PHỤ TỬ HỢP TẬP KINH
(KINH CHA CON GẶP NHAU)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Nhật Xưng
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Phẩm 26: SỰ SAI KHÁC CỦA LỤC GIỚI

Lúc đó, vua Tịnh Phạn và các người hầu quyến thuộc thấy các A-tu-la vương cho đến ngoại đạo Bà-la-môn đều mong Phật thọ ký, phát tâm hy hữu khen chưa từng có. Tiếng nói của Đức Thế Tôn hay vi diệu thông suốt, tất cả người thế gian nghe đều sinh vui thích, lúc ấy vua Tịnh Phạn mới thấy Như Lai, vì thương mến nên tình ý ân cần.

Biết được tâm niệm của phụ vương, Thế Tôn bảo rằng:

–Này Đại vương! Những lời thuyết pháp của ta đầu, giữa, cuối đều thiện; nghĩa ấy vi diệu thanh tịnh nhất tướng, phạm hạnh viên mãn. Nay đến lúc nói về sự phân biệt phần vị pháp môn sai khác của lục giới, Đại vương nên lắng nghe khéo suy nghĩ điều đó.

Vua Tịnh Phạn khen Đức Phật:

–Hay thay, thưa Thế Tôn! Rất muốn được nghe. Thế Tôn nên vì con mà tuyên nói, con luôn nhớ nghĩ và thọ trì tin theo.

Đức Phật bảo Đại vương:

–Này Đại vương! Như vậy sáu giới, sáu xứ, mười tám ý sở từ sát là Bổ-lỗ-sa nhờ duyên mà được sinh.

Thế nào là sáu giới? Là địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới và thức giới.

Thế nào là sáu xúc xứ? Là nhãn xúc xứ mới thấy được sắc. Nhĩ xúc xứ mới nghe được tiếng. Tỷ xúc xứ mới ngửi được mùi hương. Thiệt xúc xứ mới nếm được vị. Thân xúc xứ mới biết cảm giác. Ý xúc xứ mới biết được pháp.

Thế nào là mười tám ý sở từ sát? Đó là mắt thấy sắc rồi hoặc sinh vui thích, hoặc sinh lo buồn, hoặc trụ vào xả. Như vậy sáu căn mỗi mỗi duyên vào đối tượng hoặc vui hoặc buồn hoặc trụ vào xả. Đó gọi là mười tám ý sở từ sát.

Này Đại vương! Thế nào là địa giới bên trong? Là trong thân sinh ra thô rít, tóc, long, móng, răng, da, thịt, gân, xương. Nếu địa giới bên trong không sinh cũng không có diệt thì không có tập hạnh.

Này Đại vương! Nếu trong tâm người nữ, suy nghĩ Bố-lỗ-sa ấy thì Bố-lỗ-sa ấy cũng sinh yêu thích. Do cả hai hòa hợp nên sinh Yếtla-lam.

Lại nữa, nếu suy nghĩ hóa hợp tương tự mà được sinh thì không có điều đó. Hoặc là cùng hai người cũng không có điều đó. Hai Bổlỗ-sa cũng không có điều đó. Nếu mỗi mỗi suy nghĩ mà được sinh thì cũng không có điều đó, tự thể không thật, chẳng phải tương ưng. Tại sao nói tánh này là thô cứng?

Này Đại vương! Tánh thô cứng này giống nhau mà thành lập, thân này rốt cuộc tan rã hoại diệt, cũng không phải bốn phương trên dưới mà đi. Đại vương nên biết, địa giới bên trong như vậy.

Này Đại vương! Thế nào là tánh thô cứng của địa giới bên ngoài? Như thế giới kia ban đầu kiến lap chỗ ở cung điện của Phạm vương làm bằng đại bảo mà thành, rồi lại sinh chỗ ở cung điện của chư Thiên Tha hóa tự tại đều làm bằng bảy báu.

Này Đại vương! Nếu không có địa giới thì tánh thô cứng kia từ đâu mà sinh? Lại thành đại địa dày tám vạn bốn ngàn do-tuần, ngang rộng sáu vạn do-tuần. Lại sinh sinh núi Luân vi, Đại luân vi đứng vững kiên cố giống như một khối kim cang. Lại sinh núi Tôdi-lô, núi Lưu-kiến-đà, núi Ninh-dẫn-đà, núi Y-xá-đà cho đến núi Đen. Như vậy, tam thiên đại thiên thế giới lần lượt thành rồi an trụ kiên cố. Nếu không có địa giới thì tánh thô cứng kia từ đâu mà đến?

Này Đại vương! Khi địa giới muốn hoại diệt hoặc bị lửa đốt, hoặc bị nước cuốn trôi, hoặc bị gió thổi. Ví như đốt dầu tô lửa ấy càng cháy mạnh, đốt cho đến thành tro không còn thấy gì; hoặc bị nước cuốn, cũng như đem muối bỏ vào nước chỉ trong chốc lát bị tiêu tan. Nếu bị cuồng phong thổi, lúc đó tam thiên đại thiên thế giới đều tan hoại sạch không còn sót gì.

Này Đại vương! Lúc địa giới bên ngoài sinh vốn không, lúc diệt cũng không, tự tánh không, không có tướng nam cũng không có tướng nữ, chỉ dùng lời nói để chỉ rõ. Như vậy, địa giới và tánh của địa giới đều không thể được, chỉ có chánh tuệ của Đức Phật mới có thể biết rõ.

Này Đại vương! Thế nào là thủy giới bên trong? Đó là những tính ẩm ướt ở bên trong thân như nước giải, nước miếng, mỡ, tủy, mũ máu, tiện lợi. Đó là thủy giới ở bên trong.

Này Đại vương! Nếu như chợt thấy người thân yêu, mắt liền rơi nước mắt, hoặc bị bức não mà rơi nước mắt, hoặc nghe pháp thậm tham tin hiểu tôn trọng mà rơi nước mắt, hoặc bị gió lạnh thổi vào mắt mà rơi nước mắt. Như vậy, thủy giới từ đâu mà đến? Vậy khi nước khô thì lại đi về đâu? Cho đến lúc giới này hoại nổi lên mây đen ba mươi hai lớp, che khắp tam thiên đại thiên thế giới, mưa xuống hồng vũ, giọt mưa lớn như con voi, mưa suốt ngày đêm liên tục không dứt. Như vậy, thời phần trải qua năm mươi kiếp, nước mưa ấy dâng đến Phạm thế.

Này Đại vương! Thủy giới bên ngoài này từ đâu mà đến? Lại khi thế giới này sắp hoại, lúc đó có hai mặt trời xuất hiện, hai mặt trời xuất hiện rồi các sông suối nhỏ thảy đều khô cạn. Khi ba mặt trời xuất hiện, ao Vô nhiệt não phát sinh ra bốn sông cũng đều bị khô cạn. Khi bốn mặt trời xuất hiện, nước của biển cả giảm xuống một do-tuần, hoặc hai, hoặc ba; dần dần giảm đến mười do-tuần, hai mươi do-tuần, lần lượt khô đến tám mươi do-tuần, mặt nước chỉ còn lại chỉ bằng một cây Đa-la, hoặc sâu ngang ngực, hoặc bằng dấu chân bò, cạn cho đến bằng đầu ngón tay, đến lúc đó nước biển cả thảy đều khô sạch không còn chút nào.

Này Đại vương! Tướng của thủy giới này sinh không từ đâu đến, diệt không đi về đâu; lúc sinh cũng không, lúc diệt cũng không, tự tánh cũng không, không có tướng nam, cũng không có tướng nữ, chỉ dùng lời nói để chỉ bày. Như vậy thủy giới và tánh của thủy giới đều không thể được, chỉ có chánh trí của Đức Phật mới có thể biết rõ.

Này Đại vương! Thế nào là hỏa giới thân? Là độ ấm trong thân này, khi ăn thức ăn này nó làm cho biến hoại thành thục an hòa hơi ấm gọi là hỏa giới.

Thế nào là hỏa giới bên ngoài? Không nắm giữ hơi ấm, tướng nóng sinh. Nếu có người ở giữa đồng hoang muốn kiếm lửa hoặc dùng ngải cứu, hoặc phân bò khô, hoặc bông vải, rồi tìm cách làm phát sinh ra lửa khi phát sinh ra lửa rồi, hoặc đốt cỏ, cây, núi, rừng, xóm làng, cho đến các chỗ khác đều bị đốt sạch.

Này Đại vương! Tánh của hỏa giới này sinh không từ đâu đến, diệt không đi về đâu, lúc sinh vốn không, lúc diệt cũng không, tự tánh cũng không, chỉ dùng lời nói để chỉ rõ. Như vậy, hỏa giới cùng với tánh của hỏa giới đều không thể được, chỉ có chánh trí của Đức Như Lai mới có thể biết rõ.

Này Đại vương! Thế nào là phong giới trong thân? Là các tướng động nhẹ. Gió trong thân này có lúc đi lên, có lúc đi xuống, hoặc ở trong bụng, hoặc ở bên hông, hoặc sau lưng, hoặc phát ra chấn thủy, hoặc tụ thành khối, hoặc như dao cắt, hoặc như kim chích, hơi thở ra vào luồng khắp cả thân thể.

Thế nào là phong giới bên ngoài? Nếu gió này từ bốn phương thổi đến, hoặc thổi mạnh bạo làm gãy cây cối, núi non sụp đổ, nếu thổi nhẹ làm bay vạt áo mặc, lay động cây Đa-la. Đây gọi là phong giới bên ngoài.

Này Đại vương! Tướng phong giới này sinh không từ đâu đến, diệt không đi về đâu, lúc sinh vốn không, lúc diệt cũng không, tự tánh cũng không, không có tướng nam, cũng không có tướng nữ, chỉ dùng lời nói để biểu thị. Như vậy, phong giới cùng với tánh của phong giới đều không thể được, chỉ có chánh trí của Như Lai mới có thể biết rõ.

Này Đại vương! Thế nào là không giới bên trong? Nếu bên trong thân da, thịt, máu… hiển hiện tăng trưởng lìa tánh chất ngại. Nếu lỗ mắt, lỗ tai, mặt, yết hầu, ăn uống thức ăn vào bên trong, ở khoảng trống của ruột, dạ dày thông suốt đưa ra ngoài. Nếu nghiệp duyên đưa đến sinh vào sáu xứ, sinh vào các xứ rồi vây quanh không giới. Đây gọi là nhập nội không giới số. Không ấy từ đâu mà đến?

Nếu như phương xứ bên ngoài hiển hiện lìa tánh chất ngại. Đây gọi là không giới bên ngoài.

Này Đại vương! Nếu sắc biến hoại tất cả đều không. Vì sao? Vì hư không giới ấy vốn là vô tận, yên tịnh không động cũng như Niết-bàn, khắp tất cả mọi nơi không có chướng ngại.

Này Đại vương! Ví như có người đào giếng ở nơi cao nguyên, ý Đại vương nghĩ sao? Trong ao giếng ấy chỗ có tướng không từ đâu mà đến?

Vua thưa:

–Không từ đâu đến, thưa Thế Tôn!

Đức Phật hỏi:

–Này Đại vương! Giả sử người ấy lấp giếng lại, ý Đại vương nghĩ sao? Cái không ấy đi về đâu?

Vua thưa:

–Cái không ấy không đi về đâu. Vì sao? Vì như không giới không có đến đi, không trụ tướng nam cũng không phải tướng nữ.

Đức Phật bảo:

–Này Đại vương! Hư không giới bên ngoài xưa nay không động, lìa tự tánh, chỉ dùng lời nói để biểu thị, chỉ có chánh trí của Phật mới có thể biết rõ.

Này Đại vương! Thế nào là thức giới? Nếu nhãn căn là chủ duyên vào hình sắc và biểu sắc thì gọi là nhãn thức giới. Nếu năm căn kia duyên vào tự cảnh đều khác mà kiến lập thì gọi là năm thức giới. Không trước vào căn, không trụ vào cảnh, không phải trong, không phải ngoài, không ở chính giữa, nhưng thức giới này, mỗi mỗi liễu biệt các cảnh giới kia rồi liền diệt mất. Sinh không từ đâu đến, diệt không đi về đâu.

Này Đại vương! Lúc thức sinh vốn không, lúc diệt cũng không, lìa tự tánh, không trụ tướng nam, cũng không phải tướng nữ, chỉ dùng lời nói mà biểu thị. Như vậy, thức giới và tánh của thức giới đều không thể được, chỉ có chánh tuệ Phật mới có thể biết rõ.

Này Đại vương! Thế nào là nhãn xứ? Đó là bốn đại chủng địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới tạo ra tịnh sắc. Nếu địa giới thanh tịnh thì nhãn xứ thanh tịnh. Nếu thủy, hỏa, phong giới thanh tịnh thì nhãn xứ thanh tịnh. Vì sao? Vì địa giới thanh tịnh thì nhãn xứ mới sinh, trong đó không được một pháp nhỏ nào. Như vậy, cho đến phong giới thanh tịnh thì nhãn xứ mới sinh, trong đó không có một pháp nhỏ nào có thể được. Vì sao? Vì không có chủ tể, không có tạo tác, cũng như Niết-bàn tự tánh thanh tịnh.

Này Đại vương! Như vậy tìm cầu nhãn xứ không thể được. Vì sao? Vì địa giới không, cho nên địa giới thanh tịnh; cho đến phong giới không, cho nên phong giới thanh tịnh. Nếu tự tánh của các pháp thì giới kia có gì thanh tịnh, cũng không giận dữ tranh cãi, hoặc tịnh hoặc tranh cãi cả hai đều không thể được. Lại có sắc nào mà có thể thấy? Nên biết, nhãn xứ rốt ráo không có nên tự tánh cũng không, tiền tế hậu tế đều không thể được, vị lai tạo tác cũng không thể được. Vì sao? Vì lìa tự tánh. Nếu tự tánh không có thì không có tướng nam, cũng không có tướng nữ, vậy thì có vui gì? Nếu sinh vui thích thì là cảnh giới của ma; nếu không yêu thích thì là cảnh giới Phật. Vì sao? Vì không yêu thích thì có thể xa lìa tất cả các pháp.

Này Đại vương! Thế nào là nhĩ xứ? Là bốn đại chủng tạo ra tịnh sắc, phân biệt hành tướng như trước đã nói. Này Đại vương! Pháp giải thoát quyết định hiện tiền, như pháp giới không thể bày ra. Này Đại vương! Các căn mỗi mỗi vui thích đắm trước vào cảnh giới. Khi nhãn duyên sắc liền sinh yêu thích. Thế nên nói sắc là cảnh giới của mắt. Lại nhãn căn này duyên với sắc cảnh có ba tướng là: Thấy sắc đáng yêu khởi lên tưởng tham; thấy sắc không đáng yêu nổi lên sân giận; thấy sắc không yêu không ghét khởi lên tưởng xả. Như vậy, cho đến ý đắm trước, pháp xứ làm cảnh giới của ý. Nếu ý xứ ấy duyên vào sắc đáng yêu thì sinh yêu thích vô cùng, bị nó dắt dẫn sinh ra nghiệp tham; sắc không đáng yêu thì nổi lên sân giận; thấy sắc yêu không yêu khởi lên nghiệp si. Như vậy, thanh, hương, vị, ba thứ phan duyên lãnh nạp các tướng, chiếu theo trước mà nói.

Này Đại vương! Các căn như huyễn, cảnh giới như mộng. Ví như người trong mộng thấy mình cùng với các cô gái đẹp vui thích. Ý Đại vương nghĩ sao? Sau khi thức giấc, người mộng ấy nhớ nghĩ lại việc vui thích trong mộng. Vậy cái vui ấy thật có không?

Vua thưa:

–Không thật, thưa Thế Tôn!

Đức Phật hỏi:

–Người này chấp cảnh trong mộng là thật, như vậy có phải là người trí không?

Vua thưa:

–Không phải, thưa Thế Tôn! Vì sao? Vì các cô gái đẹp trong mộng rốt ráo không có thì làm gì có chuyện vui thích với nhau. Nên biết, người này nhớ lại cảnh trong mộng luống tự mệt mỏi lại không được gì.

Đức Phật khen:

–Đúng vậy, đúng vậy! Này Đại vương! Chúng sinh ngu si, mắt thấy sắc đẹp tâm sinh yêu thích lại khởi lên tham trước, bị nó dắt dẫn tạo ra nghiệp tham. Thân nghiệp có ba, ngữ nghiệp có bốn, ý nghiệp có ba, vừa tạo tác sát-na liền diệt mất. Nghiệp này không nương vào Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn phía, trên dưới, chính giữa mà trụ; đến khi chết mạng căn diệt, tự phần nghiệp báo thảy đều hiện tiền. Cũng như sau khi tỉnh mộng, nhớ nghĩ lại việc trong mộng.

Này Đại vương! Thức làm chủ, nghiệp phan duyên, cả hai làm nhân cho nhau. Thức đầu tiên sinh khởi hoặc hướng đến địa ngục, hoặc đọa vào bàng sinh, Diệm-ma-la giới và A-tu-la, hoặc người, hoặc trời. Thức đầu sinh rồi đều chịu quả báo ấy, đồng phần tâm phẩm liên tục tùy chuyển; thức cuối cùng diệt gọi là tử uẩn, thức đầu tiên khởi gọi là sinh uẩn.

Này Đại vương! Lúc thân thức sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc nghiệp ấy sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Khi thức đầu tiên sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Vì sao? Vì lìa tự tánh. Rõ biết thân thức thân thức không, tự nghiệp tự nghiệp không, thức đầu tiên thức đầu tiên không, hoặc diệt diệt không, hoặc sinh sinh không, biết rõ nghiệp chuyển không có tác giả cũng không có thọ giả, chỉ dùng danh tướng phân biệt biểu thị.

Này Đại vương! Ví như có người trong mộng thấy đánh nhau với người thù oán, ý Đại vương nghĩ sao? Khi người này thức rồi nhớ lại việc đánh nhau trong mộng là thật có không?

Vua thưa:

–Không thật có, thưa Thế Tôn!

Đức Phật hỏi:

–Này Đại vương! Người này chấp cảnh trong mộng là thật, như vậy có phải là người trí không?

Vua thưa:

–Không phải, thưa Thế Tôn! Vì sao? Vì trong mộng thật không có kẻ thù oán thì làm gì có chuyện đánh nhau. Nên biết, người này chỉ luống sức tự lo buồn áo não, đều không thật có.

Đức Phật khen:

–Đúng vậy, đúng vậy! Kẻ ngu si dị sinh mắt thấy sắc xấu liền sinh áo não, nhàm chán xa lìa, phá hoại, lỗi lầm, khinh chê, tạo ra nghiệp sân hận. Thân nghiệp có ba, ngữ nghiệp có bốn, ý nghiệp có ba, mới tạo tác đó sát-na liền diệt mất. Nghiệp này không nương vào Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn phía, trên dưới, chính giữa mà trụ; đến khi chết mạng căn liền diệt, tự phần nghiệp báo thảy đều hiện tiền. Cũng như tỉnh mộng nhớ nghĩ lại việc trong mộng.

Này Đại vương! Thức là chủ, nghiệp là phan duyên, cả hai làm nhân cho nhau. Thức đầu tiên sinh khởi hoặc hướng đến địa ngục, hoặc đọa vào bàng sinh, Diệm-ma-la giới, A-tu-la, hoặc người hoặc trời. Thức đầu tiên sinh rồi đều chịu quả báo ấy đồng phần tâm phẩm liên tục tùy chuyển. Thức sau cùng diệt gọi là từ uẩn, thức đầu tiên khởi gọi là sinh uẩn.

Này Đại vương! Không có một pháp nhỏ nào từ đời này đến đời khác. Vì sao? Vì tánh sinh diệt.

Này Đại vương! Lúc thân thức sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Khi nghiệp kia sinh không từ đâu đến, khi diệt không đi về đâu. Khi thức đầu tiên sinh không từ đâu đến, khi diệt không đi về đâu. Vì sao? Vì lìa tự tánh, biết rõ như vầy: Thân thức thân thức không, tự nghiệp tự nghiệp không, thức đầu tiên thức đầu tiên không, hoặc diệt diệt không, hoặc sinh sinh không. Biết rõ nghiệp chuyển không có tác giả, cũng không có thọ giả, chỉ có danh tướng phân biệt hiển bày.

Này Đại vương! Ví như có người trong mộng bị Tất-xá-giá nhiễm hại, tâm sinh sợ hãi si mê buồn rầu, ý Đại vương nghĩ sao? Người này thức rồi nhớ lại việc bị quỷ nhiễm hại ở trong mộng là thật có không?

Vua thưa:

–Không thật, thưa Thế Tôn!

Đức Phật hỏi:

–Này Đại vương! Người này chấp cảnh trong là thật, như vậy có phải là người trí không?

Vua thưa:

–Không phải, thưa Thế Tôn! Vì sao? Vì trong mộng thật không có quỷ hại thì làm gì nói có si mê buồn rầu. Nên biết, người này chỉ luống sức mệt mỏi, đều không có thật.

Đức Phật khen:

–Đúng vậy, đúng vậy! Người ngu si dị sinh mắt thấy sắc này mê hoặc không rõ tạo nghiệp si mê. Thân nghiệp có ba, ngữ nghiệp có bốn, ý nghiệp có ba, mới tạo tác đó sát-na liền diệt mất. Nghiệp này diệt rồi, không nương vào Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn phía, trên dưới, chính giữa mà trụ. Khi chết mạng căn liền diệt, tự phần nghiệp báo thảy đều hiện tiền. Cũng như thỉnh mộng nhớ lại việc trong mộng.

Này Đại vương! Thức là chủ, nghiệp là phan duyên, cả hai làm nhân cho nhau. Thức đầu tiên sinh khởi hoặc hướng vào địa ngục, hoặc đọa vào bàng sinh, Diệm-ma-la giới và A-tu-la hoặc người hoặc trời. Thức đầu tiên sinh rồi đều chịu quả báo ấy, đồng phần tâm phẩm liên tục tùy chuyển. Thức cuối cùng diệt gọi là tử uẩn, thức đầu tiên khởi gọi là sinh uẩn.

Này Đại vương! Không có một pháp nhỏ nào từ đời này đến đời khác. Vì sao? Vì tánh sinh diệt.

Này Đại vương! Lúc thân thức sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Khi nghiệp ấy sinh không từ đâu đến, khi diệt không đi về đâu. Khi thức đầu tiên sinh không từ đâu đến, khi diệt không đi về đâu. Vì sao? Vì tự tánh. Biết rõ như vầy: Thân thức thân thức không, tự nghiệp tự nghiệp không, thức đầu tiên thức đầu tiên không, hoặc diệt diệt không, hoặc sinh sinh không. Biết rõ nghiệp chuyển không có tác giả cũng không có thọ giả, chỉ là danh tướng phân biet chỉ bày.

Đại vương nên biết! Các căn như huyễn, cảnh giới như mộng, tất cả các pháp thảy đều vắng lặng. Đây gọi là Không giải thoát môn. Không vô không tướng, gọi là Vô tướng giải thoát môn. Nếu không có tướng thì không nguyện cầu, gọi là Vô nguyện giải thoát môn. Ba pháp này cùng đi đối với không. Đó là con đường đầu tiên đi đến Niết-bàn, nên học như vậy.

*********

Này Đại vương! Ví như có người trong mộng nghe tiếng nhạc hay, tâm sinh vui thích. Khi thức giấc nhớ nghĩ lại tiếng nhạc hay vi diệu ở trong mộng. Như vậy tiếng nhạc đó có thật không?

Vua thưa:

–Không thật, thưa Thế Tôn!

Đức Phật hỏi:

–Này Đại vương! Ý Đại vương nghĩ sao? Người này chấp việc trong mộng là thật. Như vậy có phải là người trí không?

Vua thưa:

–Không phải, thưa Thế Tôn! Vì sao? Vì tiếng nhạc hay trong mộng thật không có thì làm gì có chuyện sinh vui thích. Nên biết, người này chỉ luống, sức mệt mỏi tất cả đều không thật.

Đức Phật bảo:

–Này Đại vương! Đúng vậy, đúng vậy, kẻ ngu dị sinh nghe tiếng vừa ý khởi lên yêu thích, sinh ra nhiễm trước tạo các nghiệp ác. Thân nghiệp có ba, ngữ nghiệp có bốn, ý nghiệp có ba. Tạo nghiệp này rồi sát-na liền diệt mất. Nghiệp này diệt rồi không nương vào Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn phía, trên dưới, chính giữa mà trụ, đến cuối cung mang căn diệt, tự phần nghiệp báo thảy đều hiện tiền. Cũng như tỉnh mộng nhớ lại việc trong mộng.

Này Đại vương! Thức là chủ, nghiệp là phan duyên, cả hai làm nhân cho nhau. Thức đầu tiên sinh khởi hoặc hướng vào địa ngục, hoặc đọa vào bàng sinh, Diệm-ma-la giới và A-tu-la, hoặc trời hoặc người. Thức đầu tiên sinh rồi đều chịu quả báo ấy, đồng phần tâm phẩm liên tục tùy chuyển. Thức cuối cùng diệt gọi là tử uẩn, thức đầu tiên khởi gọi là sinh uẩn.

Này Đại vương! Không có một pháp nhỏ nào từ đời này đến đời khác. Vì sao? Vì tánh sinh diệt.

Này Đại vương! Lúc thân thức sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đầu. Lúc nghiệp ấy sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Khi thức đầu tiên sinh không từ đâu đến, khi diệt không đi về đâu. Vì sao? Vì lìa tự tánh. Biết rõ như vầy: thân thức thân thức không, tự nghiệp tự nghiệp không, thức đầu tiên thức đầu tiên không, hoặc diệt diệt không, hoặc sinh sinh không. Biết rõ nghiệp chuyển không có tác giả cũng không có thọ giả, chỉ dùng danh tướng phân biệt chỉ rõ.

Này Đại vương! Nghe tiếng xấu thì sinh ưu não. Như người trong mộng thấy chia lìa người thân yêu, buồn rầu khóc lóc sinh đại sầu khổ. Ý Đại vương nghĩ sao? Khi người này thức rồi nhớ lại việc trong mộng có thật không?

Vua thưa:

–Không thật, thưa Thế Tôn!

Đức Phật hỏi:

–Này Đại vương! Người này chấp người trong mộng là thật.

Như vậy có phải là người trí không?

Vua thưa:

–Không phải, thưa Thế Tôn! Vì sao? Vì việc thân yêu trong mộng rốt ráo không có thì làm gì có việc chia lìa. Nên biết, người này chỉ luống sức mệt mỏi, tất cả đều không có thật.

Đức Phật khen:

–Đúng vậy, đúng vậy! Này Đại vương! Kẻ ngu si dị sinh nghe tiếng dở liền sinh sầu não, khởi lên tâm sân giận, tạo ra nghiệp sân. Thân nghiệp có ba, ngữ nghiệp có bốn, ý nghiệp có ba. Tạo nghiệp ấy rồi sát-na liền diệt mất. Nghiệp ấy diệt rồi không nương vào Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn phía, trên dưới, chính giữa mà trụ; đến cuối cùng mang căn diệt, tự phần nghiệp báo thảy đều hiện hiền. Cũng như tỉnh mộng nhớ lại việc trong mộng.

Này Đại vương! Thức là chủ, nghiệp là phan duyên, cả hai làm

nhân cho nhau. Thức đầu tiên sinh khởi hoặc hướng vào địa ngục, hoặc đọa vào bàng sinh, Diệm-ma-la giới, A-tu-la, hoặc trời, hoặc người. Thức đầu tiên sinh rồi đều chịu quả báo ấy, đồng phần tâm phẩm liên tục tùy chuyển. Thức cuối cùng diệt gọi là tử uẩn, thức đầu tiên khởi gọi là sinh uẩn.

Này Đại vương! Không có một pháp nhỏ nào từ đời này đến đời khác. Vì sao? Vì tánh sinh diệt.

Này Đại vương! Lúc thân thức sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Khi nghiệp ấy sinh không từ đâu đến, khi diệt không đi về đâu. Khi thức đầu tiên sinh không từ đâu đến lúc diệt không đi về đâu. Vì sao? Vì lìa tự tánh. Nên biết rõ như vầy: thân thức thân thức không, tự nghiệp tự nghiệp không, thức đầu tiên thức đầu tiên không, hoặc diệt diệt không, hoặc sinh sinh không, biết rõ nghiệp chuyển không có tác giả cũng không có thọ giả, chỉ dùng danh tướng phân biệt để chỉ rõ.

Này Đại vương! Tai nghe tiếng xả khởi lên tưởng xả. Như người trong mộng nghe người khác tuyên nói nhưng không rõ nghĩa cú. Ý Đại vương nghĩ sao? Khi người này thức rồi nhớ lại tiếng đã nghe trong mộng là thật có không?

Vua thưa:

–Không thật, thưa Thế Tôn!

Đức Phật hỏi:

–Này Đại vương! Người này chấp việc trong mộng là thật, như vậy có phải là người trí không?

Vua thưa:

–Không phải, thưa Thế Tôn! Vì sao? Vì tiếng trong mộng thật không có thì làm gì có chuyện không rõ nghĩa cú. Nên biết, người này chỉ uổng công mệt sức, tất cả đều không thật.

Đức Phật khen:

–Đúng vậy, đúng vậy! Kẻ ngu si dị sinh tai nghe tiếng xả không đạt nghĩa thú, khinh mạn chê bai tạo ra nghiệp si. Thân nghiệp có ba, ngữ nghiệp có bốn, ý nghiệp có ba, mới vừa tạo tác thì liền diệt mất. Nghiệp này diệt rồi không nương vào Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn phía, trên dưới, chính giữa mà trụ; cuối cùng mạng can diệt, tự phần nghiệp báo thảy đều hiện tiền. Cũng như tỉnh mộng nhớ lại cú nghĩa mà mình đã nghe không rõ ở trong mộng.

Này Đại vương! Thức là chủ, nghiệp là phan duyên, cả hai làm nhân cho nhau. Thức đầu tiên sinh khởi hoặc hướng vào địa ngục, hoặc đọa vào bàng sinh, Diệm-ma-la giới, A-tu-la hoặc trời hoặc người. Thức đầu tiên sinh rồi đều chịu quả báo ấy, đồng phần tâm phẩm liên tục tùy chuyển. Thức cuối cùng diệt gọi là tử uẩn, thức đầu tiên khởi gọi là sinh uẩn.

Này Đại vương! Không có một pháp nhỏ nào từ đời này đến đời khác. Vì sao? Vì tánh sinh diệt.

Này Đại vương! Lúc thân thức sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Khi nghiệp ấy sinh không từ đâu đến, khi diệt không đi về đâu. Lúc thức đầu tiên sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Vì sao? Vì lìa tự tánh. Biết rõ như vầy: Thân thức thân thức không, tự nghiệp tự nghiệp không, thưc đầu tiên thức đầu tiên không, hoặc diệt diệt không, hoặc sinh sinh không. Biết rõ nghiệp chuyển không có tác giả, cũng không có thọ giả, chỉ dùng danh tướng phân biệt để chỉ rõ.

Đại vương nên biết! Các căn như huyễn, cảnh giới như mộng, tất cả các pháp thảy đều vắng lặng. Đây gọi là Không giải thoát môn. Không vô không tướng gọi là Vô tướng giải thoát môn. Nếu không tướng thì không nguyện cầu, đó là Vô nguyện giải thoát môn. Ba pháp này cùng đi đối với không, là con đường đầu tiên đi đến Niết-bàn, quyết định như pháp giới, rộng lớn như hư không, đối với thí dụ này nên biết như vậy.

Này Đại vương! Ví như có người trong mộng dùng hương Chiên-đàn hoặc hương Đa-ma-la diệp và các loại hương khác xoa vào thân. Ý Đại vương nghĩ sao? Khi người thức rồi nhớ lại việc xoa hương vào thân là thật có không?

Vua thưa:

–Không thật, thưa Thế Tôn!

Đức Phật hỏi:

–Này Đại vương! Người này chấp việc trong mộng là thật, như

vậy có phải là người trí không?

Vua thưa:

–Không phải, thưa Thế Tôn! Vì sao? Vì các loại hương trong mộng thật không có, thì làm gì có chuyện xoa vào thân. Nên biết, người này chỉ luống công mệt sức, tất cả đều không thật.

Đức Phật khen:

–Đúng vậy, đúng vậy! Kẻ ngu si dị sinh mới nghe hương thơm liền sinh ham thích, tâm khởi nhiễm trước tạo nghiệp như vậy. Thân nghiệp có ba, ngữ nghiệp có bốn, ý nghiệp có ba. Tạo nghiệp ấy rồi liền tiêu diệt mất. Nghiệp này diệt rồi không nương vào Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn phía, trên dưới, chính giữa mà trụ. Cho đến thức cuối cùng diệt, tự nghiệp hiện tiền. Cũng như tỉnh mộng nhớ lại việc trong mộng.

Này Đại vương! Thức là chủ, nghiệp là phan duyên, cả hai làm nhân cho nhau. Thức đầu tiên sinh khởi hoặc hướng vào địa ngục, hoặc đọa vào bàng sinh, Diệm-ma-la giới, hoặc trời, hoặc người. Thức đầu tiên sinh khởi đều chịu quả báo ấy, đồng phần tâm phẩm liên tục tùy chuyển. Thức cuoi cùng diệt gọi là tử uẩn, thức đầu tiên khởi gọi là sinh uẩn.

Này Đại vương! Không có một pháp nhỏ nào từ đời này đến, đời khác. Vì sao? Vì tánh sinh diệt.

Này Đại vương! Lúc thân thức sinh không từ đâu đến lúc diet không đi về đâu. Lúc nghiệp ấy sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc nghiệp ấy sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc thức đầu tiên sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Vì sao? Vì lìa tự tánh. Nên biết rõ như vầy: Thân thức thân thức không, tự nghiệp tự nghiệp không. Thức đầu tiên thức đầu tiên không, hoặc diệt diệt không, hoặc sinh sinh không. Biết rõ nghiệp chuyển không có tác giả cũng không có thọ giả, chỉ dùng danh tướng phân biệt để biểu thị.

Này Đại vương! Như người trong mộng thấy đem rắn chết, chó chết và người chết buộc vào cổ mình tâm sinh sợ hãi. Ý Đại vương nghĩ sao? Khi người này tỉnh giấc nhớ lại những việc đã thấy là thật có không?

Vua thưa:

–Không thật, thưa Thế Tôn!

Đức Phật hỏi:

–Này Đại vương! Người này chấp cảnh mộng là thật, như vậy có phải là người trí không?

Vua thưa:

–Không phải, thưa Thế Tôn! Vì sao? Vì rắn chết trong mộng thật không có thì làm gì có chuyện đeo vào cổ. Nên biết, người này chỉ luống công nhọc sức, tất cả đều không thật.

Đức Phật khen:

–Đúng vậy, đúng vậy! Kẻ ngu si dị sinh thấy cảnh hôi thoi nổi lên sân giận, chê bai tạo ta nghiệp này. Thân nghiệp có ba, ngữ nghiệp có bốn, ý nghiệp có ba, tạo nghiệp này rồi sát-na liền diệt mất. Nghiệp này không nương vào Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn phía, trên dưới chính giữa mà trụ; đến cuối cùng mạng căn diệt, tự phần nghiệp báo thảy đều hiện tiền. Cũng như tỉnh mộng nhớ lại việc trong mộng.

Này Đại vương! Thức là chủ, nghiệp là phan duyên, cả hai làm nhân cho nhau. Thức đầu tiên sinh khởi hoặc hướng vào địa ngục, hoặc đọa vào bàng sinh, Diệm-ma-la giới, A-tu-la, hoặc trời, hoặc người. Thức đầu tiên sinh rồi đều chịu quả báo ấy, đồng phần tâm phẩm liên tục tùy chuyển. Thức cuối cùng diệt gọi là tử uẩn, thức đầu tiên khởi gọi là sinh uẩn.

Này Đại vương! Không có một pháp nhỏ nào từ đời này đến đời khác. Vì sao? Vì tánh sinh diệt.

Này Đại vương! Lúc thân thức sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc nghiệp ấy sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc thức đầu tiên sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Vì sao? Vì lìa tự tánh. Nên biết rõ như vầy: Thân thức thân thức không, tự nghiệp tự nghiệp không, thức đầu tiên thức đầu tiên không, hoặc diệt diệt không, hoặc sinh sinh không. Biết rõ nghiệp chuyển không có tác giả cũng không có thọ giả, chỉ dùng danh tướng phân biệt để biểu thị.

Này Đại vương! Ví như có người ở trong mộng bị phi nhân cắt

mũi. Ý Đại vương nghĩ sao? Người này thức rồi nhớ lại việc cắt mũi trong mộng là thật có không?

Vua thưa:

–Không thật, thưa Thế Tôn!

Đức Phật hỏi:

–Này Đại vương! Người này chấp cảnh trong mộng cho là thật, như vậy có phải là người trí không?

Vua thưa:

–Không phải, thưa Thế Tôn! Vì sao? Vì mũi ở trong cảnh mộng thật không có thì làm gì có chuyện xẻo cắt. Nên biết, người này chỉ luống công nhọc sức, tất cả đều không thật.

Đức Phật khen:

–Đúng vậy, đúng vậy! Này Đại vương! Kẻ ngu si dị sinh thấy cắt mũi khởi lên tưởng sợ hãi, tạo nghiệp si mê. Thân nghiệp có ba, ngữ nghiệp có bốn, ý nghiệp có ba, tạo nghiệp này rồi sát-na liền diệt mất. Nghiệp này diệt rồi không nương tựa vào Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn phía, trên dưới, chính giữa mà trụ; đến cuối cùng mạng căn diệt tận, tự phần nghiệp báo thảy đều hiện tiền. Cũng như tỉnh mộng nhớ lại việc trong mộng.

Này Đại vương! Thức là chủ, nghiệp là phan duyen, cả hai làm nhân cho nhau. Thức đầu tiên sinh khởi hoặc hướng vào địa ngục, hoặc đọa vào bàng sinh, Diệm-ma-la giới, A-tu-la hoặc trời, hoặc người. Thức đầu tiên sinh rồi đều chịu quả báo ấy, đồng phần tâm phẩm liên tuc tùy chuyển. Thức cuối cùng diệt gọi là tử uẩn, thức đầu tiên khởi gọi là sinh uẩn.

Này Đại vương! Không có một pháp nhỏ nào từ đời này đến đời khác. Vì sao? Vì tánh sinh diệt.

Này Đại vương! Lúc thân thức sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc nghiệp ấy sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc thức đầu tiên sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Vì sao? Vì lìa tự tánh. Nên biết rõ như vầy: Thân thức thân thức không, tự nghiệp tự nghiệp không, thức đầu tiên thức đầu tiên không, hoặc diệt diệt không, hoặc sinh sinh không. Biết rõ nghiệp chuyển không có tác giả cũng không có thọ giả, chỉ dùng danh tướng phan biệt để chỉ rõ.

Đại vương nên biết! Các căn như huyễn, cảnh giới như mộng, tất cả các pháp thảy đều vắng lặng. Đây gọi là Không giải thoát môn. Không vô không tướng, gọi là Vô tướng giải thoát môn. Nếu không có tướng thì không nguyện cầu, gọi là Vô nguyện giải thoát môn. Ba pháp này cùng đi với không, là con đường đầu tiên đi đến Niết-bàn, quyết định như pháp giới, rộng lớn như hư không, đối với thí dụ nên biết rõ như vậy.

Này Đại vương! Ví như có người ở trong mộng bị đói khát bức bách được gặp các món ăn ngon mặc ý mà ăn. Ý Đại vương nghĩ sao? Sau khi thức giấc, người này nhớ nghĩ lại các món ăn ngon trong mộng là thật có không?

Vua thưa:

–Không thật, thưa Thế Tôn!

Đức Phật hỏi:

–Này Đại vương! Người này chấp cảnh trong mộng là thật như vậy có phải là người trí không?

Vua thưa:

–Không phải, thưa Thế Tôn! Vì sao? Vì thức ăn ngon trong mộng hoàn toàn không có thì làm gì có chuyện ăn. Nên biết, người chỉ luống công nhọc sức, tất cả đều không thật.

Đức Phật khen:

–Đúng vậy, đúng vậy! Kẻ ngu si dị sinh thấy thức ăn ngon rồi tâm sinh đắm trước khởi lên nghiệp tham. Thân nghiệp có ba, ngữ nghiệp có bốn, ý nghiệp có ba; mới vừa tạo tác sát-na liền diệt mất. Nghiệp này diệt rồi, không nương vào Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn phía, trên dưới, chính giữa mà trụ, đến cuối cùng mạng căn diệt tận, tự phần nghiệp báo thảy đều hiện tiền. Cũng như tỉnh mộng nhớ lại việc trong mộng.

Này Đại vương! Thức là chủ, nghiệp là phan duyên, cả hai làm nhân cho nhau. Thức đầu tiên sinh khởi hoặc hướng vào địa ngục hoặc đọa vào bàng sinh, Diệm-ma-la giới, A-tu-la hoặc trời hoặc người. Thức đầu tiên sinh rồi đều chịu quả báo ấy, đồng phần tâm phẩm liên tục tùy chuyển. Thức cuối cùng diệt gọi là tử uẩn, thức đầu tiên khởi gọi là sinh uẩn.

Này Đại vương! Không có một pháp nhỏ nào từ đời này đến đời khác. Vì sao? Vì tánh sinh diệt.

Này Đại vương! Lúc thân thức sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc nghiệp ấy sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc thức đầu tiên sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Vì sao? Vì lìa tự tánh. Nên biết rõ như vầy: Thân thức thân thức không, tự nghiệp tự nghiệp không, thức đầu tiên thức đầu tiên không, hoặc diệt diệt không, hoặc sinh sinh không. Biết rõ nghiệp chuyển không có tác giả cũng không có thọ giả, chỉ dùng danh tướng phân biệt để chỉ rõ.

Này Đại vương! Ví như người trong mộng bị đói bức bách, ăn phải những món dưa đắng như Câu-xá-đát-kế tử, Tất-thô-ma-rị-nại tử, tâm sinh sân hận. Ý Đại vương nghĩ sao? Sau khi người này thức rồi nhớ lại việc ăn dưa đắng trong mộng là thật có không?

Vua thưa:

–Không thật có, thưa Thế Tôn!

Đức Phật hỏi:

–Này Đại vương! Người này chấp cảnh trong mộng là thật, như vậy có phải là người trí không?

Vua thưa:

–Không phải, thưa Thế Tôn! Vì sao? Vì dưa đắng trong mộng hoàn toàn không có thì làm gì có chuyện ăn. Nên biết, người này chỉ luống công nhọc sức, tất cả đều không thật.

Đức Phật khen:

–Đúng vậy, đúng vậy! Kẻ ngu si dị sinh trong mộng bị đói khát bức bách, ăn phải vị đắng tâm sinh sân hận, tạo ra nghiệp này. Thân nghiệp có ba, ngữ nghiệp có bốn, ý nghiệp có ba. Tạo nghiệp ấy rồi liền diệt mất. Nghiệp ấy diệt rồi không nương vào Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn phía, trên dưới, chính giữa mà trụ; đến cuối cùng mạng căn diệt, tự phần nghiệp báo thảy đều hiện tiền. Cũng như tỉnh mộng nhớ lại việc trong mộng.

Này Đại vương! Thức là chủ, nghiệp là phan duyên, cả hai làm nhân cho nhau. Thức đầu tiên sinh khởi hoặc hướng vào địa ngục, hoặc đọa bàng sinh, Diệm-ma-la giới, A-tu-la, hoặc người, hoặc trời. Thức đầu tiên sinh rồi đều chịu quả báo ấy, đồng phần tâm phẩm liên tục tùy chuyển. Thức cuối cùng diệt gọi là tử uẩn, thức đầu tiên khởi gọi là sinh uẩn.

Này Đại vương! Không có một pháp nhỏ nào từ đời này đến đời khác. Vì sao? Vì tánh sinh diệt.

Này Đại vương! Lúc thân thức sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc nghiệp ấy sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Thức đầu tiên sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Vì sao? Vì lìa tự tánh. Nên biết rõ như vầy: Thân thức thân thức không, tự nghiệp tự nghiệp không, thức đầu tiên thức đầu tiên không, hoặc diệt diệt không, hoặc sinh sinh không. Biết rõ nghiệp chuyển không có tác giả cũng không có thọ giả, chỉ dùng danh tướng phân biệt để chỉ rõ.

Này Đại vương! Như người trong mộng thấy mình bị cắt lưỡi. Ý Đại vương nghĩ sao? Sau khi người này thức giấc nhớ lại việc trong mộng là thật có không?

Vua thưa:

–Không thật, thưa Thế Tôn!

Đức Phật hỏi:

–Này Đại vương! Người này chấp việc trong mộng là thật, như vậy có phải là người trí không?

Vua thưa:

–Không phải, thưa Thế Tôn! Vì sao? Vì lưỡi ở trong mộng hoàn toàn không có thì làm gì có chuyện cat lưỡi. Nên biết, người này chỉ luống công nhọc sức, tất cả đều không thật.

Đức Phật khen:

–Đúng vậy, đúng vậy! Kẻ ngu si dị sinh này thấy bị cắt lưỡi tâm sinh sân nhuế buồn rầu tạo ra nghiệp này. Thân nghiệp có ba ngữ nghiệp có bốn, ý nghiệp có ba. Tạo nghiệp này rồi sát-na liền diệt mất. Nghiệp này không nương vào Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn phía, trên dưới, chính giữa mà trụ; đến cuối cùng mạng căn diệt tự phần nghiệp báo đều hien tiền. Cũng như tỉnh mộng nhớ lại việc trong mộng.

Này Đại vương! Thức là chủ, nghiệp là phan duyên, cả hai làm nhân cho nhau. Thức đầu tiên sinh khởi hoặc hướng vào địa ngục hoặc đọa vào bàng sinh, Diệm-ma-la giới, A-tu-la, hoặc trời, hoặc người. Thức đầu tiên sinh rồi đều chịu quả báo ấy, đồng phần tâm phẩm liên tục tùy chuyển. Thức cuối cùng diệt gọi là tử uẩn, thức đầu tiên khởi gọi là sinh uẩn.

Này Đại vương! Không có một pháp nhỏ nào từ đời này đến đời khác. Vì sao? Vì tánh sinh diệt.

Này Đại vương! Lúc thân thức sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc nghiệp ấy sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc thức đầu tiên sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Vì sao? Vì lìa tự tánh. Nên biết rõ như vầy: Thân thức thân thức không, tự nghiệp tự nghiệp không, thức đầu tiên thức đầu tiên không, hoặc diệt diệt không, hoặc sinh sinh không. Biết rõ nghiệp chuyển không có tác giả cũng không có thọ giả, chỉ dùng danh tướng phân biệt để chỉ rõ.

Đại vương nên biết! Các căn như huyễn, cảnh giới như mộng, tất cả các pháp thảy đều vắng lặng. Đây gọi là Không giải thoát môn. Không vô không tướng gọi là Vô tướng giải thoát môn. Nếu không có tướng thì không có nguyện cầu, gọi là Vô nguyện giải thoát môn. Ba pháp này cùng đi đối với không, là con đường đầu tiên đi đến Niết-bàn, quyết định như pháp giới, rộng lớn như hư không, đối với thí dụ này nên biết rõ như vậy.

*********

Này Đại vương! Ví như người trong mộng thấy mình ở chung với các cô gái đẹp, sau khi thức giấc, nhớ lại việc xúc chạm ở trong mộng là thật có không?

Vua thưa:

–Không thật, thưa Thế Tôn!

Đức Phật hỏi:

–Này Đại vương! Ý Đại vương nghĩ sao? Người này chấp việc trong mộng cho là thật, như vậy có phải là người trí không?

Vua thưa:

–Không phải, thưa Thế Tôn! Vì sao? Vì các cô gái đẹp trong mộng hoàn toàn không có thì làm gì có chuyện xúc chạm cảm khoái.

Nên biết, người này chỉ luống công nhọc sức, tất cả đều không thật.

Đức Phật khen:

–Đúng vậy, đúng vậy! Kẻ ngu si dị sinh vô trí kiến thức thấp kém đối với việc xúc chạm vừa ý lại sinh yêu thích, tâm sinh nhiễm trước tạo nghiệp như vậy. Thân nghiệp có ba, ngữ nghiệp có bốn, ý nghiệp có ba. Tạo nghiệp ấy rồi sát-na liền diệt mất. Nghiệp ấy diệt rồi không nương vào Đông, Tây, Nam, Bắc, trên dưới, bốn phía, chính giữa, mà trụ; đến khi mạng chung thấy những việc trước kia đã làm hiện ra trong tâm tưởng. Như người tỉnh mộng, nhớ lại việc trong mộng; cuối cùng thức diệt tự nghiệp hiện tiền.

Này Đại vương! Thức là chủ, nghiệp là phan duyên, ca hai làm nhân cho nhau. Thức đầu tiên sinh khởi tạo nghiệp thọ báo đến không hoại mất, hoặc hướng vào địa ngục, hoặc đọa vào bàng sinh,

Diệm-ma-la giới, A-tu-la, hoặc trời, hoặc người, đồng phần chủng loại liên tục không dứt.

Này Đại vương! Thức cuối cùng diệt gọi là tử uẩn, thức đầu tiên khởi gọi là sinh uẩn.

Này Đại vương! Lúc thức ấy khởi không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc duyên kia khởi không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc nghiệp ay sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu.

Này Đại vương! Không có một pháp nhỏ nào từ đời này đến đời khác. Vì sao? Vì lìa tự tánh. Nên biết rõ như vầy: Thức đầu tiên thức đầu tiên không, tự nghiệp tự nghiep không, thân thức thân thức không, hoặc diệt diệt không, hoặc sinh sinh không, luân hồi luân hồi không, Niết-bàn Niết-bàn tự tánh đều không, không có tác giả cũng không có thọ giả, chỉ tùy theo thế tục mà chỉ bày rõ ràng, không phải đệ nhất nghĩa nói như thế.

Đại vương nên biết! Các căn như huyễn, cảnh giới như mộng, tất cả các pháp thảy đều vắng lặng. Đây gọi là Không giải thoát môn. Không vô không tướng gọi là Vô tướng giải thoát môn. Nếu không tướng thì không có nguyen cầu, gọi là Vô nguyện giải thoát môn. Nếu ai có khả năng hiểu rõ ba giải thoát môn này cùng đi đối với không thì đó là con đường đầu tiên đi đến Bồ-đề, rộng lớn như pháp tánh, cứu cánh như hư không, đối với thí dụ này nên biết như vậy.

Này Đại vương! Ví như người trong mộng lấy đồng dát mỏng nóng làm y phục quấn vào thân. Khi người này tỉnh giấc nhớ lại việc đồng dát mỏng nóng áp vào thân thể khổ não như vậy là thật có không?

Vua thưa:

–Không thật, thưa Thế Tôn!

Đức Phật hỏi:

–Này Đại vương! Ý Đại vương nghĩ sao? Người này chấp cảnh trong mộng là thật, như vậy có phải là người trí không?

Vua thưa:

–Không phải, thưa Thế Tôn! Vì sao? Vì đồng mỏng nóng trong mộng hoàn toàn không có thì làm gì có chuyện áp vào thân nóng bức khổ não. Nên biết, người này chỉ luống công nhọc sức, tất cả đều không có thật.

Đức Phật khen:

–Đúng vậy, đúng vậy! Kẻ ngu si dị sinh nhận thức thấp kém thấy việc sợ hãi tâm sinh hiềm ghét, vọng sinh chấp trước tạo ra ác này. Thân nghiệp có ba, ngữ nghiệp có bốn, ý nghiệp có ba; tạo nghiệp này rồi sát-na liền diệt mất. Nghiệp này diệt rồi không nương vào Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn phía, trên dưới, chính giữa mà trụ; đến khi mạng chung thấy việc làm đời trước tâm sinh hoảng hốt. Như người tỉnh mộng nhớ lại việc trong mộng. Thức cuối cùng diệt tự nghiệp hiện tiền.

Này Đại vương! Thức là chủ, nghiệp là phan duyên, cả hai làm nhân cho nhau. Thức đầu tiên sinh khởi tạo nghiệp chịu quả báo đều không hoại mất, hoặc hướng vào địa ngục, hoặc đọa vào bàng sinh, Diệm-ma-la giới, A-tu-la, hoặc trời, hoặc người. Thức đầu tiên sinh rồi đều chịu quả báo ấy, đồng phần tâm phẩm, liên tục tùy chuyển. Thức cuối cùng diệt gọi là tử uẩn, thức đầu tiên khởi gọi là sinh uẩn.

Này Đại vương! Lúc thức ấy khởi không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc duyên ấy sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc nghiệp ấy sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu.

Này Đại vương! Không có một pháp nhỏ nào từ đời này đến đời khác. Vì sao? Vì tự tánh không. Nên biết rõ như vầy: Thức đầu tiên thức đầu tiên không, tự nghiệp tự nghiệp không, thân thức thân thức không, hoặc diệt diệt không, hoặc sinh sinh không, luân hồi luân hồi không, Niết-bàn Niết-bàn tự tánh đều không. Biết rõ nghiệp báo tự tánh chẳng phải có, không có tác giả cũng không có thọ giả, chỉ dùng danh tướng phân biệt để chỉ rõ.

Đại vương nên biết! Các căn như huyễn, cảnh giới như mộng, tất cả các pháp thảy đều vắng lặng. Đây gọi là Không giải thoát môn. Không vô không tướng là Vô tướng giải thoát môn. Nếu không tướng thì không có nguyện cầu, gọi là Vô nguyện giải thoát môn. Nếu ai có khả năng hiểu rõ ba giải thoát môn này cùng đi đối với không thì đó là con đường đầu tiên đi đến Bồ-đề, rộng lớn như pháp tánh, cứu cánh như hư không, đối với thí dụ này nên biết rõ như vậy.

Này Đại vương! Như người trong mộng thấy thân mình bị hoại không còn biết cảm giác. Khi người này tỉnh giấc nhớ lại thân bị tan hoại trong mộng sinh ra lo buồn sầu não là thật có có không?

Vua thưa:

–Không thật, thưa Thế Tôn!

Đức Phật hỏi:

–Này Đại vương! Ý Đại vương nghĩ sao? Người này chấp việc trong mộng là thật như vậy có phải là người trí không?

Vua thưa:

–Không phải, thưa Thế Tôn! Vì sao? Vì thân căn trong mộng hoàn toàn không có thì làm gì có chuyện tan hoại. Nên biet, người này chỉ luống công nhọc sức, tất cả đều không thật.

Đức Phật khen:

–Đúng vậy, đúng vậy! Kẻ ngu si dị sinh phàm phu nhận thức kém cỏi, tự thấy thân tan hoại tâm sinh chấp trước, lại khởi lên sợ hãi tạo ra nghiệp si này. Thân nghiệp có ba khẩu nghiệp có bốn, ý nghiệp có ba. Tạo nghiệp ấy rồi sát-na liền diệt mất. Nghiệp ấy diệt rồi không nương vào Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn phía, trên dưới, chính giữa mà trụ, đến khi mạng chung thấy việc làm trước kia tâm sinh sợ hãi bàng hoàng. Như người tỉnh mộng nhớ lại việc trong mộng. Thức cuối cùng diệt tự nghiệp hiện tiền.

Này Đại vương! Thức là chủ, nghiệp là phan duyên, cả hai làm nhân cho nhau. Thức đầu tiên sinh khởi tạo nghiệp chịu quả báo đều không hoại mất, hoặc hướng vào địa ngục, hoặc đọa vào bàng sinh, Diệm-ma-la giới, A-tu-la, hoặc trời, hoặc người. Thức đầu tiên sinh rồi đều chịu quả báo ấy, đồng phần tâm phẩm, liên tục tùy chuyển. Thức cuối cùng diệt gọi là tử uẩn, thức đầu tiên khởi gọi là sinh uẩn.

Này Đại vương! Lúc thức đầu tiên khởi không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc duyên ấy khởi không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc nghiệp ấy sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu.

Này Đại vương! Không có một pháp nhỏ nào từ đời này đến đời khác. Vì sao? Vì tự tánh không. Nên biết rõ như vầy: Thức đầu tiên thức đầu tiên không, tự nghiệp tự nghiệp không, thân thức thân thức không, hoặc diệt diệt không, hoặc sinh sinh không, luân hồi luân hồi không, Niết-bàn Niết-bàn tự tánh đều không. Biết rõ nghiệp báo tự tánh chẳng phải có, không có tác giả cũng không có thọ giả, chỉ dùng danh tướng phân biệt để chỉ rõ.

Đại vương nên biết! Các căn như huyễn, cảnh giới như mộng, tất cả các pháp thảy đều vắng lặng. Đây gọi là Không giải thoát môn. Không vô không tướng gọi là Vô tướng giải thoát môn. Nếu không tướng thì không có nguyện cầu, đó là Vô nguyện giải thoát môn. Nếu ai có thể hiểu rõ ba pháp môn giải thoát này cùng đi đối với không thì đó là con đường đầu tiên đi đến Bồ-đề, rộng lớn như pháp giới, cứu cánh như hư không, đối với thí dụ này nên biết rõ như vậy.

Này Đại vương! Như người trong mộng thấy người làm trò ảo thuật làm ra năm thứ dục và các thứ dục khác, tự thấy thân mình được hưởng các thứ dục lạc ấy. Sau khi tỉnh giấc, người này nhớ lại việc đã làm trong mộng là thật có không?

Vua thưa:

–Không thật, thưa Thế Tôn!

Đức Phật hỏi:

–Này Đại vương! Ý Đại vương nghĩ sao? Người này chấp cảnh trong mộng cho là thật, như vậy có phải là người trí không?

Vua thưa:

–Không phải, thưa Thế Tôn! Vì sao? Vì người làm trò ảo thuật ở trong mộng hoàn toàn không có thì làm gì có việc biến hiện năm thứ dục lạc và các việc cảm khoái khác. Nên biết, người này chỉ luống công nhọc sức, tất cả đều không thật.

Đức Phật khen:

–Đúng vậy, đúng vậy! Kẻ ngu si dị sinh phàm phu nhận thức kém cỏi ý đắm trước vào pháp, tâm sinh tham nhiễm, lại khởi lên tìm cầu càng thêm si ái bị nó dắt dẫn tạo ra tội này. Thân nghiệp có ba, khẩu nghiệp có bốn, ý nghiệp có ba. Tạo nghiệp ấy rồi sát-na liền diệt mất. Nghiệp ấy diệt rồi không nương vào Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn phía, trên dưới, chính giữa mà trụ; đến khi mạng chung thấy những việc làm thuở trước hiện trong tâm tưởng, tự phần nghiệp báo thảy đều hiện tiền. Cũng như tỉnh mộng nhớ lại việc trong mộng.

Này Đại vương! Thức là chủ, nghiệp là phan duyên, cả hai làm nhân cho nhau. Thức đầu tiên sinh khởi tao nghiệp chịu quả báo đều không hoại mất, hoặc hướng vào địa ngục, hoặc đọa vào bàng sinh, Diệm-ma-la giới, A-tu-la, hoặc trời, hoặc người. Thức đầu tiên sinh rồi đều chịu quả báo ấy, đồng phần tâm phẩm, liên tục tùy chuyển. Thức cuối cùng diệt gọi là tử uẩn, thức đầu tiên khởi gọi là sinh uẩn.

Này Đại vương! Lúc thân thức sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc duyên ấy sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc nghiệp ấy sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu.

Này Đại vương! Không có một pháp nhỏ nào từ đời này đến đời khác. Vì sao? Vì tự tánh không. Nên biết rõ như vầy: Thức đầu tiên thức đầu tiên không, tự nghiệp tự nghiệp không, thân thức thân thức không, hoặc diệt diệt không, hoặc sinh sinh không, luân hồi luân hồi không, Niết-bàn Niết-bàn tự tánh đều không, tạo nghiệp không thể được, thọ báo không thể được, chỉ dùng danh tướng phân biệt để chỉ rõ.

Đại vương nên biết! Các căn như huyễn, cảnh giới như mộng, tất cả các pháp thảy đều vắng lặng. Đây gọi là Không giải thoát môn. Không vô không tướng gọi là Vô tướng giải thoát môn. Nếu không tướng thì không có nguyện cầu, đây gọi là Vô nguyện giải thoát môn. Nếu ai có khả năng biết rõ ba giải thoát môn này cùng đi đối với không thì đó là con đường đầu tiên đi đến Bồ-đề, rộng lớn như pháp giơi, cứu cánh như hư không, đối với thí dụ này nên biết như vậy.

Này Đại vương! Ví như có người ở trong mộng thấy mình và cả quyến thuộc đều bị nước mạnh nhận chìm, chịu các nỗi kinh hồn và khổ não. Sau khi tỉnh giấc, người này nhớ lại việc bị nước nhận chìm ở trong mộng là thật có không?

Vua thưa:

–Không thật, thưa Thế Tôn!

Đức Phật hỏi:

–Này Đại vương! Người này chấp cảnh trong mộng là thật, như vậy có phải là người trí không?

Vua thưa:

–Không phải, thưa Thế Tôn! Vì sao? Vì bị nước nhận chìm ở trong mộng hoàn toàn không có thì làm gì có chuyện kinh hoàng khổ não. Nên biết, người này chỉ luống công nhọc sức, tất cả đều không thật.

Đức Phật khen:

–Đúng vậy, đúng vậy! Kẻ ngu si dị sinh phàm phu nhận thức kém cỏi, ý đắm trước vào các pháp sinh ra lo sợ sầu não, lần lượt tìm cầu không có đạo đối trị. Do không hiểu cho nên khởi các ác nghiệp, thân nghiệp có ba, khẩu nghiệp có bốn, ý nghiệp có ba. Tạo ra nghiệp ấy rồi sát-na liền diệt mất. Nghiệp ấy diệt rồi không nương vào Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn phía, trên dưới, ở giữa mà trụ; đến khi mạng chung, tâm sinh hoảng sợ, thấy việc đời trước đã làm đều hiện ra cả. Như người trong tỉnh mộng nhớ lại việc trong mộng.

Đại vương! Thức là chủ, nghiệp là phan duyên, cả hai làm nhân cho nhau. Thức đầu tiên sinh khởi tạo nghiệp chịu quả báo đều không hoại mất, hoặc hướng vào địa ngục, hoặc đọa vào bàng sinh, Diệm-ma-la giới, A-tu-la, hoặc trời, hoặc người. Thức đầu tiên sinh rồi đều chịu quả báo ấy, đồng phần tâm phẩm, liên tục tùy chuyển. Thức cuối cùng diệt gọi là tử uẩn, thức đầu tiên khởi gọi là sinh uẩn.

Này Đại vương! Lúc thức đầu tiên sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc duyên ấy sinh không từ đâu đến lúc diệt không đi về đâu. Lúc nghiệp ấy sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu.

Này Đại vương! Không có một pháp nhỏ nào từ đời này đến đời khác. Vì sao? Vì tự tánh không. Nên biết rõ như vầy: Thức đầu tiên thức đầu tiên không, tự nghiệp tự nghiệp không, thân thức thân thức không, hoặc diệt diệt không, hoặc sinh sinh không, luân hồi luân hồi không, Niết-bàn Niết-bàn tự tánh đều không, không có tác giả cũng không có thọ giả, chỉ dùng danh tướng phân biệt để chỉ rõ.

Này Đại vương! Các căn như huyễn, cảnh giới như mộng, tất cả các pháp thảy đều vắng lặng. Đây gọi là Không giải thoát môn. Không vô không tướng gọi là Vô tướng giải thoát môn. Nếu không tướng thì không có nguyện cầu, đây gọi là Vô nguyện giải thoát môn. Nếu ai có khả năng hiểu rõ ba giải thoát môn này cùng đi đối với không thì đó là con đường đầu tiên đi đến Bồ-đề, rộng lớn như pháp giới, cứu cánh như hư không, đối với thí dụ này nên biết như vậy.

Này Đại vương! Ví như có người trong mộng, tự thấy mình uống rượu quá say không biết thiện pháp và các ác hạnh, công đức và lỗi lầm. Sau khi tỉnh giấc, người này nhớ lại việc trong mộng là thật có không?

Vua thưa:

–Không thật, thưa Thế Tôn!

Đức Phật hỏi:

–Này Đại vương! Ý Đại vương nghĩ sao? Người này chấp việc trong mộng là thật, như vậy có phải là người trí không?

Vua thưa:

–Không phải, thưa Thế Tôn! Vì sao? Vì việc uống rượu trong mộng hoàn toàn không có thì làm gì chuyện say mê. Nên biết, người này chỉ luống công nhọc sức, tất cả đều không thật.

Đức Phật khen:

–Đúng vậy, đúng vậy! Kẻ ngu si dị sinh nhận thức kém cỏi, ý đắm trước vào các phap, khởi tâm ái nhiễm, tạo ra nghiệp si này. Thân nghiệp có ba, khẩu nghiệp có bốn, ý nghiệp có ba. Tạo ra nghiệp ấy rồi sát-na liền diệt mất. Nghiệp ấy diệt rồi không nương vào Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn phía, trên dưới, chính giữa mà trụ; đến khi mạng chung thấy những việc làm thuở trước, tự phần nghiệp báo hiện trong tâm tưởng. Như người tỉnh mộng nhớ lại việc trong mộng.

Này Đại vương! Thức là chủ, nghiệp là phan duyên, cả hai làm nhan cho nhau. Thức đầu tiên sinh khởi tạo nghiệp chịu quả báo đều không hoại mất, hoặc hướng vào địa ngục, hoặc đọa vào bàng sinh, Diệm-ma-la giới, A-tu-la, hoặc trời, hoặc người. Thức đầu tiên sinh rồi đều chịu quả báo ấy, đồng phần tâm phẩm, liên tục tùy chuyển. Thức cuối cùng diệt gọi là tử uẩn, thức đầu tiên khởi gọi là sinh uẩn.

Này Đại vương! Lúc thân thức sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc duyên ấy sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu. Lúc nghiệp ấy sinh không từ đâu đến, lúc diệt không đi về đâu.

Này Đại vương! Không có một pháp nhỏ nào từ đời này đến đời khác. Vì sao? Vì tự tánh không. Nên biết rõ như vầy: Thức đầu tiên thức đầu tiên không, tự nghiệp tự nghiệp không, thân thức thân thức không, hoặc diệt diệt không, hoặc sinh sinh không, luân hồi luân hồi không, Niết-bàn Niết-bàn tự tánh đều không, không có tác giả cung không có thọ giả, hoặc nghiệp hoặc báo đều không thể được, chỉ dùng danh tướng phân biệt để chỉ rõ.

Này Đại vương! Các căn như huyễn, cảnh giới như mộng, tất cả các pháp thảy đều vắng lặng. Đây gọi là Không giải thoát môn. Không vô không tướng gọi là Vô tướng giải thoát môn. Nếu không tướng thì không nguyện cầu, đây gọi là Vô nguyện giải thoát môn. Nếu ai có khả năng biết rõ ba môn giải thoát này cùng đi đối với không thì đó là con đường đầu tiên đi đến Bồ-đề, rộng lớn như pháp giới, cứu cánh như hư không, đối với thí dụ này nên biết như vậy.