ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH SỚ

Đời Nguyên,Viện Sùng Thánh Sa-môn Sư Chánh thuộc tông Thiên Thai soạn thuật.

PHẨM 5: KIM CƯƠNG THÂN

Kim cương là vật năng dụ, thân là pháp được dụ. Kim cương có bốn nghĩa: 1/ Là loại vàng tía, làm nền móng của thế giới; 2/ Thể của nó rất bền chắc không gì phá hoại được; 3/ Dụng của nó rất cứng chắc, sắc bén không gì hơn; / Màu sắc chẳng nhất định, chói sáng, khó nhìn. Vàng tía dụ cho Pháp thân chí cực, gồm thâu tất cả pháp, Thể bền chắc dụ cho thường trụ bất động, lìa trăm lỗi, bặt bốn câu; sắc bén dụ cho vắng lặng chiếu soi, đại giác đại minh; chẳng nhất định thí dụ cho năng lực vô ngại tự tại, biến hiện cùng khắp tất cả mọi nơi. Nhưng Pháp thân đầy đủ vô lượng công đức, ở đây chính là muốn nói về nghĩa lìa trăm lỗi, bặt bốn câu, bền chắc thường trụ, để đáp lời hỏi về thân Kim cương ở phẩm trên. Nếu nói theo vật dụ thì gọi là phẩm Kim cương thân, nếu y cứ theo pháp được dụ thì gọi là phẩm Pháp thân. Đây là dùng pháp và dụ để đặt tên, nên gọi là phẩm Kim Cương Thân.

Vả lại, ở trên tuy nêu ba mươi bốn câu hỏi, nhưng chỉ gồm vào một ý, tức là sống lâu. Trong đó, thân Kim cương là năng lực bền chắc chẳng thể hủy hoại, đó là Pháp thân, Thường thân, chẳng phải thân tạp thực. Viên và Thông chẳng cách biệt, nếu biết được sống lâu sẽ biết được thân Kim cương, cho đến thông đạt được tất cả các câu hỏi. Nếu chúng sinh hiểu được sống lâu, thì cũng hiểu được thân Kim cương, cho đến các câu; vì người chẳng hiểu, nên lại phải phân biệt giải thích. Nếu dùng chung mà đặt tên, thì chẳng phải không có nghĩa riêng; nếu dùng biệt mà đặt tên, thì chẳng phải không có nghĩa thông. Chung chẳng được đặt tên, thì chung chẳng phải chung; riêng chẳng được đặt tên, thì riêng chẳng phải riêng; chẳng phải chung chẳng phải riêng mà là chung là riêng. Nay từ ý biệt mà nói về thân Kim cương, trả lời câu hỏi thứ hai. Có người giải thích rằng sống lâu là pháp, pháp này tùy thuộc vào người; Kim cương là người, người này có tuổi thọ, sức bền chắc là Dụng. Đây là dùng người, pháp, thể, dụng khác nhau để phán xét về chung riêng. Nay nói tất cả muốn phân biệt, vì sao không theo văn kinh. Văn trước ghi: “Nay ta ban cho các thầy thường mệnh, sắc, lực, an, vô ngại biện.” Trước đã nói lược, ở đây giải thích rộng thêm. Nói sống lâu tức là thường mệnh, thân Kim cương tức là thường sắc, bền chắc tức thường lực, danh tự công đức tức thường an, nói bốn tướng tức thường vô ngại biện. Về sau trả lời các câu hỏi cũng chẳng lìa năm quả thường trụ này. Nói năm quả, cho nên gọi là riêng, nói thường trụ nên gọi là chung. Như chung, riêng, tụ, tán mà chẳng phải chung, riêng, tụ, tán, tự tại vô ngại. Nói về một ý chung riêng mà bao gồm tất cả nghĩa lý, suy ra tự biết, chẳng cần phải nói nhiều.

Lại có người cho rằng sống lâu, chết yểu, có thể hoại không thể hoại, thường hay vô thường, thì mỗi thứ tự có hai bên, chẳng quan hệ nhau; tức chẳng trường chẳng đoản, chẳng hoại chẳng phải chẳng hoại, chẳng thường chẳng phải vô thường đều ở ngoài hai bên. Đó là ngang dọc, chung riêng, là một nghĩa khác, chứ chẳng phải là ý chính của kinh này. Ở đây giải thích chẳng phải như thế mà cho rằng ngay nơi trường, là đoản, nên nhập diệt rừng cây khô; ngay nơi đoản là trường, nên nhập diệt nơi rừng cây tươi. Hai cây ở phương Đông nói lên nghĩa phá vô thường mà nói thường, tức chẳng trường chẳng đoản. Giữa hai cây là nói lên chẳng tươi chẳng khô; Trung đạo pháp tánh Đệ nhất nghĩa đế, một trung tất cả trung; tươi tức là một chân tất cả chân, khô tức một tục tất cả tục. Ba Đế tức một Đế, một Đế tức ba Đế, khác nhau mà không khác nhau, không khác nhau mà khác nhau, mà khác nhau mà không khác nhau. Cảnh giới chư Phật đầy đủ như thế, chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể phá hoại, nên gọi là phẩm Kim Cương Thân. Y cứ vào văn có hai: 1/ Nói về quả Pháp thân; 2/ Nói về nhân Pháp thân. Trong phần hỏi ở trên gồm có hai ý, nay đáp thành hai chương. Đầu tiên là nói về quả Pháp thân; lại có hai: a/ Nói về Pháp thân; b Luận nghĩa.

Lược nêu năm thân để nói về nghĩa Pháp thân. Xưa nói Pháp thân, Thường thân là ngay nơi thể mà đặt tên; nói thân bất hoại, thân chẳng phải do tạp thực là từ lìa lỗi mà đặt tên, nói thân Kim cương là từ dụ đặt tên. Lại nói bốn thân tương quan lẫn nhau mà thành. Thường thân, cho nên chẳng hoại; vì chẳng hoại, nên đó là Thường thân; vì chẳng tạp thực, cho nên dùng Kim cương để dụ. Nay nói bốn câu đều là đương thể, đều là lìa lỗi, đều là pháp, đều là dụ, cũng thành tựu cho nhau. Vì sao? Vì Kim cương có bốn năng lực để hiển bày Pháp thân, Pháp thân có bốn đức để thành ý của dụ. Kim cương lập thế giới là dụ cho Pháp thân, Thể cứng chắc dụ cho thường thân, sắc bén dụ cho thân bất hoại, bất định dụ cho thân chẳng do tạp thực. Kinh chính là ý này để đặt tên phẩm, đâu có cách giải thích ư?

Từ câu: “Ca-diếp bạch Phật, v.v…” trở xuống là ý thứ hai, luận nghĩa, có ba là: hỏi, đáp và lãnh ngộ. Thứ nhất là hỏi, đầu tiên hỏi kế đến là giải thích. Sau đây là văn hỏi:

Nêu những điều thấy biết để vặn hỏi về những điều không thấy. Đã nhập diệt, là thân vô thường; bị khổ bệnh làm hại, là thân hư hoại; đã bị nát thành xá-lợi, là thân bụi đất; thọ Thuần-đà cúng dường, là thân tạp thực. Đã chẳng thấy bốn thân, cũng chẳng thấy thân Kim cương.

Kế đến, từ câu: “Vì sao v.v…” trở xuống là giải thích thân vô thường đầu tiên, các thân sau so sánh cũng có thể tự hiểu.

Từ: “Phật bảo v.v…” trở xuống là lời đáp. Có ba ý: 1/ Bác bỏ lời hỏi; 2/ Chánh đáp; 3/ Kết luận khuyên tu. Ý một như văn kinh ghi.

Trong phần chánh đáp có đủ một trăm điều chẳng phải, nhưng một trăm điều chẳng phải này, nếu tính theo số đơn thì có một trăm sáu mươi câu, nếu tính theo số phức thì có một trăm câu. Đã nói một trăm điều chẳng phải theo lý thì nên nói là phức số, nhưng trong một trăm điều chẳng phải này, hoặc có câu đồng chẳng phải đều xã bỏ, hoặc một còn một mất; tuy chẳng phải thường trụ, nhưng chẳng phải cả niệm và niệm diệt, đó là ý đồng chẳng phải; nếu Như Lai nói “chẳng phải thân là thân”, tức là một còn một mất. Nhưng tương truyền xưa nay chẳng giải hết một trăm điều chẳng phải chỉ giải thích một câu “chẳng phải thân là thân”. Nay nêu bảy nhà: Một cho rằng chẳng phải thân, tức chẳng phải thân thọ thực; là thân, tức Pháp thân; hai, cho chẳng phải thân, tức chẳng phải thân thọ sinh, là thân tức Pháp thân. Ba, cho chẳng phải thân tức chẳng phải thân trước định Kim cương dụ, là thân tức thân sau định Kim cương dụ. Ba nhà này đều cho Tục là chẳng đúng, Chân là đúng. Bốn, cho chẳng phải thân là Pháp thân ngầm hợp với Như, thân này ứng hiện mười phương; năm, cho chẳng phải thân là Chân đế, thân này tức Tục đế. Hai nhà này cho Chân là sai, cho Tục là đúng. Sáu, cho chẳng phải thân tức chẳng phải chân thân, là thân tức thân có tướng tốt. Một nhà này mơ hồ, chẳng biết thân nào là sai, thân nào là đúng, tuy mơ hồ nhưng rốt cuộc lại có sai và đúng. Bảy, Hưng Hoàng cho rằng Pháp thân chẳng phải là đúng là sai, đúng chẳng phải đúng, sai chẳng phải sai, bặt một trăm sai, dứt một trăm đúng, không có đúng, không có sai mà năng đúng năng sai. Cho nên nói thân này chẳng phải thân. Quán Sư nói rằng: “Là thân, chẳng phải thân đều do nhân duyên mà thành tựu cho nhau, Pháp thân chẳng phải thân, nhưng không ngại là thân. Suốt ngày là thân mà lại chẳng phải thân, suốt ngày là chẳng phải thân mà lại là thân. Văn lại ghi: “Là không, là lìa không, tuy chẳng thường trụ mà chẳng phải niệm và niệm diệt”. Hai nhà này một ý: Nay chưa rõ biết chỉ thú của các nhà, chỉ chép ra đây mà thôi. Đại sư Thiên Thai nói ba loại bốn câu là đơn, phức và cụ túc.

Bốn câu đơn: tức là đúng sai, vừa đúng vừa sai, chẳng đúng chẳng sai.

Bốn câu phức: là đúng là sai, chẳng phải đúng chẳng phải sai, cũng là đúng sai, cũng chẳng phải là đúng sai, chẳng phải là đúng sai, chẳng phải chẳng đúng sai.

Là đúng chẳng phải đúng đúng, vừa đúng vừa chẳng phải đúng đúng; chẳng phải đúng sai chẳng phải đúng đúng. Bốn câu trước y cứ theo sai, bốn câu sau y cứ theo đúng. Cũng là nói trước là đơn, sau là phức.

Nói cụ túc, là đúng đúng, là đúng chẳng phải là đúng đúng, là đúng đúng cũng là đúng đúng cũng chẳng là đúng đúng, là đúng chẳng phải đúng đúng, chẳng phải chẳng phải là đúng đúng, đây là câu hữu cụ túc. Chẳng phải đúng chẳng phải chẳng phải đúng, chẳng phải vừa đúng cũng chẳng phải đúng, chẳng phải đúng đúng chẳng phải không đúng, chẳng phải đúng đúng chẳng phải chẳng phải đúng đúng, chẳng phải vừa đúng đúng cũng chẳng phải đúng đúng, chẳng phải chẳng phải đúng đúng, chẳng phải chẳng phải chẳng đúng đúng. Đây là câu vô cụ túc, các câu cụ túc khác so sánh cũng có thể tự hiểu, chẳng cần phải nói. Nhưng y cứ theo ba loại bốn câu trong Ma-ha Chỉ Quán của Đại sư Thiên Thai thì dễ thấy được.

Luận thêm rằng: Đã nói chỉ y cứ theo văn chỉ quán thì dễ thấy, nay so sánh với văn ấy xem. Sai và đúng mỗi trường hợp có ba thứ bốn câu:

Trước y cứ theo đúng, đúng chẳng phải đúng, vừa đúng vừa chẳng đúng, chẳng phải đúng chẳng phải chẳng phải đúng, đó là câu đơn.

Thị thị, thị bất thị; bất thị thị, bất thị bất thị; vừa thị vừa bất thị thị, vừa thị vừa bất thị bất thị; phi thị thị bất thị thị, phi thị phi bất thị bất thị. Đó là câu phức.

Thị thị là bất thị, thị vừa thị vừa bất thị, Thị thị là phi bất thị, bất thị là bất thị bất thị, bất thị vừa thị vừa bất thị; bất thị chẳng thị chẳng bất thị, vừa thị vừa bất thị thị, vừa thị vừa bất thị bất thị, vừa thị vừa bất thị vừa thị vừa bất thị, vừa thị vừa bất thị, phi thị phi bất thị, phi thị phi bất thị thị, phi thị phi bất thị bất thị, phi thị phi bất thị vừa thị vừa bất thị, phi thị phi bất thị phi thị phi bất thị.

Các câu về phi: cũng có ba thứ bốn câu: phi, bất phi, vừa phi vừa bất phi, chẳng phi chẳng bất phi, đó là câu đơn. Chẳng phải phi chẳng phải bất phi, chẳng phải phi phi chẳng phi chẳng phi, cũng phi cũng chẳng phải phi phi, cũng phi cũng bất phi bất phi, phi phi phi bất phi phi, phi phi phi bất phi bất phi, đây là câu phức, phi phi, phi bất phi, phi vừa phi vừa bất phi, phi phi chẳng phải phi bất phi, bất phi chẳng phải bất phi bất phi, bất phi vừa phi vừa bất phi, bất phi phi chẳng phải phi bất phi, vừa phi vừa bất phi phi, vừa phi vừa bất phi bất phi, vừa phi vừa chẳng phi vừa phi vừa bất phi, vừa phi vừa bất phi phi chẳng phải phi bất phi, phi phi chẳng phải bất phi phi, phi phi chẳng phải bất phi bất phi, phi phi chẳng phải bất phi, vừa phi vừa bất phi, phi phi chẳng phải bất phi, phi phi chẳng phải chẳng bất phi. Trên là vẫn giữ nguyên sự giải thích của Đại sư Chương An trước kia mà chẳng dám thay đổi. Tuy đúng và sai mỗi mỗi có các câu riêng, nhưng đều nói chẳng đúng tức là sai, chẳng sai tức là đúng mà thành ba loại bốn câu, cho nên có đối đãi nhau. Nếu so sánh ba loại bốn câu này với “sai” của các sự giải thích ở trước, thì bốn câu nào là sai, bốn câu nào là chẳng sai? Các loại bốn câu này sai, các Sư kia chỉ nêu ra kiến giải bốn câu, mà chưa nêu ra chỗ thấy bặt ngôn ngữ, như thế mà kết là Pháp thân ư? Nay nói chẳng phải thân, tức chẳng phải thân tạp thực, chẳng phải thân cát bụi mà các kiến đã chấp, cho nên nói chẳng phải thân. Ngay nơi sai là đúng, là Pháp thân, thường thân, Kim cương thân; nhưng thân Phật chẳng đúng chẳng sai, mà hay vì chúng sinh hiện chẳng phải thân, là thân. Lại giải thích “trừ nhất pháp tướng” tức chẳng hai, thân Như Lai thật là song phi mà nói Pháp thân là vì duyên, nên nói “trừ nhất pháp tướng”. Kinh Đại phẩm nói: “Trừ tâm Nhất thiết trí”. Xưa nay, chẳng những không giải thích một điều chẳng phải, mà còn không nêu ra ý nghĩa, vì sao nêu một trăm để làm phi, đó là y cứ vào đâu? Nay thử nói xem! Thân Như Lai lìa một điều chẳng phải, như văn sau ghi: “Đầy đủ một trăm phước thành một tướng, như thế xoay vần tạo thành ba mươi hai tướng”. Nói một trăm phước, tức là giữ giới chẳng sát sinh có năm tâm là hạ, trung, thượng, thượng thượng, thượng trung thượng, cho đến chánh kiến cũng giống như thế. Năm mươi tâm này gọi là Sơ phát tâm quyết định thành tựu. Năm mươi tâm này gọi là một trăm phước. Như thế một trăm phước thành một tướng. Lại nói một pháp lành có đủ mười điều lành là một trăm phước. Thích Luận nói: “Người trong cả Đại thiên mất nhãn mất mạng, nếu có người cứu được nhãn và mạng ấy, thì được một phước, như thế một trăm lần gọi là một trăm phước đức”. Đối với một trăm phước mà nói về một trăm điều ác, thì trăm điều ác là “sai”. Từ một trăm ác mà vời lấy thân tạp thực, thân cát bụi, thân vô thường trong bốn đường, đó là “chẳng phải thân”. Từ một trăm phước mà cảm được thân Như Lai đầy đủ các tướng quý và đẹp, đó là Pháp thân, thường thân, thân Kim cương. Được ba vô vi gọi là thường thân, tám mươi ức ma chẳng thể phá hoại nên gọi là thân Kim cương, nên gọi “là Thân”. Đây là thân Phật theo Tam tạng giáo lìa một trăm điều chẳng phải.

Vả lại, thân thanh tịnh đầy đủ ba mươi hai tướng do một trăm phước chiêu cảm đều là hữu vi, quả báo hữu vi thì các Hiền thánh nhàm chán. Thích Luận ghi: “Vật độc chẳng nên chứa thức ăn; nếu chứa thức ăn vào sẽ chết người”. Có tâm hành thì tu hành chẳng đạt đến đạo; cho nên biết chánh ý vặn hỏi của Ca-diếp là ở đây, “Nay con chỉ thấy thân tạp thực, vô thường, cát bụi”. Cho nên một trăm phước là “sai”, tánh của phước là không, cho nên “đúng”. Vì thế nói: “Hễ cái gì có tướng thì đều là luống dối, nếu thấy các tướng chẳng phải tướng, tức là thấy Như Lai”. Đó là lấy pháp không làm thân, không mà bất đắc không là thân Kim cương. Đó là thân Phật Thông giáo lìa một điều chẳng phải.

Lại trong “không” chẳng có pháp, chẳng phải, chẳng quấy, cũng chẳng có thân, thì đâu thể lấy không làm “đúng”, nếu chẳng phải “đúng”, thì là “sai”. Nhị thừa được không, vì sao chẳng được gọi là “đúng”? Nhị thừa chẳng thể hiện, chỉ vì đó là nghiêng về không; phi thời thủ chứng, nên gọi là thân tạp thực. Không này phá hoại được, tức là thân vô thường, không này cần phải bỏ, tức là thân cát bụi. Cho nên không tức “chẳng phải thân”. chư Phật chứng đắc “không” mà hiện thân, vì đó là Trung đạo không. Trung đạo là Pháp thân, Thường thân, thân Kim cương. Đó là thân Phật theo Biệt giáo lìa một trăm điều chẳng phải.

Vả lại, bặt dứt một trăm điều ác, vào một trăm phước, lìa một trăm phước vào một trăm không, bỏ một trăm Không vào một trăm Trung, theo thứ lớp từ cạn đến sâu, ngang dọc, chung riêng đều bặt dứt. Theo thứ lớp thủ chứng là thân tạp thực, trước sau hơn kém là thân vô thường, ngăn ngại khác nhau là thân cát bụi, cho nên phân biệt bác bỏ.

Thân Phật tròn đầy, mầu nhiệm, không có bất cứ một chướng ngại gì. Vô lượng trong một, một trong vô lượng, chẳng phải một chẳng phải vô lượng, chẳng phải một chẳng phải khác, đầy đủ không thiếu, gọi là đại Niết-bàn. Ác tức Trung đạo, không hai không khác, tất cả các pháp đều là tánh an vui. Trăm ác còn Trung, huống chi một trăm phước không, mà chẳng “Tức Trung” ư? Pháp “Tức Trung” là Pháp thân, Thường thân, thân Kim cương, đó mới được gọi là “đúng”, là thân Phật theo Viên giáo lìa một điều chẳng phải.

Lìa một điều chẳng phải trước gọi là thân Phật, thì đó là ý của các kinh khác. “Tức chẳng phải” của giáo thứ tư là ý chính của kinh này. Xưa nay các Sư không phân biệt, nên tuy có nêu một điều chẳng phải mà chẳng biết nghĩa nào là “sai”? Nói Pháp thân mà chưa biết thân nào là “đúng”. Đó là giải thích đại ý, có thể thấy được cảnh giới chư Phật mầu nhiệm khó lường, nghiên tầm lại càng khó hơn. Lại có người giải thích rằng một câu nói về trời, người đầu tiên có đầy đủ công đức của chín mươi chín câu, một câu nói về Niết-bàn. Sau cùng cũng đầy đủ công đức của chín mươi chín câu trước; các câu ở giữa cũng giống như thế. Vì sao? Vì một câu đã là Pháp thân, thì đầy đủ các công đức. Y cứ theo văn kinh thì có ba phen: ba câu trước là một phen, nói về chẳng phải thân trời người, dường như phi tục nhập chân.

Ý vào chân, ngay nơi tục là chân đều chẳng đúng, cả hai đều xả bỏ, như phóng Kim cương đến tận mé Kim cương luân là dừng!

Kế đó tám mươi câu là một phen nói về chẳng phải thân, là thân, dường như phi chân xuất tục.

Như Lai độ thoát tất cả chúng sinh, mà không có độ thoát; làm cho chúng sinh hiểu biết, vì không có ai làm cho được hiểu biết, làm cho chúng sinh giác ngộ, vì không có ai giác ngộ cho họ; hay chư Phật nói pháp, vì không hai; chẳng thể suy lường, vì không gì sánh bằng; bình đẳng như hư không, không có hình mạo đồng với tánh vô sinh, chẳng đoạn chẳng thuờng, thường thực hành nhất thường, chúng sinh thấy là ba, chẳng lui sụt, chẳng dời chuyển, dứt tất cả kết sử chẳng run sợ, chẳng xúc chạm, chẳng phải tánh mà trụ trong tánh, chẳng hợp chẳng tan, chẳng dài chẳng ngắn, chẳng tròn chẳng vuông, chẳng phải ấm nhập giới, mà là ấm nhập giới, chẳng thêm chẳng bớt, chẳng hơn chẳng thua; thân Như Lai thành tựu vô lượng công đức như thế.

Ý xuất tục, tức không tức trung, một xuất thì tất cả xuất, tùy theo người được độ, đều sẽ thấy nghe.

Mười bảy câu sau là một phen nói không ai biết, không ai chẳng biết, dường như đồng chẳng phải hai bên.

Tức biên nhập trung có bên nhập vào trung tâm một sắc một hương đều là Trung đạo. Tuy phân biệt như thế, nhưng chẳng nên chấp một bề, nếu chấp một bề, thì chẳng thành mầu nhiệm. Mầu nhiệm thì tức nhập (vào) tức xuất (ra) tức trung (ở trung tâm). Lại tức xuất tức nhập tức trung, tức trung tức nhập tức xuất, chẳng phải là một, hai, ba hay là một, hai, ba.

Từ: “Như Lai v.v…” trở xuống là kết luận khuyên tu, có hai ý: 1/ Kết luận, như thế mới gọi là Pháp thân mầu nhiệm đầy đủ các công đức, bốn thân khác cũng kết như thế. Như nói Thanh văn, Duyên giác biết được là kết thành thân thường; Nhị thừa biết Vô thường chẳng thể biết Thường. Nói: “Chẳng nuôi lớn” là kết thành thân chẳng do tạp thực; chân thân chẳng đồng như vật dễ hư hoại là kết thành thân chẳng hoại.

Kết thành thân Kim cương thì như văn đã ghi: “Thị hiện khổ bệnh, vì điều phục chúng sinh”, tức thị hiện thân hư hoại. Nếu theo văn này thì cũng nên nói thị hiện thân ngựa, nai chẳng phải Pháp thân; lại cũng nên thị hiện các thân vô thường sáng sinh chiều diệt; lại cũng nên nói thị hiện thân tạp thực làm thợ săn, ăn thịt các loài thú, v.v… lại cũng nên thị hiện các thân chẳng phải Kim cương như cây chuối, bọt nước, v.v… nói về năm câu Pháp thân, tức nhập vào cái chẳng phải thân. Lại thị hiện ở thân phi pháp, tức là ý xuất ra thân này. Tức nhập tức xuất, tức xuất tức nhập, tức là công đức mầu nhiệm. Chẳng nhập chẳng xuất là ý nghĩa chẳng thể giảng nói. Y cứ vào nghĩa nhập năm thân, thì thân đầy đủ một trăm câu, tức năm trăm câu; y vào nghĩa xuất năm thân, mỗi thân đều có một trăm câu, tức năm trăm câu, tổng cộng có một ngàn câu. Lại tức nhập tức xuất, tức xuất tức nhập là hai ngàn câu; phi tức nhập chẳng phải tức xuất, chẳng phải tức xuất chẳng phải tức nhập là hai ngàn câu, tổng cộng gồm năm ngàn câu. Văn kinh ghi: “Vô lượng công đức mầu nhiệm như thế”, đâu chỉ có năm ngàn câu ư? Đó là y cứ theo văn kinh này mà lập năm ngàn câu!

Kế đến, từ: “Ngày hôm nay thầy, v.v…” trở xuống, là khuyên tu.

Khuyên tự hành hóa tha, như văn ghi.

Từ: “Bạch Phật, v.v…” là lãnh ngộ.

Nhận lãnh hai lời khuyên ở trên.

Từ câu: “Dạ vâng, v.v…” trở xuống là phần thứ hai đáp về nhân Pháp thân. Nhân có năng lực dẫn đến đắc quả, khả năng này gọi là lực, tức là đáp câu hỏi “Được năng lực đại kiên cố.”

Trước ngài Ca-diếp nghi là vô thường chóng hư hoại, nay nghe Phật nói một điều chẳng phải, chẳng phải các thân tạp thực, cát bụi, v.v… sau đó mới hiển bày Thường thân thường còn chẳng hoại, Ca-diếp ngộ giải được, rất vui mừng, nhưng chưa biết nhân thành tựu Pháp thân này, nên lại nêu thắc mắc. Nói thân Kim cương là nêu ý trước, nói “Do nhân gì?” là khởi ý sau.

Đức Phật đáp, có ba ý: 1/ Chánh đáp; 2/ Lãnh hội; 3/ Khuyên tu. Thứ nhất lại có nói lược và nói rộng. Nói sơ lược có hai ý: 1/ Nói về hộ pháp; 2/ Dẫn chứng. Văn thứ nhất:

Hộ pháp chẳng thể bị hủy hoại, nên hôm nay được thân thường trụ chẳng hoại. Đây là dùng nhân Tương tự mà trả lời.

Kế là từ câu: “Ta nhờ nhân, v.v…” trở xuống là lược dẫn chứng.

Từ câu: “Này người Thiện nam v.v…” trở xuống là trả lời rộng; có hai: 1/ Nói rộng về hộ pháp; 2/ Dẫn chứng đầy đủ. Đầu tiên lại có hai: 1/ Xuất gia; 2/ Tại gia.

Tại gia hộ pháp, chỉ giữ lấy việc làm nơi bản tâm, bỏ sự theo lý, giúp đỡ mở rộng Đại giáo. Cho nên nói hộ trì chánh pháp. Vì chẳng câu nệ tiểu tiết, nên nói chẳng tu tập oai nghi, hộ pháp có bốn cầu: 1/ Xuất gia, tại gia đều chẳng thể hộ trì, tức là hàng Tỳ-kheo không có danh và hạnh, và người thế tục không có thế lực; 2/ Xuất gia, tại gia riêng chẳng thể hộ trì, lại có hai loại, mỗi loại đều chẳng có khả năng; 3/ Xuất gia, tại gia riêng có thể hộ trì như Phật và Tiên dự; / Xuất gia, tại gia đều có khả năng hộ trì như kinh này.

Xưa đúng thì nay sai, nay sai thì xưa đúng; nay và xưa đều sai, nay và xưa đều đúng. Khi xưa thời bình, pháp lại hưng thịnh, chỉ nên giữ giới, chẳng nên cầm đao gậy; ngày nay gặp thời thế nhiều hiểm nạn, pháp lại suy đồi, thì nên cầm đao gậy, chẳng nên giữ giới. Nay và xưa đều là thời hiểm nạn đều cần phải cầm gậy; nay xưa đều thái bình thì nên giữ giới. Giữ hay bỏ đều tùy nghi, chẳng nên chấp một bề.

Kế là, từ câu: “Ca-diếp bạch Phật, v.v…” trở xuống là nói xuất gia hộ pháp; gồm có hai là hỏi và đáp.

Trong phần hỏi lấy việc bỏ lý giữ sự để vặn hỏi.

Trong lời đáp bỏ sự giữ lý, như văn đã ghi.

Từ câu: Này người thiện nam! v.v…” trở xuống là dẫn chứng rộng các văn. Có bốn ý: 1/ Bản duyên hộ pháp; 2/ Từ câu: “Lúc bấy giờ, v.v…” trở xuống là nói về hạng hộ pháp; 3/ Từ câu: “Liền qua đời, v.v…” trở xuống là nói về quả báo của việc hộ pháp; / Từ câu: “Bấy giờ v.v…” trở xuống là kết hợp. Hai văn trước như kinh đã ghi.

Nói về A-súc, kinh Đạo Hạnh dịch là Vô Nộ, kinh Phóng Quang dịch là Diệu Lạc. Vô Nộ và Diệu lạc hai hiệu này chứng minh thành tựu cho nhau. Kinh Tịnh Danh nói là Vô Động. Tiền sinh của vua là Tỳ-kheo thứ nhất, hậu sinh của vua là Tỳ-kheo thứ hai. Lại y cứ theo bốn y thì vua là Sơ y, Tỳ-kheo thứ nhất là y thứ hai. Nói Thanh văn, nhưng chẳng phải Tiểu thừa mà chính là Đại thừa Thanh văn. Ở đây nêu hai hạng người, nhưng định người vào làm chứng, hoặc lấy cả hai làm chứng minh.

Ý thứ tư như văn kinh.

Kế là câu: “Ca-diếp bạch Phật, v.v…” trở xuống là nói về lãnh ngộ.

Ta dùng sự hiểu biết thường hằng để hiểu thân thường của Phật, thì rõ ràng chẳng mất khắc chạm trên đá.

Từ câu: “Vì nhân duyên này, v.v…” trở xuống là phần khuyến tu. Có hai ý: 1/ Nêu chung nhân quả để khuyên bốn chúng. 2/ Khuyên riêng hàng tại gia, cho phép cầm đao gậy. Văn có hai: 1/ Khuyên, chia làm bốn: 1/ Hỏi; 2/ Đáp; 3/ Lãnh thọ; 4/ Thuật. Hỏi, có hai ý: 1/ Hỏi có thầy hay không có thầy; 2/ Hỏi về trì hay phạm giới. Một là hỏi Tỳkheo có người cầm dao gậy hộ trì, là có đức của thầy hay không có đức của thầy.

Theo lời Phật đáp lại có hai: 1/ Chánh đáp; 2/ Kết luận khen ngợi. Trong phần chánh đáp có hai ý: 1/ Đáp có hay không có giới; 2/ Đáp có thầy hay không.

Chánh đáp: Văn thứ nhất lại có hai ý.

Người không có giới luật này theo người hộ pháp mà làm người hộ pháp, thì chẳng phải người không có giới.

Kế là hỏi về việc đã tự giữ giới thì làm sao giáo hóa người.

Phật đáp cho phép người hộ pháp, như văn kinh ghi.

Từ câu: “Người hộ pháp v.v…” trở xuống là lời đáp thứ hai về có thầy hay không, trước nói lược, sau giải thích rộng.

Trong phần nói lược có ba ý: 1/ Trì kinh; 2/ Trì luật; 3/ Phá dẹp kẻ phá giới. Có đủ ba đức này, mới đáng gọi là thầy. Chánh kiến là sự giải ngộ bên trong, giải ngộ kinh luật, gặp duyên hóa đạo phá dẹp kẻ ác gọi là dụng bên ngoài.

Từ: “Này Ca-diếp! Nếu có Tỳ-kheo, v.v…” trở xuống là trả lời rộng ba ý trước, nhưng không theo thứ lớp. Đầu tiên là đáp rộng về phá dẹp. Thứ hai, nêu chung ba chúng nói về thầy trò phá hoại chúng. Thứ ba, là nói về chúng thanh tịnh để phá hoại hai chúng trước.

Từ: “Người giỏi giữ giới, v.v…” trở xuống là nói trì luật thì sẽ phá dẹp được hai chúng trước.

Trong luật có nói sáu thứ năm pháp: 1/ Hàng hữu học, hàng vô học, ở đây là nói về năm pháp thần giải, được lìa y chỉ, có khả năng làm thầy. Trong đó bốn việc so với luật thì hỏi đáp có hơi khác nhau, còn một việc thì khác với luật. Luật gọi là Tụng Mộc-xoa, ở đây gọi là tùy thời giáo hóa. Năm pháp Thần giải là: 1/ Điều phục chúng sinh; 2/ Biết giới khinh; 3/ Biết giới trọng; / Là luật thì chứng biết; 5/ Chẳng phải luật thì không chứng biết. Vì sao? Vì khi điều phục chúng sinh, không được chọn lựa thời tiết, nơi chốn, lại không được một bề điều phục. Khi chưa quán xét căn cơ. Biết giới trọng có thể tự hiểu. Biết giới khinh, tức mười ba hữu dư, chín việc trước vừa phạm là thành tội, không cần can ngăn; bốn tội sau có can ngăn, hai lần can ngăn mà không nghe, thì cũng chưa đủ phương tiện kết tội; đến ba lần can ngăn mà không bỏ mới kết thành chánh tội. Chẳng phải luật nghi thì chẳng chứng, tức biết người kia phạm luật, nên chẳng chứng trí cho; thí như có người nói Phật vào trong hàng phàm phu thọ hưởng năm dục, mà tự quên mình là bậc Thánh. Sau gặp Thiện tri thức nói rằng: “Thầy là bậc Thánh, sao làm việc này?” “Mới tự biết mình là bậc Thánh. Lại Phật vào địa ngục thay chúng sinh chịu khổ, thật có bị sự đau khổ do cắt thịt chẻ xương, v.v… Những lời như thế, thầy chẳng nên chứng biết cho. Vì bậc Thánh đâu có như thế? Lại nói: “Di-lặc ứng hóa đến năm trăm thân, ta là một trong các thân đó”, những lời này đều chẳng nên chứng biết. Khéo biết một chữ, tức là chữ Luật. Phải y cứ theo chữ Luật để giải thích năm tên gọi, như chỉ Quán đã nói, v.v…

Từ câu: “Khéo trì Khế kinh, v.v…” trở xuống là nói rộng về trì kinh.

Nói cũng như thế, tức so sánh với luật có năm việc: 1/ Tùy thời giáo hóa; 2/ Biết hữu dư; 3/ Biết vô dư; 4/ Chẳng phải kinh thì chẳng chứng; 5/ Là kinh thì nên chứng.

– Kết luận khen ngợi:

Câu: “Phật pháp vô lượng” là kết luận khen ngợi.

Từ câu: “Bồ-tát Ca-diếp v.v…” trở xuống là phần lãnh ngộ.

Từ câu: “Phật khen ngợi, v.v…” trở xuống là nói lại để chứng minh thành tựu.

Năm pháp của hàng Hữu học là Tín, Giới, Định, Tuệ và Học rộng, từ năm vị dừng tâm cho đến A-na-hàm. Năm pháp của hàng Vô học, tức là năm phần Pháp thân, đồng với quả thứ tư. Năm pháp thần giải như trước đã nói. Năm pháp chứa nuôi đệ tử là: 1/ Đủ mười hạ. Vì đủ mười hạ là bậc Trưởng túc, có khả năng nuôi đệ tử; 2/ Nghiêm trì giới luật, không trái phạm mảy may; hôm nay chẳng phạm thiên thứ nhất thì gọi là chẳng phạm; các thiên sau có thể cho sám hối; 3/ Học rộng: Đại Tiểu thừa, nội ngoại điển đều tinh thông, nếu chẳng đủ Tam tạng, thì phải thông một tạng, nếu không có gì, thì chẳng được nuôi đệ tử. / Có khả năng dứt trừ được các nghi ngờ hối hận cho đệ tử; nếu có đệ tử xả giới hoàn tục, thì nên nói cho nghe về sự khổ đau ép ngặt; 5/ Có khả năng dứt trừ những tà ác của đệ tử; đệ tử đã không có y phục, ẩm thực, thế lực, liền muốn bỏ đạo, thì phải dứt trừ niệm tà ác này cho họ ngay, Hai thứ năm pháp kia thì không nói.