SỐ 223
KINH MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Hán dịch: Pháp sư Cưu-ma-la-thập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 11

Phẩm 40: CHIẾU MINH

Bấy giờ, Tuệ mạng Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Đây chính là Bát-nhã ba-la-mật.

Phật bảo:

–Chính là Bát-nhã ba-la-mật!

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật có công năng chiếu sáng tất cả pháp, vì rốt ráo thanh tịnh.

Bạch Đức Thế Tôn! Nên kính lễ Bát-nhã ba-la-mật.

Bạch Đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật chẳng dính mắc ba cõi.

Bạch Đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật xua tan các sự tối tăm, vì tất cả phiền não kiến chấp đều bị dứt trừ.

Bạch Đức Thế Tôn! Trong tất cả pháp trợ đạo thì Bát-nhã bala-mật là tối thượng.

Bạch Đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật là an ổn vì có công năng dứt trừ tất cả lo sợ khổ não.

Bạch Đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật có công năng đem lại ánh sáng, vì trang nghiêm với năm loại mắt.

Bạch Đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật có công năng dắt dẫn

các chúng sinh tránh khỏi rơi vào tà kiến, vì lìa hẳn hai bên.

Bạch Đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật là Nhất thiết chủng trí, vì tất cả phiền não và tập khí đều dứt.

Bạch Đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật là mẹ của các Đại Bồtát, vì có công năng sinh ra các pháp Phật.

Bạch Đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật bất sinh bất diệt, vì tự tướng là rỗng không.

Bạch Đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật xa lìa sinh tử, vì chẳng phải thường, chẳng phải diệt.

Bạch Đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật là chỗ che chở người không ai cứu giúp, vì ban bố cho tất cả châu báu.

Bạch Đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đầy đủ năng lực, vì không gì phá hoại được.

Bạch Đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật có công năng ba lần chuyển mười hai hành pháp luân, vì tất cả các pháp chẳng lưu chuyển, chẳng hoàn diệt.

Bạch Đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật có công năng hiển bày các pháp tánh, vì là vô pháp hữu pháp không.

Bạch Đức Thế Tôn! Phải cúng dường Bát-nhã ba-la-mật thế nào?

Phật dạy:

–Phải cúng dường Bát-nhã ba-la-mật như cúng dường Phật, phải lễ Bát-nhã ba-la-mật như lễ Phật.

Vì sao? Vì Phật chẳng khác Bát-nhã ba-la-mật và Bát-nhã bala-mật chẳng khác Phật. Phật tức là Bát-nhã ba-la-mật và Bát-nhã ba-la-mật tức là Phật.

Trong Bát-nhã ba-la-mật này sinh ra chư Phật, các vị Bồtát, Bích-chi-phật, A-la-hán, A-na-hàm, Tư-đà-hàm, Tu-đà-hoàn. Trong Bát-nhã ba-la-mật này sinh ra mười nghiệp lành, bốn Thiền, bốn Tâm vô lượng, bốn Định vô sắc, năm thần thông, nội không cho đến vô pháp hữu pháp không, bốn Niệm xứ cho đến tám Thánh đạo.

Trong Bát-nhã ba-la-mật này sinh ra mười Lực, mười tám pháp Bất cộng, đại Từ, đại Bi, Nhất thiết chủng trí.

Bấy giờ, trời Đế Thích nghĩ rằng: “Vì sao ngài Xá-lợi-phất hỏi Đức Phật những việc như vậy.” Nghĩ đoạn, Thiên đế bèn hỏi Xá-lợiphất.

Xá-lợi-phất nói:

–Này Kiều-thi-ca! Đại Bồ-tát được Bát-nhã ba-la-mật che chở, do năng lực phương tiện, đối với thiện căn của chư Phật ba đời từ khi bắt đầu phát tâm cho đến bậc Pháp trụ, đều hòa hợp tùy hỷ, tất cả hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì vậy nên tôi thưa hỏi việc ấy.

Này Kiều-thi-ca! Bát-nhã ba-la-mật của Đại Bồ-tát hơn Bố thí ba-la-mật, Trì giới ba-la-mật, Nhẫn nhục ba-la-mật, Tinh tấn ba-lamật, và Thiền định ba-la-mật.

Ví như người mù bẩm sinh, hoặc số trăm, số ngàn, hoặc cả trăm ngàn người, mà không ai dẫn đường thì họ không thể đi vào thành được.

Cũng vậy, năm pháp Ba-la-mật mà lìa Bát-nhã ba-la-mật thì như kẻ mù không người dẫn đường, không thể tiến đạo, không thể được Nhất thiết chủng trí.

Nếu được Bát-nhã ba-la-mật dắt dẫn thì năm pháp Ba-lamật gọi là mắt và được tên gọi Ba-la-mật.

Thiên đế hỏi Xá-lợi-phất:

–Như lời Tôn giả nói là nhờ Bát-nhã ba-la-mật dắt dẫn mà năm pháp Ba-la-mật được tên gọi Ba-la-mật.

Thưa Tôn giả Xá-lợi-phất! Nếu không có Bố thí ba-la-mật giúp sức thì năm pháp Ba-la-mật chẳng được tên gọi Ba-la-mật. Nếu không có Trì giới ba-la-mật, hoặc nếu không có Nhẫn nhục ba-lamật, hoặc không có Tinh tấn ba-la-mật hay Thiền định ba-la-mật giúp sức thì năm pháp Ba-la-mật chẳng được tên gọi Ba-la-mật.

Nếu như thế vì sao chỉ khen ngợi Bát-nhã ba-la-mật? Xá-lợi-phất nói:

–Đúng như lời Kiều-thi-ca nói, nếu không có Bố thí ba-lamật… thì năm pháp Ba-la-mật chẳng được tên gọi Ba-la-mật.

Nhưng vì Đại Bồ-tát an trụ trong Bát-nhã ba-la-mật thì có thể đầy đủ Bố thí ba-la-mật cho đến Thiền định ba-la-mật.

Vì thế nên đối với năm pháp Ba-la-mật thì Bát-nhã ba-lamật là bậc nhất trên hết, là nhiệm mầu vô lượng, không gì sánh bằng.

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Phải phát sinh Bát-nhã ba-la-mật thế nào?

Phật dạy:

–Vì sắc chẳng sinh nên Bát-nhã ba-la-mật sinh. Vì thọ, tưởng, hành, thức chẳng sinh nên Bát-nhã ba-la-mật sinh. Vì Bố thí ba-lamật cho đến Thiền định ba-la-mật chẳng sinh nên Bát-nhã ba-la-mật sinh. Vì nội không cho đến vô pháp hữu pháp không chẳng sinh, vì bốn Niệm xứ cho đến Nhất thiết chủng trí chẳng sinh nên Bát-nhã ba-la-mật sinh.

Vì tất cả các pháp chẳng sinh như vậy nên Bát-nhã ba-lamật sinh.

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là vì sắc chẳng sinh nên Bát-nhã ba-la-mật sinh, cho đến thế nào là vì tất cả pháp chẳng sinh nên Bátnhã ba-la-mật sinh?

Phật bảo:

–Sắc chẳng khởi, chẳng sinh vì chẳng được, chẳng mất. Cho đến tất cả các pháp chẳng khởi, chẳng sinh vì chẳng được, chẳng mất. Do đó, mà Bát-nhã ba-la-mật sinh. Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Sinh Bát-nhã ba-la-mật như vậy hợp với các pháp nào?

Phật nói:

–Không có cùng hợp, cho nên được gọi là Bát-nhã ba-lamật.

Xá-lợi-phất thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Không có cùng hợp với các pháp nào?

Đức Phật nói:

–Chẳng hợp với pháp bất thiện, chẳng hợp với pháp thiện, chẳng hợp với pháp thế gian, chẳng hợp với pháp xuất thế gian, chẳng hợp với pháp hữu lậu, chẳng hợp với pháp vô lậu, chẳng hợp với pháp tội, chẳng hợp với pháp vô tội, chẳng hợp với pháp hữu vi, chẳng hợp với pháp vô vi. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật chẳng vì được các pháp mà sinh, cho nên đối với các pháp không có chỗ hợp.

Thiên đế thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật này chẳng hợp với Nhất thiết trí phải không?

Phật dạy:

–Đúng vậy, này Kiều-thi-ca! Bát-nhã ba-la-mật cũng chẳng hợp và Nhất thiết trí cũng chẳng được. Vì sao? Vì Bátnhã ba-lamật chẳng như danh tự, chẳng như tướng, chẳng như pháp khởi tác hợp.

Thiên đế thưa:

–Hợp thế nào? Phật nói:

–Nếu Đại Bồ-tát chẳng lấy, chẳng thọ, chẳng ở, chẳng mắc, chẳng dứt, hợp như vậy cũng không có chỗ hợp, cũng như vậy Bátnhã ba-la-mật tất cả pháp hợp cũng không có chỗ hợp.

Thiên đế thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Thật chưa từng có. Bát-nhã ba-lamật này vì tất cả pháp chẳng khởi, chẳng sinh, chẳng được, chẳng mất cho nên sinh.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát lúc thực hành Bátnhã ba-la-mật mà nghĩ rằng Bát-nhã ba-la-mật hoặc hợp với tất cả pháp, hoặc chẳng hợp thì vị Bồ-tát này đã bỏ Bátnhã ba-la-mật, đã lìa Bát-nhã ba-la-mật.

Phật nói:

–Này Tu-bồ-đề! Lại có nhân duyên khiến Đại Bồ-tát bỏ và xa lìa Bát-nhã ba-la-mật. Nếu Đại Bồ-tát nghĩ rằng Bátnhã ba-la-mật này không thật có, trống rỗng, chẳng bền chắc thì Đại Bồ-tát này là bỏ và lìa xa Bát-nhã ba-la-mật. Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Tin Bát-nhã ba-la-mật thì chẳng tin pháp nào?

Phật dạy:

–Tin Bát-nhã ba-la-mật thì chẳng tin sắc, chẳng tin thọ, tưởng, hành, thức, chẳng tin nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, chẳng tin sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, chẳng tin nhãn giới cho đến ý thức giới, chẳng tin Bố thí ba-la-mật cho đến Thiền định ba-la-mật, chẳng tin nội không cho đến vô pháp hữu pháp không, chẳng tin bốn Niệm xứ cho đến tám phần Thánh đạo, chẳng tin mười Lực cho đến mười tám pháp Bất cộng, chẳng tin quả Tu-đà-hoàn cho đến đạo Bích-chi-phật, chẳng tin đạo Bồ-tát, chẳng tin Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cho đến Nhất thiết chủng trí. Vì sao? Vì sắc không thật có nên tin Bát-nhã ba-la-mật thì chẳng tin sắc, cho đến vì Nhất thiết chủng trí không thật có nên tin Bát-nhã ba-la-mật thì chẳng tin Nhất thiết chủng trí.

Thế nên, này Tu-bồ-đề! Lúc tin Bát-nhã ba-la-mật thì chẳng tin sắc cho đến Nhất thiết chủng trí.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật này gọi là Đại balamật. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật này chẳng là sắc lớn, chẳng là sắc nhỏ, cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chẳng là lớn, chẳng là nhỏ, chư Phật chẳng là lớn, chẳng là nhỏ.

Vì Bát-nhã ba-la-mật này chẳng là sắc hợp, chẳng là sắc tan, cho đến chư Phật chẳng là hợp, chẳng là tan.

Vì Bát-nhã ba-la-mật này chẳng là sắc vô lượng, chẳng là sắc chẳng phải vô lượng, cho đến chư Phật chẳng là vô lượng, chẳng là sắc chẳng phải vô lượng.

Vì Bát-nhã ba-la-mật này chẳng là sắc rộng, chẳng là sắc hẹp, cho đến chư Phật chẳng là rộng, chẳng là hẹp.

Vì Bát-nhã ba-la-mật này chẳng phải sắc có năng lực, chẳng phải sắc không có năng lực, cho đến chư Phật chẳng phải có năng lực, chẳng phải không có năng lực.

Do nhân duyên trên đây nên Bát-nhã ba-la-mật gọi là Đại bala-mật.

Bạch Đức Thế Tôn! Nếu Bồ-tát mới phát tâm chẳng xa lìa Bátnhã ba-la-mật, chẳng xa lìa Thiền định ba-la-mật cho đến Bố thí bala-mật, nghĩ rằng Bát-nhã ba-la-mật này chẳng phải sắc lớn, chẳng phải sắc nhỏ, chẳng phải sắc hợp, chẳng phải sắc tan, chẳng phải sắc vô lượng, chẳng phải sắc chẳng phải vô lượng, chẳng phải sắc có năng lực, chẳng phải sắc không năng lực, cho đến chư Phật cũng giống như vậy. Bồ-tát biết như vậy thì chẳng hiện hành Bát-nhã bala-mật. Vì sao? Vì chẳng phải tướng Bát-nhã ba-la-mật. Nghĩa là sắc lớn, nhỏ cho đến có năng lực, không năng lực, cho đến chư Phật là lớn, nhỏ, có năng lực, không năng lực.

Bạch Đức Thế Tôn! Vì dụng có sở đắc, Bồ-tát này liền mắc lỗi lớn. Nghĩa là lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật là sắc lớn, nhỏ, cho đến chư Phật là có năng lực, không có năng lực. Vì sao? Vì người có sở đắc thì không có Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Vì sao? Vì chúng sinh chẳng sinh nên Bát-nhã ba-la-mật chẳng sinh, cho đến vì Phật chẳng sinh nên Bát-nhã ba-la-mật chẳng sinh.

Vì tánh chúng sinh không nên tánh Bát-nhã ba-la-mật không, vì tánh sắc là không nên tánh Bát-nhã ba-la-mật là không. Cho đến vì tánh Phật là không nên tánh Bát-nhã bala-mật là không.

Vì chúng sinh chẳng phải pháp nên Bát-nhã ba-la-mật chẳng phải pháp, vì sắc chẳng phải pháp nên Bát-nhã ba-lamật chẳng phải pháp, cho đến vì Phật chẳng phải pháp nên Bát-nhã ba-la-mật chẳng phải pháp.

Vì sắc của chúng sinh cho đến Phật rỗng không nên Bátnhã ba-la-mật rỗng không.

Vì sắc của chúng sinh cho đến Phật lìa nên Bát-nhã ba-lamật ly.

Vì sắc của chúng sinh cho đến Phật là không có nên Bátnhã ba-la-mật không có.

Vì sắc của chúng sinh cho đến Phật chẳng thể suy nghĩ bàn luận nên Bát-nhã ba-la-mật chẳng thể suy nghĩ bàn luận. Vì sắc của chúng sinh cho đến Phật chẳng diệt nên Bátnhã bala-mật chẳng diệt.

Vì sắc của chúng sinh cho đến Phật không thể biết nên Bát-nhã ba-la-mật không thể biết.

Vì năng lực của chúng chẳng thành tựu cho nên năng lực Bátnhã ba-la-mật chẳng thành tựu. Vì sắc lực không thành tựu nên năng lực của Bát-nhã ba-la-mật không thành tựu, cho đến Phật lực không thành tựu, năng lực Bát-nhã ba-la-mật không thành tựu.

Thế nên, bạch Đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật của Đại Bồtát gọi là Đại ba-la-mật.