SỐ 223
KINH MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Hán dịch: Pháp sư Cưu-ma-la-thập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 12

Phẩm 44: KHEN NGỢI CÙNG KHẮP

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Ba-la-mật vô biên là Bát-nhã ba-lamật.

Phật bảo:

–Vì như hư không vô biên.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật bình đẳng là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì các pháp bình đẳng.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật xa lìa là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì rốt ráo rỗng không.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật bất hoại là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì tất cả pháp không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật không bờ kia là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì không danh, không thân.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật không đại chủng là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì thở ra, thở vào không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật không thể nói là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì giác quán không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật vô danh là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì thọ, tưởng, hành, thức không thật có. Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật không đi là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì tất cả pháp không đến.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật không di chuyển là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì tất cả pháp không thể nép phục được.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật tận là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì tất cả pháp rốt ráo cùng tận.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật bất sinh là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì tất cả pháp bất diệt.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật bất diệt là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì tất cả pháp bất sinh.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật vô tác là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì tác giả không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật vô tri là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì người biết không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật bất đáo là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì sinh tử không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật không mất là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì tất cả pháp chẳng mất.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật mộng là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì cho đến những việc thấy trong mộng đều không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật tiếng vang là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì người nghe tiếng không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật hình bóng là Bát-nhã ba-la-mật.

–Vì hình bóng trong gương không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật sóng nắng là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì dòng nước ấy không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật huyễn là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì ảo thuật không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật không nhơ là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì các phiền não không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật không sạch là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì các phiền não luống dối.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật không ô trược là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì nơi chốn không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật bất hý luận là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì tất cả hý luận bị phá hoại.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật bất niệm là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì tất cả niệm bị phá hoại.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật bất động là Bát-nhã ba-la-mật.

–Vì pháp tánh thường trụ.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật không nhiễm là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì biết tất cả pháp vọng giải.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật bất khởi là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì tất cả pháp vô phân biệt.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật tịch diệt là Bát-nhã ba-la-mật.

Đức Phật bảo:

–Vì tất cả pháp tướng không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật vô dục là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì dục không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật vô sân là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì sân nhuế không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật vô si là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì vô minh đen tối dứt diệt.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật vô phiền não là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì phân biệt ức tưởng là luống dối.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật vô chúng sinh là Bát-nhã ba-la-mật. –Vì chúng sinh không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật vô đoạn là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì các pháp chẳng sinh khởi.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật không hai bên là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì không hai bên.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật bất phá là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì tất cả pháp chẳng lìa nhau.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật bất thủ là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì vượt hơn các Thanh văn, Bích-chi-phật.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật bất phân biệt là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì các vọng tưởng không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật vô lượng là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì các pháp hạn lượng không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật hư không là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì tất cả pháp không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật vô thường là Bát-nhã ba-la-mật.

–Vì tất cả pháp phá hoại.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật khổ là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì tất cả pháp là tướng khổ não.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật vô ngã là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì tất cả pháp chẳng chấp.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật không là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì tất cả pháp không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật vô tướng là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì tất cả pháp chẳng sinh.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật nội không là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì nội pháp không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật ngoại không là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì ngoại pháp không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật nội ngoại không là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì nội ngoại pháp không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật không không là Bát-nhã ba-la-mật.

–Vì pháp không không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật đại không là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì tất cả pháp không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật đệ nhất nghĩa không là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì Niết-bàn không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật hữu vi không là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì pháp hữu vi không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật vô vi không là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì pháp vô vi không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật rốt ráo không là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì các pháp rốt ráo không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật vô thỉ không là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì các pháp vô thỉ không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật tán không là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì tán pháp không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật tánh không là Bát-nhã ba-la-mật.

–Vì hữu vi vô vi tánh không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật các pháp không là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì tất cả pháp không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật vô sở đắc không là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật tự tướng không là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì các pháp, tự tướng là xa lìa.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật vô pháp không là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì vô pháp không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật hữu pháp không là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì hữu pháp không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật Vô pháp hữu pháp không là Bát-nhã ba-lamật.

Phật bảo:

–Vì vô pháp hữu pháp đều không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật Niệm xứ là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì thân, thọ, tâm và pháp không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật Chánh cần là Bát-nhã ba-la-mật.

–Vì pháp thiện và pháp bất thiện không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật Như ý túc là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì bốn Như ý túc không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật Căn là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì năm Căn không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật Lực là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì năm Lực không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật Giác là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì bảy Giác phần không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật Đạo là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì tám phần Thánh đạo không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật Vô tác là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì vô tác không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật Không là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì tướng không không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật Vô tướng là Bát-nhã ba-la-mật.

–Vì tướng vắng lặng không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật Bội là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì tám Bội xả không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật Định là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì chín Định thứ đệ không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bố thí ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì xan tham không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật Thi-la là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì phá giới không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật Sằn-đề là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì nhẫn và chẳng nhẫn đều không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật Tỳ-lê-da là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì biếng nhác và tinh tấn đều không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật Thiền-na là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì định và loạn đều không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật Bát-nhã là Bát-nhã ba-la-mật.

–Vì ngu si và trí tuệ đều không thật có.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật mười Lực là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì tất cả pháp chẳng thể khuất phục.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật bốn Vô sở úy là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì Đạo chủng trí chẳng mất.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật Vô ngại trí là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì tất cả pháp vô chướng, vô ngại.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật Phật pháp là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì vượt hơn tất cả pháp.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật Như thật thuyết là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì lời nói đều như thật.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật Tự nhiên là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì tự tại đối với tất cả pháp.

Tu-bồ-đề thưa:

–Ba-la-mật Phật là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Vì biết Nhất thiết chủng trí.