SỐ 190
KINH PHẬT BẢN HẠNH TẬP
Hán dịch: Đời Tùy, Tam tạng Pháp sư Xà-na-quật-đa, người Ấn độ
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.

 

QUYỂN 40-41-42

Phẩm 44: BA ANH EM CADIẾP

Một hôm, Đức Thế Tôn suy nghĩ: “Ta nên giáo hóa một người đã thông suốt trước, làm cho họ hoan hỷ. Nếu người này được hoan hỷ rồi, sau đó Ta tuần tự giáo hóa khắp quần chúng.”

Bấy giờ, trong làng Ưu-lâu-tần-loa có ba vị tiên Phạm chí để búi tóc. Người thứ nhất tên là ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp, là bậc thượng thủ giáo huấn năm trăm đệ tử búi tóc tu học pháp tiên, là bậc hướng dẫn mẫu mực trên hết. Người thứ hai tên là Na-đề Ca-diếp, thống lãnh ba trăm đệ tử búi tóc, là bậc hướng đạo hàng đầu. Người thứ ba là Dà-da Ca-diếp, thống lãnh hai trăm đồ chúng, là người hướng đạo hàng đầu. Tổng cộng đồ chúng theo học ba vị tiên này là một ngàn người.

Bấy giờ Đức Thế Tôn suy nghĩ: “Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp này, danh tiếng ông ta vang khắp cõi nước Ma-kiệt-đà. Tất cả dân chúng trong ngoài nước này đều tôn xưng ông là A-la-hán, vậy Ta phải giáo hóa ưu-lâu-tần-loa trước, khiến ông được hoan hỷ. Nếu ông hoan hỷ rồi sẽ có nhiều người thọ giáo pháp Ta.” Đức Phật lại nghĩ: “Những vị tiên này lấy gì làm trọng? Lại hành pháp gì?.” Ngài liền biết các vị tiên này chỉ lấy việc khổ hạnh làm chính, kế đến lấy việc lãnh chúng làm trọng.

Nghĩ như vậy rồi, Đức Thế Tôn liền ẩn thân Phật, biến thành Tiên nhân tu khổ hạnh, trên đầu để búi tóc, lấy búi tóc làm chiếc mũ. Lại hóa ra năm trăm đồng tử Phạm chí đồ chúng, tất cả đều có hình dung đoan chánh, dễ thương, không ai sánh bằng, được mọi người ưa thích ngắm trông, theo hầu hạ xung quanh. Ngài dùng thần thông bay đến chỗ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp. Đến nơi, Ngài hạ xuống đứng trên đất.

Bấy giờ tất cả chư Tiên thấy các sự biến hóa của Đức Phật, đều vội vàng chạy khắp đó đây. Có người trải tòa ngồi, có người múc nước rửa chân, có người chạy vào am quét dọn chỉnh đốn, có người lấy cỏ trải làm chiếu, có người lấy nước để tắm rửa. Mọi người đều nói:

-Các vị bỗng nhiên từ đâu đến đây, chẳng cho ta biết trước? Các vị sao chẳng sai sứ giả đến nói với ta là sắp đến? Nếu ta biết trước thì đã chuẩn bị đâu đó rồi, do vậy các vị phải đứng chờ một chút để chúng ta sửa soạn cho xong.

Đức Thế Tôn biết tâm niệm của tất cả chư tiên đều hoan hỷ, tất biết Ta rồi, liền thâu nhiếp thần thông, hiện thân như cũ, đứng một mình. Lúc ấy chư Tiên thấy Đức Thế Tôn cạo bỏ râu tóc, thân đắp ca-sa hoại sắc. Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thầm nghĩ: “Đại Sa-môn này có đại thần thông, có đại oai đức nhưng chưa chứng quả A-la- hán như ta.”

Đây là lần thứ nhất Như Lai hiện thần thông đứng ở nơi đây.

Bấy giờ Ưu-lâu-tần-loa bạch Phật:

-Lành thay! Thưa Đại Sa-môn, Ngài từ phương xa nào đến đây? Nếu ngày nay Nhân giả thích ở chỗ chúng tôi, tùy theo nhu cầu của Tôn giả, tôi sẽ cung cấp. Lại như ý Nhân giả muốn đi, đứng, nằm, ngồi ở chỗ nào thì đây là thảo am, đây là thảo đường… mặc tình Nhân giả chọn lấy.

Đức Phật nói với Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp như thế này:

-Lành thay! Này Ca-diếp, nếu Nhân giả không từ chối, kính trọng tôi, tôi muốn vào nhà tế thần lửa để ở.

Nói lại chuyện thuở trước, trước kia Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp có một đệ tử, người này mắc bệnh kiết lỵ từ lâu. Do vì bị bệnh nên đi chảy làm ô uế thảo am. Tất cả các đệ tử khác thấy ô uế làm bất tịnh thảo am nên tức giân đuổi đi ra ngoài. Lúc đó, đồng tử bệnh bị đuổi đi, suy nghĩ: “Thảo am này là do tất cả người búi tóc xây dựng. Tại sao thấy ta bệnh hoạn, đi kiết lỵ lại đuổi ta ra bên ngoài? Ta nguyện sau khi xả báo thân này, được thọ thân khác, ta sẽ báo thù sự việc các người này.” Người bệnh nguyện báo thù như vậy rồi, liền sau đó qua đời. Sau khi qua đời, người này liền thọ thân rồng độc lớn, sống trong thảo am này. Nếu có người hay súc sinh lai vãng đến đây đều bị con rồng này sát hại. Vì chuyện này, từ đó về sau thảo am này bỏ trống, không có người ở.

Lúc đó Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp suy nghĩ: “Làm sao đối trị hàng phục rồng độc này? Chỉ có lửa mới có thể khuất phục nó mà thôi.” Nghĩ như vậy rồi liền đem thần lửa tôn trí trong thảo am, thường y như pháp, cúng tế đúng lúc.

Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp liền bạch Phật:

-Lành thay! Thưa Đại Sa-môn, thật sự tôi không từ chối, cũng không tiếc thảo am đó, nhưng vì thảo am có Long vương hết sức oai hùng độc ác hiện ở trong đó. Rồng này có đại thần thông, rất độc ác, có khí độc rất mạnh, chẳng chỉ hại Nhân giả mà cũng hại luôn cả tôi.

Đức Thế Tôn lại một lần nữa nói với Ca-diếp:

-Nếu Nhân giả không từ chối, cũng không quý trọng căn nhà thì xin Nhân giả cho tôi ở trong thảo am ấy.

Ca-diếp đáp:

-Ý tôi không muốn Nhân giả ở trong nhà thờ lửa. Lý do tại sao? Vì hiện nay trong nhà đó có đại độc long oai hùng độc ác. Tôi e nhân giả cùng tôi đều bị độc long làm hại. Thưa Sa-môn Thiện Đại, căn nhà đó từ lâu đến nay thầy trò chúng tôi đều bỏ hoang, không ai dám vào.

Đức Thế Tôn lại nói với Ca-diếp đến lần thứ ba:

-Thưa Nhân giả Ca-diếp, giả sử có nhiều độc long ở đầy trọng nhà này, chúng cũng không làm hại đến một sợi lông của Ta, huống gì chỉ có một con rồng như vậy. Thưa Nhân giả Ca-diếp, Nhân giả đồng ý là được. Tôi tự nhiên sẽ vào trong nhà đó, miễn Nhân giả không từ chối, không quý trọng căn nhà, rồng hoàn toàn không làm hại đến tôi.

Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp vì thấy Đức Phật ân cần nài nỉ đến ba lần nên nói:

-Lành thay! Thưa Đại Sa-môn, tôi không từ chối, cũng không quý trọng căn nhà đó. Tôi trình bày như vậy, nếu Ngài không nghi thì tùy ý Ngài ở trong đó. Hãy luôn luôn đề phòng, đừng để bị tổn hại.

Đức Thế Tôn được Ca-diếp chấp nhận rồi, tay Ngài cầm một bó cỏ, bước vào nhà thờ thần lửa. Vào bên trong rồi, Ngài rải bó cỏ, lấy y Tăng-già-lê gấp làm bốn lớp, đặt trên thảm cỏ. Ngài kiết già, chánh thân đoan tọa trên y Tăng-già-lê, tâm ý không động, xả bỏ tất cả sự khủng bố trong ngoài, toàn thân không run sợ, an nhiên thiền định.

Khi Đức Thế Tôn vào nhà nhằm lúc độc long ra ngoài, đi khắp đó đây để tìm thức ăn. Ăn no trở về, nó bò vào nhà thờ thần lửa. Từ xa trông thấy Như Lai ngồi trong nhà, rồng suy nghĩ: “Ta đang còn sống mà lại có người nào vào trong nhà của ta.” Rồng vốn sẵn tâm độc ác, liền phun chất độc để làm hại Thế Tôn. Khi miệng rồng phun ra khói lửa, ngay lúc đó Như Lai cũng ở trong Tam-muội như vậy nên thân Ngài cũng phun ra khói. Rồng thấy Như Lai phun khói lại càng tức giận nên lại phun lửa mạnh cực nóng. Đức Như Lai cũng nhập vào Hỏa quang tam-muội, thân Ngài tỏa ra ngọn lửa mạnh. Đức Phật và độc long đều phun ra ngọn lửa mạnh. Vì vậy, căn nhà lúc bấy giờ đầy ánh lửa rực rỡ, vì lửa cháy dữ dội nên thấy thảo đường cháy đỏ, giống như đống lửa lớn.

Đức Thế Tôn suy nghĩ: “Ta có thể dùng loại thần thông mà không hại mạng sống của Long vương, chỉ cần đốt da thịt, xương gân khiến đều sạch sẽ.” Liền khi ấy, Thế Tôn dùng đến thần thông này khiến cho mạng căn của Long vương không tổn hại, chỉ khiến thân thể bị đốt sạch. Đức Phật vận dụng thần thông này rồi, Ngài lại từ trên thân phóng các đạo hào quang đủ màu sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, đen. Phóng quang như vậy rồi, chỉ chiếu xuống đất một tầm để soi sáng chỗ Long vương.

Bấy giờ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp đứng cách nhà thờ thần lửa chẳng bao xa, thấy trong nhà lửa cháy dữ dội, liền nói:

-Ôi thôi! Ôi thôi! Đại Sa-môn này nay bị độc long đốt chết. Đáng thương! Đáng tiếc! Vì người không nghe lời chân thật hiền hòa của thầy trò ta.

Trong chúng của Ca-diếp có một đồng tử tên là A-la-đà-kỳ-lê-ca (nhà Tùy dịch là Thấp Thọ Y Bì) thấy hỏa đường như vậy cũng áo não. Ngoài ra, các đồng tử khác cũng đều xướng lên:

-Thật khủng khiếp!

Họ đều cùng nhau than thở. Những vị đó là Ca-tra Mâu-ni (nhà Tùy dịch là Khổ Hạnh Tiên), Da-ma-kỳ-ni (nhà Tùy dịch là Song Hỏa), A-lị-ni-tỳ-xa-da-na (nhà Tùy dịch là Lập Ngôn), Tỳ-la-ba-la (nhà Tùy dịch là Trượng Phu Quang), Xa-ma-la-da-na (nhà Tùy dịch là Tạp Sắc Nhãn), Ba-la-da-na (nhà Tùy dịch là Năng Độ Bỉ Ngạn), Ca-tra-da-na (nhà Tùy dịch là Tương Thọ Hành), Cù-đàm Tánh (nhà Tùy dịch là Ám Ngưu), Mục-kiền-liên Chủng (nhà Tùy dịch là Bạch Phủng), Bà-tư-tra Tánh (nhà Tùy dịch là Hóa Trụ), Phả-la-đọa (nhà Tùy dịch là Trọng Tủng). Những vị này đều la lên:

-Nhanh lên! Nhanh lên! Đại Sa-môn đang bị độc long thiêu đốt, chúng ta nên đến giúp sức dập tắt ngọn lửa.

Các đồng tử nghe tiếng la lên như vậy, có người mang bình nước, có người vội vã vác thang chạy đến. Đến nơi, họ bắt thang lên mái nhà lớn thờ thần lửa, ở trên dội nước xuống để dập tắt ngọn lửa. Vì ngọn lửa đó là do oai thần của Thế Tôn nên càng thêm cháy mạnh. Khi ấy những vị đồng tử này đều rời mái nhà, trở xuống đứng bên nhà thờ thần lửa. Họ nói với nhau:

-Đại Sa-môn xinh đẹp dễ thương mà bị độc long sát hại!

Bấy giờ, trong chúng có đồng tử Thấp-thọ-y-bì buồn rầu nói kệ khóc Thế Tôn:

Ôi thôi đoan chánh đẹp tuyệt vời
Tóc xanh đen mượt, tay mành lưới
Bảy chi đầy đặn, mắt tròn đầy
Bị rồng bao phủ mờ nhật nguyệt

Có một đồng tử khác buồn thương nói kệ than khóc Thế Tôn:

Ôi thổi sinh trong dòng các vua
Hơn người, tối thượng, dòng Cam Giá
Thế gian không ai hơn họ này
Nay bị độc long thiêu đốt thân!

Có đồng tử khác buồn thương nói kệ than khóc Thế Tôn:

Ba hai tướng tốt, thân xinh đẹp
Mình đã giải thoát lại độ người
Điều phục sân hận chẳng động thân
Nay bị lửa dữ độc long đốt

Có một đồng tử khác buồn thương nói kệ than khóc Thế Tôn:

Thân hình đoan chánh rất cân đối
Vua dòng Cam Giá, Ngài hơn hết
Thân như trụ vàng Diêm-phù-đàn
Nay lửa độc long đốt cháy thân!

Có một đồng tử khác buồn thương nói kệ than khóc Thế Tôn:

Chư Tiên nghe danh, tâm hoan hỷ
Bố thí, trì giới tối phước điền
Thân thể yêu kiều thật tốt đẹp
Ôi thôi, nay bị lửa rồng hại.

Lúc ấy cũng có mặt Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp ở đấy, đứng yên cách hỏa đường chẳng bao xa. Lúc đó có một đồng tử đến bạch ưu-lâu-tần-loa:

-Thưa Hòa thượng, ngài xem thử sao bổn mạng của Đại Sa-môn, xem Đại Sa-môn thuộc sao nào? Lại có bị ác tinh khác làm xúc phạm hay không? Sao xúc phạm Đại Sa-môn đó là sao nào?

Bấy giờ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp liền ngước mặt lên trời xem sao, rồi nói với đồng tử:

-Này đồng tử, nay ngươi phải biết, bổn mạng của Đại Sa-môn nhằm vào sao Quỷ, mà sao Quỷ thì không bị các sao khác bức xúc được. Này đồng tử, nghĩa là sao của Đại Sa-môn hết sức chói sáng. Theo chỗ ta thấy tướng mạo sao này, thì biết hiện giờ Đại Sa-môn đang chiến đấu với độc long. Tướng mạo này quyết định Đại Sa-môn chiến thắng, thu phục được độc long, không có nghi ngờ.

Bấy giờ độc long thấy bốn mặt nhà thờ thần lửa cùng một lúc lửa tràn ngập bốc cháy ngùn ngụt, chỉ riêng chỗ ngồi của Như Lai bình yên, không có một ánh lửa. Thấy vậy, độc long lần lần hướng đến chỗ Phật, liền phóng mình chui vào trong bát của Như Lai.

Có kệ nói:

Nếu người trăm ngàn vạn ức năm
Thành tâm cúng tế hỏa thần này
Hạng ấy không sao diệt được sân
Như nay Thế Tôn tối nhẫn nhục.
Tất cả trời, người trong thế gian
Thế Tôn duy nhất Đại Trượng Phu
Ai bị bệnh sân nó ràng buộc
Thế Tôn ban cho thuốc nhẫn nhục.

Phần cuối đêm đã hết, trời vừa hừng sáng, Đức Thế Tôn tay bưng bình bát có chứa độc long, đi đến chỗ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp đang ngồi. Đến nơi, Ngài liền nói với Ca-diếp:

-Thưa Nhân giả Ca-diếp, con độc long này làm các vị sợ không dám vào nhà thờ thần lửa. Con độc long này đã bị oai lực của Ta diệt trừ lửa độc của nó, nên nay Ta mang đến cho các người thấy.

Các vị Phạm chí nói kệ:

Thuở ấy phần đêm vừa qua khỏi
Như Lai đến chỗ ngài Ca-diếp
Tay bưng bình bát chứa độc long
Đặt trước Ca-diếp đại chúng tường.

Lúc ấy ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp suy nghĩ: “Đại độc long này tự nó chui vào trong bình của Sa-môn, hay do thần lực của Sa-môn bảo độc long vào trong đó?.”

Đức Thế Tôn biết tâm niệm của Ca-diếp, liền khi đó chiếc bát ở trên tay Ngài bỗng nhiên chuyển hướng đến chỗ Ưu-lâu-tần-loa Ca-điếp. Lúc ấy độc long chín đầu cất cổ to, muốn bò đến chỗ ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp. Ca-diếp thấy rồng muốn bò đến chỗ mình, tâm sinh sợ hãi, co mình đứng yên, lấy hai tay che mặt.

Đức Thế Tôn nói với ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp:

-Này Nhân giả Ca-diếp, cớ gì mà co mình như vậy? Tâm ông kinh hãi, hoảng hốt như vậy sao?

Ca-diếp trả lời:

-Đúng vậy! Đúng vậy! Thưa Đại đức Sa-môn, tôi thật sự rất sợ.

Đức Phật nói với Ca-diếp:

-Này Nhân giả Ca-diếp, người đừng có sợ.

Rồi Ngài dùng kệ nói với Ca-diếp:
Hôm qua rồng này tôi giáo hóa
Dạy nó không nên khủng bố người
Nếu nay nó muốn hại Nhân giả
Thế gian việc ấy hoàn toàn không.
Giả sử mặt trời rơi xuống đất
Ví dầu quả đất nát thành tro
Tu-di chuyển động, rời chỗ củ
Lời nói chư Phật thật không ngoa.

Bấy giờ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp suy nghĩ: “Vị Sa-môn này có sức đại thần thông, có đại công năng mới có thể dùng ngọn lửa thần lực như vậy để tiêu diệt được ngọn lửa độc ác của độc long.

Việc ấy tuy như vậy nhưng vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”

Lúc đó Đức Thế Tôn bắt độc long thả ngoài biển cả, nơi núi Thiết vi. Khi ấy Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp bạch Phật:

-Thưa Đại đức Sa-môn, hiện nay độc long này sẽ để nó sống ở đâu?

Đức Phật bảo Ca-diếp:

-Này Nhân giả Ca-diếp, con độc long ấy ta đã thả nó nơi núi Thiết vi rồi.

Ca-diếp thấy Đức Phật hiện thần thông như vậy lấy làm hoan hỷ, liền bạch Phật:

-Thưa Đại đức Sa-môn, xin Ngài ở luôn nơi đây, tôi sẵn sàng cúng dường thức ăn.

Đức Thế Tôn im lặng nhận lời mời của Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp.

(Hoặc lại có Sư nói Đức Phật bảo Ưu-lâu-tần-loa Ca-cliếp: “Nếu các nhân giả có thể đến giờ ăn đến báo cho Ta, nếu được vậy Ta sẽ nhận lời mời của Nhân giả. ” Ca-diếp thưa: “Chúng tôi sẽ báo giờ ăn cho Sa-môn”).

Chư Thiên Tịnh cư cõi sắc liền nói kệ:

Do lòng đại từ của Thế Tôn
Có tài hàng phục đại độc long
Ba tiên Ca-diếp thờ thần lửa
Bao sức tinh tấn sẽ tiêu diệt.

Khi Đức Thế Tôn thọ thực ở nhà ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp xong, Ngài tản bộ từ từ đi đến khu rừng Sai-ni-lê-ca (nhà Tùy dịch là Chước Chi Tức Xuất Nhũ Trấp), cách chỗ ở của Ca-diếp chẳng bao xa. Ngài đi kinh hành và nghỉ trong khu rừng này. Vào lúc nửa đêm hôm ấy có bốn vị Đại thiên vương trấn bốn phương giáng xuống trần gian, ánh sáng từ thân Thiên vương chiếu sáng khắp khu rừng. Các Thiên vương bay đến chỗ Đức Phật, đến nơi chắp tay đảnh lễ dưới chân Ngài, rồi lui đứng về một bên, khom lưng cúi đầu hướng về Đức Phật đảnh lễ, giống như khôi lửa lớn phát ra ánh sáng chiếu khắp khu rừng Ni-ca.

Đêm hết, bình minh xuất hiện, Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp liền đi đến chỗ Đức Phật, thưa:

-Bạch Đại đức Sa-môn, giờ ăn sắp đến, thức ăn dọn xong. Và kính thưa Sa-môn, không biết bốn vị đêm hôm qua là ai mà thân sáng rực, vào nửa đêm đi đến chỗ Sa-môn, chiếu sáng cả rừng cây này. Họ chắp tay cúi đầu đứng yên cung kính, giống như khối lửa tỏa ánh sáng chói lọi?

Đức Phật bảo Ca-diếp:

-Này Nhân giả Ca-diếp, bốn vị ấy là bốn vị Thiên vương. Họ đến với Ta vì muốn thưa hỏi giáo pháp. Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thầm nghĩ: “Vị Đại Sa-môn này có oai thần lớn, có oai đức to mới có bốn vị Thiên vương giáng hạ đến bên Ngài học hỏi giáo pháp. Tuy Sa-môn có oai lực như vậy, nhưng chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”

Hôm sau Đức Thế Tôn cũng đi đến chỗ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thọ thực. Sau khi thọ trai xong, Ngài trở vào trong rừng đi kinh hành và an trú trong tịch tĩnh. Nửa đêm hôm đó Đế Thích, vua trời Đao-lợi, đi đến chỗ Đức Phật, thân phóng hào quang tối thượng vi diệu làm sáng cả rừng cây. Đến nơi, vị ấy lễ dưới chân Đức Phật rồi lui về một bên, đứng yên, chắp tay hướng về Thế Tôn, giống như đống lửa lớn phát ra ánh sáng rực rỡ gấp bội phần ánh sáng của thân hình Tứ Thiên vương đêm trước, ánh sáng chói lọi không gì sánh bằng.

Đêm ấy qua rồi, Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp đi đến chỗ Phật, bạch Phật:

-Thưa Đại đức Sa-môn, giờ ăn đã đến, thức ăn đã dọn xong. Và kính thưa Sa-môn, không biết nửa đêm vừa rồi, người tỏa ra ánh sáng hết sức chói lọi, đi đến đảnh lễ Ngài rồi chắp tay đứng về một bên… ánh sáng rực rỡ gấp bội phần ánh sáng trên thân hình Tứ Thiên vương, là người nào vậy?

Đức Phật đáp lời Ca-diếp:

-Này Nhân giả Ca-diếp, đó là Đế Thích, chủ cõi trời Đao-lợi, đi đến chỗ Ta để nghe giáo pháp.

Ca-diếp thầm nghĩ: “Vị Đại Sa-môn này có oai đức lớn, cho đến trời Đế Thích cũng đến nghe pháp. Tuy có oai lực như vậy nhưng vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”

Rồi ngày hôm sau, khi Đức Thế Tôn thọ trai ở chỗ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp xong, Ngài trở lại trong rừng, đi kinh hành và an trú trong đó. Vào nửa đêm hôm đó có trời Dạ-ma, thân phóng hào quang chói lọi, đi đến chỗ Phật, chắp tay đảnh lễ, rồi lui về một bên (nói sơ lược)…. “Đại Sa-môn này có nhiều oai lực, có đại oai thần khiến đến nỗi trời Dạ-ma đến xin nghe pháp. Tuy có oai đức như vậy, nhưng vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”

Hôm sau, khi Đức Thế Tôn thọ trai ở chỗ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp xong, trở lại trong rừng đi kinh hành và an trú trong đó. Nửa đêm hôm ấy có trời Đâu-suất, thân phóng hào quang, đi đến chỗ Đức Phật… (nói sơ lược…) “Đại Sa-môn này có oai lực lớn, có đại oai thần khiến đến nỗi trời Đâu-suất-đà đến xin nghe pháp. Tuy có oai đức như vậy, nhưng vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”

Lại hôm sau, Đức Thế Tôn thọ trai nơi Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp xong, Ngài trở vào trong rừng, đi kinh hành và an trú trong đó. Vào nửa đêm hôm đó có trời Hóa lạc, thân phóng hào quang, đi đến chỗ Phật… (nói sơ lược) “Đại Sa-môn này có đại oai thần, khiến đến nỗi trời Hóa lạc đến nghe pháp. Tuy oai đức như vậy, nhưng vị ấy vẫn chưa chứng A-la-hán.”

Khi Đức Thế Tôn thọ trai ở chỗ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp xong rồi, Ngài trở vào trong rừng đi kinh hành và an trú trong đó. Vào nửa đêm hôm ấy có trời Tha hóa tự tại, thân phóng hào quang đi đến chỗ Đức Phật… (nói sơ lược)… “Đại Sa-môn này có đại oai thần, có đại oai lực, khiến đến nỗi trời Tha hóa tự tại đến xin nghe pháp. Tuy oai đức như vậy, nhưng vị ấy chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”

Hôm sau nữa, khi Đức Thế Tôn thọ trai ở chỗ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp xong, Ngài trở lại vào rừng rừng đi kinh hành và an trú trong đó. Vào nửa đêm, có Đại phạm Thiên vương, chủ thế giới Ta-bà, thân phóng hào quang tỏa khắp khu rừng, đi đến chỗ Phật, chắp tay đảnh lễ rồi lui về một bên, đứng yên lặng hướng về Phật, giống như khôi lửa lớn, phát ra ánh sáng chói lòa, sáng hơn gấp trăm ngàn lần ánh sáng chư Thiên cõi Dục nói ở trước. Không có ánh sáng nào sánh bằng.

Đêm đã đi qua, Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp đi đến chỗ Đức Phật, đến nơi bạch:

-Thưa Đại đức Sa-môn, giờ ăn đã đến, thức ăn đã dọn xong. Và thưa Đại Sa-môn, không biết đêm vừa rồi, người phát ra hào quang chói lọi, sáng cả khu rừng đi đến chỗ Sa-môn chắp tay đảnh lễ, rồi lui đứng về một bên… hơn ánh sáng chư Thiên cõi Dục ở trước, là người nào vậy?

Đức Thế Tôn liền bảo Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp:

-Này Nhân giả Ca-diếp, người đến đó là Đại phạm Thiên vương, chủ thế giới Ta-bà này, đến chỗ Ta muốn nghe giáo pháp.

Ca-diếp thầm nghĩ: “Vị Đại Sa-môn này có đại oai lực, có đại thần lực, khiến đến nỗi Đại phạm Thiên vương, chủ thế giới Ta-bà đến cầu xin nghe pháp. Tuy oai đức như vậy, nhưng vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”

Hôm sau, khi Đức Thế Tôn thọ trai ở chỗ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp xong, Ngài trở vào trong rừng đi kinh hành và nghỉ lại trong đó. Hôm sau, gặp ngày thường niên, Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp và người xứ đó lập pháp tế tự. Thời giờ đã đến, tất cả dân chúng nước Ma-già-đà mang đến đủ thứ ẩm thực thượng vị, như đồ nuốt, đồ nhai, đồ liếm, đồ nhấm… Sáng hôm đó họ đều muốn đến chỗ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp.

Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp trong đêm trước hôm ấy, ở trong phòng một mình, suy nghĩ: “Ngày mai tất cả dân chúng nước Ma- già-đà sắm đầy đủ vô lượng thức ăn uống, tập trung bên ta cầu pháp tế tự, mà Đại Sa-môn Cù-đàm này xuất hiện trước chúng hội, hiển bày các pháp thần thông thù thắng như bấy lâu nay. Nếu vậy thì danh dự và lợi dưỡng của ta đều dồn về người, thì đôi với ta sẽ bị giảm bớt. Cúi xin Đại Sa-môn, Ngài dùng phương tiện sáng mai đừng về đây.”

Lúc ấy Đức Thế Tôn biết tâm niệm của Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp nên sáng ra Ngài đi đến châu Uất-đơn-việt, khất thực xong, Ngài đi đến bờ ao lớn A-nậu-đạt thọ thực. Ăn xong, Ngài ở bên bờ ao này tĩnh lặng nhiếp tâm trong chốc lát rồi trở về khu rừng cũ, đi kinh hành và an trú trong đó.

Qua ngày tiếp theo, Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp sau giờ ăn mới đi đến chỗ Phật, đến nơi liền bạch Phật:

-Thưa Đại đức Sa-môn, giờ ăn đã tới, thức ăn cũng dọn xong, không biết vì cớ gì Sa-môn không đến. Tuy vậy, tôi vẫn không quên, có bao nhiêu thức ăn thượng vị, tôi nay vì Nhân giả vẫn để lại một phần.

Đức Thế Tôn bảo Ca-diếp:

-Này Nhân giả Ca-diếp, đêm hôm qua ông ngồi một mình trong phòng yên tĩnh, có phải ông suy nghĩ thế này chăng: “Ngày mai chỗ ở của ta theo thường niên tổ chức pháp tế tự, tất cả dân chúng nam nữ nước Ma-kiệt-đà đem đủ thứ ẩm thực đến dâng cho ta mà e Đại Tỳ-kheo Cù-đàm này ở trước chúng hội xuất hiện thần thông, hiển bày pháp thượng nhân thì bao nhiêu danh dự, lợi dưỡng của ta đều dồn về Đại Sa-môn này, ta sẽ bị giảm bớt”? Trong tâm ông muốn Ta sáng ngày chớ đến. Này Nhân giả Ca-diếp, Ta ngay lúc ấy biết tâm niệm của ông như vậy nên sáng ngày hôm sau bay đến châu Uất-đơn-việt, khất thực xong, Ta đến bờ ao A-nậu-đạt như pháp mà thọ trai. Tùy thời gian nhiều ít, Ta đi kinh hành nơi đó rồi trở về khu rừng này an nghỉ cho đến giờ này.

Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thầm nghĩ: “Vị Đại Sa-môn này có đại thần lực, có đại oai quyền. Tuy cảm biết và biến hóa như vậy nhưng vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.” (Đoạn này Ni-sa-tắc nói).

Bấy giờ, ở chỗ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp hằng năm có một ngày đại hội gọi là ngày Dực tú. Ngày hội này dân chúng nước Ma-già-đà tụ tập số đến ngàn vạn người. Nhưng ngày hội này cũng có ngày hội chợ để dân chúng tùy ý mua sắm. Lúc ấy Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp suy nghĩ: “Ngày mai nơi đây nếu có Sa-môn đến, tất cả dân chúng đều chiêm ngưỡng người, chẳng vì ta sắm các món trai soạn.” Suy nghĩ như vậy rồi, liền đi đến chỗ Đức Phật bạch:

-Thưa Đại đức Sa-môn, sáng mai chỗ Ngài tu hành trong rừng của tôi sẽ tổ chức đại hội, có trăm ngàn dân chúng tập họp đông đúc, hết sức huyên náo, mà Đại Sa-môn thì thích cảnh vắng vẻ, thường đi kinh hành chỗ thâm u thanh tịnh, nên Sa-môn có thể rời chỗ này đi tìm chỗ vắng lặng mà an trụ. (Đoạn này Tăng-kỳ nói)

Đức Thế Tôn từ khu rừng của Ca-diếp liền dời đến rừng Sai-lê-ca. Đến nơi, tâm Ngài nghĩ đến bốn vua Ca-lâu-la tên là Khả Xúc, bốn Long vương Đề-đầu-lại-tra, bốn rồng thủy thần, Tứ đại Thiên vương, Thiên chủ Đế Thích và tất cả chư Thiên Dục giới; Đại Phạm thiên, chủ thế giới Ta-bà…

Lúc ấy bốn vua Ca-lâu-la Khả Xúc… biết tâm niệm của Đức Phật liền xuất hiện trận cuồng phong, từ chỗ ở của Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp phi hành trên hư không, lập tức đến rừng Sai-lê-ca. Đến nơi, họ đảnh lễ dưới chân Đức Phật, chắp tay đứng lui về một bên, từ xa hướng về Đức Phật mà đảnh lễ.

Bốn Long vương Đề-đầu-lại-tra, bốn vua thủy thần cũng biết ý Đức Phật, kéo mây đổ trận mưa lớn, từ chỗ ở của Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp bay trên hư không, hướng về rừng Sai-lê-ca. Đến nơi, họ đảnh lễ dưới chân Đức Phật, chắp tay lui về một bên, từ xa hướng về Phật cung kính.

Tứ đại Thiên vương ở bốn phương cũng biết ý Phật, hiện hình hết sức đoan chánh, mọi người thích trông ngắm, oai quang hiển hách, tự thân chiếu sáng, đều cỡi bạch tượng từ dưới đất vọt lên, từ chỗ ở của Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp đi đến rừng Sai-lê-ca. Đến nơi, họ đảnh lễ dưới chân Thế Tôn, từ xa cung kính chắp tay hướng về Đức Phật.

Đế Thích, vua trời Đao-lợi, chư Thiên cõi Dục và Đại phạm Thiên vương, chủ thế giới Ta-bà đều biết ý Phật, thân phóng hào quang chiếu sáng cõi đất này, từ chỗ ở của Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp cùng một lúc bay trên hư không, đi đến rừng Sai-lê-ca. Đến nơi, họ đảnh lễ dưới chân Thế Tôn, từ xa cúi đầu cung kính Phặt.

Bấy giờ tất cả dân chúng ở nơi đây thấy những hiện tượng của chư Thiên, Long…, tâm họ sợ sệt, toàn thân dựng chân lông, liền đồng đến hỏi Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp:

-Thưa Đại đức Hòa thượng, những hiện tượng kỳ lạ này là do những vị thần nào biến hóa? Phải chăng là điều tai ương? Hoặc có tật dịch gì chăng? Hoặc có điều khủng bố dữ dội nào chăng? Hoặc báo hiệu xảy ra đại chiến chăng? Hoặc quỷ Ca-tra Phú-đơn-na và quỷ Hắc Ám muốn đến đây chăng?

Lúc ấy Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp nghĩ: “Việc này chắc là do oai lực của Đại Sa-môn thể hiện thần thông biến hóa như vậy”, liền bảo quần chúng:

-Này tất cả mọi người, chớ nên sợ sệt, chớ nên kinh hãi. Đây chẳng phải là tai biến, cũng không phải tật dịch, cũng không phải các quỷ mị đến đấu tranh. Sẽ không có điều gì phải sợ hãi, sẽ hết sức an ổn, không có điều quái lạ xảy ra, cũng không có điều khủng bố và tật bệnh. Này các người, những hiện tượng đó hết sức an ổn, không có các điều khổ. Những hiện tượng đó hết sức tốt đẹp.

Rồi Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thầm nghĩ: “Ta nay cũng nên đi đến chỗ Đại Sa-môn để xem xét việc này, cần phải biết lý do gì xảy ra cắc hiện tượng như vậy.” Ông ta suy nghĩ như vậy rồi liền đi đến chỗ Thế Tôn. Khi sắp gần đến nơi, Đức Như Lai bỗng nhiên hiện sức thần thông biến thành một hòn núi cao lớn chắn ngang trước mặt Ca-diếp. Ông ta muốn qua nhưng không tài nào qua được, nên đến chân núi rồi quay trở về. Qua đến ngày hôm sau Ca-diếp đi đến chỗ Đức Phật, đến nơi ông bạch Phật:

-Thưa Đại đức Sa-môn, tại sao ngày hôm qua xuất hiện những hiện tượng kỳ lạ như vậy? Tôi từ xưa đến nay ở nơi đây chưa từng thây việc này.

Đức Thế Tôn vì Ca-diếp nói rõ việc này Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp nghe việc này cho là điều quá ư đặc biệt, hết sức hy hữu: “Ta nhiều năm ở đây luôn luôn tế tự thần lửa, chưa từng có ngọn gió lốc đến bên ta, huống hồ là các vị thần khác. Nhưng hôm nay Sa-môn Cù-đàm có đại oai đức, tất cả chư Thiên hướng đến bên Người.” Thầm nghĩ như vậy rồi, đối với Đức Phật ông sinh tâm kính tín, sinh tâm hy hữu, liền thỉnh Phật bằng tâm niệm: “Kính xin Đại Sa-môn giờ ăn sáng mai xin Ngài đến chỗ tôi thọ cúng dường thức ăn uống vi diệu. Nếu Phật là Bậc Nhất Thiết Trí, sẽ biết tâm tôi.”

Khi ấy Đức Như Lai biết tâm niệm của Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thầm thỉnh như vậy nên Ngài im lặng nhận tâm thỉnh của Ca-diếp. Ca-diếp về lại chỗ ở của mình. Sáng hôm sau bảo các đồng tử: -Các người hãy đến chỗ Đại Sa-môn xem thử Đại Sa-môn đang đắp y sắp đi khất thực hay an tọa im lặng?

Các đồng tử vâng lời Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp, liền đi đến rừng Sai-lê-ca. Đến nơi, thấy Đức Phật ngồi im lặng tư duy dưới gốc cây trong rừng, thân tỏa hào quang sáng khắp một vùng. Đối với việc ăn tự lấy biết đủ, yên lặng mà ngồi, không đi khất thực.

Các vị đồng tử thấy vậy liền tiến đến gần Đức Phật, đến nơi họ đồng bạch Phật:

-Thưa Đại Sa-môn, Nhân giả ngày nay sao không đi khất thực? Đức Thế Tôn bảo các đồng tử:

-Này các đồng tử, Ta nay có người thỉnh rồi.

Các đồng tử lại hỏi:

-Thưa Đại đức Sa-môn, người thỉnh đó là ai?

Đức Phật đáp:

-Người thỉnh đó là Hòa thượng của các ông.

Các đồng tử hết sức ngạc nhiên, cho việc thật hy hữu, thật hy hữu! Vị Sa-môn này đối với điều chưa nói thành lời mà biết được trong tâm niệm người ta. Mọi người hết sức vui mừng hớn hỡ tràn ngập châu thân, không thể tự chế.

Các đồng tử quay trở về chỗ ở của Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp về đến nơi, họ thưa:

-Bạch Hòa thượng Tôn sư, chúng con biết chắc rằng vị Đại Sa- môn này là Bậc Nhất Thiết Trí. Vì Hòa thượng im lặng dùng tâm niệm thỉnh Ngài, Ngài liền biết ý Hòa thượng nên đã nói với chúng con: “Ta đã nhận tâm thỉnh của Hòa thượng các ông.”

Khi Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp nghe thưa lời như vậy liền trải tòa rộng lớn, trải xong liền phát tâm: “Nếu ngày nay Sa-môn Cù-đàm quả thật là Bậc Nhất Thiết Trí, liền ứng với tâm niệm của tôi, hiện ngay nơi tòa này!”

Lúc ấy Đức Thế Tôn liền biết tâm niệm của Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp, liền khi ấy hiện thân ngồi tại tòa. Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thấy Đức Thế Tôn ngồi đoan trang trên tòa, hết sức hoan hỷ, tự tay mang lấy đủ các đủ các thức ăn thượng vị, nào là đồ cứng, đồ mềm, đồ cắn, đồ nhấm… dâng cúng cho Đức Phật tùy ý thọ dụng. Rồi lại nghĩ: “Thật hy hữu! Thật hy hữu! Đại Sa-môn này có đại oai đức, có đại oai thần mới có thể biết được tâm niệm của ta. Tuy có oai thần như vậy nhưng vị ấy chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”

Đức Thế Tôn thọ thực ở chỗ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp xong, Ngài trở lại trong rừng Sai-lê-ca, đi kinh hành và an trú trong đó.         Thuở ấy, chiếc ca-sa đắp trên mình của Thế Tôn đã rách nát. Ngay lúc ấy có một người thuộc thôn của Bà-la-môn Binh Tướng mạng chung, người nhà đem bỏ nơi rừng tử thi. Bấy giờ Đức Thế Tôn ở trong rừng thấy vậy liền đến nhặt chiếc áo phấn tảo của tử thi. Đức Thế Tôn lấy rồi lại thầm nghĩ: “Ta nên giặt sạch chiếc áo phấn tảo này ở chỗ nào?” Khi ấy vua trời Đao-lợi biết được tâm niệm của Thế Tôn nên Đế Thích ở trước Đức Phật dùng tay đào đất thành một cái ao nước trong sạch. Ao hoàn thành,         Đế Thích lại bạch Phật:

-Hay thay! Bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài dùng nước ao này giặt áo phấn tảo.

Đức Thế Tôn thấy nước trong ao rồi thầm nghĩ: “Nay tuy có nước rồi, không biết giặt áo trên cái gì?” Đế Thích biết ý Đức Phật nên mang một tảng đá lớn từ núi Thiết vi đặt nơi ao trước mặt Đức Phật. Đặt tảng đá rồi, Đế Thích lại bạch Phật:

-Xin Đức Thế Tôn giặt chiếc áo trên tảng đá này.

Đức Thế Tôn lại thầm nghĩ: “Nay tuy có tảng đá rồi, không biết vin vào cái gì để đứng đạp giặt chiếc áo này?.” Lúc bấy giờ bên bờ ao sẵn có một cội cây từ trước, tên là Ca-câu-bà (nhà Tùy dịch là Phong). Lúc ấy nơi cội cây này có một thọ thần biết ý Đức Phật nên đè một cành cây cong sát đất, rồi bạch Phật:

-Cúi xin Đức Thế Tôn vin vào cành cây này để đạp giặt áo phấn tảo.

Đức Phật lại nghĩ: “Ta giặt xong chiếc áo này lại phải phơi trên cái gì?.” Bấy giờ Đế Thích biết ý Đức Phật liền mang một tảng đá hết sức rộng lớn từ núi Thiết vi đến đặt trước mặt Đức Phật. Đặt xong, vị ấy liền bạch Phật:

-Cúi xin Đức Thế Tôn phơi chiếc áo trên tảng đá này. Khi đó Đức Thế Tôn liền đem chiếc áo phấn tảo phơi trên tảng đá. Sáng hôm sau, Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp đi đến chỗ Đức Phật. Đến nơi, bạch Phật:

-Thưa Đại đức Sa-môn! Giờ ăn đã đến. Thức ăn đã dọn xong.

Rồi lại bạch Phật:

-Thưa Đại đức Sa-môn, nơi đây trước kia không có cái ao này, vì cớ gì hôm nay bỗng nhiên có cái ao đầy nước? Nơi đây vốn trước kia không có hai tảng đá, nay lại từ đâu đến? Cây này trước kia không có cành cong xuống, ngày nay vì lý do gì cành rũ xuống như vậy? Không biết nguyên do gì bỗng nhiên có những hiện tượng như vậy?

Ca-diếp thưa hỏi những lời như vậy rồi đứng im lặng. Đức Thế Tôn bảo Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp:         I

-Này Nhân giả Ca-diếp, ở nơi đây Ta được chiếc áo phấn tảo.

Lúc bấy giờ Ta thầm nghĩ: “Lấy nước ở đâu giặt chiếc áo phấn tảo này?”, thì ngay lúc ấy trời Đế Thích biết được ý Ta, người dùng tay đào đất thành cái ao này. Rồi người thưa Ta: “Xin Thế Tôn dùng nước ao này giặt áo phấn tảo (Vì lý do này nên truyền đến ngày nay, gọi là Ao tay Đế Thích đào).

Sau khi có nước ao, Ta lại thầm nghĩ: “Ta sẽ giặt chiếc áo phấn tảo trên cái gì?” Lúc ấy trời Đế Thích biết ý Ta, người mang một tảng đá lớn từ núi Thiết vi đến đặt nơi đây và thưa với Ta: “Cúi xin Thế Tôn giặt chiếc áo trên tảng đá này.” (Vì lý do đó mà ngày nay gọi tảng đá này là Tảng đá phi nhân ném). Lúc bấy giờ Ta lại thầm nghĩ: Tay Ta vin vào cái gì để đạp giặt chiếc áo này?” Lúc ấy có vị thần cây Ca-câu-bà biết được tâm niệm Ta, người dùng tay đè cành cây này cong xuống và thưa với Ta: “Cúi xin Đức Thế Tôn, tay Ngài vin vào cây này, dùng gót chân đạp chiếc áo.” Vì nguyên do này, cành cây từ trên cao cong xuống như vậy.

Có cành để vin rồi, Ta thầm nghĩ: “Nay phơi chiếc áo này trên cái gì?.” Lúc bây giờ Đế Thích biết được ý Ta, người mang một tảng đá rộng lớn từ nơi núi Thiết vi đến đặt trước mặt Ta và thưa: “Cúi xin Đức Thế Tôn, chiếc áo giặt xong đem phơi trên tảng đá này.” (Vì lý do này, ngày nay người ta đặt tên là Tảng đá phi nhân ném).

Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thầm nghĩ: “Vị Đại Sa-môn này có oai lực lớn, có sức thần thông lớn, đến nỗi chúa trời Đế Thích đến cung phụng. Tuy có sự biến hiện như vậy, nhưng vị Sa-môn này chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”

Khi Đức Thế Tôn thọ trai ở chỗ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp xong, Ngài trở về rừng, đi kinh hành và an trú trong đó.

Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp sáng ngày hôm sau đi đến chỗ Đức Phật. Đến nơi, vị ấy thưa:

-Bạch Đại Sa-môn, giờ ăn đã đến, thức ăn đã dọn xong. Đức Thế Tôn bảo Ca-diếp:

-Này Nhân giả Ca-diếp, người về trước, Ta sẽ đi sau.

Khi Đức Thế Tôn bảo Ca-diếp ra về rồi, Ngài liền vận thần thông bay đến núi Tu-di. Lúc ấy nơi núi này có một cây Diêm-phù. (Do nhân duyên cây Diêm-phù này bởi vậy mới có danh từ Diêm-phù- đề). Ngài hái quả cây này rồi trở về trước, ngồi đoan nghiêm trong nhà thờ thần lửa của Ca-diếp, mà sau đó Ca-diếp mới về. Ca-diếp thấy Như Lai đã ngồi san trong nhà thờ thần lửa, hết sức ngạc nhiên, liền bạch Phật:

-Thưa Đại Sa-môn, sau khi tôi ra về, Nhân giả còn ở trong rừng, không biết Nhân giả đi đường nào mà bỗng nhiên về trước tôi,

an tọa trong nhà thờ thần lửa như vậy?

Đức Phật bảo Ca-diếp:

-Này Ca-diếp, sau khi ông ra về, Ta đến núi Tu-di, nơi đó có một cây tên là Diêm-phù, do vậy nên cõi này đặt tên là Diêm-phù-đề. Trên cây này có quả, Ta hái mang về để trong nhà này.

Rồi Đức Phật chỉ cho Ca-diếp thấy quả Diêm-phù hình dáng đẹp đẽ, màu sắc tươi tốt, hương vị thơm tho, ăn thật tuyệt vời. Ông nay có thể lấy quả ngọt này mà ăn thử.

Ca-diếp liền bạch Phật:

-Thưa Đại đức Sa-môn, việc này không nên. Nhân giả phải ăn quả ngọt này, còn tôi không được phép.

Liền lúc ấy Ca-diếp lại nghĩ: “Đại Sa-môn này có đại thần thông, có đại oai đức mới có thể bảo ta về trước rồi sau đó người đi đến núi Tu-di hái quả Diêm-phù, rồi trở về ngồi trong nhà thờ thần lửa trước ta. Tuy việc ấy như vậy nhưng vị ấy chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”

Khi Đức Thế Tôn thọ trai ở chỗ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp xong, Ngài vội trở về trong rừng, đi kinh hành.

Qua ngày hôm sau, khi trời hừng sáng, Ca-diếp đi đến chỗ Đức Phật, bạch:

-Thưa Đại đức Sa-môn, nếu Ngài thấy đúng giờ, cơm nước đã dọn xong.

Đức Thế Tôn bảo Ca-diếp:

-Này Ca-diếp, Nhân giả về trước, Ta sẽ đến sau.

Khi ấy Đức Phật bảo Ca-diếp về trước, sau đó Ngài trở lại núi Tu-di, cách cây Diêm-phù chẳng bao xa có một cội cây tên là Am-bà-la, Ngài hái một quả Am-bà-la rồi trở về trước, ngồi trong nhà thờ thần lửa của Ca-diếp, mà sau đó Ca-diếp mới về. Ca-diếp thấy Thế Tôn an tọa trong nhà thờ thần lửa như vậy, liền bạch Phật:

-Thưa Đại đức Sa-môn, Ngài đi đường nào mà về ngồi trong nhà thờ thần lửa trước tôi?

Đức Phật bảo Ca-diếp:

-Ta bảo người về trước rồi sau đó ta đi đến núi Tu-di hái trái Am-bà-la đem về đây….

…bảo Ca-diếp ăn quả này. Ca-diếp bạch Phật:

-Tôi không dám ăn.

Lúc ấy Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thầm nghĩ thế này: “Vị Đại Sa-môn này có đại thần thông, có đại oai lực… mới có thể bảo ta về trước rồi sau đó người đi đến núi Tu-di hái trái Am-bà-la, về ngồi trong nhà thờ thần lửa của ta. Tuy việc ấy như vậy, nhưng vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”

Khi Đức Thế Tôn thọ trai ở nhà Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp xong, Ngài trở lại trong rừng đi kinh hành.

Qua ngày sau, khi trời hừng sáng, Ca-diếp đi đến chỗ Đức Phật bạch:

-Thưa Đại Sa-môn, nếu Ngài thấy đúng giờ, cơm nước đã dọn xong.

…Cách cây Diêm-phù chẳng bao xa có cây Ha-lê. Ngài hái quả cây này rồi về trước, ngồi trong nhà thờ thần lửa của Ca-diếp…

… “Đại Sa-môn có đại thần thông. Tuy việc ấy như vậy nhưng vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”

Rồi ngày tiếp theo, khi Đức Thế Tôn thọ trai xong trở lại trong rừng đi kinh hành… cách cây Diêm-phù chẳng bao xa có một cây tên là Tỳ-lê-lặc, Ngài hái một quả cây này, rồi về trước, ngồi trong nhà thờ thần lửa… như đã nói ở trước… “Vị Đại Sa-môn này có đại thần thông, bảo ta về trước, sau đó người đi hái quả. Tuy việc ấy như vậy, nhưng vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”

Hôm sau, khi Đức Thế Tôn thọ trai xong, trở vào trong rừng đi kinh hành… cách cây Diêm-phù chẳng bao xa lại có một cây tên là Am-ma-lặc. Ngài hái quả cây này rồi trở về trước, ngồi trong nhà thờ thần lửa… “Vị Sa-môn này có Đại thần thông, bảo ta về trước, sau đó người đi hái quả trở về ngồi trong nhà thờ thần lửa. Tuy việc ấy như vậy nhưng vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”

Qua ngày kế tiếp, khi Đức Thế Tôn thọ trai xong, trở lại trong rừng đi kinh hành.

Qua ngày hôm sau, Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp đi đến chỗ Phật. Đến nơi, bạch Phật:

-Thưa Đại đức Sa-môn, nếu biết đúng giờ, cơm nước đã dọn xong.

Đức Phật bảo Ca-diếp:

-Ông về trước, Ta sẽ về sau.

Khi Đức Thế Tôn bảo Ca-diếp đi rồi, Ngài đi đến châu Cù-da-ni. Đến đây, Ngài xin đầy bát sữa rồi trở về trước, ngồi trong nhà thờ thần lửa. Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thấy vậy, bạch Phật:

-Thưa Đại đức Sa-môn, Ngài đi đường nào về ngồi trong nhà thờ thần lửa trước tôi như vậy?

Đức Phật bảo Ca-diếp:

-Ta bảo người đi rồi, sau đó Ta đi đến châu Cù-da-ni xin được một bát sữa đầy rồi về ngồi ở đây. Này Ca-diếp, sữa này màu sắc vi diệu, hương vị thơm ngon. Nếu ý ông muốn, nên lấy sữa này mà dùng.

Ca-diếp bạch Phật:

-Tôi không dám uống, xin Sa-môn hãy tự dùng.

Lúc ấy Ca-diếp thầm nghĩ: “Vị Đại Sa-môn này có đại oai thần, bảo ta về trước rồi sau đó người đi đến nước Cù-da-ni xin một bát sữa đầy rồi về ngồi trong nhà thờ thần lửa trước ta. Tuy việc ấy như vậy, nhưng vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”

Bấy giờ Đức Thế Tôn thọ trai xong, trở lại trong rừng đi kinh hành.

Ngày hôm sau, Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp đi đến chỗ Đức Phật. Đến nơi, ông bạch:

-Thưa Đại đức Sa-môn, nếu thấy đúng giờ, cơm nước đã dọn xong.

Đức Phật bảo Ca-diếp:

-Nhân giả về trước, Ta sẽ đến sau.

Đức Thế Tôn bảo Ca-diếp đi về trước rồi, Ngài liền lên cung trời Đao-lợi. Đến nơi, Thế Tôn lấy một cành hoa Ba-lê-xà-đa-ca (nhà Tùy dịch là Bỉ Ngạn Sinh). Lấy rồi về đến nhà thờ thần lửa trước. Ca-diếp đến sau, thấy Đức Phật đã an tọa, liền bạch:

-Thưa Đại đức Sa-môn, Ngài đi đường nào về nhà thờ thần lửa trước tôi?

Đức Phật bảo Ca-diếp:

-Ta bảo Nhân giả về trước, rồi sau đó Ta lên cung trời Đao-lợi lấy một cành hoa Ba-lê-xà đem về nơi nhà thờ thần lửa này. Cành hoa Ba-lê-xà-đa-ca này màu sắc tuyệt đẹp, hương khí thơm tho. Nếu ông thích nên lấy hoa này thưởng thức hương khí.

Ca-diếp bạch Phật:

-Thưa Đại Sa-môn, mùi thơm hoa này vi diệu, tinh hảo. Sa-môn tự cất lấy, tôi không được phép ngửi.

Khi ấy, Ca-diếp thầm nghĩ: “Đại Sa-môn này có đại oai lực, có đại thần thông mới có thể bảo ta về trước, rồi sau đó người lên cung trời Đao-lợi lấy một cành hoa Ba-lê-xà-đa-ca rồi trở về ngồi trong nhà thờ thần lửa trước ta. Tuy nhiên, vị ấy vẫn chưa chứng

quá A-la-hán như ta ngày nay.”

Bấy giờ các vị Phạm chí Loa kế ở chỗ Ca-diếp muốn bửa một cây củi mà không được. Nếu dựng thì cây chẳng đứng, nếu để nằm thì cây chẳng thẳng, nếu dùng búa bửa thì bửa chẳng ra. Các Phạm chí Loa kế suy nghĩ: “Đây là do thần thông của Đại Sa-môn, không còn gì phải nghi ngờ. Làm cho bọn ta ngày nay không thể bửa cây cải này, hết sức cực nhọc.”

Đức Thế Tôn bảo tất cả các Phạm chí của Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp:

-Này các đồng tử, nay các người muốn bửa cây củi này phải không?

Ca-diếp bạch Phật:

-Thưa Đại đức Sa-môn, chúng tôi thật sự muốn bửa cây củi này mà không làm sao bửa được.

Khi Đức Thế Tôn hỏi lời như vậy rồi thì liền sau đó các Phạm chí bửa một cách dễ dàng. Lúc ấy Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thầm nghĩ: “Đại Sa-môn này có đại oai lực, có đại thần thông. Tuy vậy nhưng vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”

Hôm sau, khi Đức Thế Tôn thọ trai xong, liền trở về trong rừng đi kinh hành. Lúc ấy các Phạm chí ở chỗ của Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp muốn đốt lửa nhưng không cháy. Các Phạm chí Loa kế suy nghĩ: “Việc này là do thần thông của Đại Sa-môn tạo ra, không còn gì phải nghi ngờ, khiến chúng ta cực nhọc đốt lửa không được.”

Đức Thế Tôn bảo các Phạm chí Loa kế của Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp:

-Các người muốn đốt lửa phải không?

Các đồng tử của Ca-diếp thưa:

-Thưa Đại đức Sa-môn, chúng tôi muốn đốt lửa.

Khi Đức Phật hỏi rồi, lửa liền cháy thành năm trăm đống.

Bấy giờ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thầm nghĩ: “Đại Sa-môn này có đại oai lực, có đại thần thông, có thể khiến vật đốt cháy được làm cho không cháy. Nếu Sa-môn muốn cháy thì bùng cháy. Tuy vậy, vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”

Hôm sau, khi Đức Thế Tôn thọ trai xong, Ngài về lại trong rừng đi kinh hành. Khi các Phạm chí Loa kế muốn tắt lửa mà không tắt được. Các Phạm chí Loa kế đều nghĩ: “Đây là do sức thần thông của Đại Sa-môn, khiến ta tắt lửa không được.”

Lúc ấy Đức Thế Tôn bảo các đồng tử của Ca-diếp:

-Này các đồng tử, có phải các người muốn tắt ngọn lửa này chăng?

Ca-diếp bạch Phật:

-Thưa Đại đức Sa-môn, tôi nay muốn dập tắt ngọn lửa này mà không được.

Khi Đức Phật hỏi lời này rồi, năm trăm ngọn lửa liền dập tắt. Ca-diếp thầm nghĩ: “Đại Sa-môn này có đại oai lực, có đại thần thông. Sức của người muốn lửa tắt thì tắt, muốn lửa cháy thì liền cháy. Tuy việc ấy như vậy nhưng vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”

Ngày kế tiếp, khi Đức Thế Tôn thọ trai xong, Ngài trở về trong rừng, đi kinh hành và an trú trong đó. Thuở ấy vào mùa đông, trời hết sức giá lạnh; khí trời vào nửa đêm hay phần sau đêm lạnh buốt. Các Phạm chí Loa kế xuống sông Ni-liên-thiền cúi tắm trong đó. Lúc ấy Đức Thế Tôn dùng thần lực biến thành năm trăm đông lửa cháy đỏ rực trên bờ sông. Các Phạm chí Loa kế lên sông, lạnh run lập cập, đều đến các đông lửa trên bờ để sưởi ấm. Tâm họ đều nghĩ: “Năm trăm đông lửa này bỗng nhiên xuất hiện là do sức thần thông của Đại Sa-môn biến hóa nên ngọn lửa không khói, để chúng ta từ dưới nước lạnh lên, đến sưởi ấm.”

Lúc ấy Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thầm nghĩ: “Sa-môn này có đại oai lực, có đại thần thông nên mới hóa ra năm trăm lò lửa không khói này để cho năm trăm đệ tử Loa kế từ dưới sông lạnh lên, đến ngồi sưởi ấm. Tuy việc ấy như vậy nhưng vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”

Hôm sau, khi Đức Thế Tôn thọ trai xong, Ngài trở lại trong rừng đi kinh hành và an trú trong đó. Bấy giờ các Phạm chí Loa kế mỗi người cầm bình nước và bình quân trì đi lấy nước nhưng không sao cầm lấy bình được, nên các Phạm chí đều nghĩ: “Việc này là do Đại Sa-môn khiến chúng ta không thể cầm bình nước và bình quân trì được.” Lúc ấy Đức Thế Tôn bảo Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp và năm trăm Phạm chí Loa kế:

-Này Ca-diếp, các ông muốn cầm bình nước và bình quân trì đi lấy nước, phải không?

Ca-diếp bạch:

-Hay thay! Thưa Sa-môn, năm trăm Phạm chí Loa kế muốn cầm bình nước và bình quân trì đi lấy nước.

Đức Phật hỏi như vậy rồi thì năm trăm Phạm chí Loa kế đều cầm bình nước và bình quân trì lấy được nước. Lúc ấy Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thầm nghĩ: “Hy hữu thay! Hy hữu thay! Đại Sa-môn này có đại oai lực, có đại thần thông mới có thể khiến cho năm trăm Phạm chí Loa kế cho lấy nước liền múc được nước, không cho thì không lấy được. Tuy nhiên vị ấy vẫn chưa chứng được quá A-la-hán như ta ngày nay.”

Ngày tiếp theo, khi Đức Thế Tôn thọ trai xong, trở về trong rừng đi kinh hành và an trú trong đó. Bấy giờ Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp theo thường lệ trước khi tế tự thần lửa, lên ngồi trên cây Thất-đa-la, rồi sau đó mới cúng tế, nay muốn leo lên cây Thất-đa-la lại không thể leo lên được. Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thầm nghĩ: “Nhất định việc này là do thần thông của Đại Sa-môn, không còn gì phải nghi ngờ, không cho ta leo lên cây Đa-la tế thần lửa.”

Ca-diếp lại suy nghĩ tiếp: “Đại Sa-môn này có đại oai lực, có đại thần thông mới có thể không cho chúng ta leo lên cây thì chúng ta không thể leo lên được. Tuy nhiên vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”

Hôm sau, Đức Thế Tôn thọ trai xong, Ngài trở lại trong rừng đi kinh hành và an trú trong đó. Khi ấy Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp lên cây Thất-đa-la để tế tự. Lên rồi nhưng ngồi chỗ cũ không được an ổn. Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thầm nghĩ: “Việc này nhất định là do thần thông của Đại Sa-môn, không còn gì phải nghi ngờ, khiến ta ngày nay ngồi không an ổn nơi chỗ cũ trên cây Thất-đa-la.”         Ông ta bạch Thế Tôn:

-Lành thay! Thưa Sa-môn, xin Ngài cho chúng tôi ngồi vào chỗ cũ trên cây Thất-đa-la này để tế thần lửa.

Khi đó Đức Phật nói:

-Được rồi!

Ca-diếp và các Phạm chí liền ngồi an ổn trên cây Thất-đa-la.

Lúc bấy giờ ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thầm nghĩ: “Vị Đại Sa-môn này có đại oai lực, có đại thần thông mới có thể cho ta ở trên cây thì ta mới ở được trên cây, còn không cho thì không được. Tuy vậy vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”

Hôm sau, khi Đức Thế Tôn thọ trai xong, Ngài trở lại trong rừng đi kinh hành và an trú trong đó.

Khi ấy Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp tế thần lửa xong, muốn phủ lấp ngọn lửa nhưng không thể được. Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thầm nghĩ: “Việc này là do thần thông của Sa-môn Cù-đàm khiến chúng ta không phủ lấp được ngọn lửa.” Khi đó Ca-diếp liền bạch Phật:

-Hay thay! Thưa Sa-môn, xin Ngài cho chúng tôi phủ lấp ngọn lửa này.

Nói lời này rồi liền dập tắt được ngọn lửa. Lúc ấy Ca-diếp thầm nghĩ: “Đại Sa-môn này có đại oai lực, có đại thần thông, cho phép thì ta dập tắt được ngọn lửa, còn không cho phép thì không dập tắt được. Tuy nhiên vị ấy chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”

Ngày kế tiếp, khi Đức Thế Tôn thọ trai xong liền trở vào khu rừng cũ đi kinh hành và an tru trong đó. Khi Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp đang tế thần lửa thì các dụng cụ dùng để tế thần di động khắp đó đây, không nằm yên một chỗ. Lúc ấy Ca-diếp thầm nghĩ:         “Việc này nhất định là do Sa-môn Cù-đàm làm ra, khiến những dụng cụ tế thần lửa chạy khắp đó đây, giống như bị người rượt đuổi, không thể ở yên.” Vị ấy liền bạch Phật:

-Lành thay! Thưa Sa-môn, xin Thế Tôn khiến cho những dụng cụ tế thần của chúng tôi đứng yên một chỗ.

Đức Phật bảo Ca-diếp:

-Như ý các ông muốn.

Liền khi ấy các dụng cụ tế thần lửa an trụ một chỗ. Do vì nhân duyên này, Ca-diếp thầm nghĩ: “Đại Sa-môn này có đại oai lực, có đại thần thông nên mới có thể cho phép các đồ tế thần lửa đứng yên thì mới đứng yên, còn không cho thì không đứng yên. Tuy nhiên, vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”

Hôm sau, khi Đức Thế Tôn thọ trai xong, Ngài trở về trong rừng, đi kinh hành và an nghỉ trong đó.

Lúc ấy ở xứ này không phải là mùa mửa mà bỗng nhiên trên hư không nổi đám mây đen khổng lồ, giáng xuống trận mưa dữ dội nhưng chỗ ngồi của Phật không có một giọt nước. Bấy giờ Đức Thế Tôn thầm nghĩ: “Ta nay có thể biến nước mênh mông mà thấy Ta ở trong đó đi kinh hành qua lại nơi đất khô ráo nổi bụi.” Nghĩ như vậy rồi, Đức Phật hiện chỗ khô ráo nổi bụi như đã nói ở trên, Ngài đi kinh hành qua lại trong đó.

Ca-diếp nghĩ: “Nay không nhằm thời tiết mưa, tại sao trong hư không tự nhiên nổi mây giáng xuống trận mưa to như vậy? Có lẽ chỗ ở của Phật cũng bị nước tràn ngập không khác.” Nghĩ như vậy rồi lại bảo các Phạm chí Loa kế dùng thuyền đi khắp mọi nơi, lần đến chỗ Phật, đến nơi họ đứng yên. Ca-diếp thấy bốn bên chỗ Phật đầy nước, chỉ riêng khoảng đất Đức Phật đang đi kinh hành là khô ráo nổi bụi. Thấy vậy Ca-diếp bạch Phật:

-Thưa Đại đức Sa-môn, hiện giờ Ngài ở trong nước tràn ngập phải không?

Đức Phật đáp:

-Ta nay đang đứng nơi đây.

Nói lời này rồi, Ngài liền bay lên hư không rồi hạ xuống đứng trên thuyền của Ca-diếp. Vì nguyên nhân này Ca-diếp thầm nghĩ: “Vị Sa-môn này có đại thần thông, có đại oai lực mới có thể ở trên nước biến ra con đường đi như vậy. Tuy nhiên vị ấy vẫn chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”

Ma-ha Tăng-kỳ nói: “Đức Như Lai vì Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp và các Phạm chí hiện năm trăm phép thần thông mà Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp đối với mỗi lần thị hiện thần thông đều cho rằng: ‘Đại Sa-môn này cố đại oai lực, có đại thần thông. Tuy có khả năng biến hiện như vậy vị ấy hoàn toàn không chứng quả A-la-hán như ta ngày nay.”

Bấy giờ Đức Thế Tôn nghĩ: “Người ngu si này đối với vô lượng lần đều có ý nghĩ: ‘Đại Sa-môn này có đại oai lực, có đại thần thông, Tuy nhiên chưa chứng quả A-la-hán như ta ngày nay’, nên nay Ta vì Ca-diếp và các đệ tử của ông ta khiến họ mở con mắt tuệ, phát sinh tâm xa lìa tà chấp.” Rồi Đức Thế Tôn bảo Ca-diếp:

-Này Ca-diếp, ông nay chẳng phải là A-la-hán, cũng chưa từng đi trên con đường để đến A-la-hán, mà ông thật chưa phải tướng A-la-hán, huống lại là ở trong quả A-la-hán.

Vì lời nói này, lúc ấy Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp sinh tâm hổ thẹn, toàn thân dựng chân lông, đảnh lễ dưới chân Phật mà bạch:

-Hay thay! Bạch Đức Thế Tôn, xin cho con xuất gia và được thọ giới Cụ túc.

Đức Thế Tôn bảo Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp:

-Này Đại Ca-diếp, năm trăm Phạm chí Loa kế sống y chỉ vào ông, thuận theo pháp hạnh của ông, ông có thể cùng họ thảo luận phải trái và báo cho họ biết điều này. Nếu như tâm ý họ hoan hỷ việc xuất gia như vậy thì ông mới xuất gia.

Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp nghe lời Đức Phật chỉ dạy như vậy, liền đi đến chỗ năm trăm vị Phạm chí Loa kế, đến nơi bảo họ:

-Này năm trăm đồng tử Phạm chí, từ xưa đến nay các ông nương theo ta sống ở nơi đây. Hiện giờ nhà thờ thần lửa và các dụng cụ tế tự tùy ý các ông phân chia sử dụng. Còn ta ngày nay hướng về Đại Sa-môn tu phạm hạnh.

Năm trăm đệ tử Phạm chí Loa kế đồng thưa Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp:

-Thưa Hòa thượng, từ khi thầy gặp Sa-môn Cù-đàm cho đến nay chúng con đã nhiều lần tâm muốn hướng về Đại Sa-môn tu phạm hạnh, mà do vì trong tâm còn kính mến Hòa thượng nên chưa bộc lộ thành lời. Nếu nay Hòa thượng muốn hướng về Đại Sa-môn tu phạm hạnh thì chúng con cũng xin theo thầy đồng hướng về Sa-môn, nương vào giáo pháp của Ngài.

Rồi Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp và các đệ tử của ông đồng đi đến chỗ đức Phật, đến nơi đứng lui về một bên. Lúc ấy Đức Phật bảo Ca-diếp và các đệ tử:

-Này các Phạm chí, các ông hãy bỏ chiếc áo nai, bình quân trì, gậy và các tạp vật trên búi tóc cùng các bồn dùng tế lễ thần lửa. Thu dọn tất cả mang đến bờ sông Ni-liên-thiền, vứt xuống nước.

Các Phạm chí bạch Phật:

-Chúng tôi sẽ y theo lời Đại Đức Sa-môn dạy, không dám làm trái.

Liền khi ấy các Phạm chí đem áo da nai cho đến thu dọn cắc đồ vật, đi đến bờ sông, ném tất cả vào nước. Khi các vật ném xuống dòng nước rồi, phát ra đủ thứ tiếng, hoặc “tất tất”… rồi theo dòng sông cuốn đi. Các Phạm chí Loa kế thấy những việc kỳ lạ như vậy trong tâm càng thêm hoan hỷ, đồng đảnh lễ dưới chân Phật mà bạch:

-Cúi xin Đức Thế Tôn cho chúng con được xuất gia và thọ giới Cụ túc.

Đức Thế Tôn bảo các Phạm chí:

-Này các Tỳ-kheo, đến đây, vào trong pháp của Ta tu phạm hạnh, dứt sạch các khổ!

Lúc ấy năm trăm vị Trưởng lão ứng theo lời Phật nói liền thành người xuất gia thọ giới Cụ túc.

Bấy giờ Phạm chí Loa kế Na-đề Ca-diếp đang tu bên bờ sông, nơi hạ lưu sông Ni-liên-thiền, thấy các vật áo da nai và những đồ tế tự thần lửa trôi ven bờ sông. Thấy vậy, tâm rất đổi kinh hãi, bồi hồi lo sợ mà la lên:

-Chao ôi, việc quái lạ! Chỗ ở của anh ta phải chăng bị giặc cướp? Phải chăng đồ chúng bị giặc giết hết? Ta nay phải đến đó quan sát xem thử tai họa kỳ quặc gì mà bỗng nhiên xảy ra như vậy!

Na-đề Ca-diếp nghĩ như vậy liền sai các Phạm chí Loa kế:

-Hãy đi ngược dòng đến đó trước, quan sát lành dữ thế nào, dò xem có điều quái lạ gì? Việc ấy như thế nào, trở về báo lại cho ta biết.

Các đệ tử Phạm chí vâng lệnh liền đi đến nơi quán sát rồi trở về báo cáo:

-Tất cả các vị đều được bình an và đang phụng thờ Cù-đàm.

Sau đó Na-đề Ca-diếp đem ba trăm đệ tử hầu hạ hai bên, đồng đi đến chỗ Trưởng lão Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp. Đến nơi, thấy thầy trò ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp đã cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa. Thấy vậy, trong tâm hết sức bất bình. Đối với người anh, Ca-diếp nói kệ:

Thần lửa anh bỏ chẳng phụng thờ
Pháp tu khổ hạnh cũng bỏ qua
Ngày nay đã bỏ khổ hạnh này
Giống như rắn nọ bị lột da.

Phạm chí Loa kế Na-đề Ca-diếp liền hỏi anh mình là Trưởng lão ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp:

-Pháp này tối thắng sao? Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp đáp:

-Pháp này thật sự tối thắng. Nên tu hạnh này vì hạnh này tối diệu.

Phạm chí Loa kế Na-đề Ca-diếp bảo ba trăm vị Phạm chí Loa kế, đệ tử của mình:

-Này các đồng tử Phạm chí Loa kế, chỗ ở của ta có bao nhiêu suôi ao và tất cả đồ dùng, tự ý các ông phân chia. Ta nay muốn ở bên Đại Sa-môn tu phạm hạnh.

Ba trăm vị đệ tử Phạm chí Loa kế thưa bổn sư Na-đề Ca-diếp: -Bạch Hòa thượng, nếu nay Hòa thượng muốn theo Đại Sa-môn tu phạm hạnh thì chúng con cũng xin theo Hòa thượng cùng đi đến chỗ Đại Sa-môn tu phạm hạnh.

Na-đề Ca-diếp và các đệ tử đồng đi đến chỗ Phật, đến nơi đứng lui về một bên. Đức Phật bảo các Phạm chí:

-Này các Phạm chí, ngày nay có thể đem các áo da nai trên thân các ông, bồn và các dụng cụ tế tự thần lửa có thể ném xuống dòng sông Ni-liên-thiền hay không?

Các Phạm chí liền bạch Phật:

-Chúng con y theo lời chỉ dạy của Sa-môn, không dám làm trái. Rồi các Phạm chí này cũng như các Phạm chí trước, đem tất cả các đồ dùng ném trong dòng nước, phát ra tiếng “tất tất”, theo dòng nước cuốn đi. Lúc ấy các Phạm chí Loa kế thấy việc hy hữu như vậy, lòng càng thêm phấn khởi… Các Trưởng lão Tỳ-kheo này ứng theo lời Phật nói liền thành người xuất gia thọ giới Cụ túc.

Bấy giờ Phạm chí Loa kế Già-da Ca-diếp sống ở hạ lưu sông Ni-liên-thiền, chợt thấy áo da nai, bồn và tất cả dụng cụ tế tự thần lửa cuốn theo dòng sông. Thấy vậy, tâm rất đổi kinh hãi mà la lên:

-Chao ôi, việc quái lạ! Chỗ ở của anh ta có thể đã bị giặc cướp phá hoại chăng? Hay bị giết hại chăng? Ta nay phải đi đến chỗ đó quan sát tai họa như thế nào.

Nói vậy rồi liền bảo một số đệ tử Phạm chí Loa kế ngược dòng đi đến xem trước:

-Các ông nên quán sát có điều quái lạ, việc ấy thế nào, lành dữ ra sao, về đây báo lại cho ta biết.

Các đệ tử vâng lời ra đi, rồi trở về báo cáo giống như ở trước. Sau đó, Phạm chí Loa kế Già-da Ca-diếp đem hai trăm đệ tử của mình hầu hạ hai bên, đồng đi đến chỗ Trưởng lão Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp và Na-đề Ca-diếp. Đến nơi, thấy hai anh mình cạo bỏ râu tóc, thân đắp ca-sa. Thấy vậy, trong tâm rất đổi bất bình, nên vị ấy đôi với hai anh Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp và Na-đề Ca-diếp nói kệ:

Thần lửa từ trước anh không thờ
Pháp tu khổ hạnh cũng bỏ qua
Ngày nay hai anh bỏ pháp ấy
Giống như rắn nọ bị lột da.

Lúc ấy hai Trưởng lão Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp và Na-đề Ca-diếp đều dùng kệ trả lời người em:

Thần lửa từ trước ta không thờ
Pháp tu khổ hạnh cũng bỏ qua
Ngày nay chúng ta bỏ pháp ấy
Thật như rắn nọ bị lột da.

Lúc ấy Phạm chí Loa kế Già-da Ca-diếp lại hỏi ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp và Na-đề Ca-diếp:

-Thưa hai anh, pháp này tối thắng sao?

Hai Trưởng lão Ca-diếp đồng trả lời:

-Pháp này thật tối thắng! Nên tu pháp này. Pháp này tối diệu.

Phạm chí Loa kế Già-da Ca-diếp bảo hai trăm vị đệ tử Phạm chí:

-Này các đồng tử Phạm chí, chỗ ở của ta có bao nhiêu suối ao và tất cả đồ dùng, tự ý các ông phân chia sử dụng. Ta nay muốn ở chỗ Đại Sa-môn tu phạm hạnh.

Hai trăm vị đệ tử Phạm chí Loa kế đồng thưa bổn sư, Phạm chí Loa kế Già-da Ca-diếp:

-Bạch Hòa thượng, nếu nay Hòa thượng muốn theo Đại Sa-môn tu phạm hạnh thì chúng con cũng xin theo Hòa thượng cùng đến chỗ Đại Sa-môn tu phạm hạnh.

Phạm chí Loa kế Già-da Ca-diếp và các đệ tử cùng đi đến chỗ Đức Phật. Đến nơi, đứng lui về một bên mà bạch Phật:

-Thưa Đại Sa-môn, thầy trò chúng tôi ngày nay muốn ở trong giáo pháp của Sa-môn. Đối với tất cả pháp, chúng tôi sẽ y theo đó mà vâng giữ.

Đức Thế Tôn bảo các Phạm chí Loa kế:

-Các ông hãy làm các việc là đem áo da nai, bồn và dụng cụ tế tự thần lửa của tất cả các ông, tất cả thứ đó đều ném xuống dòng sông Ni-liên-thiền.

Các Phạm chí Loa kế đáp:

-Chúng tôi y theo lời chỉ dạy của Sa-môn, không dám làm trái.

Tất cả Phạm chí Loa kế liền đem áo da nai và tất cả dụng cụ tế thần lửa ném xuống sông. Khi các vật như áo da nai, bình quân trì, bình nước rửa… ném xuống sông, cuộn theo dòng nước, chúng phát ra các âm thanh “tất tất”, “xướng hu”. Các Phạm chí thấy việc hy hữu như vậy, trong lòng lại càng thêm phấn khởi mà bạch Phật:

-Lành thay! Bạch Thế Tôn, xin cho chúng con được xuất gia và thọ giới Cụ túc.

Đức Phật liền bảo:

-Này các Tỳ-kheo, đến đây! Vào trong pháp của Ta tu hành phạm hạnh để dứt các khổ.

Ứng với lời nói của Phật, các Trưởng lão ấy liền thành người xuất gia đầy đủ giới Cụ túc.

Trong khoảng thời gian qua, Đức Thế Tôn ở trong thôn của Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp, giờ đây không muốn ở nơi đây nữa, nên Ngài đi dần về thành Già-da. Như Lai đem theo một ngàn đồ chúng Tỳ-kheo lên ở trên núi Tượng đầu, dạy tu tập ba loại thần thông: Thân thần thông, khẩu thần thông và ý thần thông.

Bấy giờ Đức Như Lai muốn thị hiện thân thần thông, nghĩa là: Đối với một thân hiện thành nhiều thân, rồi nhiều thân trở lại thành một thân; ẩn phương trên, hiện phương dưới; ẩn phương dưới, hiện phương trên; ẩn phương Đông, hiện phương Tây; ẩn phương Tây, hiện phương Đông; ẩn phương Nam, hiện phương Bắc; ẩn phương Bắc, hiện phương Nam. Chui qua gộp nũi vách đá không chướng ngại, vào trong đất như vào trong nước, đi trên nước như đi trên đất. Ngồi kiết già dưới đất bay thẳng lên hư không giống như chim bay, thân tỏa khói lửa như đống lửa lđn. Hết tỏa lửa rồi phun ra nước, hết phun nước rồi phun ra lửa. Năng lực mặt trời, mặt trăng như vậy mà Ngài dùng tay va chạm hay nắm lấy, cho đến hành động tự do như Phạm thiên. Đây là thân thần thông biến hóa của Như Lai.

Đức Phật dạy:

-Này các Tỳ-kheo, nay lẽ ra các thầy phải biết phân biệt như thế này, lẽ ra chẳng sinh phân biệt như thế này, lẽ ra phải biết quán sát tư duy như thế này, lẽ ra chẳng nên quán sát tư duy như thế này. Này các Tỳ-kheo, nên làm thế này, chẳng nên làm thế này. Đây là Như Lai hiện khẩu nghiệp thần thông.

Này các thầy Tỳ-kheo, nay các thầy phải biết, Như Lai hiện ý thần thông là: đối với tất cả các pháp đều thiêu đốt. Ta nói là thiêu đốt nghĩa là nhãn căn cũng thiêu đốt, sắc chất cũng thiêu đốt, nhãn thức cũng thiêu đốt. Nhãn căn tiếp xúc sắc trần thiêu đốt. Do nhãn căn tiếp xúc sắc trần, sinh các cảm thọ hoặc vui, hoặc khổ, hoặc chẳng khổ chẳng vui. Những cảm thọ này cũng thiêu đốt. Tại sao đốt chấy như vậy? Tại vì lửa phiền não Dục thiêu đốt, tại vì lửa phiền não Sân thiêu đốt, tại vì lửa phiền não Ngu si thiêu đốt. Ta nói các đau khổ của nhãn căn như vậy.

Cũng vậy, nhĩ căn thiêu đốt, thanh trần thiêu đốt. Nói sơ lược cho đến tỷ căn và hương trần thiêu đốt, thiệt căn và vị trần thiêu đốt, thân căn và xúc trần thiêu đốt, ý căn và phấp trần thiêu đốt. Nguyên nhân ý căn tiếp xúc pháp trần sinh cấc cảm thọ hoặc khổ, hoặc vui, hoặc chẳng khổ chẳng vui… những cảm thọ này cũng thiêu đốt. Tại sao bị thiêu đốt? Tại vì lửa phiền não Dục thiêu đốt, tại vì lửa phiền não Sân hận thiêu đốt, tại vì lửa phiền não Ngu si thiêu đốt. Ta nói sự đau khổ của nhĩ, tỷ, thiệt, thân căn và các trần như vậy.

Lại nữa, có người học rộng, có thể quán sát sâu xa thế này: người này có thể xa lìa nhãn căn, xa lìa nhãn thức, xa lìa tác dụng của nhãn căn. Hoặc nhân nơi nhãn căn tiếp xúc với sắc trần sinh các cảm thọ hoặc khổ, hoặc vui, hoặc chẳng khổ chẳng vui. Trong các cảm thọ đó cũng nên xa lìa. Đây gọi là lìa nhãn căn.

Lại nữa, xa lìa nhĩ căn, xa lìa thanh trần. Nói sơ lược cho đến xa lìa tỷ căn và hương trần, xa lìa thiệt căn và vị trần, xa lìa thân căn và xúc trần, xa lìa ý căn và pháp trần. Hoặc do ý căn tiếp xúc pháp trần sinh ra cảm thọ: hoặc khổ, hoặc vui, hoặc chẳng khổ chẳng vui. Những cảm thọ này cũng phải xa lìa. Đã xa lìa rồi tức không đắm nhiễm. Đã không đắm nhiễm liền được giải thoát. Đã được giải thoát rồi, liền bên trong có trí tuệ thanh tịnh. Tự biết thế này: “Ta nay đã dứt sinh tử, việc làm đã xong, không thọ thân đời sau.” Đây là ý thần thông của Như Lai.

Khi Đức Thế Tôn nói ba loại thần thông để giáo hóa các Tỳ-kheo như vậy, đồ chúng này gồm một ngàn Tỳ-kheo các lậu đều dứt sạch, chứng pháp vô vi, đối với các pháp tâm được giải thoát, mà có kệ:

Khô dòng ái dục, dứt sinh tử
Phạm hạnh đã thành, được tự lợi
Việc làm của mình đã hoàn tất
Lại không thọ lấy thân đời sau.

Lúc bấy giờ một ngàn vị Tỳ-kheo nghe Đức Thế Tôn nói lời như vậy xong, đối các pháp hữu lậu không tạo tác, trong tâm liền được giải thoát hoàn toàn, xả bỏ các pháp Phạm chí, được gọi là Thanh văn Tăng.