ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH TẬP GIẢI

Pháp sư Bảo Lượng, đời Lương soạn.
Hoàng Đế Vì Pháp sư Thích Bảo Lượng Chùa Linh Vị soạn lời tựa Nghĩa Sớ.

Phẩm 5: THÂN KIM CƯƠNG DANH TỰ

Giải thích nghĩa “Trăm Phi”.

Xuất Xứ: của Tỳ-kheo Hộ Pháp, Quốc Vương, Thủ Hộ, Hoằng Pháp.

Giải thích: Mở bày hạnh người tại gia cầm dao, gậy theo hộ.

Giải thích: Thọ trì Kinh này không theo bốn đường.

Giải thích Kinh này có bảy điều lành.

Giải thích Kinh này đầy đủ tám Vị.

Xét: Pháp sư Đạo Sinh nói: “Phẩm Kim Cương và Trường Thọ đều nói thân trượng sáu, chỉ nói trong ngoài mà thôi. Sống lâu là dấu vết ngoại ứng, Kim Cương là thật của nội chiếu. Thể của thật, chiếu tròn, khắp nên không có pháp.”

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đáp câu hỏi về thể Kim Cương không thể hư hoại. Có mạng người bất tận, mà vì các căn hư hoại, nên phải có hai thuyết.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Ở trên nói về tuổi thọ dài lâu vô cùng. Nhưng chưa hẳn là không niệm niệm nối nhau. Nay nói Kim Cương bền chắc, không bị dời đổi, hư hoại trong từng niệm, trước nhân nghĩa, ở đây làm rõ Thể.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Đây là đáp câu hỏi thứ hai. Đáp nhân, đáp quả, tức là hai đoạn.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Phẩm này, trước nói về quả, sau nói về nhân. Nay dùng quả để nêu phẩm:

Đức Như lai dùng pháp tánh làm thể. Chẳng phải hữu, chẳng phải vô, trăm nhi” không sánh bằng, bặt cảnh có tướng. Chia ra làm năm:

  1. Đầu tiên, có hai hạnh, giải thích chung về tướng của thân Kim Cương. Thể thường, không nghiêng động, chẳng được cấp dưỡng bởi thức ăn.
  2. Từ “Bồ-tát Ca-diếp nêu câu hỏi v.v… trở xuống”, là y cứ bổn tích để thưa hỏi.
  3. Từ “Phật bảo Ca-diếp v.v… trở xuống là sắp đáp câu hỏi. Vả lại, nói rộng về pháp thân, nhằm dứt hẳn tướng “Trăm phi”.
  4. Từ “Như lai sở dĩ thị hiện bệnh khổ”, là đáp câu hỏi của Bồ-tát Ca-diếp. Giải thích về ý nghĩa bụi cát vô thường.
  5. Lãnh hội hiểu biết. Tự nói thể của mình là thường, gồm truyền đi khắp cho người chưa nghe.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Y theo lời đáp câu hỏi về quả, có bốn phần:

  1. Hai hàng chính là đáp câu hỏi.
  2. Bồ-tát Ca-diếp thưa hỏi.
  3. Phật đáp.
  4. Khuyên tin.

“Bấy giờ, Đức Thế tôn lại bảo Bồ-tát Ca-diếp” cho đến “Chẳng phải thân tạp thực, tức là pháp thân.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Pháp không có nghĩa Phi Pháp, giải thích chẳng phải thực thân. Ăn đã nuôi lớn, phi pháp sinh ngang trái, gọi là thân tư dục.”

“Bồ-tát Ca-diếp bạch Phật: Bạch Đức Thế tôn! Như các thân mà

Phật nói đó” cho đến “Nay Như lai sắp nhập Niết-bàn.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Bồ-tát Ca-diếp chấp tích làm câu hỏi, để giải thích hòa diệu.”

Phật dạy: “Này người thiện nam! Ông chớ cho rằng” cho đến “Bền chắc khó hư hoại, chẳng phải như thân trời, người.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Tìm kiếm ý giải thích này, từ đầu tiên, cho đến “Chẳng phải thức rời ngoài tâm này”, nói riêng về chân, ứng không khác.

Từ “Chẳng phải thức lìa tâm” v.v… trở xuống, cho đến “Không tức” để nói về nghĩa:

Chẳng phải thân trời, người, nghĩa là giai vị vượt ngoài năm đường.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Tìm ý chỉ của lời đáp này có hai phần:

  1. Trước, dùng bốn thứ bậc để giải thích rộng về tướng pháp thân.
  2. Kết.

Từ đây đến “Thân Như lai chẳng phải thân. Trước là nói không phải thân ác để giải thích câu hỏi của Bồ-tát Ca-diếp.

Từ “Thân này” cho đến “Không phải thức”, đối với danh tướng, để giải thích về thân bất sinh, bất diệt, tức dùng hai duyên để giải thích.

Đầu tiên, từ không tập không tu, trở xuống là nói không từ tập khởi. Kế là, từ “Không lay động trở xuống, nói ở quả không còn theo duyên tạo nghiệp nữa. Do hai duyên này mà biết được pháp thân bất sinh, bất diệt.

Từ “Lìa tâm cũng không lìa tâm” v.v… trở xuống, kèm theo ứng nói về bổn, chính là hiển bày bổn do ứng mà có, nên bổn theo ứng, để chế ngự danh.

Từ “Thân Như lai thành tựu trở xuống, trước dù lấy ba duyên để nói về tướng của pháp thân, đều là ở trong danh tướng, nghĩa là chưa rõ hết sự tốt đẹp của pháp thân kia, tức lại nói về các tướng mầu nhiệm của pháp thân, chẳng cho rằng không có pháp để gọi, chính là dùng đức của pháp thân rộng lớn, không phải phương ngôn của địa dưới mà nói được một cách rõ ràng.

“Chẳng phải thân sợ sệt.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Lìa nỗi sợ hãi sinh tử”.

“Chẳng phải thân tạp thực”.

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Không được nuôi bằng bốn cách ăn.”

“Thân của Như lai chẳng phải thân mà là thân.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Thân lấy sinh diệt chứa nhóm làm nghĩa, mà có chân, có ứng. Vì chân thân chẳng phải sinh diệt, chứa nhóm nên chẳng phải thân. Ứng thân vô sinh, bất sinh, vô hình, bất hình, nên gọi là Thân.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Chẳng phải thân của hình lụy phiền, tức gọi là Pháp thân.”

“Bất sinh bất diệt”.

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Lìa tướng hữu vi”.

“Không nhóm hợp, không tu”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Thân chẳng phải nghiệp phiền não. Vô lượng vô biên. Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: Thân không có lớn nhỏ, khó có thể quyết định.

Pháp sư Tăng Tông nói: “Pháp thân bao trùm cùng khắp, đâu có bên ngoài, bên trong.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Ở không có phương nhất định.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Vì có hình nên có vết chân, không có hình, thì đâu có vết chân.”

“Không có biết, không có hình.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đại ngộ không có biết, hình tượng mầu nhiệm không có hình.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Biết hình thì sinh nới đặt tên, pháp thân nhiệm mầu, vì dứt bặt đối đãi.”

“Rốt ráo thanh tịnh.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Có biết có hình, chẳng phải trong, không phải đục.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Trừ sạch cả hai mới là tịnh.” “Không có dao động”.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Giải thích thanh tịnh. Hễ có biết thì sẽ có cái không biết. Có hình thì có cái không hình, có thể động, có thể lay, đâu thể nói là tịnh ư?”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Pháp thân lắng đọng, lặng yên, đâu thể dao động?”

“Không có thọ, không có hành, không trụ, không làm, không có vị, không có lẫn lộn, chẳng phải hữu vi.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: Dưới đây, cho đến “Chẳng phải hữu vi”, là giải thích “Không có biết” ở trên. Thọ duyên thì hành, hành thì có trụ, trụ thì có làm, làm thì chấp mắc vị, chấp mắc thì xen lẫn xấu ác được tu tập ở đây. Tu tập xấu khác thì không có lưu lại thể, là pháp hữu vi. Do không có hiện tượng này, nên chẳng phải hữu vi.

Pháp sư Tăng Tông nói: “Vì địa vị mãn. Nên không thọ trụ vị, không hành, vì không trụ sinh tử nên không trụ. Tác động tức là nghiệp, vị là phiền não, lẫn lộn tức là quả.”

“Chẳng phải nghiệp, chẳng phải quả, chẳng phải hành, chẳng phải diệt, không phải tâm vương, tâm sở.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Giải thích không phải hữu vi. Hữu vi thì là nghiệp, là quả, là hành, là diệt, do tâm sở mà khởi. Vì chẳng phải nên là vô.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Vì lìa quả hữu dư, nên chẳng phải nghiệp, chẳng phải quả. Vì lìa quả vô dư, nên chẳng phải hành, chẳng phải diệt, chẳng phải tâm, tâm sở nên lìa bốn ấm.”

“Không thể nghĩ bàn, thường không thể nghĩ bàn.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Chân thân như thế không thể nghĩ bàn. Hoặc cho rằng chân không thể bàn luận, lẽ ra là có thể bàn luận, nên nói rằng “Lẽ ra tức là chân thường không thể bàn luận.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Ba thừa, mười địa không thể so lường.” “Không có thức lìa tâm.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Giải thích “Không phải tâm” ở trên. Vì hiện phân biệt nên gọi là Thức. Vì năng sinh hữu sau, nên gọi là Tâm. Nay cho rằng vì không có phân biệt, nên chẳng phải thức. Vì không sinh hữu sau, nên chẳng phải tâm.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Dưới đây, Chân, Ứng đều nói.” “Cũng không lìa tâm”.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Dù không phân biệt, nhưng chẳng có việc nào không biết.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Trên đã nói “Không có thức” nghĩa là đồng với gỗ đá. Vì quét sạnh nỗi nghi ngờ này, nên cũng không rời tâm.”

“Tâm đó bình đẳng.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Dù biết mà không có tướng biết.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Vì dứt bỏ cao, thấp, nên nói là bình, vì không có hơn, kém nên nói đẳng.

“Không có mà cũng có”.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Vì không có sinh, trụ, diệt, nên “Không phải có”. Vì trí khắp ba đời, nên cũng “Có”.

Pháp sư Tăng Tông nói: “Vì pháp thân không có hình tượng, nên “Chẳng có”. Vì thân trượng sáu, thần thông biến hóa nên cũng có”.

“Không có đến đi mà cũng có đến đi”.

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Đã không có sắc, thì ai đi ai đến.

Thân trong sáu đường, thấy đến đi.”

“Không phá chẳng hoại, không đoạn không tuyệt, không sinh ra, không diệt đi.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Trên, nói đến,đi, dường như có phá hoại, sanh diệt. Nay, nói không có tình huống này, nhằm giải thích chẳng phải hữu vi.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Vì lìa bốn tướng nên không phá, cho đến không dứt. Vì thể chẳng phải vị lai, nên không xuất sinh đến hiện tại, không diệt vào quá khứ.”

“Chẳng phải chủ cũng là chủ”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Vì tâm ở dưới vật, nên không phải chủ. Vì có đủ tám tự tại, nên cũng là Chủ.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Pháp thân mầu nhiệm, nương tựa vào đâu, làm chính? Vì vương đạo có ba ngàn, nên nói “Cũng là chủ”.” “Chẳng phải có, chẳng phải không”.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: Hai “Chẳng phải” là nói lập lại, chung quy dứt bỏ “Cái có”.

Pháp sư Tăng Tông nói: “Vì khác với hai mươi lăm hữu, nên “Chẳng phải có”. Vì khác với hư không, nên “Chẳng phải vô”. Cũng gọi là pháp thân nên “Chẳng phải có”, vì ứng tích nên “Chẳng phải không”.

“Chẳng phải giác, chẳng phải quán, chẳng phải tên gọi, chẳng phải không có tên gọi.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Vì chẳng phải người, chẳng phải trời, nên chẳng phải tên gọi. Vì ứng với người gọi là người, nên chẳng phải không có tên gọi.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Vì lìa tướng tâm thô tế, nên chẳng phải giác, quán. Vả lại, danh sinh ra từ hình. Vì không có hình dáng, nên không có danh, vì ứng dụng nên có văn tự.”

“Chẳng phải định, chẳng phải không định”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Vì tâm rong ruổi theo muôn cảnh, nên chẳng phải định. Vì yên lặng không dao động, nên chẳng phải không định.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Vì có thể lớn, có thể nhỏ, nên chẳng nhất định. Vì thể của tâm kia thường trong lặng, nên chẳng phải không định.”

“Không thể thấy rõ mà thấy rõ”.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Cái mà Thập địa không thấy nên không thể thấy, vì thân sau thấy, nên thấy rõ ràng.”

“Không có chỗ nơi, cũng là chỗ nơi, không có nhà cũng là nhà”.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Chân thì chẳng phải người, không có chỗ, không có nhà. Vì thường ở năm đường, nên cũng là nơi chốn, cũng là nhà.”

“Không có tối, không có sáng”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Vì soi suốt ba đời, nên không có bóng tối. Vì hiện đồng với phàm phu, cho nên vô minh.

“Không có vắng lặng mà cũng vắng lặng”.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Chẳng có việc gì không làm, mà vẫn thường không làm.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Vì phân tán thân thể, nên không có vắng lặng. Vì quả thường vắng lặng, nên nói cũng vắng lặng.”

“Là không có gì, không nhận lấy, không ban cho.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Vì không có hai mươi lăm hữu, cho nên không có. Vì không mặc không ăn, cho nên không nhận lấy. Vì công đức không có thêm, nên không có ban cho.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Dù nói mới có, nhưng vì nghe, nhìn không được, nên không có. Vì ở địa vị đầy đủ, nên không nhận lấy. Vì lìa tướng nhân, nên không có ban cho.”

“Trong sạch không nhơ, không tranh đua, dứt tranh đua.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đây là giải thích câu trên: “Vì không có đúng”, “Không có sai” nên không có ganh đua.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Phiền não là tranh cãi, vì dứt hết sự ganh đua, nên nói “Là không”.

Trụ “Ở chỗ vô trụ”.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Giải thích câu “Không có nhà, mà cũng là nhà”.

Pháp sư Tăng Tông nói: “Niết-bàn không có khu vực, là nơi cư trú thật.”

“Không chấp lấy, không sa ngã”.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Vì không cầu tiến, nên không chấp lấy. Vì không lùi bước, nên không sa ngã.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Do chấp lấy nên sa ngã, vì không chấp lấy, nên không sa ngã.”

“Chẳng phải pháp, chẳng phải phi pháp, chẳng phải ruộng phước, chẳng phải chẳng phải ruộng phước.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Vì dứt tướng khuôn mẫu nên phi pháp. Vì người biến hóa, nên chẳng phải “Phi pháp”. Vì dứt lời nói, nên không phải ruộng phước, vì ứng cúng, nên không phải chẳng phải ruộng phước.”

“Vô tận, bất tận, lìa tất cả tận.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đây là giải thích câu trên: Vì trong lặng nên vô tận.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Vì số kiếp dời đổi không cùng cực, nên nói vô tận, tức là vì vô tận, nên lìa tất cả tận.”

“Là không, lìa không.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Vô tánh, vô tướng, cho nên không.

Vì lìa vô thường, vô ngã, nên lìa không.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Không, vô sinh tử, tức lìa không.” “Dù không thường trụ, nhưng chẳng phải niệm niệm diệt”, xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: Tự thể vô sanh diệt, hoặc ẩn hoặc hiển Pháp sư Tăng Tông nói: bặt lời nói, không thể gọi là thường, bặt các tướng, chẳng có niệm niệm diệt “Không có nhơ đục.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đây là giải thích không diệt”.

“Không có văn tự, lìa văn tự, chẳng phải tiếng, chẳng phải nói.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Đây là dứt hết năm trần.”

“Cũng không phải tu tập, không phải so lường.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Vì hiểu rõ nhân không phải tạo tác, nên nhân chẳng phải tu tập. Vì dứt tư duy, bàn luận, nên không phải so lường.”

“Không phải một, không phải khác”.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Vì vuông, tròn thích hợp khác nhau, nên chẳng phải một, vì chân tánh không đổi thay, nên chẳng khác.”

“Chẳng phải hình tượng, chẳng phải tướng mạo, mà vẫn có tướng tốt trang nghiêm.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Các tướng mạo, dứt bặt mà mạo vượt hơn thế gian.”

“Chẳng phải sức mạnh, chẳng phải sợ sệt, chẳng có yên lặng, không yên lặng.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Vì phá diệt bốn ma, nên chẳng phải sợ. Vì chẳng có yên lặng, không yên lặng, nên không yên lặng.”

“Không có nhiệt, không nhiệt, không thể xem thấy, không có tướng mạo.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Động, tĩnh cùng một thể, tướng chúng khó thấy.”

“Như lai độ thoát tất cả chúng sinh” cho đến “Vì pháp không có hai, nên không thể nghĩ lường.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Phát ra việc kia”

“Vì không có ai sánh bằng”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Chỉ có Phật và Phật bình đẳng.”

“Bằng như hư không”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Giải thích nghĩa “bình đẳng”

“Không có tướng mạo, đồng với tánh vô sinh, không đoạn, không thường. Thường thực hành Nhất thừa, chúng sinh thấy là ba.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Không có tướng mạo, xuất phát ra sự việc bình đẳng, hoặc ba, hoặc một, giải thích về nghĩa bình đẳng.”

“Không lùi, không chuyển, dứt tất cả ràng buộc, không đánh nhau, không va chạm.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Cái mà Đại thừa không có”.

Pháp sư Tăng Tông nói: “Vì bốn ma đã hết, nên không gây chiến.

Vì mất theo duyên, nên không có xúc chạm”.

“Chẳng phải tánh mà trụ trong tánh.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Vì không có tự tánh, nên không phải tánh. Vì không đổi dời, nên trụ nơi tánh.”

“Chẳng phải hợp, chẳng phải tan, chẳng phải dài, chẳng phải ngắn” cho đến “Không có thêm, không có bớt, không có hơn, không có thua.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Giải thích chung ở trên”.

“Thân Như lai thành tựu như thế” cho đến “Chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi, chẳng phải thế gian, chẳng phải không phải thế gian.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Có biết, không biết chẳng bình đẳng.”

“Chẳng phải làm, chẳng phải không làm.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Cho là liễu nhân, chẳng phải tác nhân.”

“Chẳng nương tựa, chẳng phải không nương tựa” cho đến “Trừ một pháp tướng không thể tính đếm.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Không thể một phương, một đếm lấy.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Nếu cho rằng, được một pháp tướng ngoài “Trăm phi” thì cũng dứt trừ đi.”

Một cách giải thích khác: “Trừ một pháp phương tiện.” “Lúc nhập Niết-bàn là không nhập Niết-bàn”.

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Chúng sinh thấy có diệt, nhưng rốt ráo không diệt.”

“Pháp thân Như lai đều thành tựu vô lượng công đức mầu nhiệm như thế.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Tổng kết các pháp ở trên.”

“Này người thiện nam! Chỉ có Như lai mới biết tướng ấy, các Thanh văn, Duyên giác không thể biết được.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Kết luận về không thử suy nghĩ bàn luận ở trên”.

“Này người thiện nam! Những công đức như vậy thành tựu thân Như lai, chứ chẳng phải thân do thức ăn nuôi lớn.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Kết pháp thân mầu nhiệm cùng cực, lìa sinh tử nói trên.”

“Này người thiện nam! Chân thân Như lai có công đức như vậy” cho đến “Vì muốn điều phục các chúng sinh.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Kết ứng thân nói trên, dù sinh mà bất sinh.”

Nầy người thiện nam! “Nay, ông nên biết rằng, thân Như lai là thân kim cương.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Do tướng của bổn tích, tức kết thúc cả hai.”

“Kể từ ngày nay ông thường phải chuyên tâm” cho đến “Nói thân Như lai tức là pháp thân.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Đầy đủ các đức trên, tương quan với bổn tích. Chỉ thú ấy rõ ràng. Đức Phật khuyên thọ trì, mở mang giáo hóa sâu rộng.”

“Bồ-tát Ca-diếp bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế tôn!” cho đến “Cũng sẽ nói rộng nghĩa ấy cho mọi người nghe, biết”.

Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Nhận lấy, hiểu rõ.”

“Vâng, kính Bạch Đức Thế tôn! Pháp thân của Như lai, là Kim Cương không hư hoại, nhưng chưa thể biết lý do thế nào?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đáp câu hỏi, lại nhờ đâu được sức mạnh vững chắc? Văn dưới đây sẽ nêu thủ hộ chánh pháp làm lý do.

Pháp sư Tăng Tông nói: “Trong phần đáp về lý do, có bốn đoạn:

  1. Nêu ba món chướng, đó là hộ pháp, dẫn chứng và mở bày.
  2. Mở bày rộng ba môn này.
  3. Nói về đời mạt, chung cho cả pháp và người.
  4. Nói chẳng những lưu thông Kinh, mà còn kết hợp lưu thông luật để giáo hóa.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Căn cứ trong phần đáp này, đại khái chia làm ba:

  1. Đáp chung: dùng hộ pháp làm nhân.
  2. Đức Phật tự dẫn chứng: “Xưa, đích thân ta thực hành nhân này.
  3. Từ “Người gìn giữ chính pháp, không thọ năm giới, nói rộng vể tướng hộ pháp, hộ pháp không ngoài hai đường:
  1. Y cứ muôn hạnh để làm đầu mối. Tự giữ giới hạnh, gánh vác gìn giữ ở tâm.
  2. Không màng thân mạng, chỉ làm sao chánh pháp thường được mở mang. Nếu có khả năng giáo hóa rộng, với tâm kiến lập, làm sao cho cái xấu ác được thay đổi, đồng thời, lưu thông chánh pháp. Chính vì vậy, nên ở văn dưới, Đức Phật khen người hộ pháp, có công đức tốt đẹp lợi mình, lợi người.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Đại khái chia lời đáp này thành hai đoạn:

    1. Nêu câu hỏi, xin đáp.
    2. Chính là đáp.

Trong phần đáp, lại có hai phần: Một là lược; hai là rộng. Đây là phần thứ nhất trong phần đại khái, nêu câu hỏi, xin đáp.”

“Phật bảo: “Này người thiện nam! Vì nhân duyên hộ trì chánh pháp, nên được thành tựu thân Kim cương này.”

Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Trong phần chính thức đáp dưới đây, là môn lược thứ nhất, có hai lượt, đây là lượt đáp thẳng thứ nhất.”

“Này người thiện nam! Vì ngày trước, Như lai đã hộ pháp” cho đến “Thân Kim cương thường trụ không hư hoại này.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Vì phương pháp hộ trì chánh pháp hoàn toàn, cho nên chiêu cảm được thân không thể hư hoại.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Lượt đáp thứ hai này, Đức Phật tự nêu ra việc hộ pháp khi xưa, để lược làm chứng.”

“Này người thiện nam! Người hộ trì chánh pháp” cho đến “Hộ trì Tỳ-kheo giữ giới thanh tịnh.”

Xét: Pháp sư Bảo Lượng nói: “Văn dưới, phân tích rõ người xuất gia có ba phẩm, còn người tại gia, bỏ đi phẩm hạ, chỉ phát ra trung thượng. Nếu không thọ năm giới mà quên thân che chở, giữ gìn chánh pháp, làm cho chánh pháp được lưu thông thì người đó quả thật là rất mạnh mẽ. Người xuất gia thông hiểu chánh pháp, cho nên thích ứng với người tại gia hộ trì chánh pháp đều cầm dao, gậy, đây là nói theo đời mạt.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Dưới đây là môn rộng thứ hai, có ba lượt:

  1. Nói người tại gia hộ pháp.
  2. Dẫn chứng.
  3. Nói về cách hộ pháp của người xuất gia.

Từ đây đến cuối “Không phải người giữ giới”, được tên như vậy, gọi là thứ nhất, giải thích người hộ pháp tại gia có hai lượt:

  1. Chính là nói về việc hộ pháp.
  2. Bồ-tát Ca-diếp thưa hỏi, đây là lượt thứ nhất.

“Bồ-tát Ca-diếp bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế tôn” cho đến “Phải biết người này là cư sĩ trọc”.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Với dao, gậy nghĩa là đều. Luật có thành chế, không gọi thanh tịnh, cho nên phải hỏi”.

Pháp sư Tăng Tông nói: “Trước kia, có nêu ba chương môn. Nay,

vì muốn giải thích rộng việc hộ pháp, nên trước mượn chấp trong giáo Thanh văn, chỉ lấy trang thái vắng lặng riêng làm trên hết. Nay, Đức Phật giải thích rằng, lối chấp này không phải trên hết, mà lấy việc hộ trì chánh pháp làm trên hết.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Dưới đây là lượt thứ hai, là lời thưa hỏi: Dù là Tỳ-kheo, nhưng thật ra là nói cách che chở giữ gìn chánh pháp của người tại gia.”

“Phật bảo Ca-diếp: “Ông chớ gọi là cư sĩ trọc.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Dưới đây nêu ba hạng Tỳ-kheo. Trước, nêu ra phẩm trung, nêu phẩm thượng, sau, nêu ra phẩm hạ.”

“Nếu có Tỳ-kheo kế đến chỗ nào” cho đến “Phải biết người này không làm được gì .”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đây là nêu Tỳ-kheo thuộc phẩm trung.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Xưa cho việc giữ luật là phẩm thượng. Nay, sở dĩ nói phẩm trung là vì Tỳ-kheo giữ luật đó không thể đem lại lợi ích rộng cho chúng sinh, chỉ tự giữ mà thôi.”

“Nếu có Tỳ-kheo nuôi thân đầy đủ” cho đến “Y theo pháp mà trừng trị, buộc phải hoàn tục.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Chỉ nêu Tỳ-kheo phẩm thượng.”

“Nếu có Tỳ-kheo làm được như thế” cho đến “Chẳng phải người trì giới được tên gọi như vậy.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đây là nêu Tỳ-kheo phẩm hạ, tức kết luận chính là người phá giới.”

“Này người thiện nam! Về quá khứ lâu xa, trong vô lượng, vô biên” cho đến “Tôi tớ, bò, dê, vật phi pháp”.

Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Đây là dẫn chưng thứ hai, có hai chương:

Trước dẫn chứng, sau nhận lấy, hiểu rõ.”

Minh Tuấn nói: “Dưới đây là dẫn chứng có bảy đoạn:

  1. Chứng Tỳ-kheo hoằng pháp, tất nhiên phải là người có sức mạnh, để hộ pháp.
  2. Chứng thế gian có người ác, tất nhiên họ có thể ngăn cản việc nghiệp mở mang, che chở đạo.
  3. Chỉ nêu lòng chí thành hộ pháp của người tại gia.
  4. Nói về quả báo của hai người được Đức Phật khen có công mở mang khen ngợi chánh pháp.
  5. Gom nhóm xưa, nay.
  6. Bồ-tát nhận lãnh, hiểu rõ.
  7. Đức Phật thuật lại, khuyên bảo.

Đây là thứ nhất, xuất phát duyên khởi Tỳ-kheo thông hiểu chánh pháp.”

“Bấy giờ, có nhiều Tỳ-kheo phá giới” cho đến “Cầm dao gậy bức hại vị pháp sư này.”

Minh Tuấn xét thứ hai, là nêu người ác, ngăn cản duyên khởi của việc mở mang chánh pháp.”

“Bấy giờ, có vị vua tên là Hữu Đức” cho đến “Thân vua sẽ được vô lượng pháp khí.”

Minh Tuấn nói: “Đoạn ba, nói về người che chở, giữ gìn chánh pháp.”

“Nhà vua được nghe pháp xong” cho đến “Nên phải thọ trì, ủng hộ như thế.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Kinh Nê-hoàn loại sáu quyển: Vua là đệ tử thứ hai (Quốc vương trước kia là tiền thân của Đức Như lai này), Giác Đức là đệ tử thứ nhất (tiền thân của Phật Ca-diếp), mà ở đây lại nói vị vua thứ nhất là vì trước sinh ở nước kia.”

Minh Tuấn nói: Đây là đoạn thứ tư, làm sáng tỏ người mở mang chánh pháp, nghĩa là quả báo của người tại gia, xuất gia.”

“Này người thiện nam! Nhà vua lúc bấy giờ chính là thân ta” cho đến “Thành tựu pháp thân, thân không thể hư hoại.”

Minh Tuấn nói: “Đoạn thứ năm, hội giáo xưa nay.

“Bồ-tát Ca-diếp lại bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế tôn! Thân chân thường của Như lai, giống như khắc chạm vào đá.”

Minh Tuấn nói: “Đoạn sáu là nhận hiểu.”

“Phật bảo Ca-diếp: “Này người thiện nam! Vì nhân duyên này” cho đến “Cầm đao kiếm gậy gộc bảo vệ Pháp sư (người nói pháp).

Minh Tuấn nói: “Đây là đoạn thứ bảy, thuật lại lời Phật khuyên hộ pháp.”

“Bồ-tát Ca-diếp lại bạch Phật: “Bạch Đức Thế tôn! Nếu các Tỳkheo” cho đến “Là người trì giới hay là phá giới?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Trên, sở dĩ không thọ năm giới, mà gọi Ưu-bà-tắc, là vì lấy công để bổ túc đức. nếu vậy thì cần gì phải thọ giới mà gọi Tỳ-kheo ư? Vì thế, nên Bồ-tát Ca-diếp hỏi rằng: “Có thầy hay không, để quyết định người đó là người trì giới hay phạm giới. Có thầy thì có giới, cũng có thể lấy công bù đắp lỗi lầm? Nên câu hỏi kế là: Là người trì giới, hay phạm giới?”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Theo đuổi, giữ gìn, dấu chân dường như người phá giới, e rằng không có đức của thầy người. Vì muốn nói về đức độ của người giữ giới này không thiếu, có thể đạo đức của thầy càng thêm đầy đủ. Chính vì vậy nên Bồ-tát Ca-diếp mới nêu lên câu hỏi này.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Ở đây có hai câu hỏi: Câu hỏi đầu: “Có đức, nhân của thầy hay không? Câu hỏi hai: “Là người trì giới hay phá giới? Giáo xưa nói Tỳ-kheo không được cùng đi chung với người cầm gậy gộc, nên có câu hỏi này.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Sở dĩ lại có câu hỏi này, là vì lẽ trước kia, dù nói về sự khác nhau của hai giáo xưa nay, nhưng lại nói về chỗ hoằng pháp, nên nay, trước xét về địa vị của Tỳ-kheo, sau nói về chỗ hoằng pháp của thầy.

Pháp sư Trí Tú nói: “Đoạn thứ ba, dưới đây nói về phương pháp hộ trì chánh pháp của người xuất gia, có hai điểm khác nhau: Trước là chia ra hai lượt hỏi, đáp. Sau là nhận hiểu, thuật lại lời Phật khen. Hai lượt hỏi, đáp trước là:

  1. Nêu sai để làm rõ đúng.
  2. Triển khai việc chế giới.

Ở đây, sẽ nói về “Sai” để làm rõ “Đúng”, nên Bồ-tát Ca-diếp mới hỏi.”

“Phật bảo Ca-diếp: “Ông đừng cho rằng những người ấy” v.v… cho đến “Đuổi ra khỏi chùa hoặc giết hoặc hại”.

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Trước đáp, sau hỏi. Người ác, đời mạt, phá hoại, làm rối loạn chánh pháp. Vì trừng trị hạng người này, nên lẽ ra phải đi chung với người cầm binh khí, vì đây chính là công hạnh của bậc Đại sĩ, không phải cho người phá giới.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Chính là nêu sai để làm rõ đúng.”

“Bồ-tát Ca-diếp lại bạch Phật rằng:” cho đến “Đi vào thành ấp để giáo hóa?”

Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Lượt thứ hai, là khai chế, xin nghe khai chế nên mới hỏi.”

“Này người thiện nam! Cho nên Như lai cho phép Tỳ kho trì giới” cho đến “Thì được gọi là người trì giới bậc nhất.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Không nên cắt dứt mạng sống, nghĩa là việc ở pháp chung, khi đã hiểu rõ thì không cần khởi ý cắt đứt mạng sống, tất nhiên là bậc Đại sĩ đã xét thấy cơ duyên, ở đây không nói.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Khai cho cùng đi với người cầm gậy gộc, vì thông hiểu pháp.”

“Này người thiện nam! Người hộ pháp là người có chánh kiến” cho đến “Tâm người đó rộng lớn như biển.”

Xét: Pháp sư Pháp Dao nói: “Nói về Tỳ-kheo hộ pháp, có đức của thầy người, có khả năng làm đạo sư, nên nói là thầy hộ pháp, thầy trì luật, kể cả Kinh sư. Ba người này đều có đạo làm thầy, như Kinh thật có văn.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Đây là đáp câu hỏi trước: Có đức, nhân của thầy, hay không? Nay, nói rằng có chánh kiến ở bên trong, tức là giáo hóa truyền ra bên ngoài, đây là đức của thầy tỏ rõ.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Dưới đây sẽ dùng ba lần “Lại” để giải thích câu hỏi trước. Đầu tiên là nói về phương pháp che chở, giữ gìn chánh pháp. Kế là nói về cách trị tội người phá giới. Sau, nói về Tỳ-kheo hiểu rành về tướng luật. Đây là đoạn thứ nhất, chính là biểu lộ rõ đức của thầy.”

“Này người thiện nam! Nếu có Tỳ-kheo vì lợi dưỡng” cho đến “Đó gọi là bậc Đại sư hộ pháp vô thượng.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Đây là đoạn bốn. Ở trên nói về lưu thông Kinh, ở đây nói về lưu thông luật.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Ở đây nói về chỗ lưu thông. Tạp tăng, nghĩa là vì việc lành, ác đều không có làm, chung thành con người này, nên gọi tạp nhạp, chỉ tự giữ giới, không vì việc khác, gọi là ngu si. Thanh tịnh là do hai duyên khó hư hoại: Một là không cầu danh; hai là không trái với pháp luật. Tạp tăng có thể hư hoại cũng có hai duyên: Một là vì danh lợi, chuyên tìm tòi những gì mình đã nhận lấy; hai là nếu gặp bạn lành, cũng có thể bỏ ác, làm lành. Nêu hai chúng này, để nói về oai lực hàng phục. Dưới đây nêu năm pháp để làm phương pháp hàng phục.”

“Người khéo trì luật vì muốn điều phục” cho đến “Nếu là luật thì liền chứng biết.”

Xét: Pháp sư Bảo Lượng nói: “Đây là nêu ra năm pháp.”

“Điều phục chúng sinh thế nào? Nếu các Bồ-tát” cho đến “Như lai cũng vậy, không thể suy nghĩ bàn luận.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Đủ năm đức này sẽ điều phục được hai hạng người: Khéo Hiểu trong mỗi chữ, khéo nghĩa về ý chỉ của ngôn ngữ.” Lại, giải thích: “Khéo Hiểu về chữ “Mãn”, tìm tòi chỉ thú của văn này, nên nói “khéo hiểu một chữ Luật”.

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Năm pháp là:

  1. Điều phục chúng sinh.
  2. Biết nhẹ.
  3. Biết nặng.
  4. Chẳng phải luật thì không chứng.
  5. Đúng là luật thì nên chứng.

Tùy căn cơ mà giáo hóa, không câu nệ hình thức là điều phục chúng sinh. Biết “Bốn trọng” là biết trọng, dứt biết “Trọng” này chẳng phải khéo tốt. Nếu biết có tâm “Trọng” trong các “Thiên” thì đây là biết trọng. Từ biết “Thiên” thứ hai trở xuống, đây gọi là biết “Khinh”, cũng như biết “Trọng”.

Chẳng phải luật thì không chứng: Nếu trái với luật, nên chế thì phải chế, không đồng dùng. Phải luật thì nên chứng, nghĩa là dựa vào

Kinh, luật mà thực hành, tức là khen ngợi, khuyên bảo.”

“Bồ-tát Ca-diếp bạch Phật: Bạch Đức Thế tôn!” cho đến “Như thấy các hình sắc trong gương soi.”

Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Đây là điểm khác nhau thứ hai, có hai lượt: Trước Bồ-tát Ca-diếp không nhận lấy chỉ thú hoằng hóa, sau, Đức

Phật khen ngợi, khuyến bảo.”