ĐẠI TỲ-LÔ-GIÁ-NA THÀNH PHẬT KINH SỚ

A-xà-lê Nhất Hạnh ghi chép

 

 

Phẩm 29: VÔ TƯỚNG TAM-MUỘI

Lại nữa, Đại Nhật thành tựu bảo Kim cương Bí Mật Chủ rằng: Này Bí Mật Chủ, môn chân ngôn ấy các Bồ-tát tu hạnh Bồ-tát ưa thích thành tựu Tam-muội vô tướng. Phải suy nghĩ như vầy: Tưởng từ đâu sinh, từ thân mình hay thân ý mình sinh. Nhưng thân ấy do nghiệp mà sinh, đồng với cỏ cây ngói đá, nghĩa là tự tánh như thế, thân nghiệp sinh tự tánh như thế, trơ trơ đồng gỗ đá. Nghiệp sinh nghĩa là từ nhất khởi này quán là có tưởng, có tưởng là ngoài, ngoài có thân ngữ như thế mà quán. Ngu ngơ đồng cỏ cây tánh lìa tạo tác, tức là nghiệp tư sinh. Từ nhân nghiệp sinh là trong ngoài sinh, tức gỗ đá tạo lập là ngoài.

Phẩm kế, Phật bảo Kim cương Thủ Bí Mật Chủ, đó là phi tưởng Tam-muội thành tựu nguyện ước muốn Chân ngôn môn Bồ-tát tu hạnh Bồ-tát, suy nghĩ như vầy. Từ đâu tưởng sinh? Tức thân mình hay tâm ý mình, tức là tu Du-già, đã quán được Bổn tôn cho đến hiện được các thứ cảnh kỳ diệu. Nhưng cũng thuộc Tam-muội ở đời, chưa được tuệ bình đẳng. Nay lại chỉ bày vào ba bình đẳng mà quán. Nếu quán này rõ ràng, hiểu được thật tướng của thân, miệng, ý mình tức là vào tịnh tâm Bồđề sơ pháp minh môn thượng Bồ-tát địa. Đây là giải thích riêng, nhưng đại ý như thế. Trước nói thân thật tướng mà quán. Nghĩa là kinh nói: Thấn ấy nghiệp sinh các tánh cây cây ngói đá… như thế mà lìa (trơ trơ) như ngoại tác. Hoặc nghiệp sinh như hình tượng thấy bình đẳng là bình đẳng, ấy là văn kinh.

Như trên nói phải trụ vào phi tưởng, nay trong phẩm này nếu người tu chân ngôn, nếu muốn thành tựu được phi tưởng Tam-muội này thì phải tạo ra quán này. Kinh nói thân mình, tâm ý mình tức là từ tâm có nghĩ sinh ra. Tâm là tâm thanh tịnh, ý là phân biệt. Nhưng thân này đồng với gỗ đá, tánh nó ngu ngơ. Nói bốn đại này nếu lìa tâm thì đồng với gỗ đá. Như trong Đại Bát-nhã quán thân tâm xứ có nói. Như người sáng mắt tự thấy các sâu mọt trong gạo thóc. Thân này cũng như thế. Khi quán thân niệm xứ thì tự thấy ba mươi sáu vật đều có tướng khác. Bấy giờ, thân tướng liền dứt. Như khi thấy lúa thóc thì tên sâu mọt liền mất. Cho đến mỗi pháp đều duyên sinh thứ lớp mà nói kỹ. Kế lại nói thân đồng với tượng. Như làm tượng thì lấy các vật đất gỗ hòa hợp mà làm tượng, hoặc Phật, hoặc trời, hoặc cha mẹ các hình tượng khác. Vì chẳng khéo quán nên tùy tôn vị sinh mà kính yêu. Nhưng mỗi pháp nhìn kỹ thì chỉ là các duyên hòa hợp, không có tự tánh. Nay thân ta cũng như thế. Các duyên giả hợp tự chẳng hiểu nên thấy có sinh thân, nếu xét kỹ thì đều không tự tánh, chỉ từ duyên mà có, như cảnh huyển từ duyên mà sinh thật chẳng thật có. Lại thân này do tâm mà có hình dạng như sáu căn có biết, nhưng thật ra chẳng đúng thế. Như tâm người cũng quán sát, có chỗ trụ, thì dù mặt trời sáng mà có người chẳng thấy, tuy sấm sét gầm rú mà có lúc chẳng nghe, lại như quá khứ Tỳ-kheo nhất tâm thiền quán ngồi ở bên đường, có đại quân đi qua mà không thấy. Phải biết nếu lìa tâm thì thân này tuy đủ các căn mắt tai mà cũng như gỗ đá vô tri. Lại như lấy tượng mà dụ như các tướng gỗ đá này bị lửa đốt, nước cuốn, dao chặt, chày Kim cương nghiền nát hoặc mắng chửi thậm tệ thì chẳng động chút tâm tưởng, khiến buồn giận, hoặc các thứ cúng dường áo đẹp, thức ăn ngon, hương thơm sắc đẹp cho đến trời người cúng dường đầy ắp thì cũng chẳng mừng. Phải biết tượng này tánh tự không. Tự do tâm ta phân biệt mà sinh thêm bớt hoặc chê bai đều là điên đảo chẳng thật. Như quán tượng ngoài mà quán thân mình. Khi ấy, chẳng thấy thân tướng, lìa các phân biệt. Như thế mà quán sát thân ấy, thấy thật tướng của thân, liền chứng vô Tam-muội tướng. Hễ khi quán sát mà thấy thì bảo là duyên chạm tướng có tướng. Dần dần vào sâu tự nhiên, tức tướng mà không tướng, tức duyên mà không duyên. Nếu chẳng được phương tiện này thì chỉ là ngay đó quán không, mà chẳng biết do nhân duyên nào mà không. Mê đắm pháp không ấy sinh ra nhiều dị kiến. Cho nên người tu hành thứ lớp phải có chủ đích? Vì sao thế kẻ ngu phàm phu đối với tự tánh không hình tượng tự sinh ra ngã phần, nghĩa là tự thân mình sinh ra phân biệt ngã, do điên đảo chẳng thật này mà khởi các thứ phân biệt, hoặc cúng dường, hoặc trừ cúng dường, hoặc chửi mắng chê bai, đều dứt bỏ tất cả. Nhưng kế quán thân này phải có ngữ quán quán lời nói, quán lời nói vì nhập vào thân quán nên không nói riêng. Nay lược nêu tức là hợp luận. Nay lời nói này từ đâu mà có, nghĩa là từ răng môi, lưỡi, cổ, họng… các duyên, tâm động hơi gió va chạm nhau mà có tiếng này, cũng như trong hang trống tiếng vang không có tự tánh. Phàm phu chẳng biết, cho nên nghe tốt thì sinh vui trái ý thỉ nổi giận. Nay thật tướng của tiếng như thế, tức biết tiếng này chẳng sinh chẳng diệt, đồng với thật tướng, âm thinh ấy tánh bình đẳng. Kế là liền quán tâm, vì pháp không hình tướng nên quán nghe hiểu biết. Trước từ thô quán, rõ thân này bình đẳng, ngữ này bình đẳng tự biết mà thâm nhập.

Lại nữa, Bí Mật Chủ! tâm tánh lìa tất cả tướng, suy tư tánh không, phải suy tư đây. Này Bí Mật Chủ, khi tâm cầu Tam-muội chẳng thể lìa ba đời, tánh đó như thế. Phải (suy nghĩ) mà thường lìa tướng. Lại nữa, Bí Mật Chủ! cũng có thể tự quán sát. Người tu khi ấy đã quán tướng ngoài kế hiểu rõ nội tâm cũng không, tâm này lìa tất cả tướng, ở trong ba đời mà cầu đều chẳng thật có. Như hư không lìa ba đời. Tâm cũng giống như thế, ra ngoài ba cõi, ra khỏi pháp trụ diệt. Nhưng phàm ngu vì chẳng hiểu thật tướng của tâm. Lại nữa, Bí Mật Chủ! có tâm tưởng, tức là chỗ phân biệt của kẻ ngu phàm phu, nghĩa là tâm lấy tướng chẳng thể hiểu biết, vì chẳng thật vọng khởi nên nói như thế, vì chẳng thật vọng khởi nên có thuyết như thế, nó chẳng thật biết, nghĩa là do có vọng chấp ấy mà chẳng thể biết như thật, suy nghĩ như thế, nghĩa là kẻ phàm phu khởi suy nghĩ ấy. Như thế, nghĩa là phàm phu có phân biệt này. Như trên là thuộc về tâm cú.

Lại nữa, Bí Mật Chủ vì môn Chân ngôn này mà các tu hạnh Bồtát, nói tướng dẫn vô tướng, nghĩa là phải hiểu biết có tướng mà khởi vô tướng, tức là các Bồ-tát suy nghĩ như thế mà được Tam-muội vô tướng. Do được trụ ở Tam-muội Vô tướng, này Bí Mật Chủ! Người ấy sẽ được dứt hết vọng. Chân ngôn thật tướng thật thể hiện tiền, đi đứng ngồi nằm thường hiện tiền. Nói, chân ngôn do Như Lai thường thân đối mà tự trụ. Do biết thể Chân ngôn như mười dụ trước tức là tướng Tất-địa. Vọng nghĩa tâm của ta, ngu của ta, trí của ta thuận ta nghịch ta tự sinh các tưởng mê đắm. Vì có luống dối ở trước cho nên tất cả thân miệng cũng đều là luống dối. Cho nên chẳng biết là việc gì, tức là chẳng thấy chân thật, chẳng thấy chân thật, do đó như trẻ con chẳng hiểu biết gì. Nếu khi thấy tâm thật tướng thì tự nhiên lìa tất cả hý luận phân biệt như thế. Vì chẳng biết tâm thật tướng mà sinh vọng chấp nên gọi là phàm phu. Nếu hiểu biết thì gọi là Chư Phật.

Khế Kinh nói: Bí Mật Chủ, nầy mà hạnh Chân ngôn chứng được định vô tướng, do trụ định vô tướng nầy mà tất cả chân ngôn do Như Lai nói điều hiện tiền chứng đắc, nên gọi là thân dối, khi chứng lý như thế gọi là thường trụ. Đây là văn kinh dẫn không đủ, phải xem kinh mà xét kỹ. Ý này nói: Bồ-tát tu hạnh chân ngôn này khi lìa tướng tu hành như thế thì gọi là trụ định vô tướng. Do trụ Tam-muội vô tướng này nên Như Lai nói ra tất cả Chân ngôn đều hiện tiền chứng đắc. Nên gọi là thân đối. Khi chứng lý như thế thì gọi là thường trụ. Trụ, là đồng với Phật trụ. Nay phẩm này kế là hợp với mười tâm mà nói. Nói nghĩa thứ lớp, vì trước đó nói bất tiện cho nên trong đây kết hội mà nói. Đây là nói văn kinh từ trước đại ý chẳng gì hơn hạnh này, nghĩa là miệng đọc chân ngôn, thân bắt pháp ấn, ý quán Phật. Nhưng ba việc này đều là pháp duyên sinh, duyên hợp mà có, đều không có tự tánh, chẳng sinh chẳng diệt tức là tự môn A tánh pháp giới. Phàm phu chẳng biết (làm) sao vào được? Cho nên Phật trước nói ba môn Chân ngôn này, dần dần được Tam-muội. Cho đến đích thân thấy Bổn tôn, thấy các thứ cảnh thần biến, cũng là tâm có sự dính, mắc, chẳng trụ được ở ba bình đẳng. Nay nhập nói vào pháp môn ba bình đẳng. Nếu người tu ở trong tâm Du-già lại quán sát như thế, lìa thân, miệng, ý phân biệt hý luận, liền được hiện tiền mà chứng thật tướng Chân ngôn đồng với Phật trụ, tức tự thể thường trụ đồng với Như Lai.