SỐ 224
KINH ĐẠO HÀNH BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Dịch Phạn ra Hán: Đời Hậu Hán, Tam tạng Pháp sư Chi-lâu-ca-sấm, người nước Nhục Chi.
Dịch Hán ra Việt: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 9

Phẩm 26: CHẲNG THỂ CÙNG TẬN

Bấy giờ Tu-bồ-đề nghĩ: “Bát-nhã ba-la-mật do Đức Phật nói rất sâu. Ta cần phải thưa hỏi.” Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật chẳng thể cùng tận ví như hư không chẳng thể cùng tận thì Bồ-tát phải nhân vào đâu mà tư duy Bát-nhã ba-la-mật?

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Sắc chẳng thể cùng tận, phải tư duy Bát-nhã ba-la-mật như thế. Thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức chẳng thể cùng tận, phải tư duy Bát-nhã ba-la-mật như thế. Mười hai nhân duyên chẳng thể cùng tận, phải tư duy Bát-nhã ba-la-mật như thế.

Phật nói với Tu-bồ-đề:

–Bồ-tát phải tư duy Bát-nhã ba-la-mật như thế. Bồ-tát tư duy như thế thì mười hai nhân duyên chỉ đắc trong đó. Lúc Bồtát mới ngồi dưới cội cây tư duy mười hai nhân duyên không cùng chung với quả vị Bích-chi-phật thì lúc đó trí tuệ Nhất thiết trí đều đầy đủ.

Phật nói với Tu-bồ-đề:

–Nếu có Bồ-tát lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật tư duy mười hai nhân duyên chẳng thể cùng tận. Tư duy như thế thì vượt hơn quả vị A-la-hán, Bích-chi-phật, trụ ngay Phật đạo. Nếu Bồ-tát không tư duy thực hành Bát-nhã ba-la-mật như thế mà tư duy mười hai nhân duyên chẳng thể cùng tận thì sẽ ở giữa chừng đắc A-la-hán, Bíchchi-phật. Bồ-tát chẳng lui sụt ở giữa chừng đắc A-la-hán, Bích-chiphật. Bồ-tát chẳng lui sụt ở giữa chừng là nhờ tư duy thực hành Bátnhã ba-la-mật, tư duy hành Ma-ha Âu-hòa-câu-xá-la (Đại phương tiện thiện xảo).

Đức Phật nói với Tu-bồ-đề:

–Lúc Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật thì tư duy quán mười hai nhân duyên chẳng thể cùng tận. Quán mười hai nhân duyên như thế thì thấy pháp sinh, pháp diệt đều do nhân duyên. Pháp cũng không có người tạo tác. Tư duy mười hai nhân duyên như thế lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật thì chẳng thấy sắc, chẳng thấy thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức, chẳng thấy cõi nước Phật, không có pháp sở nhân để thấy cõi nước Phật. Đó là Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-lamật.

Nếu có Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật, lúc ấy ma rất buồn khổ ví như cha mẹ mới chết, khóc lóc, buồn khổ, ưu tư. Lúc Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật, ma buồn khổ như thế đó.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Chỉ một ma buồn khổ hay những ma khác cũng lại buồn khổ?

Đức Phật nói với Tu-bồ-đề:

–Ma trong cõi nước Phật, các ma đó đều bất an ở nơi trú xứ của chúng. Lúc Bồ-tát hành theo giáo pháp Bát-nhã bala-mật thì các hàng Trời, A-tu-luân, Rồng, Quỷ thần, Người hoặc chẳng phải người chẳng thể làm hại Bồ-tát. Nếu có Bồ-tát muốn đắc Phật đạo thì phải thực hành Bát-nhã ba-lamật. Bồ-tát thực hành Bát-nhã bala-mật là hành đầy đủ Bố thí ba-la-mật, Trì giới ba-la-mật, Nhẫn nhục ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật. Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã bala-mật là hành đầy đủ Âu-hòa-câu-xá-la (phương tiện thiện xảo) và các Ba-la-mật. Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-lamật nếu có việc ma khởi lên thì liền hay biết, khiến nó chẳng đến. Bồ-tát muốn được hết Âu-hòa-câu-xá-la và các Balamật thì phải hành trì Bát-nhã ba-la-mật, phải giữ gìn Bát-nhã bala-mật. Nếu có Bồ-tát hành trì Bát-nhã ba-la-mật, giữ gìn Bát-nhã ba-la-mật thì bấy giờ Bồ-tát đó tư duy bổn hạnh của vô số không thể kể xiết chư Phật hiện tại ở khắp mười phương lúc hành đạo Bồtát, các Tôn giả đều được sinh ra từ Bát-nhã ba-la-mật. Bồ-tát nghĩ rằng: “Ta cũng sẽ được hết kinh pháp như chư Phật đã được.” Như vậy lúc Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật khởi ý niệm đó trong khoảnh khắc như búng ngón tay, nếu có Bồ-tát bố thí đầy đủ nhiều như số cát sông Hằng cũng chẳng bằng Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-lamật trong khoảnh khắc như búng ngón tay đó. Bồ-tát hành như thế là trụ vào quả vị không thoái chuyển. Bồ-tát ấy được chư Phật hộ niệm, không còn trở lại với đạo khác, sẽ được thành Phật, không bao giờ đọa vào ba đường ác. Lúc Bồ-tát ấy chưa từng lìa chư Phật, Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật trong khoảnh khắc như búng ngón tay có công đức như vậy, huống là một ngày tuân thủ Bát-nhã ba-la-mật. Thực hành Bát-nhã ba-la-mật phải như Bồtát Càn-đà-ha-trú (Hương Tượng). Bồ-tát Càn-đà-ha-trú là bậc tối tôn đệ nhất ở cõi nước của Đức Phật A-súc.