SỐ 223
KINH MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Hán dịch: Pháp sư Cưu-ma-la-thập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 8

Phẩm 31: DỨT TRANH CÃI

Thiên đế thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Rất lạ lùng ít có, Bát-nhã ba-la-mật của Đại Bồ-tát! Nếu ai được nghe, thọ trì, gần gũi, đọc tụng, giảng nói, ghi nhớ thì được công đức trong hiện đời như vậy, cũng thành tựu chúng sinh, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, từ một cõi Phật đến một cõi Phật cúng dường chư Phật, muốn có đồ cúng dường liền được tùy ý, theo chư Phật nghe pháp, đến được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không bao giờ giữa chừng quên sót. Vị Đại Bồ-tát này cũng được thành tựu về nhà, thành tựu về mẫu, thành tựu về sinh, thành tựu về quyến thuộc, thành tựu về tướng, thành tựu về ánh sáng, thành tựu về nhãn, thành tựu về nhĩ, thành tựu về Tam-muội, thành tựu về Đà-la-ni.

Đại Bồ-tát này dùng năng lực phương tiện biến thân như Phật, đến các cõi nước không có Phật để khen ngợi sáu pháp Ba-la-mật, bốn Niệm xứ cho đến mười tám pháp Bất cộng, dùng năng lực phương tiện mà nói pháp, dùng pháp ba thừa là Thanh văn thừa, Bích-chi-phật thừa và Phật thừa để độ thoát chúng sinh.

Bạch Đức Thế Tôn! rất là ít có! Thọ trì Bát-nhã ba-la-mật là đã gồm nhiếp năm pháp Ba-la-mật cho đến mười tám pháp Bất cộng, cũng là gồm nhiếp quả Tu-đà-hoàn cho đến Phật đạo và Nhất thiết chủng trí.

Phật dạy:

–Đúng vậy, này Kiều-thi-ca! Thọ trì Bát-nhã ba-la-mật là đã gồm nhiếp năm pháp Ba-la-mật cho đến Nhất thiết chủng trí.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ thọ trì, gần gũi, đọc tụng, giảng nói, chánh nhớ nghĩ Bát-nhã ba-la-mật này thì hiện đời được công đức, nên nhất tâm nghe kỹ.

Thiên đế thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Chúng con kính xin thọ giáo. Phật dạy:

–Này Kiều-thi-ca! Nếu có các ngoại đạo Phạm chí, hoặc ma vương, ma dân, hoặc người tăng thượng mạn muốn chống trái, phá hoại tâm Bát-nhã ba-la-mật của Bồ-tát, những kẻ ấy vừa sinh tâm ác thì liền tan biến, chẳng bao giờ được theo ý muốn.

Vì sao? Vì Đại Bồ-tát thường thực hành sáu pháp Ba-lamật.

Do các chúng sinh mãi mãi tham lam tranh đua nên Đại Bồtát buông xả tất cả các nội vật, ngoại vật để an lập chúng sinh trong Bố thí ba-la-mật.

Do các chúng sinh mãi mãi phá giới nên Đại Bồ-tát buông xả tất cả nội pháp, ngoại pháp để an lập chúng sinh trong Giới ba-lamật.

Do các chúng sinh mãi mãi đấu tranh nên Đại Bồ-tát buông xả tất cả nội pháp, ngoại pháp để an lập chúng sinh trong Nhẫn nhục ba-la-mật.

Do các chúng sinh mãi mãi biếng nhác nên Đại Bồ-tát buông xả tất cả nội pháp, ngoại pháp để an lập chúng sinh trong Tinh tấn ba-la-mật.

Do các chúng sinh mãi mãi loạn tâm nên Đại Bồ-tát buông xả tất cả nội pháp, ngoại pháp để an lập chúng sinh trong Thiền định ba-la-mật.

Do các chúng sinh mãi mãi ngu si nên Đại Bồ-tát buông xả tất cả nội pháp, ngoại pháp để an lập chúng sinh trong Bát-nhã ba-lamật.

Do các chúng sinh mãi mãi vì ái kết mà trôi lăn trong sinh tử,

nên Đại Bồ-tát này dùng năng lực phương tiện dứt ái kết của chúng sinh, để an lập chúng sinh trong bốn Thiền, bốn Tâm vô lượng, bốn Định vô sắc, bốn Niệm xứ cho đến Phật đạo.

Trên đây là Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật được công đức ở đời hiện tại, còn công đức đời sau thì được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chuyển pháp luân, đầy đủ hạnh nguyện, nhập Niết-bàn Vô dư.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam, thiện nữ nghe, thọ trì, gần gũi, đọc tụng, giảng nói, nhớ nghĩ Bát-nhã ba-lamật này, thì chỗ người này ở, các hàng ngoại đạo, ma vương, ma dân, người tăng thượng mạn muốn khinh hủy, bắt bẻ, phá hoại Bát-nhã ba-la-mật chẳng bao giờ thành. Tâm ác của người này lần giảm bớt mà công đức dần thêm lớn. Nhờ nghe Bát-nhã ba-la-mật này nên từ đạo ba thừa dứt hết những việc khổ.

Này Kiều-thi-ca! Ví như có vị thuốc tên ma-kỳ. Có con rắn đói đi kiếm ăn thấy con mồi muốn mổ ăn, con mồi chạy, đến chỗ vị thuốc ma-kỳ. Do năng lực của hơi thuốc nên rắn không dám tiến lại mà phải quay đầu bỏ chạy. Vì năng lực thuốc hơn năng lực chất độc.

Này Kiều-thi-ca! Thiện nam, thiện nữ này nghe, thọ trì, gần gũi, đọc tụng, giảng nói, ghi nhớ Bát-nhã ba-la-mật này, nếu có những việc đấu tranh muốn đến phá hoại, do oai lực của Bát-nhã bala-mật, nên việc ác liền tiêu diệt, người này liền sinh tâm lành, thêm nhiều công đức.

Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật này có công năng dứt trừ những sự đấu tranh.

Thế nào là sự đấu tranh? Chính là tham, sân, si, vô minh cho đến những cái, kết, sử, triền, nhóm khổ lớn, ngã kiến, nhân kiến, chúng sinh kiến, đoạn kiến, thường kiến, cấu kiến, tịnh kiến, hữu kiến, vô kiến, xan tham, phạm giới, sân nhuế, biếng nhác, loạn ý, vô trí, thường tưởng, lạc tưởng, tịnh tưởng, ngã tưởng, chấp sắc, chấp thọ, tưởng, hành, thức, chấp Bố thí ba-la-mật, cho đến chấp Nhất thiết chủng trí, chấp Niếtbàn, những sự đấu tranh này đều bị tiêu diệt, không cho tăng trưởng.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Trong tam thiên đại thiên thế giới, các Thiên vương cho đến các vị trời ở tầng trời Sắc cứu cánh thường che chở thiện nam, thiện nữ nào nghe, thọ trì Bát-nhã ba-la-mật, cúng dường người đọc tụng, giảng nói, nhớ nghĩ Bát-nhã ba-la-mật.

Chư Phật mười phương hiện tại cũng đồng ủng hộ thiện nam, thiện nữ này.

Các thiện nam, thiện nữ này dứt pháp ác, thêm lớn pháp lành, như Bố thí ba-la-mật tăng đến Nhất thiết chủng trí, càng tăng vì không thật có. Các thiện nam, thiện nữ này có nói ra lời gì đều được người tín nhận, tình bạn thân bền chặt. Thiện nam, thiện nữ này không nói lời vô ích, chẳng bị sân khuể che đậy, chẳng bị kiêu mạn, xan tham, tật đố che đậy. Người này tự mình chẳng sát sinh, chẳng xúi giục người sát sinh, khen ngợi pháp chẳng sát sinh, cũng vui mừng khen ngợi người chẳng sát sinh. Người này tự mình xa lìa trộm cắp, dạy người chẳng trộm cắp, khen ngợi pháp chẳng trộm cắp, cũng vui mưng khen ngợi người chẳng trộm cắp. Người này tự mình chẳng tà dâm, dạy người chẳng tà dâm, khen ngợi pháp chẳng tà dâm, cũng vui mừng khen ngợi người chẳng tà dâm. Người này tự mình chẳng vọng ngữ, dạy người chẳng nói dối, khen ngợi pháp chẳng nói dối, cũng vui mừng khen ngợi người chẳng nói dối. Đối với chẳng nói hai lưỡi, chẳng ác khẩu, chẳng nói lời vô ích cũng giống như vậy.

Người này tự mình chẳng tham, dạy người chẳng tham, khen ngợi pháp chẳng tham, cũng vui mừng khen ngợi người chẳng tham. Đối với chẳng sân não và chẳng tà kiến cũng giống như vậy.

Người này tự thực hành Bố thí ba-la-mật, dạy người thực hành Bố thí ba-la-mật, khen ngợi pháp Bố thí ba-la-mật, cũng vui mừng khen ngợi người thực hành Bố thí ba-la-mật. Cho đến tự được Nhất thiết chủng trí, dạy người được Nhất thiết chủng trí, khen ngợi pháp Nhất thiết chủng trí, cũng vui mừng khen ngợi người được Nhất thiết chủng trí.

Đại Bồ-tát này lúc thực hành sáu pháp Ba-la-mật, có bố thí bao nhiêu đều cùng chúng sinh hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì không thật có.

Lúc thực hành sáu pháp Ba-la-mật như vậy, thiện nam, thiện nữ này nghĩ rằng nếu không bố thí, thì ta sẽ sinh vào nhà nghèo cùng, chẳng thể thành tựu chúng sinh, thanh tịnh cõi Phật, cũng chẳng thể được Nhất thiết chủng trí.

Nếu không giữ giới thì ta sẽ đọa vào ba đường ác, thân người còn chẳng được huống chi thành tựu chúng sinh, thanh tịnh cõi Phật, được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Nếu không tu nhẫn nhục thì thân ta sẽ bị hủy hoại các căn, sắc lực sẽ không đầy đủ, chẳng thể được sắc thân toàn vẹn của Bồ-tát mà chúng sinh nhìn thấy sẽ thêm lớn căn lành, mãi đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng không thể thành tựu chúng sinh, thanh tịnh cõi Phật, được Nhất thiết chủng trí.

Nếu biếng nhác thì ta chẳng thể được đạo Bồ-tát, thành tựu chúng sinh, thanh tịnh cõi Phật, được Nhất thiết chủng trí.

Nếu loạn tâm thì ta sẽ chẳng sinh được các thiền định, cũng chẳng thể thành tựu chúng sinh, thanh tịnh cõi Phật, được Nhất thiết chủng trí.

Nếu ta vô trí, không có trí phương tiện thì không thể vượt hơn bậc Thanh văn, Bích-chi-phật để thành tựu chúng sinh, thanh tịnh cõi Phật, được Nhất thiết chủng trí.

Đại Bồ-tát này lại nghĩ rằng: “Ta chẳng nên theo xan tham mà chẳng đầy đủ Bố thí ba-la-mật, chẳng nên theo phạm giới mà chẳng đầy đủ Thi-la ba-la mật, chẳng nên theo sân khuể mà chẳng đầy đủ Nhẫn nhục ba-la-mật, chẳng nên theo biếng nhác mà chẳng đầy đủ Tinh tấn ba-la-mật, chẳng nên theo loạn ý mà chẳng đầy đủ Thiền định ba-la-mật, chẳng nên theo tâm si mà chẳng đầy đủ Bátnhã ba-la-mật.”

Nếu chẳng có đủ sáu pháp Ba-la-mật, thì tôi trọn chẳng thể thành tựu Nhất thiết chủng trí.

Thiện nam, thiện nữ này thọ trì, gần gũi, đọc tụng, giảng nói, nhớ nghĩ Bát-nhã ba-la-mật như vậy, cũng chẳng lìa tâm của Nhất thiết trí, được các công đức đời ở này và đời sau. Thiên đế thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Ít có thay, Bát-nhã ba-la-mật của Đại

Bồ-tát vì hồi hướng tâm của Nhất thiết trí, cũng vì không có tâm cao ngạo.

Phật bảo:

–Này Kiều-thi-ca! Thế nào là Bát-nhã ba-la-mật của Đại Bồtát vì hồi hướng tâm của Nhất thiết trí, cũng vì không có tâm cao ngạo.

Thiên đế thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát thực hành thế gian Bố thí ba-la-mật bố thí cho chứ Phật, Bích-chi-phật, Thanh văn và người nghèo nàn khốn khổ, vì không có năng lực phương tiện nên sinh tâm cao ngạo. Nếu thực hành thế gian Trì giới bala-mật, nghĩ rằng: “Ta thực hành trì giới, ta có thể đầy đủ Giới ba-la-mật, vì không có năng lực phương tiện nên sinh tâm cao ngạo. Cho đến thực hành thế gian Bát-nhã ba-la-mật, nghĩ rằng: Ta thực hành Bát-nhã ba-la-mật, ta tu Bát-nhã ba-la-mật, vì không có năng lực phương tiện nên sinh tâm cao ngạo.”

Bạch Đức Thế Tôn! Đại Bồ-tát lúc tu bốn Niệm xứ thế gian, tự nghĩ rằng: “Ta tu bốn Niệm xứ, ta đầy đủ bốn Niệm xứ, vì không có phương tiện nên sinh tâm cao ngạo. Cho đến mười tám pháp Bất cộng cho đến Nhất thiết chủng trí, nghĩ rằng: Ta tu pháp Bất cộng, ta sẽ thành tựu chúng sinh, ta sẽ thanh tịnh cõi Phật, ta sẽ được Nhất thiết chủng trí. Vì còn có ngã, không có năng lực phương tiện nên sinh tâm cao ngạo.”

Bạch Đức Thế Tôn! Đại Bồ-tát thực hành pháp lành thế gian như vậy, vì thấy có ngã nên sinh tâm cao ngạo.

Bạch Đức Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát thực hành Bố thí bala-mật xuất thế gian chẳng thấy có người thí, chẳng thấy có kẻ nhận, chẳng thấy có vật bố thí.

Thực hành Bố thí ba-la-mật xuất thế gian như vậy, vì hồi hướng Nhất thiết chủng trí, cũng chẳng sinh tâm cao ngạo.

Thực hành Trì giới ba-la-mật, Trì giới ba-la-mật không thật có.

Thực hành Nhẫn nhục ba-la-mật, Nhẫn nhục ba-la-mật không thật có.

Thực hành Tinh tấn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật không thật có.

Thực hành Thiền định ba-la-mật, Thiền định ba-la-mật không thật có.

Thực hành Bát-nhã ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật không thật có.

Tu bốn Niệm xứ, bốn Niệm xứ không thật có.

Cho đến tu Nhất thiết chủng trí, Nhất thiết chủng trí không thật có.

Bạch Đức Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật của Đại Bồ-tát là như vậy, vì hồi hướng Nhất thiết chủng trí, vì chẳng sinh tâm cao ngạo.