SỐ 223
KINH MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Hán dịch: Pháp sư Cưu-ma-la-thập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 6

Phẩm 23: ĐỒNG VỚI HƯ KHÔNG

–Này Tu-bồ-đề! Ông nói Đại thừa đồng với hư không.

–Đúng vậy, Đại thừa đồng với hư không.

–Này Tu-bồ-đề! Như hư không chẳng có mười phương như Đông, Tây, Đại thừa cũng không có mười phương.

Như hư không chẳng có dài, ngắn, vuông, tròn, Đại thừa cũng chẳng phải dài, ngắn, vuông, tròn.

Như hư không chẳng có màu xanh, vàng, đỏ, trắng, đen, Đại thừa cũng chẳng có màu xanh, vàng, đỏ, trắng, đen.

Cho nên nói Đại thừa đồng với hư không.

Này Tu-bồ-đề! Như hư không chẳng có quá khứ, vị lai, hiện tại. Cũng vậy, Đại thừa chẳng có quá khứ, vị lai, hiện tại.

Như hư không chẳng thêm, chẳng bớt, cũng giống như vậy, Đại thừa chẳng thêm, chẳng bớt.

Như hư không chẳng nhơ, chẳng sạch. Cũng giống như vậy, Đại thừa chẳng nhơ, chẳng sạch.

Như hư không chẳng sinh, chẳng diệt, không dừng, không đổi. Cũng giống như vậy, Đại thừa chẳng sinh, chẳng diệt, không dừng, không đổi.

Như hư không chẳng phải thiện, bất thiện, chẳng phải ký, vô ký. Cũng giống như vậy, Đại thừa chẳng phải thiện, bất thiện, chẳng phải ký, vô ký.

Như hư không chẳng thấy nghe, chẳng hay biết. Cũng vậy, Đại thừa chẳng thấy nghe, hay biết.

Như hư không chẳng thể biết được, chẳng thể hay được, chẳng thể thấy được, chẳng thể dứt được, chẳng thể chứng được, chẳng thể tu được. Cũng vậy, Đại thừa chẳng thể biết được, hay được, thấy được, dứt được, cũng chẳng thể chứng được, tu được.

Cho nên nói rằng Đại thừa đồng với hư không.

Này Tu-bồ-đề! Hư không chẳng phải tướng nhiễm, tướng lìa. Cũng vậy, Đại thừa chẳng phải tướng nhiễm, chẳng phải tướng lìa.

Như hư không chẳng thuộc cõi Dục, cõi sắc, cõi Vô sắc.

Cũng vậy, Đại thừa chẳng thuộc cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc. Như hư không chẳng có bắt đầu phát tâm cho đến tâm thứ mười. Cũng vậy, Đại thừa không có bắt đầu phát tâm cho đến tâm thứ mười.

Như hư không chẳng có Càn tuệ địa, Tánh nhân địa, Bát nhân địa, Kiến địa, Bạc địa, Ly dục địa, Dĩ tác địa. Cũng vậy, Đại thừa không có Càn tuệ địa cho đến Dĩ tác địa.

Như hư không chẳng có quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đàhàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán. Cũng vậy, Đại thừa không có quả Tu-đàhoàn cho đến quả A-la-hán.

Như hư không chẳng có Thanh văn địa, Bích-chi-phật địa.

Cũng vậy, Đại thừa không có Thanh văn địa cho đến Phật địa.

Thế nên nói rằng Đại thừa đồng với hư không.

Này Tu-bồ-đề! Như hư không chẳng phải sắc, vô sắc, chẳng phải khả kiến, bất khả kiến, chẳng phải hữu đối, vô đối, chẳng phải hợp, chẳng phải tán. Cũng vậy, Đại thừa chẳng phải sắc cho đến chẳng phải tán.

Như hư không chẳng phải thường, vô thường, chẳng phải lạc, khổ, chẳng phải ngã, vô ngã. Cũng vậy, Đại thừa chẳng phải Thường vô thường, lạc, khổ, ngã, vô ngã.

Như hư không chẳng phải không, bất không, chẳng phải tướng, vô tướng, chẳng phải tác, vô tác. Cũng vậy, Đại thừa chẳng phải không cho đến chẳng phải vô tác.

Như hư không chẳng phải vắng lặng chẳng vắng lặng, chẳng phải lìa chẳng lìa. Cũng vậy, Đại thừa chẳng phải vắng lặng cho đến chẳng phải lìa.

Như hư không chẳng phải tối sáng. Cũng vậy, Đại thừa chẳng phải tối sáng.

Như hư không chẳng phải được, chẳng thể được. Cũng vậy, Đại thừa chẳng phải được, chẳng phải chẳng được.

Như hư không chẳng phải khả thuyết, chẳng phải bất khả thuyết. Cũng vậy, Đại thừa chẳng phải khả thuyết, chẳng phải chẳng bất khả thuyết.

Cho nên nói rằng Đại thừa đồng với hư không.

Này Tu-bồ-đề! Như lời ông nói, như hư không dung chứa vô lượng, vô biên vô số chúng sinh, Đại thừa cũng dung thọ vô lượng, vô biên vô số chúng sinh.

Đúng vậy. Vì chúng sinh không thật có, nên biết hư không chẳng thật có. Vì hư không chẳng thật có, nên biết Đại thừa cũng không thật có. Do đó nên Đại thừa dung chứa vô lượng, vô biên vô số chúng sinh.

Vì sao? Vì chúng sinh, hư không và Đại thừa đều chẳng thật có.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Vì Đại thừa không thật có nên biết vô số không thật có, vì vô số không thật có nên biết vô lượng không thật có, vì vô lượng không thật có nên biết vô biên không thật có, vì vô biên không thật có nên biết tất cả các pháp không thật có. Do đó, nên Đại thừa dung thọ vô lượng, vô biên vô số chúng sinh.

Vì sao? Vì chúng sinh, hư không, Đại thừa, vô số vô lượng, vô biên, tất cả các pháp đều không thật có.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Vì ngã cho đến người biết, người thấy đều không thật có, nên biết rằng pháp như, pháp tánh, thật tế không thật có.

Vì pháp như, pháp tánh, thật tế không thật có, nên biết cho đến vô số lượng vô biên đều không thật có.

Vì vô số, vô lượng, vô biên không thật có cho nên biết tất cả pháp không thật có.

Do nhân duyên này nên Đại thừa dung chứa vô lượng, vô biên vô số chúng sinh. Vì sao? Vì chúng sinh, ngã cho đến người biết, người thấy cùng thật tế đến vô biên và tất cả pháp đều không thật có.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Vì ngã cho đến người biết, người thấy đều không thật có, nên biết chẳng thể nghĩ bàn tánh không thật có.

Vì không nghĩ bàn tánh chẳng thật có nên biết sắc, thọ, tưởng, hành, thức không thật có.

Vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức chẳng thật có nên biết hư không chẳng thật có.

Vì hư không chẳng thật có, nên biết Đại thừa không thật có.

Vì Đại thừa chẳng thật có nên biết vô số, vô lượng, vô biên đều chẳng thật có.

Vì vô biên chẳng thật có, nên biết tất cả pháp không thật có.

Do nhân duyên này nên Đại thừa dung chứa vô lượng, vô biên vô số chúng sinh. Vì ngã cho đến người biết, người thấy tất cả các pháp đều không thật có.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Vì ngã không thật có cho đến người biết, người thấy không thật có, nên biết nhãn, tỷ, thiệt, thân, ý không thật có.

Vì nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý không thật có nên biết hư không chẳng thật có.

Vì hư không chẳng thật có nên biết Đại thừa không thật có.

Vì Đại thừa không thật có nên biết vô số, vô lượng, vô biên và tất cả pháp không thật có.

Do nhân duyên này nên Đại thừa dung chứa vô lượng, vô biên vô số chúng sinh. Vì ngã cho đến tất cả các pháp đều không thật có.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Vì ngã cho đến người biết, người thấy đều không thật có nên Bố thí ba-la-mật cho đến Bátnhã ba-la-mật đều không thật có.

Vì Bát-nhã ba-la-mật không thật có nên biết hư không chẳng thật có.

Vì hư không chẳng thật có nên biết Đại thừa không thật có.

Vì Đại thừa không thật có nên biết vô số, vô lượng, vô biên không thật có.

Vì vô số, vô lượng, vô biên không thật có nên biết tất cả các pháp không thật có.

Do nhân duyên này nên Đại thừa dung chứa vô lượng, vô biên vô số chúng sinh. Vì sao? Vì ngã, chúng sinh cho đến tất cả các pháp đều không thật có.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Vì ngã cho đến người biết, người thấy đều không thật có nên biết nội không cho đến vô pháp hữu pháp không đều chẳng thật có.

Vì vô pháp hữu pháp chẳng thật có nên biết hư không chẳng thật có.

Vì hư không chẳng thật có nên biết Đại thừa chẳng thật có.

Vì Đại thừa không thật có nên biết vô số, vô lượng, vô biên không thật có.

Vì vô biên không thật có nên biết tất cả pháp không thật có.

Do nhân duyên này nên Đại thừa dung chứa vô lượng, vô biên vô số chúng sinh. Vì sao? Vì ngã, chúng sinh cho đến tất cả các pháp đều không thật có.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Vì ngã, chúng sinh cho đến người biết, người thấy không thật có nên biết bốn Niệm xứ đến bất cộng pháp không thật có.

Vì bất cộng pháp không thật có nên biết hư không chẳng thật có.

Vì hư không chẳng thật có nên biết Đại thừa chẳng thật có.

Vì Đại thừa không thật có nên biết vô số, vô lượng, vô biên không thật có.

Vì vô biên không thật có nên biết tất cả pháp không thật có.

Do nhân duyên này nên Đại thừa dung chứa vô lượng, vô biên vô số chúng sinh. Vì sao? Vì ngã chúng sinh cho đến tất cả các pháp đều không thật có.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Vì ngã chúng sinh cho đến người biết, người thấy không thật có nên biết tánh địa cho đến Dĩ tác địa không thật có.

Vì Dĩ tác địa không thật có nên biết hư không chẳng thật có.

Vì hư không chẳng thật có nên biết Đại thừa không thật có.

Vì Đại thừa không thật có nên biết vô số, vô lượng, vô biên không thật có.

Vì vô biên không thật có nên biết tất cả pháp không thật có.

Do nhân duyên này nên Đại thừa dung chứa vô lượng, vô biên vô số chúng sinh. Vì sao? Vì ngã, chúng sinh cho đến tất cả các pháp đều không thật có.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Vì ngã cho đến người thấy, người biết không thật có nên biết Tu-đà-hoàn cho đến A-la-hán không thật có.

Vì A-la-hán không thật có nên biết tất cả các pháp không thật có.

Do nhân duyên này nên Đại thừa dung chứa vô lượng, vô biên vô số chúng sinh. Vì sao? Vì không thật có.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Vì ngã cho đến người biết, người thấy không thật có nên biết thừa Thanh văn không thật có. Vì thừa Thanh văn không thật có nên biết thừa Bích-chiphật không thật có.

Vì thừa Bích-chi-phật không thật có nên biết Phật thừa không thật có.

Vì Phật thừa không thật có nên biết hàng Thanh văn không thật có.

Vì hàng Thanh văn không thật có nên biết Tu-đà-hoàn không thật có, cho đến Phật không thật có.

Vì Phật không thật có nên biết Nhất thiết chủng trí không thật có.

Vì Nhất thiết chủng trí không thật có nên biết hư không không thật có.

Vì hư không chẳng thật có nên biết Đại thừa không thật có.

Vì Đại thừa không thật có nên vô số cho đến tất cả pháp không thật có.

Do nhân duyên này nên Đại thừa dung chứa vô lượng, vô biên vô số chúng sinh. Vì sao?

Vì không thật có.

Này Tu-bồ-đề! Như trong tánh Niết-bàn dung chứa vô lượng, vô biên vô số chúng sinh, Đại thừa này cũng dung chứa vô lượng, vô biên vô số chúng sinh.

Do nhân duyên này nên nói rằng Đại thừa đồng đẳng với hư không, cũng dung chứa vô lượng, vô biên vô số chúng sinh.

Này Tu-bồ-đề! Như lời ông nói, Đại thừa này chẳng thấy chỗ đến, chẳng thấy chỗ đi, chỗ ở. Đúng vậy. Đại thừa này chẳng thấy chỗ đến, chỗ đi, chỗ ở. Vì sao? Vì tất cả các pháp tướng chẳng lay động, cho nên các pháp chẳng có chỗ đến, chỗ đi, chỗ ở.

Vì sao? Này Tu-bồ-đề! Sắc không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không có chỗ ở. Thọ, tưởng, hành, thức cũng giống như vậy.

Sắc pháp, thọ pháp, tưởng pháp, hành pháp, thức pháp không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không có chỗ ở.

Như của sắc, như của thọ, như của tưởng, như của hành, như của thức không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không có chỗ ở.

Tánh của sắc, cho đến tánh của thức không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không có chỗ ở.

Tướng của sắc cho đến tướng của thức không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không có chỗ ở.

Như năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới, sáu đại chủng cũng giống như vậy. Nhãn, nhãn pháp, nhãn như, nhãn tánh, nhãn tướng, cho đến thức chủng, thức chủng pháp, thức chủng như, thức chủng tánh, thức chủng tướng không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không có chỗ ở.

Này Tu-bồ-đề! Như, pháp như, như như, tánh như, tướng như, thật tế, pháp thật tế, như thật tế, tánh thật tế, tướng thật tế, chẳng thể nghĩ bàn, pháp chẳng thể nghĩ bàn, như chẳng thể nghĩ bàn, tánh chẳng thể nghĩ bàn, tướng chẳng thể nghĩ bàn, đều không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không có chỗ ở.

Này Tu-bồ-đề! Bố thí ba-la-mật đến pháp Bố thí ba-lamật, như Bố thí ba-la-mật, tánh Bố thí ba-la-mật, tướng ba-lamật, không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không có chỗ ở.

Bốn Niệm xứ, pháp bốn Niệm xứ, như bốn Niệm xứ, tánh bốn Niệm xứ, tướng bốn Niệm xứ, không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không có chỗ ở, cho đến mười tám pháp Bất cộng cũng giống như vậy.

Này Tu-bồ-đề! Bồ-tát, pháp Bồ-tát, như Bồ-tát, tánh Bồ-tát, tướng Bồ-tát không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không có chỗ ở.

Phật, pháp Phật, như Phật, tánh Phật, tướng Phật không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không có chỗ ở.

Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, pháp Chánh giác, như Chánh giác, tánh Chánh giác, tướng Chánh giác không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không có chỗ ở.

Này Tu-bồ-đề! Hữu vi, pháp hữu vi, như hữu vi, tánh hữu vi, tướng hữu vi không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không có chỗ ở.

Vô vi, pháp vô vi, như vô vi, tánh vô vi, tướng vô vi, không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, cũng không chỗ ở.

Do nhân duyên này nên Đại thừa này chẳng thấy chỗ đến, chẳng thấy chỗ đi, chẳng thấy có chỗ ở.

Này Tu-bồ-đề! Như lời ông nói, Đại thừa này, trước, sau, giữa đều không thật có, Đại thừa đó gọi là ba đời bình đẳng, nên gọi là Đại thừa.

Đúng vậy, này Tu-bồ-đề! Đại thừa này ở trước không thật có, ở sau không thật có, ở giữa không thật có, ba đời bình đẳng, nên gọi là Đại thừa.

Vì sao? Vì đời quá khứ thì đời quá khứ rỗng không, đời vị lai thì đời vị lai rỗng không, đời hiện tại, thì đời hiện tại rỗng không, ba đời bình đẳng thì ba đời bình đẳng rỗng không, Đại thừa thì Đại thừa rỗng không, Bồ-tát thì Bồ-tát rỗng không. Vì sao? Tánh không này chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải khác, cho nên gọi là ba đời bình đẳng, là Pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Trong Đại thừa này, bình đẳng và chẳng bình đẳng đều không thật có, nhiễm và chẳng nhiễm, sân và chẳng sân, si và chẳng si, mạn và chẳng mạn đều bất khả đắc, cho đến tất cả pháp thiện và pháp bất thiện đều không thật có.

Trong Đại thừa này, thường và vô thường, lạc cùng khổ, thật và không thật, ngã cùng vô ngã đều không thật có.

Trong Đại thừa này, cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc đều không thật có, vượt qua cõi Dục, vượt qua cõi Sắc, vượt qua cõi Vô sắc đều không thật có.

Vì sao? Vì Đại thừa này, tự pháp không thật có.

Này Tu-bồ-đề! Sắc, thọ, tưởng, hành, thức ở quá khứ, sắc, thọ, tưởng, hành, thức ở quá khứ là rỗng không. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức ở vị lai, sắc, thọ, tưởng, hành, thức ở vị lai là rỗng không. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức ở hiện tại, sắc, thọ, tưởng, hành, thức ở hiện tại là rỗng không.

Trong tánh không, sắc, thọ, tuởng, hành, thức ở quá khứ, vị lai, hiện tại đều không thật có. Vì sao? Vì trong tánh không, không đó còn không thật có huống chi trong tánh không mà có các năm uẩn trong ba đời.

Này Tu-bồ-đề! Trong sáu pháp Ba-la-mật, quá khứ, vị lai, hiện tại đều không thật có. Trong ba đời bình đẳng, sáu pháp Ba-la-mật cũng không thật có. Vì sao? Vì trong bình đẳng, quá khứ, vị lai, hiện tại đều không thật có. Trong bình đẳng, bình đẳng cũng còn không thật có, huống chi trong bình đẳng mà có quá khứ, hiện tại, vị lai.

Như sáu pháp Ba-la-mật, bốn Niệm xứ đến mười tám pháp Bất cộng cũng giống như vậy.

Này Tu-bồ-đề! Trong quá khứ, vị lai, hiện tại, phàm phu không thật có. Trong ba đời bình đẳng, người phàm phu cũng không thật có.

Vì sao? Vì chúng sinh cho đến người biết, người thấy đều không thật có.

Này Tu-bồ-đề! Trong quá khứ, vị lai, hiện tại, Thanh văn, Bích-chi-phật, Bồ-tát và Phật đều không thật có. Trong ba đời bình đẳng, Thanh văn, Bích-chi-phật, Bồ-tát và Phật cũng đều không thật có.

Vì sao? Vì chúng sinh cho đến người biết, người thấy đều không thật có.

Này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát an trụ trong Bát-nhã ba-la-mật, học tướng ba đời bình đẳng sẽ có được đầy đủ Nhất thiết chủng trí. Đó gọi là Đại thừa của Đại Bồ-tát, cũng chính là tướng ba đời bình đẳng.

Đại Bồ-tát an trụ trong đây thì hơn tất cả thế gian, trời, người, A-tu-la, thành tựu trí Nhất thiết.

Bấy giời Ngài Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thế Tôn! Lành thay, lành thay! Đại thừa của Đại Bồ-tát này, các Đại Bồ-tát quá khứ học trong đây đã được Nhất thiết chủng trí. Các Đại Bồ-tát vị lai học trong đây sẽ được Nhất thiết chủng trí. Các Đại Bồ-tát hiện tại trong vô lượng, vô số cõi nước ở khắp mười phương cũng học trong đây mà được Nhất thiết chủng trí.

Bạch Đức Thế Tôn! Do đó nên Đại thừa này thật là Đại thừa của Đại Bồ-tát. Phật dạy:

–Đúng vậy, chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại học trong Đại thừa này đã được, sẽ được và hiện được Nhất thiết chủng trí.