ĐẠI TỲ-LÔ-GIÁ-NA THÀNH PHẬT KINH SỚ

A-xà-lê Nhất Hạnh ghi chép

 

 

Phẩm 26: NHƯ LAI

Bấy giờ, Chấp Kim Cang Bí Mật Chủ bạch Phật rằng: Thế Tôn nào là Như Lai? Thế nào là Nhân Trung Tôn? Thế nào là Bồ-tát? Thế nào gọi là Phật? Đạo sư Đại Mâu-ni? Xin giải thích các nghi cho con, Bồ-tát đại danh xưng, dứt hết tâm nghi lo, phải tu hành Đại thừa, làm vua không ai hơn.

Phẩm kế, Kim Cang Thủ lại bạch Phật rằng: Thế nào là Như Lai? Thế nào Nhân Trung Tôn? Bồ-tát là gì? Bấy giờ, Thế Tôn Tỳ-lô-giá-na quán sát các đại chúng hội, bảo Chấp Kim Cang Bí Mật Chủ rằng: Lành thay, lành thay! Kim Cang Thủ! Ông hỏi ta nghĩa như thế, hay lắng nghe và khéo tác ý, nay ta sẽ giảng nói Đạo Ma-ha-diễn Bồ-đề tướng hư không lìa tất cả phân biệt, ưa thích cầu Bồ-đề gọi là Bồ-đề Tát-đỏa, thành tựu mười địa, tự tại khéo thông đạt các pháp không như huyễn, biết đây tất cả đều đồng nhau, nghĩa là biết tất cả pháp đều đồng, biết các chỗ đến ở thế gian, cho nên nói là Phật-đà, pháp như tướng hư không, không hai chỉ một tướng, Chánh giác có mười Lực, đó gọi là Tam-bồ-đề. Chỉ có trí tuệ hại, chỉ làm thì cũng được, nghĩa là dùng tuệ hại phiền não, tự tánh không nói năng, trí tuệ tự chứng, nên nói là Như Lai. Vì sao biết nghi này của ta, Đạo sư trừ, Đại Mâu-ni nghi lo bỏ hết, Bồ-tát Đại Danh Xưng, phải thực hành Đại thừa, làm vua không ai hơn. Như trên là hỏi, ý nói: Phật trước nay đã nói pháp rồi, nơi nơi cho là Phật hoặc Bồ-tát. Nhưng ta tuy nghe điều này cũng chưa quyết trạch được tướng danh nghĩa. Vì nghĩa gì mà được gọi là Phật, được gọi là Bồ-tát, được gọi là Như Lai, được gọi là Nhân Trung Tôn, vì từ cha mẹ sinh ra liền có tên này, vì đức thành hạnh đủ mới được hiệu này, hạnh Đại thừa là vua không gì trên. Là khen đức của Phật mới hỏi.

Phật kế lại khen lành thay, cho đến khuyên lắng nghe mới đáp: Đạo Đại thừa hư không Bồ-đề phải lìa bỏ phân biệt. Nếu ưa cầu Bồđề ấy thì gọi là Bồ-tát. Ở đây đáp tên gọi Bồ-tát. Hư không chẳng có tướng. Bồ-đề cũng giống như thế, cũng như hư không chẳng có tướng, không phân biệt. Lại hư không chẳng có tướng mà các đức nương nhờ, muôn tượng nương vào đó mà lập. Bồ-đề cũng như thế, rốt ráo vô tướng, vô phân biệt mà đủ tất cả công đức. Đối với tướng như thật muốn cầu chứng đạt, đó gọi là Bồ-đề. Kế là giải thích nghĩa Phật mười địa được thành tự tại khéo thông đạt, biết pháp không như huyễn, lại biết thâm tâm của chúng sinh các việc đã làm hướng đến. Vì có đức này nên tất cả thế gian gọi là Phật. Tên gọi Phật do đây mà khởi. Tướng pháp hư không chẳng hai, chỉ có một tướng Phật mười lực gọi là Chánh giác. Cũng giải thích nghĩa Phật. Trước chỉ nói biết pháp không như huyễn. Nay nói pháp hư không một tướng, không tướng tức do đây mà thông suốt. Vì mười lực biết khắp tất cả pháp, không gì chẳng biết. Như trong kinh Bồ-tát Tạng có nói rất rộng về mười Lực. Bồ-đề này như hư không, chẳng có hai tướng. Đối với một tướng tâm không chỗ trụ. Do đây nên được mười Lực của Phật. Do chánh trụ vào mười Lực này nên gọi là Chánh Đẳng Giác. Phật và Chánh giác tên khác mà thể một. Khéo điều phục thân, miệng, ý, nhiếp phục tự tại, dứt trừ các ma, không phải chỉ hàng phục ngoại ma mà hội chướng cũng hàng phục, tôn quý nhất trong thế và xuất thế nên gọi là Nhân Trung Tôn. Nghĩa này trong văn kinh không có giải thích. Các văn khác hiểu như thế. Tuệ hai chỉ là vô minh lìa nói năng tự tánh, tự chứng trí. Nói đây là Như Lai, đó là đáp danh hiệu Như Lai. Tuệ này hại vô minh nên nói tuệ hại, tuy chẳng nói vô minh, nhưng chỗ hại tức là vô minh, nghĩa nó tự sáng. Cảnh giới tự chứng này ra ngoài nói năng. Vì biết tự chứng có thể giảng nói mà trao cho người khác. Trụ trí như thế mà được gọi là Như Lai. Lại như lý Phật tự nhiên chứng biết nên gọi là Như Lai. Lại như Đạo mà chư Phật thực hành tự nhiên chỗ chứng ta cũng đi như vậy, nên gọi là Như khứ. Trong Đại Bản có đáp đủ việc này. Đều có hơn một trăm bài kệ, người truyền pháp chỉ lược nêu tông yếu, đều có một bài kệ đáp mà đại ý cũng đủ.