SỐ 221
KINH PHÓNG QUANG BÁT-NHÃ
Hán dịch: Đời Tây Tấn, Tam tạng Vô-la-xoa, người nước Vu Điền
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 9

Phẩm 44: VÔ TÁC

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Thưa Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật là không sự tạo tác.

Phật dạy:

–Không người tạo tác. Này Tu-bồ-đề! Cho đến các pháp không có tác giả.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật phải hành như thế nào?

Phật dạy:

–Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, không hành sắc để hành Bátnhã ba-la-mật; không hành thọ, tưởng, hành, thức để hành Bát-nhã ba-la-mật, trí Nhất thiết không có chỗ hành để hành Bát-nhã ba-lamật.

Đối với năm ấm không nhớ nghĩ có thường hay vô thường để hành Bát-nhã ba-la-mật; cho đến trí Nhất thiết cũng không nhớ nghĩ có thường hay vô thường để hành Bát-nhã ba-la-mật. Đối với năm ấm không khổ, không vui, để hành Bát-nhã ba-la-mật; cho đến trí Nhất thiết cũng không khổ không vui để hành Bát-nhã ba-la-mật. Đối với năm ấm không có ngã vàvô ngã để hành Bát-nhã ba-la-mật; cho đến trí Nhất thiết cũng không có ngã và vô ngã để hành Bát-nhã ba-la-mật. Đối với năm ấm không tịnh cũng không bất tịnh để hành Bát-nhã ba-la-mật; cho đến trí Nhất thiết không tịnh cũng không bất tịnh để hành Bát-nhã ba-la-mật.

Vì sao? Vì năm ấm không thấy có thường hay vô thường, cũng không thấy có khổ, có vui, có ngã, có vô ngã, tốt xấu, cho đến trí Nhất thiết cũng như vậy.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật không đầy đủ năm ấm để hành Bát-nhã ba-la-mật; cho đến trí Nhất thiết không đầy đủ để hành Bát-nhã ba-la-mật. Vì sao? Vì năm ấm không đầy đủ là không phải năm ấm, không thực hành để hành Bát-nhã ba-la-mật; cho đến trí Nhất thiết không hành như vậy để hành Bát-nhã ba-lamật.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Thưa Thế Tôn! Rất đặc biệt, người hành Bồ-tát đạo nói đầy đủ về sự chấp trước của Bồ-tát.

Phật dạy:

–Đúng như vậy! Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác nói đầy đủ về sự chấp trước và không chấp trước của Bồ-tát.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát đối với năm ấm không chấp trước để hành trì Bát-nhã ba-la-mật; đối với lục tình nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý không chấp trước để hành Bát-nhã ba-la-mật; đối với sáu pháp Ba-la-mật, không chấp trước để hành Bát-nhã ba-la-mật; cho đến trí Nhất thiết cũng không chấp trước để hành Bát-nhã ba-lamật.

Này Tu-bồ-đề! Bồ-tát hành như vậy, liền biết chấp trước năm ấm hay không chấp trước, liền biết Tu-đà-hoàn chấp trước hay không chấp trước; biết đạo Thanh văn, Bích-chi-phật chấp trước hay không chấp trước; biết đạo Chánh đẳng giác chấp trước hay không chấp trước.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Thưa Thế Tôn! Pháp này rất kỳ lạ đặc biệt sâu xa như vậy, nói cũng không tăng không giảm, không nói cũng không tăng không giảm.

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Đúng như vậy! Như lời ông đã nói. Này Tu-bồ-đề! Như đối với chư Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác, trọn đời khen ngợi thì như hư không cũng không tăng, hoặc phỉ báng thì như hư không cũng không giảm. Ví như được khen ngợi người huyễn cũng không tăng, hoặc bị hủy nhục người huyễn cũng không giảm; nghe điều lành cũng không vui, nghe điều xấu cũng không giận hờn.

Này Tu-bồ-đề! Pháp của các pháp cũng lại như vậy, nếu nói hoặc không nói cũng không tăng không giảm.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Thưa Thế Tôn! Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, nhớ nghĩ Bátnhã ba-la-mật thật là rất khó.

Bạch Thế Tôn! Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật không lo không sợ. Đối với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không lay động. Vì sao?

Bạch Thế Tôn! Người nhớ nghĩ Bát-nhã ba-la-mật là muốn nhớ nghĩ như hư không: Hư không không có sáu pháp Ba-la-mật; hư không cũng không có năm ấm, cũng không có nội ngoại không và hữu vô không; cũng không có ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, cũng không có mười Lực, cũng không có Vô sở úy, cũng không có mười tám pháp Bất cộng, cũng không có Tu-đà-hoàn đạo, cũng không có Tư-đà-hàm đạo, cũng không có Bích-chi-phật đạo; hư không cũng không có Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Bạch Thế Tôn! Bồ-tát phát thệ nguyện như vậy đáng được mọi người đảnh lễ.

Bạch Thế Tôn! Người vì chúng sinh mà tinh tấn, vì chúng sinh mà nỗ lực, vì chúng sinh mà chiến đấu, vì chúng sinh mà phát thệ nguyện, vì muốn vì không nên tinh tấn, vì muốn vì không nên phát thệ nguyện.

Bạch Thế Tôn! Người vì chúng sinh phát thệ nguyện là vì muốn vượt qua không. Bồ-tát này vì nguyện lớn, vì hư không… Chúng sinh mà phát nguyện ấy. Vì muốn đem hư không đặt lên hư không, các vị Đại Bồ-tát phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là có sức đại tinh tấn.

Bạch Thế Tôn! Bồ-tát vì chúng sinh phát tâm cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là phát thệ nguyện lớn rồi.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát này vì đại dõng mãnh, vì chúng sinh như hư không nên phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì sao?

Bạch Thế Tôn! Giả sử tam thiên đại thiên quốc độ ở trong đó đều là Như Lai. Ví như rừng có mía ngọt, tre, rau, măng, gạo thơm, mè gai, cỏ, cây thuốc, trái; các thứ cây đó đều là Như Lai. Tất cả chư Phật ấy đều thuyết pháp một kiếp, hoặc hơn một kiếp, tất cả Như Lai đều độ chúng sinh vô số kiếp không thể đếm được, nhưng không thể biết cảnh giới chúng sinh có tăng có giảm. Vì sao? Vì chúng là không thật có, là vắng lặng.

Bạch Thế Tôn! Để ba ngàn thế giới ở trên lại, cứ một hạt cát trong sông Hằng ở mười phương quốc độ làm một quốc độ; lúc ấy, tất cả những vật trong cát đó đều là Như Lai giáo hóa chúng sinh không thể lường được, cũng không thể kể hết, vì cảnh giới chúng sinh cũng không tăng không giảm. Vì sao? Vì tất cả chúng sinh đều không vắng lặng, do đó, chúng sinh không gốc không ngọn, cũng không hư không.

Bạch Thế Tôn! Thế nên con nói rằng: Muốn độ chúng sinh là muốn vượt qua không. Có Tỳ-kheo khác suy nghĩ: Nên vì Bát-nhã ba-la-mật làm ra danh tự. Trong Bát-nhã ba-la-mật không có Pháp sinh, cũng không có pháp diệt mà trong đó lại có giới tánh, định tánh, tuệ tánh, giải thoát tánh, kiến giải thoát tuệ tánh mà trong đó hiện ra có Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chiphật, Chánh đẳng giác; có Tam bảo, có chuyển pháp luân.

Khi ấy, Thích Đề-hoàn Nhân nói với Tu-bồ-đề:

–Bồ-tát tu tập Bát-nhã ba-la-mật là tu tập những gì?

Trưởng lão Tu-bồ-đề trả lời Thích Đề-hoàn Nhân:

–Người học Bát-nhã ba-la-mật tu tập pháp không.

Thích Đề-hoàn Nhân bạch Phật:

–Nếu thiện nam, thiện nữ nào thọ trì tu tập Bát-nhã ba-la-mật, đọc tụng ghi nhớ thực hành trong việc ấy thì con sẽ hộ trì.

Bạch Thế Tôn! Ta nên hộ trì như thế nào?

Tu-bồ-đề nói với Thích Đề-hoàn Nhân:

–Này Câu-dực! Ông thấy pháp có thể hộ trì không?

Thích Đề-hoàn Nhân thưa:

–Thưa Tôn giả! Thật không thấy pháp có thể hộ trì!

Tu-bồ-đề nói:

–Này Câu-dực! Thiện nam, thiện nữ nào theo lời dạy trụ nơi pháp Bát-nhã ba-la-mật là đã được hộ trì, không xa lìa lời dạy Bátnhã ba-la-mật thì người hoặc phi nhân không hại họ được. Như lời chỉ giáo trụ nơi pháp Bát-nhã ba-la-mật, nên biết thiện nam, thiện nữ này trọn đời không xa lìa Bát-nhã ba-la-mật. Nếu có người nói ta muốn hộ trì Đại Bồ-tát, nên biết ấy là người muốn hộ trì hư không.

Này Câu-dực! Có thể hộ trì những việc như giấc mộng, sóng nắng, huyễn hóa, ảnh, tiếng vang không?

Thích Đề-hoàn Nhân nói:

–Không thể hộ trì được!

Tu-bồ-đề bảo:

–Này Câu-dực! Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy.

Này Câu-dực! Có thể hộ trì Phật và sự giáo hóa của Phật không?

Thích Đề-hoàn Nhân nói:

–Không thể làm việc hộ trì cho Bồ-tát hành Bát-nhã ba-lamật.

Tu-bồ-đề bảo:

–Này Câu-dực! Có thể hộ trì pháp tánh, chân như, chẳng thể nghĩ bàn; có thể hộ trì pháp ấy không?

Thích Đề-hoàn Nhân thưa:

–Thưa Tôn giả! Không thể hộ trì.

Tu-bồ-đề bảo:

–Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy, không thể hộ trì vị ấy.

Thích Đề-hoàn Nhân hỏi Tu-bồ-đề:

–Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật làm thế nào để biết các pháp như mộng, như huyễn, như sóng nắng, tiếng vang mà không sinh tâm tự cao?

Tu-bồ-đề nói:

–Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật cũng không niệm năm ấm. Đối với năm ấm không sinh tâm tự cao, cho đến trí Nhất thiết cũng không sinh tâm tự cao, cũng không niệm đối với pháp mộng, cho đến pháp huyễn hóa cũng không niệm cũng không sinh tâm tự cao. Do oai thần của Phật làm cho tam thiên đại thiên quốc độ, các trời Tứ Thiên vương cho đến trời Thủ đà hội, đều đem bột thơm, chiên-đàn tung rải lên để cúng dường chư Phật, đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ Phật rồi ngồi một bên.

Bấy giờ, các Tứ Thiên vương, các Thích Đề-hoàn Nhân, các Phạm thiên vương, các trời Thủ đà hội nương oai thần của Phật mà suy nghĩ: “Nay chúng ta nên thỉnh mười phương chư Phật, mỗi phương là một ngàn vị Phật để tuyên thuyết pháp Bát-nhã ba-lamật.”

Các Tứ Thiên vương, Thích, Phạm, chư tôn thiên vừa nghĩ vậy xong, tức thời khắp mười phương, mỗi phương đều có một ngàn vị Phật.

Khi ấy, chư Phật liền hiện ra thuyết pháp Bát-nhã ba-la-mật với các đệ tử đó cũng như Tu-bồ-đề, người hỏi câu hỏi đó đều như Thích Đề-hoàn Nhân và hỏi những câu hỏi như vậy, như được cùng Phật Thích-ca Mâu-ni thuyết Bát-nhã ba-la-mật.

Phật dạy Di-lặc:

–Đại Bồ-tát này cũng sẽ ở chỗ này thành Chánh Đẳng Chánh Giác, đã thành Chánh đẳng Chánh giác rồi sẽ ở chỗ này thuyết Bátnhã ba-la-mật. Chư Phật vị lai trong hiền kiếp sẽ ở chỗ này thành Chánh đẳng Chánh giác, sẽ ở chỗ này thuyết Bát-nhã ba-la-mật.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bồ-tát Di-lặc thành Chánh đẳng Chánh giác thuyết Bát-nhã ba-la-mật với sự việc nào? Với hình tướng nào? Với ý niệm nào?

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Đại Bồ-tát Di-lặc khi thành Phật cũng không nói năm ấm là thường hay vô thường; cũng không nói năm ấm có khổ, có vui, có tịnh hay bất tịnh, có ngã hay vô ngã, tốt xấu; cũng không nói năm ấm có trói có mở; cũng không nói năm ấm có quá khứ, vị lai, hiện tại. Năm ấm thường tịnh nên nói năm ấm là thường tịnh, cho đến trí Nhất thiết thường tịnh nên nói thường tịnh.

Phật dạy:

–Vì năm ấm thanh tịnh, Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Vì sao năm ấm thanh tịnh nên Bát-nhã ba-lamật thanh tịnh?

Phật dạy:

–Năm ấm không sinh cũng không diệt, không chấp trước, không đoạn diệt. Do đó, năm ấm thanh tịnh.

Này Tu-bồ-đề! Hư không tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật tịnh.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Vì sao hư không tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật tịnh?

Phật dạy:

–Như hư không vốn không sinh, không diệt, không chỗ có. Do đó hư không tịnh.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Tại sao hư không không chỗ có, Bát-nhã bala-mật tịnh?

Phật dạy:

–Vì hư không vốn không cần hộ trì, Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh cũng như vậy.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Tại sao như hư không cho nên Bát-nhã ba-lamật tịnh?

Phật dạy:

–Như hư không vốn không có hai, vắng lặng, do vậy nên Bátnhã ba-la-mật này thanh tịnh.

Phật dạy:

–Như hư không không làm, Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Vì sao hư không không làm, Bát-nhã ba-lamật thanh tịnh?

Phật dạy:

–Vì hư không không có hành động nên Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh.

Phật dạy:

–Vì hư không, không có ỷ lại nên Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Vì sao hư không không có ỷ lại nên Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh?

Phật dạy:

–Như hư không không vướng mắc nên Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh.

Này Tu-bồ-đề! Vì các pháp không sinh, không diệt, không chấp trước, không đoạn trừ nên Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Thế Tôn! Vì sao các pháp không sinh không diệt, không chấp trước, không đoạn trừ nên Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh?

Phật dạy:

–Vì các pháp thường tịnh nên Bát-nhã ba-la-mật thanh tịnh.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Thưa Thế Tôn! Nếu thiện nam, thiện nữ nào đọc tụng ghi nhớ thực hành việc ấy thì con sẽ hộ trì những thiện nam, thiện nữ này suốt đời thân không bị bệnh; mắt, tai, mũi cũng không bị bệnh. Tuy thân có già nhưng không bị bệnh nan y, sống tùy theo tuổi thọ. Lúc già yếu thân không đau đớn, tâm ý được yên ổn, không có bệnh khổ, không nói điên cuồng, bình thản cho đến khi chết, thường được chư Thiên ủng hộ, các trời Tứ Thiên vương cho đến trời Thủ đà hội đều theo ủng hộ.

Thiện nam, thiện nữ này là vị Pháp sư, hoặc ngày mười bốn ngày mười lăm trong tháng khi thuyết Bát-nhã ba-la-mật thì khi ấy chư Thiên đều đến dự hội. Thiện nam, thiện nữ này khi thuyết Bátnhã ba-la-mật đã được công đức không thể tính được, không thể suy lường, không thể nghĩ bàn.

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Thiện nam, thiện nữ nào vào ở ngay nơi sáu ngày trai thuyết Bát-nhã ba-la-mật, có chư Thiên đến dự hội, được công đức không thể nghĩ bàn. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật là trân bảo vô cùng quý báu.

Này Tu-bồ-đề! Ở trong trân bảo Bát-nhã ba-la-mật, đoạn trừ trong ba đường ác, làm người nghèo khổ, giúp cho cõi trời, cõi người, làm cho tất cả mọi người được sinh trong nhà trưởng giả, đại Phạm chí; được sinh cõi trời Tứ Thiên vương cho đến cõi trời Đaolợi; bố thí người thuộc đạo Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, Ala-hán, Bích-chi-phật; bố thí cho người hành đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì sao? Vì từ trong Bát-nhã ba-la-mật có nói đầy đủ về mười điều thiện. Đã học trong đó rồi, liền biết dòng Sát-lợi, Trưởng giả, đại Phạm chí, biết có Tứ Thiên vương lên cho đến cõi trời Đao-lợi; liền biết có đạo Tu-đà-hoàn, Thanh văn, Bích-chiphật; liền biết có đạo Chánh đẳng Chánh giác; liền biết có bốn Thiền, bốn Đẳng, bốn Không định, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười Lực và mười tám pháp Bất cộng của Phật; liền biết có trí Nhất thiết. Do đó gọi là Trân bảo độ, gọi là Bát-nhã ba-la-mật. Ở trong Trân bảo độ cũng không sinh không diệt, cũng không chấp trước không đoạn trừ, cũng không lấy không bỏ. Vì sao? Vì cũng không có pháp sinh, pháp diệt, không có chấp trước, không có đoạn trừ, không lấy cũng không bỏ.

Này Tu-bồ-đề! Bát-nhã ba-la-mật không có pháp thiện, không có pháp ác, không có pháp đạo cũng không có pháp tục, cũng không có pháp hữu lậu và vô lậu, cũng không có pháp hữu vi và vô vi.

Thế nên, Tu-bồ-đề! Trân bảo ba-la-mật không ỷ lại. Trân bảo ba-la-mật này không có pháp nào làm ô nhiễm được, không có pháp nào so sánh được. Vì sao? Vì các pháp đối đãi không thể đến gần được, do đó không bị ô nhiễm.

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Nếu có Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật không nên biết như

vậy, không nên suy nghĩ như vậy, không có đắc như vậy, không nên hý luận như vậy là có tu hành Bát-nhã ba-la-mật, là thật nghĩ Bátnhã ba-la-mật, là đảnh lễ chư Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác. Từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, để cung kính phụng sự cúng dường và đảnh lễ chư Phật, giáo hóa chúng sinh làm thanh tịnh cõi Phật.

Này Tu-bồ-đề! Bát-nhã ba-la-mật này không có pháp nào có thể thấy, không có, không thể thấy được, cũng không lấy không bỏ, cũng không sinh không diệt, không chấp trước không đoạn trừ, cũng không tăng không giảm; không quá khứ, vị lai, hiện tại; cũng không làm cho vượt qua cõi Dục giới, cũng không làm cho trụ nơi cõi Dục giới; cũng không làm cho vượt qua cõi Sắc cũng không làm cho trụ lại; không làm cho vượt qua cõi Vô sắc, cũng không làm cho trụ lại; cũng không cho người hành sáu pháp Ba-la-mật, cũng không dạy người xả bỏ; cũng không dạy người hành nội ngoại không, hữu vô không, cũng không cho, không xả bỏ; cũng không cho người ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, cũng không xả bỏ; cũng không cho người mười Lực và mười tám pháp Bất công; cũng không xả bỏ cũng không hành trì Thanh văn, Bích-chi-phật; cho đến trí Nhất thiết cũng không cho cũng không xa bỏ.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bát-nhã ba-la-mật cũng không trì pháp Ala-hán, cũng không xả bỏ pháp phàm nhân, cũng không cho pháp Bích-chi, không xả bỏ A-la-hán, cũng không hành trì pháp Phật mà xả bỏ pháp Bích-chi-phật, cũng không giữ Phật pháp, có giữ, có bỏ.

Này Tu-bồ-đề! Bát-nhã ba-la-mật không giữ pháp vô vi, cũng không xả bỏ pháp hữu vi. Vì sao? Vì pháp tánh trụ như vậy dù có Phật hay không có Phật, pháp tánh là pháp thân cũng không trụ vào quên mất cũng không trụ vào tổn hại.

Khi ấy, chư Thiên ở trên hư không đem dâng các loại hoa sen: xanh, vàng, đỏ, trắng. Các vị đều nói rằng: Ngày nay ở cõi Nam Diêm-phù-đề được thấy chuyển pháp luân. Vì sao? Vì vô số Thiên tử ở trên hư không chứng đắc Vô sinh pháp nhẫn.

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Chuyển pháp luân hoàn toàn không hai cũng không một, nên Bát-nhã ba-la-mật cũng không chuyển vì pháp, cũng không phải không có pháp nên không chuyển, vì hữu vô đều là không.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Những pháp nào là hữu vô đều không? Bát-nhã ba-la-mật có sự chuyển, có sự đạt đến?

Phật dạy:

–Sáu pháp Ba-la-mật không do không của sáu pháp Ba-la-mật không, nội ngoại không do không của nội ngoại không; hữu vô không vì không của hữu vô không; ba mươi bảy phẩm Trợ đạo không vì không của ba mươi bảy phẩm Trợ đạo không; mười Lực không vì không của mười Lực không; mười tám pháp Bất cộng của Phật không vì không của mười tám pháp Bất cộng của Phật không; Thanh văn, Bích-chi-phật là không vì không của Thanh văn; Bích-chi-phật không; trí Nhất thiết không vì không của trí Nhất thiết không.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bát-nhã ba-la-mật nghĩa là không. Đây là đại Bát-nhã ba-lamật của Bồ-tát. Bồ-tát có Bát-nhã ba-la-mật tất cả đều không, chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng giác, cũng không chỗ giác ngộ và chuyển pháp luân, cũng không có pháp để chuyển pháp luân, ngược lại cũng không thấy pháp. Vì sao? Vì nối tiếp nhau là chuyển pháp luân, cũng không có thể chứng đắc, vì các pháp thường không thật có. Vì sao? Vì Không, Vô tướng, Vô nguyện cũng không lưu chuyển và hoàn diệt. Bát-nhã ba-la-mật là thuyết giáo là thi thiết, là phân biệt từng phần, là tuyên bày lưu bố. Bát-nhã ba-la-mật này là giáo lý như vậy, là giáo lý đại thanh tịnh, giáo lý Bát-nhã ba-la-mật, cũng không người nghe, cũng không người thuyết, cũng không người tiếp nhận, cũng không người chứng. Nếu không người thuyết, không tiếp nhận, không chứng thì như vậy là Bát-niết-bàn. Nếu không người Niết-bàn thì ở trong giáo pháp này cũng không có Thế Tôn, phước điền tôn quý.