-tát Ca-diếp tiếp nhận ý chỉ của Phật, khen ngợi.”