ĐẠI TỲ-LÔ-GIÁ-NA THÀNH PHẬT KINH SỚ

A-xà-lê Nhất Hạnh ghi chép

 

 

Phẩm 28: BỔN TÔN TAM-MUỘI

Bấy giờ, Chấp Kim cương Bí Mật Chủ bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế tôn xin nói các Tôn vị khiến cho oai nghiệm hiện tiền, khiến Tôn vị hiện hình. Các chân ngôn, các Bồ-tát tu hành Bồ-tát. Do làm hình ấy khiến người tu quán duyên theo Tôn hình, tức hình Bổn tôn đồng với thân mình, không có nghi ngờ mà được Tất-địa. Nói rồi như thế. Phật bảo Chấp Kim cương Bí Mật Chủ rằng: Lành thay, lành thay Bí Mật Chủ, các ông đã hỏi ta. Bấy giờ, Kim cương Thủ Bí Mật Chủ bạch Phật rằng: Bạch thế Thế tôn xin nói về sự: Linh nghiệm của Bổn tôn, khiến các chân ngôn, các Bồ-tát tu Bồ-tát hạnh, quán hình tượng Bổn tôn. Phật bảo Bí Mật Chủ rằng: Các tôn vị có ba thứ hình tượng tức là chữ, ấn và hình mạo. Chữ ấy có hai tức là tiếng và tâm Bồ-đề. Kế là ấn cũng có hai, tức cótướng và vô tướng. Tướng nghĩa là sắc, tức có hình tượng và không hình tượng. Hình tôn vị cũng có hai, tức tịnh và chẳng tịnh. Ngoài Chứng tịnh hình thì hình ấy tức là thân, thể đồng với không, lìa tất cả tướng, chẳng phải thân tịnh có tướng thì có hiển hình các sắc, hai thứ hình tôn ấy thành hai việc. Có tướng cho nên thành có tướng, phi tướng cho nên tùy sinh phi tướng Tất-địa. Ở trên cũng lệ theo ở trước.

Kế là dẫn Phật làm chứng. Có tướng nên thành có tướng, Phật thường nói như thế. Nếu tâm trụ Phi tưởng thì sẽ thành phi tưởng. Lại Phật nêu trước, cho nên thành tất cả thứ. Phải trụ vào Bi tưởng, vì nói sự tùy tâm nên phải cầu xuất thế. Nhờ quán hình sắc Bổn tôn mà được Tất-địa vô ngại. Trên đây là Kim cương Thủ hỏi. Bổn tôn tiếng Phạm là Ta-dã-địa-đề-phược-đa, nếu chỉ nói Đề-phược-đa là chỉ cho nghĩa Tôn. Tôn cũng gọi là Tự tôn, nghĩa là tôn mà mình trì, nhưng người tu ấy hợp thì Bổn tôn liền giáng lâm đạo tràng mà đến che chở cho. Song người tu này trước khi thực hành còn là phàm phu không có đức lực, làm sao cảm được Phật Bồ-tát ứng hiện như thế. Chỉ do Phật và Bồ-tát ấy trước đã lập thệ nguyện lớn rằng: Nếu có chúng sinh y theo pháp này của ta mà tu hành không thiếu thì ta sẽ ngầm cảm ứng hoặc tuy chẳng đến mà ở xa che chở. Nếu người tu đúng phép tắc mà ta chẳng ứng phó tức là trái với bổn nguyện. Cho nên chẳng thể chẳng ứng. Như minh châu hướng về trăng thì có nước, gương sáng hướng về mặt trời có lửa, nhân duyên tương ưng mà không tư niệm. Pháp này cũng có thể làm dụ, không phải là Chư Phật có tâm làm mà đồng với phàm phu ứng phó. Nếu tâm chẳng tương ưng, sự duyên có thiếu sót thì Bổn tôn không che chở, cho nên không ứng nghiệm, chẳng phải là lỗi của Phật Bồ-tát. Song người tu vì việc này mà phải chánh quán thân thanh tịnh của Bổn tôn. Thân thanh tịnh nếu đã thấy rồi liền dùng thân mình mà làm thân Bổn tôn. Như thế không còn lo nghĩ. Chỗ cầu Tất-địa không quả nào chẳng thành. Kinh nói duyên tức là người tu nếu y cứ theo Bổn tôn làm quán như thế mà không nghi thì tương ưng với Bổn tôn ấy, không có tâm nghi ngờ. Cho nên chỗ tu sẽ thành. Ở trên đã hỏi xong.

Phật bảo lành thay, lành thay Bí Mật Chủ! Ông hỏi ta được việc như thế. Cho nên Kim cương Thủ hãy khéo tác ý, ta sẽ giảng nói. Cho đến nguyện muốn nghe. Vì Kim cương Thủ khéo thứ lớp mà hỏi nghi. Vì khuyên các Bồ-tát tu hạnh chân ngôn ở vị lai, lại ủy dụ khuyên răn. Kế Phật bảo Bí Mật Chủ rằng: Hình Bổn tôn có ba việc, đó là chữ, ấn, và hình. Hình là hình Bổn tôn. Chữ kia có hai là tiếng và tâm Bồ-đề. Nghĩa là người tu đầu tiên tu hành chữ, lược có hai thứ quán nghĩa của chữ: Một là chỉ quán tâm Bồ-đề, tâm Bồ-đề này tức là chữ, nghĩa là Aca-giá-tra-đa-bà… chỉ nêu chữ đầu, nhưng các chữ đều như thế, xem là đầu tiên nói là tâm Bồ-đề. Hoặc quán tự luân, nghĩa là chân ngôn sở trì làm luân hình vào thân, như phẩm trì tụng trên nói, hoặc quán chữ hạt giống đều như thế. Hoặc chẳng quán chữ mà chỉ niệm tiếng, nghĩa là trên quán tiếng này như tiếng chuông mõ thứ lớp chẳng dứt, đồng thời tiếng này mà điều hòa hơi thở ra vào, như trên nói đều như thế, đã nói chữ xong.

Ấn hình cũng có hai, tức hình và vô hình. Hình là có màu xanh vàng đỏ trắng, các hình vuông tròn, tam giác… co duỗi, ngồi đứng và chỗ ở. Ấn là chấp ấn, tức là đao, luân, dây lụa, chày Kim cương… Sơ tâm thì duyên riêng mà quán, nghĩa là trước quán hình vẽ Tôn, vị, y cứ theo đây mà quán gọi là có hình. Sau dần thuần thục lại dùng năng lực gia trì tự nhiên mà hiện tương ưng với tâm. Bấy giờ, Bổn tôn này chỉ từ tâm hiện chẳng khác duyên ngoài, cho nên nói là vô hình. Ở đây nói là mới được Tam-muội, thấy Bổn tôn ấy hình như thế, sắc như thế, chỗ ở như thế, ngồi đứng như thế, trong Mạn-đồ-la như thế mà trì đến như thế. Cũng là có tướng nên gọi là có hình. Sau chuyển chân ngôn rõ ràng thấy ngay. Như hình ảnh trong gương chẳng tưởng mà thấy, cho nên gọi là vô hình. Kế là hình Bổn tôn có hai thứ, tức là thanh tịnh và phi thanh tịnh. Nghĩa là người tu ấy trước nhân có tướng mà dẫn vào vô tướng, trước quán vầng ánh sáng tròn của Phật Bồ-tát và ấn thân trước làm chẳng thấy. Riêng vẽ tượng mà quán, dần dần pháp lực che chở mà dần được sáng tỏ, còn có chỗ chướng, nhắm mắt thì thấy, mở mắt thì không thấy. Kế là dần dần nhắm mắt mở mắt đều thấy rõ. Dần dần chẳng cần chú ý cũng thấy. Cho đến chạm thân cũng không có ngại, cũng như mắt đối với người thế gian. Do có tướng này mà dần dần dẫn vào chỗ thanh tịnh vì có tướng nên gọi là phi tịnh. Do Tam-ma-tư-đa dẫn vào mà trụ vào chỗ thanh tịnh vắng lặng vô tướng, nên gọi là tịnh. Tịnh là quả, phi tịnh là nhân. Phi tịnh tức là các loại hình sắc ấn tượng, từ phi tịnh này dẫn mà thành tịnh, do nhân vô thường mà đến quả Thường. Đây gọi là ba việc, đều có hai thứ, tức thực hành theo thứ lớp. Quán từ chân ngôn mà quán chữ, kế là quán tiếng nhỏ dần, kế là quán hình Tôn vị cũng nhỏ dần. Kế chẳng cần duyên khác mà quán rất tì mỉ. Kế là đối với ở vô duyên lại có tịnh, bất tịnh và thuần tịnh. Hoặc có thể tắt ngang mà nói ba việc này đều có phương tiện thế và xuất thế, nên đều có hai.

Kinh nói hai thứ ấy, hai tức là từ trên ba việc đều có hai thứ ấy, trong hai thứ ấy tức có hai việc. Thành tựu có tưởng cho nên có tưởng, phi tưởng cho nên phi tưởng; Tất-địa tùy sinh… Nghĩa là nếu dùng sự có tưởng mà quán thấy, thì đới với có tướng sẽ được thành tựu. Lại nói ba việc này ở trong hai thứ dùng bất cứ một vệc nào đều được thành tựu. Nhưng đều có thế và xuất thế thành tựu và sự thành lý thành. Cho nên trong ba thứ trước đều có hai thứ thành tựu hai việc. Kinh nói có tưởng thì có tưởng muốn thành, nếu trụ vào phi tưởng thì phi tưởng thành tựu. Cho nên thành một việc phải trụ vào phi tưởng. Đây là khuyên khiến lìa tất cả tưởng mà trụ vào phi tưởng. Kết khuyên là: Vì trụ vào phi tưởng là lý thành tựu, tất cả không thể suy nghĩ bàn luận thần biến, chẳng cần thêm tâm tưởng mà tự nhiên thành nghiệp mầu nhiệm. Không phải như thành tựu thế gian ở tâm hành sinh diệt mà năng lực có hạn, lại không rốt ráo. Cho nên khuyên lấy cao quý ấy. Đây là nói riêng trong Đại Bátnhã có nói đủ việc rửa sạch quán tâm. Nhưng phải có gốc. Nay người tu trước đối với duyên mà khởi quán. Cho đến thấy đủ Phật mười phương hội, các thế giới các thứ cảnh giới được dùng lấy làm Tất-địa, sau mới có Bát-nhã chùi rửa sạch hết, tức thành đại dụng không thể suy nghĩ bàn luận, chóng được quả Phật. Nếu chẳng biết làm theo thứ lớp, chỉ xem văn ấy chẳng vào chỗ (sâu kín) rất hiểu lầm ý kinh ông chợt như thế mà vào không mất đạo viên đốn. Cho nên đối với phẩm này phải quán kỹ ý nó.