SỐ 221
KINH PHÓNG QUANG BÁT-NHÃ
Hán dịch: Đời Tây Tấn, Tam tạng Vô-la-xoa, người nước Vu Điền
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 8

Phẩm 39: CÔNG ĐỨC BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

Đức Phật bảo Thích Đề-hoàn Nhân:

–Nếu có thiện nam, thiện nữ giáo hóa cả Diêm-phù-đề, làm cho chúng sinh trong cõi này thực hành mười pháp thiện, này Câudực, ý ông nghĩ sao? Phước đức của họ có nhiều chăng?

Thích Đề-hoàn Nhân bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Rất nhiều.

Phật bảo:

–Này Câu-dực! Không bằng người thiện nam, thiện nữ kia đem quyển kinh Bát-nhã ba-la-mật này truyền trao cho người khác, khiến cho họ thọ trì, đọc tụng, hiểu sự nghĩa trong kinh, thì công đức đó còn nhiều hơn gấp bội. Vì sao? Vì trong kinh Bát-nhã ba-la-mật này giảng rộng về pháp Vô lậu có thể làm cho họ đều học được, người sẽ đến với đạo cũng được học như nhau để đạt được đạo quả.

Người mong cầu La-hán, Bích-chi-phật đạo, đều từ Bát-nhã Ba- la-mật mà đắc. Người sẽ mong cầu cũng được như vậy. Người mong cầu Bồ-tát đạo đều từ trong Bát-nhã ba-la-mật mà đắc. Người sẽ mong cầu cũng từ nơi đây mà đắc. Người thành tựu trí Nhất thiết đều từ trong Bát-nhã ba-la-mật mà đắc. Người sẽ mong cầu trí Nhất thiết cũng từ nơi đây mà đắc.

Này Câu-dực! Những gì là pháp Vô lậu? Đó là ba mươi bảy phẩm, không, ba môn giải thoát và bốn Đế. Nội ngoại không, hữu vô không, mười Lực của Phật và vô lượng pháp Phật. Những pháp này làm cho thiện nam, thiện nữ này đạt thành Vô thượng giác. Người đang mong cầu cũng sẽ thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

 

Này Câu-dực! Giáo hóa chúng sinh cả Diêm-phù-đề đều thực hành mười pháp thiện, không bằng làm cho một người đạt đạo Tuđà-hoàn. Vì sao? Vì tuy giáo hóa các chúng sinh nơi Diêm-phù-đề thực hành mười pháp thiện vẫn chưa thoát khỏi ba đường ác, còn giáo hóa một người đắc quả Tu-đà-hoàn tức đã xa lìa ba đường ác.

Này Câu-dực! Nếu giáo hóa chúng sinh trong cõi Diêm-phù-đề đều thực hành mười pháp thiện, hoàn toàn chứng đắc quả Tu-đàhoàn, không bằng giáo hóa một người đạt quả Bích-chi-phật vì được vô lượng phước đức.

Này Câu-dực! Giáo hóa tất cả chúng sinh nơi Diêm-phù-đề thực hành mười pháp thiện được đắc quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật không bằng giáo hóa một người làm cho họ phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Công đức ấy rất nhiều. Vì sao? Vì giáo hóa cho một người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là tiếp nối dòng Thánh và hạt giống Phật không bị gián đoạn.

Này Câu-dực! Quả vị Tu-đà-hoàn đến Bích-chi-phật và Phật đều sinh ra từ Bồ-tát. Thế nên biết rằng người thiện nam, thiện nữ nào cầm quyển kinh Bát-nhã ba-la-mật truyền trao cho người khác sẽ đạt công đức nhiều vô lượng. Vì sao? Vì các pháp rộng lớn đều bao hàm trong kinh Bát-nhã ba-la-mật. Nhờ đó mới biết các dòng họ lớn của các dòng họ Sát-lợi, Phạm chí, Trưởng giả. Nhờ đó mới biết có Tứ Thiên vương lên đến trời Vô tư tưởng, Vô tư tưởng tuệ. Biết đến ba mươi bảy phẩm, đến trí Nhất thiết. Biết có Tu-đà-hoàn lên đến trí Nhất thiết.

Này Câu-dực! Để sự việc giáo hóa chúng sinh trong cõi Diêmphù-đề lại, dù có khiến cho các chúng sinh trong cả bốn thiên hạ, đến tiểu thiên hạ, trung thiên hạ, cõi nước trong tam thiên đại thiên cho đến chúng sinh trong khắp các cõi nước nhiều như số cát sông Hằng đều giáo hóa cho họ thực hành mười pháp thiện, không bằng những thiện nam, thiện nữ đó thọ trì kinh Bát-nhã ba-la-mật và giáo hóa cho người khác để họ thọ trì, đọc tụng, giải nói. Công đức đó thật nhiều vô lượng.

Này Câu-dực! Thiện nam, thiện nữ nào giáo hóa cho các chúng sinh trong khắp cả Diêm-phù-đề, làm cho họ tu tập nơi bốn Thiền, bốn Đẳng và bốn Không định, đạt năm Thần thông. Người đó đạt phước đức có nhiều không?

Thích Đề-hoàn Nhân bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Rất nhiều.

Đức Phật dạy:

–Vẫn không bằng thiện nam, thiện nữ này thọ trì kinh Bát-nhã ba-la-mật và truyền trao cho người khác, khiến họ cũng thọ trì, đọc tụng, giải nói quyển kinh, đạt phước đức nhiều vô lượng. Vì sao? Này Câu-dực! kinh Bát-nhã ba-la-mật là chỗ giảng nói cực kỳ sâu rộng. Cho nên, này Câu-dực, chúng sinh trong khắp cả Diêm-phùđề, bốn thiên hạ, tiểu thiên quốc độ, trung thiên quốc độ, tam thiên đại thiên quốc độ, cho đến mười phương hằng hà sa quốc độ đều được giáo hóa để đạt bốn Thiền, bốn Đẳng, bốn Không định, đạt năm Thần thông. Người thiện nam, thiện nữ đó đạt được công đức có nhiều chăng?

Thích Đề-hoàn Nhân bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Rất nhiều.

Đức Phật dạy:

–Vẫn không bằng thiện nam, thiện nữ đó thọ trì kinh Bát-nhã ba-la-mật rồi đem truyền trao cho người khác, khiến họ thọ trì, đọc tụng, giải nói nghĩa kinh, người đó được công đức rất nhiều.

Này Câu-dực! Người thọ trì kinh Bát-nhã ba-la-mật không dùng hai việc, cũng chẳng không hai; thực hành Ba-la-mật cũng không dùng hai đạo, cũng chẳng không hai; cũng không dùng hai việc để nhớ nghĩ nội ngoại không và hữu vô không; cũng không dùng hai việc mà thực hành ba mươi bảy phẩm Trợ đạo; cũng không dùng hai việc đạo mà thực hành trí Nhất thiết.

Này Câu-dực! Nếu thiện nam, thiện nữ nào dùng vô số phương tiện, đem Bát-nhã ba-la-mật giáo hóa chúng sinh, khiến cho họ học hỏi, thọ trì, đọc tụng, giải nói nghĩa kinh sâu rộng. Không dùng hai việc để quán Bát-nhã ba-la-mật; không dùng tướng cũng không dùng vô tướng; không hợp cũng không tan; không thích ứng cũng chẳng không thích ứng; không nâng cao không hạ thấp; không thường không đoạn. Cũng không sinh không diệt; không nắm giữ cũng chẳng không nắm giữ; không xứ chẳng phải không xứ; không thật không hư; không dơ không sạch; không tin cũng chẳng không tin; không pháp cũng chẳng phi pháp; không như cũng chẳng phải không như; không chân tế cũng chẳng phải không chân tế.

Như thế, này Câu-dực! Thiện nam, thiện nữ nào thọ trì Bát-nhã ba-la-mật và truyền trao cho người khác, khiến họ đọc tụng, học hỏi từng sự việc, phân tích, giảng nói ý nghĩa, chương cú của kinh rõ ràng từng phần, rồi đem những điều học hỏi này dạy dỗ cho người khác thì công đức thành tựu được còn hơn cả chính mình đọc tụng, bảo vệ thực hành những sự như trên. Nếu người thiện nam, thiện nữ tự học Bát-nhã ba-la-mật rồi đọc tụng, giảng nói, tự thân cúng dường, lại đem giáo hóa người khác cũng đọc tụng, học hỏi để hiểu rõ nghĩa phân biệt, người dó có trí tuệ sáng suốt và đầy đủ. Người thiện nam, thiện nữ đó đạt được công đức nhiều gấp bội, vô lượng, vô biên.

Thích Đề-hoàn Nhân bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Người thiện nam, thiện nữ này nhờ thọ học Bát-nhã ba-la-mật nên được hiểu rõ câu nghĩa trọn vẹn.

Phật bảo:

–Đúng thế, đúng thế! Này Câu-dực! Nếu thiện nam, thiện nữ nào thọ học Bát-nhã ba-la-mật, thọ trì hiểu rõ nghĩa câu một cách trọn vẹn, thọ học như vậy thì thiện nam, thiện nữ ấy đạt được vố số công đức của thiện căn không thể tính hết.

Nếu có người thiện nam, thiện nữ trọn đời cúng dường thực phẩm cho mười phương chư Phật Như Lai, tùy theo sự hoan hỷ của các ngài, người này gieo trồng cội phước có nhiều chăng?

Câu-dực thưa:

–Bạch Thế Tôn! Rất nhiều.

Phật bảo:

–Công đức ấy vẫn không bằng những thiện nam, thiện nữ dùng vô số phương tiện đem kinh Bát-nhã truyền trao cho người khác, khiến họ học tập, thọ trì trọn vẹn trí tuệ, hiểu rõ nghĩa câu trong kinh đạt được công đức, phước nhiều vô lượng. Vì sao? Vì chư Phật thời quá khứ, vị lai và hiện tại vốn hành đạo Bồ-tát đều học từ Bát-nhã ba-la-mật mà thành tựu Chánh đẳng giác. Có những người đang học cũng sẽ thành tựu Chánh đẳng giác.

Này Câu-dực! Thiện nam, thiện nữ nào suốt a-tăng-kỳ kiếp thực hành Bố thí ba-la-mật, không bằng người thiện nam, thiện nữ thọ trì Bát-nhã ba-la-mật và giáo hóa cùng khắp chúng sinh mà không có sự chấp trước.

Này Câu-dực! Bồ-tát thực hành Bố thí ba-la-mật nếu có sự chấp trước sẽ sinh ý niệm: “Ta bố thí cho người kia.” Nói như vậy tức là trụ nơi bố thí và không thành tựu Bố thí ba-la-mật.

Nói: “Tôi giữ giới”, tức có tôi nơi giới, liền trụ nơi giới, như vậy không thành tựu Trì giới ba-la-mật.

Nói: “Tôi nhẫn nhục”, do nghĩ vậy nên cố tâm nhẫn và trụ nơi nhẫn là không thành tựu Nhẫn nhục ba-la-mật.

Nói: “Tôi tinh tấn”, là có chỗ thực hành tinh tấn, liền trụ vào tinh tấn là không thành tựu Tinh tấn ba-la-mật.

Nói: “Tôi hành thiền”, là có chỗ hành thiền và trụ vào thiền nên không thành tựu Thiền định ba-la-mật.

Nói: “Tôi hành trí tuệ”, liền nhưng nghĩ nhớ nơi trí tuệ, trụ vào trí tuệ nên không thành tựu Bát-nhã ba-la-mật.

Này Câu-dực! Thiện nam, thiện nữ nào thực hành như vậy thì không thành tựu sáu pháp Ba-la-mật.

Thích Đề-hoàn Nhân bạch Phật:

–Đại Bồ-tát phải thực hành thế nào để thành tựu sáu pháp Bala-mật?

Phật bảo Thích Đề-hoàn Nhân:

–Bồ-tát bố thí mà không thấy có mình bố thí, cũng không có vật bố thí và không có người nhận bố thí. Đây là thực hành Bố thí ba-la-mật… Cho đến Bát-nhã ba-la-mật cũng không thấy có người thực hành và không có sự đắc. Đây là Bồ-tát thực hành trọn vẹn sáu pháp Ba-la-mật.

Này Câu-dực! Nếu thiện nam, thiện nữ nào thực hành sáu pháp Ba-la-mật và hiểu rõ nghĩa sáu hạnh, hãy nên thực hành sự hiểu biết này. Vì sao? Vì đời tương lai sau sẽ có những thiện nam, thiện nữ phát tâm mong cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Thế nên, hãy vì những hạng người này giải nói đầy đủ về Bát-nhã ba-la-mật.

Thích Đề-hoàn Nhân thưa:

–Bạch Thế Tôn! Vì những người nào để thuyết Bát-nhã ba-lamật.

Phật bảo:

–Nếu có thiện nam, thiện nữ đã được nói Bát-nhã ba-la-mật, được nói rồi nên nói lại.

Thích Đề-hoàn Nhân hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Vì sao thiện nam, thiện nữ được nói Bát-nhã ba-la-mật rồi nên nói lại?

Phật bảo:

–Nếu những thiện nam, thiện nữ mới vào Bát-nhã ba-la-mật nên vì họ mà nói Bát-nhã ba-la-mật, đã nói rồi nên nói lại. Vì người mới học nói sắc là vô thường, hãy nên vì họ mà nói như vậy. Người thực hành như vậy là thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Người nói như vậy là nghi đến năm ấm vô thường.

Những thiện nam, thiện nữ nói về năm ấm vô thường này là muốn cho người mới phát tâm hướng đến thực hành Bát-nhã ba-lamật. Nói mười hai xứ là vô thường, khổ, không để thực hành sáu pháp Ba-la-mật. Nói mười tám giới là vô thường, khổ, không để thực hành sáu pháp Ba-la-mật. Nói năm ấm là vô thường, khổ, không để thực hành sáu pháp Ba-la-mật. Nói bốn Thiền, bốn Đẳng, bốn Không định luận vô thường, khổ, không để thực hành sáu pháp Ba-la-mật. Nói ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng cho đến trí Nhất thiết. Nói vô thường, dạy phi thường, khổ, không. Nói những pháp như vậy, giải thích những pháp như vậy, đó là giáo hóa cho nhưng những người mới phát tâm thực hành Bátnhã ba-la-mật.

Này Câu-dực! Những người mới học, mới phát tâm hãy nên thực hành như vậy.

Này Câu-dực! Nếu thiện nam, thiện nữ nào học đã thâm nhập, khi nói về Bát-nhã ba-la-mật nên nói với người mới học, mới phát tâm rằng: “Ngươi hãy thọ trì nhớ nghĩ sáu pháp Ba-la-mật, thọ trì rồi nên trụ nơi Bồ-tát Địa thứ nhất; từ Địa thứ nhất, thứ hai…, cho đến trụ Địa thứ mười. Nghĩ như vậy nên có tư tưởng đắm nhiễm, có tư tưởng chấp trước và nhớ đến Bát-nhã ba-la-mật.

Này Câu-dực! Đây là người mới phát tâm thực hành Bát-nhã ba-la-mật.

Này Câu-dực! Thiện nam, thiện nữ đó lại dạy rằng: “Ngươi nên nghĩ nhớ đến Bát-nhã ba-la-mật, đã có tâm nghĩ nhớ rồi sẽ vượt qua cả A-la-hán, Bích-chi-phật.” Đây là người mới phát tâm thực hành.

Này Câu-dực! Có người hành đạo Bồ-tát nên nói với người mới học rằng: “Nên thọ trì Bát-nhã ba-la-mật sẽ đạt quả Vô sinh pháp nhẫn. Đắc pháp nhẫn rồi trụ vào thần thông, từ nơi cõi Phật này đến cõi Phật kia cung kính đảnh lễ cúng dường chư Phật Thế Tôn.”

Này Câu-dực! Người đã học hiểu sâu xa nên dạy người mới học mới phát tâm rằng: “Thiện nam, thiện nử, ngươi nên học Bátnhã ba-la-mật và thọ trì nhớ nghĩ. Sau khi nhớ nghĩ ngươi sẽ được công đức pháp lành nhiều vô lượng, không thể tính kể.” Đây là dạy cho người mới phát tâm thực hành.

Này Câu-dực! Người đã học sâu xa rồi nên dạy cho người mới học rằng: “Thiện nam, thiện nữ! Ngươi nên học sự thực hành căn bản thiện, sự thực hành các công đức của chư Phật thời quá khứ, tương lai và hiện tại. nên nhất tâm nhớ nghĩ để đạt Chánh đẳng giác.” Đây là dạy cho người mới phát tâm thực hành.

Thích Đề-hoàn Nhân bạch Phật:

–Kính bạch Thế Tôn! Sau khi đã nói những lời như vậy rồi, nên dạy cho người mới học thế nào?

Đức Phật bảo Thích Đề-hoàn Nhân rằng:

–Người đã học sâu xa nên dạy cho người mới học rằng: “Thiện nam, thiện nữ! Nên thọ trì nghĩ nhớ Bát-nhã ba-la-mật, chớ quán năm ấm vô thường. Vì sao? Vì năm ấm không có sự có. Sự có của năm ấm là không có sự có vậy. Vì không có sự có nên chẳng phải là năm ấm. Trong Bát-nhã ba-la-mật, năm ấm không có thường và vô thường. Trong Bát-nhã ba-la-mật còn không thấy năm ấm huống gì thấy có Thường hay vô thường ư?”

Này Câu-dực! Thiện nam, thiện nữ nói những lời như thế là không dạy cho người mới học sự chấp trước, hãy nên dạy cho người mới học để tâm rằng: “Ngươi nên thọ trì nhớ nghĩ Bát-nhã ba-lamật. Đã nhớ nghĩ Bát-nhã ba-la-mật thì đối với các pháp không có chỗ vượt qua, cũng không có chỗ trụ lại. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-lamật cũng không có pháp có thể vượt qua hay có thể trụ lại. Vì sao? Vì pháp tự nó vốn không. Vì vốn không nên không chỗ có. Không chỗ có là Bát-nhã ba-la-mật. Trong Bát-nhã ba-la-mật không có pháp có thể thích ứng hay không thích ứng, không có pháp sinh cùng pháp không sinh.” Thiện nam, thiện nữ nói những lời như vậy là không dạy cho người mới học có sự chấp trước.

Này Câu-dực! Thiện nam, thiện nữ nào nói ý nghĩa trong Bátnhã ba-la-mật hãy nói như vậy. Thiện nam, thiện nữ nào dạy bảo những lời này, chỗ đạt công đức nhiều như trước đã nói.

Này Câu-dực! Thiện nam, thiện nữ giáo hóa chúng sinh trong Diêm-phù-đề, khiến họ chứng đắc đạo quả Tu-đà-hoàn, phước ấy có nhiều chăng?

Thích Đề-hoàn Nhân thưa:

–Bạch Thế Tôn! Rất nhiều.

Phật bảo:

–Vẫn không bằng những thiện nam, thiện nữ đem Bát-nhã bala-mật truyền trao cho người khác để họ học tập, thọ trì. Vì người giải nói nghĩa kinh, công đức ấy rất nhiều, nhiều vô cùng. Dạy cho thiện nam, thiện nữ về Bát-nhã ba-la-mật tùy theo lời dạy trên mà học tập, gìn giữ và thực hành. Vì sao? Vì các đạo quả Tu-đà-hoàn đều từ Bát-nhã ba-la-mật sinh ra.

Phật bảo:

–Này Câu-dực! Hãy gác việc giáo hóa chúng sinh trong Diêm-phù-đề, khắp bốn châu thiên hạ, tam thiên đại thiên thế giới lại, mà giáo hóa vô số chúng sinh ở các cõi nước phương Đông nhiều như cát sông Hằng đều được đạt đạo Tu-đà-hoàn, phước ấy có nhiều chăng?

Thích Đề-hoàn Nhân thưa:

–Bạch Thế Tôn! Rất nhiều.

Phật bảo:

–Không bằng những thiện nam, thiện nữ đem Bát-nhã ba-lamật truyền trao cho người khác, khiến họ học tập thọ trì đọc tụng giải nói nghĩa kinh. Công đức ấy thật vô lượng, vô biên. Vì sao? Vì đạo quả Tu-đà-hoàn đều từ Bát-nhã ba-la-mật sinh ra.

Này Câu-dực! Nếu tất cả chúng sinh trong tất cả Diêm-phù-đề đều được giáo hóa đắc quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, Ala-hán thì phước ấy có nhiều chăng?

Thích Đề-hoàn Nhân thưa:

–Bạch Thế Tôn! Rất nhiều.

Phật bảo:

–Nhưng không bằng những thiện nam, thiện nữ đem Bát-nhã ba-la-mật truyền trao cho người khác, khiến họ học tập đọc tụng và thực hành, theo như trong kinh dạy giải nói tuệ nghĩa. Công đức ấy thật vô lượng, vô biên. Vì sao? Vì đạo quả Tu-đà-hoàn cho đến A-lahán đều từ trong Bát-nhã ba-la-mật sinh ra.

Này Câu-dực! Gác lại sự giáo hóa chúng sinh trong cõi Diêmphù-đề và cõi nước nơi tam thiên đại thiên thế giới lại mà giáo hóa chúng sinh nhiều như số cát sông Hằng đều được giáo hóa đắc quả Tu-đà-hoàn cho đến A-la-hán, phước ấy có nhiều chăng?

Thích Đề-hoàn Nhân thưa:

–Bạch Thế Tôn! Rất nhiều.

Phật bảo:

–Không bằng những thiện nam, thiện nữ này đem Bát-nhã bala-mật truyền trao cho người khác, khiến cho họ học tập thọ trì đọc tụng và thực hành. Tùy theo những điều trong kinh dạy mà giải nói tuệ nghĩa. Công đức ấy thật vô lượng, vô biên.

Này Câu-dực! Chúng sinh trong khắp cõi Diêm-phù-đề đều được giáo hóa để được Bích-chi-phật đạo, phước ấy có nhiều chăng?

Thích Đề-hoàn Nhân thưa:

–Bạch Thế Tôn! Rất nhiều.

Phật bảo:

–Không bằng những thiện nam, thiện nữ đem Bát-nhã ba-lamật truyền trao cho người khác để họ thọ trì đọc tụng và thực hành. Tùy theo những lời dạy trong kinh mà giải nói tuệ nghĩa. Vì sao? Vì các Bích-chi-phật đều từ Bát-nhã ba-la-mật sinh ra.

Này Câu-dực! Để việc giáo hóa chúng sinh trong khắp cõi Diêm-phù-đề và các cõi nước nơi tam thiên đại thiên thế giới lại, mà giáo hóa chúng sinh nhiều như số cát sông Hằng, khiến cho đạt được Bích-chi-phật đạo, phước ấy có nhiều chăng?

Thích Đề-hoàn Nhân thưa:

–Bạch Thế Tôn! Rất nhiều.

Phật bảo:

–Không bằng những thiện nam, thiện nữ đem Bát-nhã ba-lamật truyền trao cho người khác, khiến cho họ học tập thọ trì đọc tụng và thực hành, tùy theo lời dạy trong kinh mà giải rõ tuệ nghĩa. Công đức ấy thật nhiều vô lượng, vô biên. Vì sao? Vì các Bích-chi-phật đều từ trong Bát-nhã ba-la-mật sinh ra.

Này Câu-dực! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào giáo hóa cho chúng sinh trong cõi Diêm-phù-đề và hằng hà sa số chúng sinh, khuyến khích họ phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, không bằng những thiện nam, thiện nữ đem Bát-nhã ba-la-mật này truyền trao cho người khác, giáo hóa họ thọ trì đọc tụng thực hành. Vì hiểu rõ tuệ nghĩa nên công đức ấy rất nhiều. Nói cho người kia biết rằng: “Thọ trì tùy theo lời dạy trong Bát-nhã ba-la-mật, tùy theo lời dạy này rồi sẽ được lợi trí Nhất thiết. Được lợi ích này rồi sẽ đạt Bát-nhã ba-la-mật đầy đủ. Ngay lúc ấy ngươi sẽ thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì sao? Vì Bồ-tát mới phát tâm đều từ Bát-nhã bala-mật mà ra.”

Này Câu-dực! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào giáo hóa chúng sinh nhiều như số cát sông Hằng trong cõi Diêm-phù-đề, giáo hóa cho họ đạt đến trí Nhất thiết, phước đó có nhiều chăng?

Thích Đề-hoàn Nhân thưa:

–Bạch Thế Tôn! Rất nhiều.

Phật bảo:

–Không bằng những thiện nam, thiện nữ đó đem kinh Bát-nhã ba-la-mật truyền trao cho người khác, giải nói sự lý và tuệ nghĩa trong kinh để cho họ đọc tụng và thực hành. Bảo người đó rằng: “Thọ trì kinh Bát-nhã ba-la-mật này, như trước đã dạy, mà học tập và thực hành, ngươi sẽ được lợi ích của các pháp, cho đến đắc quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì sao? Vì địa vị không thoái chuyển của Đại Bồ-tát đều từ Bát-nhã ba-la-mật mà ra.”

Này Câu-dực! Tất cả chúng sinh trong cõi Diêm-phù-đề muốn được chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, không còn tái sinh. Nếu thiện nam, thiện nữ nào vì những người này mà nói Bát-nhã ba-la-mật, giải thích nghĩa kinh nên nói với họ: “Nếu có một người nói rằng: Tôi muốn mau chóng thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.” Nếu có thiện nam, thiện nữ nào vì một người này nói Bát-nhã ba-la-mật, phân tích, giải nói nghĩa lý đầy đủ, phước ấy rất nhiều.

Thích Đề-hoàn Nhân bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát luôn mong được thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, mong sẽ giáo hóa thực hành sáu pháp Ba-la-mật. Dạy cho họ nội ngoại không và hữu vô không, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười Lực của Phật, bốn Vô sở úy, bốn Vô ngại tuệ Phật, mười tám pháp Bất cộng. Đúng pháp này giáo hóa chúng sinh cung cấp cho họ những y phục cần dùng còn vượt xa hơn cả những sự cúng dường. Đại Bồ-tát dùng cả hai việc là pháp thí và cung cấp thực phẩm.

Bạch Thế Tôn! Đây là phước đức cao tột mà thiện nam, thiện nữ đó đạt được. Nó siêu việt hơn cả những phước đã tạo. Vì sao? Bạch Thế Tôn, vì Đại Bồ-tát giáo hóa cho mọi người thực hành sáu pháp Ba-la-mật sẽ như vậy mà giáo hóa cho mọi người thực hành nội ngoại không và hữu vô không. Thực hành ba mươi bảy phẩm Trợ đạo cho đến mười tám pháp Bất cộng cũng sẽ như vậy.

Tôn giả Tu-bồ-đề nói với Thích Đề-hoàn Nhân:

–Hay thay, hay thay! Này Câu-dực! Chính ông đã khuyến khích những thiện nam, thiện nữ cầu đạo Bồ-tát. Chính ông mới là người vì Phật làm Pháp của đệ tử hiền thiện, làm lợi ích cho các vị Đại Bồ-tát. Dùng pháp thí và cúng dường thí mà hộ dường Bồ-tát, khuyến giúp Bồ-tát thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì sao? Vì chư Phật và chúng đệ tử đều phát xuất từ hai sự bố thí này. Nếu vị Bồ-tát nào không phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì vị Bồ-tát ấy không bao giờ có thể học sáu pháp Ba-la-mật và mười tám pháp của Phật. Nếu Bồ-tát không học sáu pháp Ba-lamật và mười tám pháp của Phật thì không bao giờ thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng không biết có La-hán, Bíchchi-phật. Bồ-tát nhờ học sáu pháp Ba-la-mật và mười tám pháp của Phật nên được thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chấm dứt ba đường ác. Thế gian mới biết có Sát-lợi, Phạm chí, Trưởng giả, những dòng họ lớn; chúng sinh mới biết có Tứ Thiên vương và trời Vô tư tưởng, Vô tướng tuệ. Ngay lúc ấy Bồ-tát biết có sáu pháp Bala-mật, nội ngoại không và hữu vô không, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng của Phật. Thế gian liền biết có Thanh văn, Bích-chi-phật thừa.