KINH HIỀN KIẾP

(CÒN CÓ TÊN LÀ KINH TAM-MUỘI BẠT-ĐÀ-KIẾP. ĐỜI TẤN GỌI LÀ KINH HIỀN KIẾP ĐỊNH Ý)

Hán dịch: Đời Tây Tấn, Tam Tạng Trúc Pháp Hộ, người nước Nguyệt Chi
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 8

Phẩm 22: NÓI VỀ SỰ PHÁT TÂM TU TẬP CỦA MỘT NGÀN VỊ PHẬT

Bồ-tát Hỷ Vương lại thưa với Đức Phật:

–Lành thay, Thế Tôn! Mong Thế Tôn rủ tâm Từ bi hơn nữa, nêu rõ về hành trạng của một ngàn vị Phật trong Hiền kiếp ấy, từ thời xa xưa tạo tác hành động thế nào cho đến lúc làm Bồ-tát, ở nơi Đức Phật nào bắt đầu phát tâm Bồ-đề, rồi tích lũy công đức thêm dày, luôn tự điều phục mình, cúng dường chư Phật, đạt đến quả vị Chánh giác, giao hóa độ thoát hết thảy muôn loài?

Đức Phật bảo Bồ-tát Hỷ Vương:

–Bồ-tát hãy lắng nghe! Khéo suy nghĩ và ghi nhớ, Như Lai sẽ vì Bồ-tát và các vị trong chúng hội mà nói về sự phát tâm cùng quá trình tu tập của chư Như Lai trong Hiền kiếp.

Bồ-tát Hỷ Vương cùng với các vị trong đại chúng vâng theo lời Phật dạy yên lặng lắng nghe.

Đức Phật nói:

–Đức Phật Câu-lưu-tôn về thọ mạng đời trước, từng gặp Đức Như Lai Nguyệt Ý, tâm liền bừng tỏ như từ trong bóng tối mà trông thấy ánh sáng, nên biết rõ đạo Vô thượng là tối tôn trong ba cõi, bèn tìm chiếc lọng báu dâng lên cúng dường Đức Phật, lúc mới phát tâm đạo luôn dốc tinh tấn không hề biếng trễ, tư đạt đến quả vị Chánh giác, giáo hóa độ thoát hết thảy muôn loài. Đức Phật Câu-na-hàm về thọ mạng ở đời trước từng gặp Đức Như Lai Sư Tử, đã dùng xâu chuỗi quý giá cùng hoa Tu-mạn dâng lên cúng dường Phật, nhân đó, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, rồi tích lũy công đức thêm sâu dày, tự đạt quả vị Chánh giác, độ thoát tất cả chúng sinh. Đức Phật Ca-diếp, về thọ mạng ở đời trước, sinh trong một gia đình Phạm chí, làm một Đồng tử ấu thơ được gặp Đức Như Lai Tư Di Tối, tâm liền giác ngộ, bèn cởi chiếc áo đẹp đẽ quý giá đang mặc trên người cung kính dâng lên để cúng dường Phật, lúc mới phát tâm Bồ-đề tu tập các pháp Bồtát luôn tinh cần không hề gián đoạn, biếng trễ, tự đạt quả vị Chánh giác, giáo hóa độ thoát muôn loài.

Đức Phật nói tiếp:

–Nay ta thành Phật hiệu là Thích-ca Văn, về thọ mạng ở đời trước, từng làm vị lương y nổi tiếng, dốc sức chữa trị bệnh cho mọi người, được xem là một lương y tận tâm với nghề, có được nhiều vật dụng quý giá cùng y phục đầy đủ, gặp Đức Phật thời xa xưa, đồng hiệu với ta, cũng tên hiệu là Như Lai Năng Nhân, biết đó là Đấng Chí Tôn, nhân đấy ma lấy các thứ y phục dâng lên cúng dường Đức Phật, lúc mới phát tâm Bồ-đề đã dốc thực hiện bốn Tâm vô lượng, bốn ân, sáu pháp Độ vô cực, ba cửa giải thoát là Không, Vô tướng, Vô nguyện, chẳng giữa chừng chấp giữ vào sự tu chứng, đạt được pháp nhẫn Vô sở tùng sinh, được gặp Phật Định Quang, thị hiện thọ ký, nhằm cứu độ tất cả chúng sinh trong ba cõi, tự đạt được quả vị Chánh giác, độ thoát hết thảy muôn loài.

Đức Như Lai Từ Thị về thọ mạng ở đời trước, từng làm vị Chuyển luân thánh vương, được gặp Đức Phật hiệu là Đãi Vô Cực, nhân đấy phát tâm Bồ-đề, thỉnh Phật cùng với Thánh chúng để cúng dường các thức ăn ngon lạ, lại dâng cúng mọi thứ ánh sáng quý giá để cứu giúp mọi người, luôn thể hiện tâm nhân từ thương xót đối với các hạng thấp kém thua thiệt, đi lại khắp mọi nẻo sinh tử cũng như trải qua hằng hà sa số kiếp không hề lấy đó làm điều khó nhoc, tự đạt đến quả vị Phật để độ thoát hết thảy muôn loài, gặp thời Đức Phật ấy tại thế, thọ mạng của con người đến những tám vạn bốn ngàn năm.

Đức Như Lai Sư Tử về thọ mạng ở đời trước, từ lúc mới phát tâm được gặp Đức Phật hiệu là Hoảng Dục Âm, nhân đấy mà phát tâm Bồ-đề, dùng năm tấc loại y năm mảnh dâng lên cúng dường Đức Phật, luôn dốc tâm cung kính phụng sự Đức Thế Tôn và tu tập các pháp Bồ-tát, tự đạt quả vị Phật-đà.

Đức Như Lai Quang Diệm, về thọ mạng ở đời trước từng làm người khách buôn bán đi vào biển lớn, thu đạt được nhiều thứ ngọc báu quý giá, theo Đức Phật Vô Lượng Quang, bắt đầu phát tâm Bồđề, lúc mới gặp Đức Thế Tôn trong lòng hết mực vui mừng liền lấy ngọc báu Minh nguyệt dâng lên cúng dường Phật, nhân đấy mà tâm đạo được vun đắp, hành các pháp Bồ-tát, tự đạt đến quả vị Phật-đà, độ thoát hết thảy muôn loài.

Đức Như Lai Mâu-ni, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Như Lai Duyệt Ý, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là người thường của cải giàu có vô lượng, được gặp Phật, tâm liền tỏ ngộ, bèn chọn những thứ châu báu cùng sửa sang loai lọng quý dâng lên cúng dường Phật, nhân đấy tâm đạo thêm vững, thực hiện các pháp tu Bồ-tát, tâm nguyện xin đem công đức ấy hướng về khắp mười phương chúng sinh thảy đều được che chở giúp đỡ, tu tập luôn tinh tấn không chút biếng trễ, tự đạt quả vị Chánh giác, độ thoát hết thảy muôn loài.

Đức Như Lai Thiện Mục, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Phật Kỳ Diệu, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc vừa mới gặp Phật tâm liền bừng sáng, bèn dùng hương hoa dâng lên cúng dường, nhân đấy tâm đạo được củng cố, tu tập các pháp Bồ-tát, thực hiện bốn tâm vô lượng, bốn ân, bốn thứ biện tài vô ngại, sáu pháp Độ vô cực, luôn thương xót chúng sinh khắp mười phương, đạt Bậc Chánh Giác tối thượng, độ thoát mọi chúng sinh bị khổ ách, cứu giúp đem lại sự an lạc lớn lao.

Đức Như Lai Thiện Túc, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Như Lai An Duyệt, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là một vị trưởng giả được gặp Phật tâm vô cùng vui mừng, dâng lên Phật nào những thứ châu báu ngọc quý, lầu gác để cúng dường, nhân đấy tâm đạo được vun đắp, tu tập các pháp Bồ-tát nhằm giáo hóa dẫn dắt hết thảy chúng sinh trong mười phương, tự đạt đến quả vị Phật-đà, độ thoát muôn loài.

Đức Như Lai Hoa Thị, về thọ mạng ở đời trước, được gặp Phật Đạo Ngự nên bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn nghèo khốn nhân phát tâm mà ro được ba cõi là không, bèn cởi áo người chết dâng lên cúng dường Phật, phụng hành các pháp Bồ-tát để tế độ hết thảy chúng sinh khiến họ luôn được dồi dào về bảy thứ tài sản, không một ai gặp phải cảnh cùng khốn, chúng sinh khắp trong mười phương đều được che chở giúp đỡ, tự đạt đến quả vị Phật-đà độ thoát muôn loài.

Đức Như Lai Hoa Thị thứ hai, là Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác Vô Thượng, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Siêu Việt Thủ, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, dùng bình nước trong lành cùng một nhành dương liễu, dâng lên cúng dường Phật, nhân đó mà vun đắp tâm đạo, tu tập các pháp Bồ-tát nhằm độ thoát chúng sinh, tự đạt đến quả vị Chánh giác cứu độ bao nạn khổ ách trong khắp ba cõi.

Đức Như Lai Đạo Sư, về thọ mạng ở đời trước, được gặp Phật Chí Thành, từ đấy bắt đầu phát tâm Bồ-đề, thời còn là người thường đã đem chiếc giường nằm đẹp đẽ, tọa cụ cùng với gỗ chiên-đàn đỏ dâng lên cúng dường Phật, nhân đấy mà củng cố tâm đạo tu tập các pháp Bồ-tát nhằm cứu độ chúng sinh khắp mười phương, tự đạt đến quả vị Phật-đà, độ thoát muôn loài.

Đức Như Lai Đại Đa, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Cung Xưng, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc sắp sửa vào kinh thành thì gặp Đức Phật từ trong đi ra, nhân đấy hết mực cung kính đảnh lễ, cúng dường, dốc tâm thành dâng lên Phật mot cành trúc đẹp đẽ, tâm niệm: Mong muốn cho chúng sinh hành động luôn ngay thẳng như cây trúc, không có các ý tưởng tà vạy, do vì nhân duyên ấy mà luôn được gặp Tam bảo, tự đạt đến quả vị Chánh giác, nhằm cứu độ chúng sinh khắp mười phương.

Đức Như Lai Đại Lực, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Sư Ý, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, thời gian sinh làm con trong một gia đình sản xuất hương liệu, chuyên bán các thứ hương liệu tươi tốt, gặp Phật đi vào thành, trong lòng vô cùng hoan hỷ liền dâng lên cúng dường Phật một bình đựng hương mộc dùng cho việc tắm gội, tay cầm thêm các thứ hương liệu tươi đẹp có mùi thơm khác lạ, đi theo hầu phụng Đức Thế Tôn, nguyện cho hết thảy chúng sinh đều được hội nhập vào cửa đạo pháp, nhân các công đức ấy cùng dốc tâm tu tập, tự chứng đắc quả vị Chánh giác, độ thoát hết thảy muôn loài.

Đức Như Lai Tinh Tú Vương, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Thi Ý, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, thời còn là dân thường ở trong nước, gia đình nghèo khổ không có gì, làm kẻ chăn bò thuê, được gặp Phật tâm vô cùng vui mừng, liền bẻ hoa dâng lên cúng dường, tu tập theo hạnh Bồ-tát luôn tinh tấn không chút biếng trễ, tự chứng đắc quả vị Chánh giác nhằm độ thoát muôn loài.

Đức Như Lai Tu Dược, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Vi Diệu Hương, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, thời còn làm bậc “Ngự sư” đã gặp Đức Phật Thế Tôn liền tỏ ra cung kính quy lễ, dốc tôn phụng Bậc Đại Thánh Vô Thượng, đem tâm thấp kém của mình cùng với Đức Phật hỏi han bàn bạc, do nhân duyên ấy mà đã dứt trừ được các khổ nạn trong ba cõi, tự chứng đắc quả vị Phật-đà đem lại ân ích cho hết thảy muôn loài.

Đức Như Lai Danh Xưng Anh, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Đăng Điện, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, được thấy Phật thuyết pháp liền dùng các thứ cờ phướn dâng lên cúng dường Đức Như Lai, ngay đêm ấy thắp đèn kính lễ Phật, sớm tối siêng năng tu tập, tự chứng đắc quả vị Phật-đà nhằm độ thoát hết các nạn trong ba cõi cùng bao nỗi khổ hoạn nơi năm đường, thảy đều nhờ vào phước lành ấy mà khắp mọi nơi chốn đều được an lạc.

Đức Như Lai Anh Diệu, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Liên Hoa, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, bấy giờ thân đang làm viec cày bừa nơi đồng áng, gặp Phật liền hết sức vui mừng bỏ cày đuổi trâu, quỳ lạy đảnh lễ bên chân Phật, dùng hoa Giải Thoát dâng lên cúng dường Phật, nguyện cho chúng sinh đều được cày bừa vun xới mảnh ruộng đạo đức để đạt đến Bậc Giác Ngộ, do nhân duyên ấy mà luôn tuân phụng thực hiện bốn tâm vô lượng, bốn ân, ba cửa giải thoát cùng sáu pháp Độ vô cực, liền thành Bậc Chánh Giác, độ thoát hết thảy muôn loài.

Đức Như Lai Đại Quang, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Đại Đĩnh Quang, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là dân thường trong nước, gia cảnh hết sức nghèo khó, đi vào nơi đồng rộng vắng vẻ được thấy Phật cùng Tăng chúng, liền dùng đồng tiền ít ỏi dâng lên cúng dường Bậc Chí Tôn, ở nơi chốn mênh mông vắng lặng ấy đã đốt hương thắp đèn kính lễ Phật, nguyện cho hết thảy chúng sinh trong ba cõi tâm không ý tịnh cũng như cảnh vắng lặng mênh mong này, ba đời luôn được thấy ánh sáng chánh pháp dứt trừ ba độc tăm tối, do đấy dốc tu tập tự chứng đắc quả vị Phật-đà, nhằm độ thoát muôn loài.

Đức Như Lai Giải Ấm, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Phạm Âm, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là người thợ đóng giày đã dâng lên cúng dường Phật một đôi giày đẹp đẽ, nguyện khiến cho hết thảy chúng sinh luôn được tiếp cận với đủ loại xe cộ, sau đấy đều đạt được mọi diệu dụng của năm thứ thần thông, do công đức ấy mà dốc tu tập, tự chứng đắc quả vị Phật-đà nhằm độ thoát hết thảy chúng sinh.

Đức Như Lai Chiếu Minh, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Ly Mạn Ý, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, thời còn là vị Chuyển luân thánh vương đã dùng tám vạn bốn ngàn các thứ cây gỗ dâng lên cúng dường Phật để dùng vào việc xây cất tinh xá, trong quá trình tu tập luôn tinh tấn không chút biếng trễ, tự chưng đạt quả vị Phật-đà nhằm độ thoát hết thảy muôn loài.

Đức Như Lai Nhật Tạng, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Vô Lượng Thành, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, thời làm con trong một gia đình thuộc dòng họ Phạm chí nổi tiếng, đã dùng hoa Câu Dực dâng lên cúng dường Phật, do duyên lành ấy mà luôn tu học, tự đạt quả vị Chánh giác, cứu độ hết thảy chúng sinh.

Đức Như Lai Nguyệt Thị, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Danh Xưng Diệp, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là con trong một gia đình chuyên đúc đồ binh khí, đã dùng một chiếc trượng báu đẹp đẽ dâng lên cúng dường Phật, do nhân duyên ấy mà tu học, tự chứng đắc quả vị Chánh giác nhằm hóa độ muôn loài.

Đức Như Lai Quang Diệu, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Vô Lượng Minh, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là dân thường trong nước gia đình vô cùng nghèo túng, thường cùng cả đám đội cỏ ra chợ để bán, được gặp Phật tâm hết sức vui mừng nhưng không có gì để dâng cúng, bèn dâng cỏ lên cúng Phật, nguyện cho công đức này hướng đến khắp chúng sinh trong mười phương, tự đạt quả vị Phật-đà độ thoát muôn loài.

Đức Như Lai Thiện Chiếu, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Duyệt Ý Thành, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn làm người coi sóc vườn hoa, được gặp Phật tâm vô cùng sung sướng liền dùng hoa Tử Di dâng lên cúng dường Phật, tu tập các pháp Bồ-tát luôn tâm niệm: “Mong nguyện cho hết thảy chúng sinh tâm được nhu hòa, mềm dịu như hoa, nhân đấy luôn tinh tấn tu tự chứng quả vị Phật-đà, độ thoát các loài.”

Đức Như Lai Vô Ưu, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Ly Ý Xứng, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là con bậc Trưởng giả trong một gia đình quyền quý, đã chọn loại hoa tươi tốt nhất tung rải lên cúng dường Phật, dốc cầu đạo Chánh giác Vô thượng, do duyên lành ấy mà tu tập tự đạt đến quả vị giác ngộ, độ thoát hết thảy chúng sinh.

Đức Như Lai Uy Thần, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Đức Khải Mã, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là con một gia đình Trưởng giả đã dùng ngọc quý Minh nguyệt cùng với hoa sen đỏ dâng lên cúng dường Phật, tinh tấn tu tập không chút biếng trễ, tự đạt quả vị Chánh giác nhằm cứu độ hết thảy mọi khổ hoạn trong ba cõi, năm đường.

Đức Như Lai Diệm Quang, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Thiện Kiến, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn làm khách buôn bán đã nhiều lần đi vào biển lớn tìm kiếm châu báu, đã dùng loại xích chiên-đàn làm giường nằm, ngọa cụ tốt đẹp dâng lên cúng dường Phật, nhân đấy mà tu tập hạnh Bồ-tát, tự đạt quả vị Phật-đà, nhằm độ thoát mọi khổ ách của sinh tử trong ba đời.

Đức Như Lai Chấp Hoa, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Duyệt Ý Uy, bắt đầu phát tâm Bồ-đề. Thời đó sinh vào làm con một gia đình trưởng giả, đã tự mình ăn mặc thứ y phục tốt đẹp, được giặt giũ bằng sữa thơm, để thắp các thứ danh hương quý giá dâng lên cúng dường Phật, muốn đem công đức ấy hướng về khắp mười phương cầu cho tất cả chúng sinh thảy được đội ân tế độ, do nhân duyên ấy mà tu tập, tự đạt quả vị Chánh giác, độ thoát muôn loài.

Đức Như Lai Huân Quang, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Bất Tàng Uy, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là người dân thường, được gặp Phật tâm vô cùng sung sướng, liền hết sức cung kính đảnh lễ, lại lấy gương sáng cùng các thứ ngọc quý giá dâng lên cúng dường Phật, nguyện tu tập theo các pháp Bồ-tát, do nhân duyên ấy mà tự chứng đắc quả vị Chánh giác, độ thoát muôn loài.

Đức Như Lai Hiện Nghĩa, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Vô Lượng Âm, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, về thời xa xưa làm vị Chuyển luân thánh vương được gặp Đức Phật, biết đó là Bậc Chí Tôn của đạo Giác ngộ vô thượng, nên đã dùng bao nhiêu là lớp dãy lầu gác, tinh xá dâng lên cúng dường Phật, nguyện cầu cho hết thảy chúng sinh đều có được đức lớn lao như hư không, nhờ duyên lành ấy ma tu tập đạt quả vị Chánh giác, độ thoát tất cả các loài.

Đức Như Lai Đĩnh Diệu, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Minh Ngu Lạc, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, ở thời ấy sinh làm con trong một gia đình buôn bán hương hoa, đã chọn nhiều thứ hương hoa dâng lên Đức Thánh Tôn, luôn điều phục, chế ngự tâm ý, cùng với cả gia đình và sáu mươi ức quyến thuộc cùng đến cúng dường Phật, tham vấn, lãnh thọ đạo pháp tu tập theo các pháp Bồ-tát, tu chứng đắc quả vị giác ngộ, độ thoát hết thảy các loài.

Đức Như Lai Quang Uy, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Phổ Xưng, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là một vị Tiên cư ngụ trong núi, đã dùng tấm nệm trắng tốt đẹp đi đến chỗ kinh hành dâng lên cúng dường Đức Phật, biết đó là Bậc Chí Tôn nên dốc tu các pháp Bồ-tát, tự đạt quả vị Chánh giác, cứu độ muôn loài.

Đức Như Lai Y Thị, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Ly Chủng, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là người con trong gia đình làm nghề thuốc, được gặp Phật, tâm vô cùng hoan hỷ, dùng những viên thuốc cùng các thứ hương hoa vật phẩm dâng lên cúng dường Phật, nguyện cho tất cả chúng sinh đều được dứt trừ ba thứ bệnh độc, do nhân duyên ấy mà dốc tâm tu tập các pháp Bồ-tát, tự đạt quả vị Chánh giác cứu độ các loài.

Đức Như Lai Thiện Lạc, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Kỳ Nhu Thuận, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là con một gia đình buôn bán dầu, đã dùng dầu thắp đèn dâng lên cúng dường Phật, nguyện cầu cho khắp mười phương thảy đều đội ân của ánh sáng nơi đạo pháp giác ngộ soi tới, do duyên lành ấy mà tu tập, tự chứng đắc quả vị Chánh giác, tế độ hết thảy chúng sinh.

Đức Như Lai Hưng Thịnh, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Quảng Phổ Xưng, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, dâng lên cúng dường Phật một tấm đệm trắng mềm mại, đẹp đẽ, lại đi khắp chốn kinh thành nêu bày, khuyến trợ về việc giúp đỡ kẻ khác, nhân đó mà dốc tâm tu tập hạnh Bồ-tát, luôn nhớ nghĩ thương xót chúng sinh, tự chứng đắc quả vị Chánh giác, độ thoát muôn loài.

Đức Như Lai Y Sở, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Ly Cấu, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, sinh trong gia đình làm nghề thuốc, nối nghiệp nghề của ông cha, được gặp Phật, tâm vô cùng hoan hỷ liền dâng lên cúng dường Phật vô số các viên thuốc quý, do nhân duyên ấy mà dốc tâm tu các pháp Bồ-tát, tự chứng đắc quả vị Chánh giác, độ hết thảy chúng sinh.

Đức Như Lai Đảnh Kế, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Phổ Hiện, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là con trong gia đình chuyên sản xuất các loại xâu chuỗi trang sức quý giá, đã dâng lên cúng dường Phật các xe cộ và phương tiện di chuyển cùng những chuỗi ngọc quý giá, từ sự tôn phụng hết mực ấy mà tu tập theo các pháp Bồ-tát, luôn tinh tấn không chút biếng trễ, tự chứng đắc quả vị Chánh giác độ thoát muôn loài.

Đức Như Lai Kiến Cố, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Mạc Năng Thắng, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là vị Chuyển luân thánh vương, được gặp Đức Phật, đã đem những tám vạn bốn ngàn các thứ giường chiếu, đồ ngồi, bàn ghế đủ loại đều làm bằng bảy thứ châu báu, dâng lên cúng dường Phật, từ đấy tâm đạo luôn được phát huy, dốc tu tập các pháp Bồ-tát, tự chứng đắc quả vị Chánh giác, độ thoát hết thảy chúng sinh.

Đức Như Lai Thủ Y, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Uy Vương Quang, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, vốn là một khách buôn thường đi vào nơi biển lớn, đã dùng ngọc báu Minh nguyệt dâng lên cúng dường Phật, ngọc báu ấy đã tỏa ánh sáng chiếu đến bốn mươi dặm, từ duyên lành đó mà tinh tấn tu tập, tự chứng đắc quả vị Chánh giác của đạo Bồ-đề vô thượng, nhằm độ thoát hết thảy các loài.

Đức Như Lai Nan Thắng, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Kiên Bộ Việt, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là chủ nhân coi việc chuyên chở các thứ cây, gỗ, được gặp Phật tâm vô cùng vui mừng, liền dùng một cành dương liễu dâng lên cúng dường Phật dùng vào việc súc miệng xỉa răng, do nhân duyên ấy mà luôn tu tập các pháp thanh tịnh, tự chứng đắc quả vị giác ngộ, độ thoát tất cả chúng sinh.

Đức Như Lai Đức Tràng, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Nhu Xưng, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, dâng lên cúng dường Phật một chiếc thau đồng lớn để đựng nước, dùng vào việc tắm rửa, tẩy trừ mọi cấu uế nơi thân, khiến cho thân thể được hoàn toàn trong sạch, từ đấy tạo lập mọi nghiệp thiện theo ánh sáng giác ngộ, thể hiện công đức bố thí khắp moi nơi chốn, tự chứng đắc quả vị Chánh giác, độ thoát muôn loài.

Đức Như Lai Nhàn Tĩnh, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Vô Thượng, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là con trong gia đình chuyên sản xuất các thứ xâu chuỗi quý giá, đã dùng những xâu chuỗi trang nghiêm dâng lên cúng dường Phật, lại dùng các thứ giày dép, giường nằm, hương liệu có màu sắc tươi đẹp bố thí cho mọi người cùng cúng dường Phật nguyện cho hết thảy chúng sinh đều đạt được các pháp định ý, do nhân duyên ấy mà dốc tu tập, tự chứng đắc quả vị Chánh giác, độ thoát muôn loài.

Đức Như Lai Kiên Trọng, về thọ mạng ở đời trước, từng theo

Đức Phật Đại Thanh Duyệt, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, cúng dường Phật những tấm đệm mềm mại sạch sẽ để làm ấm áp nơi chốn tắm rửa, giặt giũ của Thánh chúng, cùng dâng cúng nhiều thứ hương, nhân đấy mà tâm đạo được vun đắp thêm, tu các pháp Bồ-tát, tự chứng đắc quả vị giác ngộ, cứu độ hết thảy chúng sinh trong mười phương.

Đức Như Lai Phạm Âm, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Nhu Âm, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là vị quốc vương thường nuôi nhiều loài dê, bấy giờ Đức Phật Nhu Âm vừa mới thành Bậc Chánh Giác, an trú gần nơi một đầm rộng lớn vắng vẻ, gặp được Đức Phật, nhà vua vô cùng vui mừng sung sướng, bèn lấy một nửa số lương khô mình mang theo dâng lên cúng dường Phật, từ nhân duyên ấy mà tu tập hạnh Bồ-tát của đạo giác ngộ vô thượng, luôn tinh tấn không chút biếng trễ, tự chứng đạt quả vị Chánh giác, độ thoát hết thảy muôn loài.

Đức Như Lai Kiên Cường, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Vô Động Bộ, tự tay mang nhiều thứ ngọc ngà châu báu dâng lên cúng dường Phật, lúc ấy là con trong một gia đình là bậc đại Đạo sư, nhân sự hiến cúng ấy mà phát tâm Bồ-đề, do từ công đức đó nên tu tập, tự chứng đắc quả vị Chánh giác, độ thoát hết thảy chúng sinh.

Đức Như Lai Cực Thượng Hân Diệu, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Vô Lượng Thanh Tịnh, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là Thái tử con vua Ngu Lạc, trị vì nước Sa-kiệt, bấy giờ Đức Phật vừa thành Bậc Chánh Giác, phóng hào quang tỏa chiếu khắp mười phương, do nhân duyên được gặp Phật ấy, tu các hạnh Bồ-tát, tự đạt quả vị Chánh giác, độ thoát hết thảy muôn loài.

Đức Như Lai Hưng Quang, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Uy Thủ Quang, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn làm vị Chuyển luân thánh vương đã dùng nhiều thứ y phục tốt đẹp, cùng với những châu báu kỳ lạ quý hiếm dâng lên cúng dường Phật, cũng như bố thí giúp đỡ mọi người, do nhân duyên ấy mà tinh tấn tu tập, tự chứng quả vị Chánh giác của đạo Giác ngộ vô thượng, độ thoát hết thảy chúng sinh.

Đức Như Lai Đại Minh Sơn, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Vãng Đạo, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, dùng hoa Vô ưu dâng lên cúng dường Phật, từ đấy tích lũy công đức, luôn chế ngự đối với mọi tạo tác của mình, thể hiện tâm Từ bi lớn lao thương xót nhớ nghĩ đến hết thảy chúng sinh, tự tu tập chứng đắc quả vị Chánh giác, nhằm độ muôn loài.

Đức Như Lai Kim Cang, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Kiên Cố, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, được sinh lên cõi trời Đao-lợi làm vị Thiên đế Thích, đã dùng các thứ hoa Thiên ý, hoa Man-đà-lặc tung rải lớp lớp xuống như mưa để cúng dường Phật, từ nhân duyên ấy mà hành đạo, tự chứng đắc quả vị Chánh giác, nhằm độ thoát hết thảy chúng sinh.

Đức Như Lai Ức Thức, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Ái Giải Thoát, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, đã dùng các thứ vàng ròng, châu báu, chuỗi ngọc, cùng dâng lên cúng dường Phật, từ việc cúng dâng ấy tâm đạo được phát huy, tự chứng đắc quả vị Chánh giác nhằm độ thoát muôn loài.

Đức Như Lai Vô Úy, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Bất Khủng, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, tuy mưu sinh bằng nghề buồn thương bi thảm mà vẫn luôn vui vẻ tươi cười, thường hòa tấu kỹ nhạc, đánh trống, ca hát tạo sự vui thích mà cúng dường Phật, tự tu tập đạt đến quả vị Chánh giác, nhằm hóa độ hết thảy chúng sinh.

Đức Như Lai Bảo Thị, về túc mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Vô Lượng Âm, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là một vị đại thần, đã dùng nhiều thứ hoa hương tươi tốt dâng lên cúng dường Phật, từ đấy tu các pháp Bồ-tát, tự chứng đắc quả vị Chánh giác, cứu độ muôn loài.

Đức Như Lai Liên Hoa Mục, về thọ mạng ơ đời trước, từng theo Đức Phật Phổ Quang, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, tự thân mình mang những thứ vòng ngọc quý giá cùng giường nằm để dâng lên cúng dường Phật, mong muốn cho hết thảy chúng sinh đều có được nhiều công đức, tự tu tập đạt quả vị Chánh giác, độ thoát các loài.

Đức Như Lai Lực Tướng, về thọ mạng ở đời trước, từng theo

Đức Phật Đại Ngự, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là vị y vương đã đem một quả A-ma-lặc dâng lên cúng dường Phật, do nhân duyên ấy mà sự hành hóa được thành tựu, tự đạt quả vị Chánh giác, nhằm cứu độ hết thảy mọi chúng sinh.

Đức Như Lai Hoa Quang, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Nhất Thiết Uy, bắt đầu phat tâm Bồ-đề, lúc còn là một người thợ kim hoàn, đã đem nhiều đồ trang sức đẹp đẽ quý giá dâng lên cúng dường Phật, do nhân duyên ấy mà các hạnh được đầy đủ, tu tập tự đạt đến quả vị Chánh giác, nhằm cứu độ muôn loài.

Đức Như Lai Ái Phục, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Hối Cung, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, thời còn là người con trong gia đình chuyên nghề cờ bạc, đã đem một lò hương tốt đẹp dâng lên cúng dường Phật, tư nhân duyên ấy mà tích lũy công hạnh, tự tu tập chứng đắc quả vị Chánh giác, nhằm cứu độ hết thảy chúng sinh.

Đức Như Lai Đại Uy, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Chiếu Diệu Thủ, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, thời còn là con của một bậc Tôn giả, đã dùng các thứ y phục tốt đẹp dâng lên cúng dường Phật, do nhân duyên ấy mà vun đắp công hạnh, tu tập đạt đến quả vị Chánh giác, nhằm hóa độ muôn loài.

Đức Như Lai Phạm Thị, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Ban Tuyên Tôn, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, thời còn làm một vị quan lớn, đã đem các thứ mật ong, đường mật ngon ngọt dâng lên cúng dường Phật, từ nhân duyên ấy mà tích chứa công đức tự tu tập, đạt quả vị Chánh giác, nhằm hóa độ hết thảy chúng sinh.

Đức Như Lai Vô Lượng Diệu, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Tịnh Quang Minh, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là người khách buôn bán xứ xa, đã đem các thứ dù lọng đẹp đẽ dâng lên cúng dường Phật, từ nhân duyên ấy mà công đức được luôn vun đắp, tu tập tự chứng quả vị Chánh giác, nhằm hóa độ muôn loài.

Đức Như Lai Long Thí, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Sư Tử Tần Thân, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là con trong một gia đình làm nghề sản xuất các thứ vòng hoa trang sức, đã đem những đồ vật quý giá làm bằng hoa dâng lên cúng dường Phật, từ nhân duyên ấy mà mọi công đức luôn được vun đắp, tu tập tự đạt quả vị Chánh giác, nhằm hóa độ muôn loài.

Đức Như Lai Kiên Bộ, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Ly Ý Thắng, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là con trong một gia đình chuyên về nghề làm châu ngọc, đã đem các thứ châu báu, chuỗi ngọc cùng giường nằm, đồ ngồi dâng lên cúng dường Phật, do nhân duyên ấy mà tích lũy công đức, tu tập tự đạt quả vị Chánh giác, nhằm cứu độ hết thảy chúng sinh.

Đức Như Lai Bất Hư Kiến, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Thiện Kiến, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là một vị thầy thuốc nổi tiếng chữa trị bệnh cứu sống nhiều người, đã đem nhiều thứ thuốc hay dâng lên cúng Thánh chúng, dùng để trị các thứ bệnh, do nhân duyên ấy mà mọi công đức luôn được tích chứa, tu tập tự chứng đắc quả vị Chánh giác, nhằm hóa độ muôn loài.

Đức Như Lai Tinh Tấn Thí, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Độ Vô Lượng, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là vị Chuyển luân thánh vương đã cho xây cất sửa sang nhiều tinh xá với những lầu gác, phòng ốc, số lượng có đến hàng trăm ngàn, lại dùng thứ xích chiên-đàn để làm các giường nằm cùng các thứ tọa cụ đẹp đẽ dâng lên cúng dường Phật, do duyên lành ấy mà mọi công đức luôn được vun đắp, tu tập tự đạt đến quả vị Chánh giác, cứu độ hết thảy chúng sinh.

Đức Như Lai Hiền Lực, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Phật Danh Văn Quang, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là người dân thường, đã đem hàng trăm thứ thức ăn dâng lên cúng dường Phật và Thánh chúng, lại thường tổ chức cúng dường cơm nước cho hàng mười ức triệu đệ tử của Phật, do nhân duyên ấy mà mọi công đức càng thêm vun đắp, tu tập tự đạt quả vị giác ngộ tối thượng nhằm độ thoát muôn loài.

Đức Như Lai Hân Lạc, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Hoằng Xưng, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, thời còn là con trong một gia đình Trưởng giả giàu sang thuộc dòng Phạm chí, đã đem các thứ ngọc trai dùng trang sức, phất trần cùng quạt kỳ lạ tuyệt hảo để dâng lên cúng dường Phật, từ nhân duyên ấy mà tích lũy công đức, dốc tu tập đạt quả vị Chánh giác, nhằm giáo hóa hết thảy chúng sinh.

Đức Như Lai Vô Thoái Một, về thọ mạng ở đời trước, từng theo Đức Phật Tịnh Căn, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, thời còn là một vị sứ giả đã đem năm quả Tỷ-la dâng lên cúng dường Phật, từ nhân duyên ấy mà mọi công đức luôn được vun đắp, tu tập tự đạt quả vị Chánh giác, nhằm độ thoát muôn loài.

Đức Như Lai Sư Tử Tràng, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Phật Thanh Hòa Âm, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, thời còn là một người dân thường, hay dắt trâu cày ruong, đã đem một quả Hama-lặc dâng lên cúng dường Phật, do nhân duyên ấy mà dốc tâm vun đắp công đức, tu tập tự chứng đắc quả vị Chánh giác, nhằm cứu độ hết thảy chúng sinh.

Đức Như Lai Thắng Tri, về thọ mạng ở đời qua khứ, từng theo Đức Phật Vô Năng Hủy Chuyển Pháp Luân, bắt đầu phát tâm Bồđề, lúc còn là người thợ làm giày dép, đã đem quả Ha-lê-lặc dâng lên cúng dường Phật, từ nhân duyên ấy mà luôn tích lũy công đức tu tập, tự chứng đắc quả vị Chánh giác, nhằm cứu độ muôn loài.

Đức Như Lai Pháp Thị, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Phật Vô Lượng Hưởng, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là một lực sĩ, đã tìm kiếm loại cờ phướn tot đẹp dâng lên cúng dường Phật, do nhân duyên ấy mà mọi công đức luôn được vun đắp, tu tập đạt quả vị Chánh giác, nhằm giáo hóa hết thảy chúng sinh.

Đức Như Lai Hỷ Vương, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Phật Hàng Niệm, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là một người thợ chuyên sản xuất các thứ hương liệu, đã đem các thứ hương tươi tốt dâng lên cúng dường Phật, do nhân duyên ấy mà dốc tích lũy công đức, tu tập tự chứng đắc quả vị Chánh giác, nhằm cứu độ muôn loài.

Đức Như Lai Diệu Ngự, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Phật Thần Túc Uy, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, ngay từ lúc còn trẻ thơ, đã đem ba thứ quả dâng lên cúng dường Phat, từ nhân duyên ấy mà công đức luôn luôn được vun đắp, tu tập tự chứng đắc quả vị Chánh giác, cứu độ muôn loài.

Đức Như Lai Ái Anh, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Phật Công Huân Vương, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là Thái tử Minh Trí con một quốc vương, đã đem nhiều hoa dâng lên cúng dường Phật, từ nhân duyên ấy mà dốc tích lũy công đức, tu tập tự chứng đắc quả vị Chánh giác, nhằm giáo hóa hết thảy chúng sinh.

Đức Như Lai Diệu Thiên, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Phật Thán Độ Vô Cực, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là một người khách buôn, đã dâng lên cúng dường Phật một bình bát thức ăn ngon ngọt, từ nhân duyen ấy nên luôn tích chứa các công đức tu tập, chứng đạt quả vị Chánh giác, nhằm hóa độ muôn loài.

Đức Như Lai Đa Huân, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Phật Đại Lực, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là người dân nghèo trong nước, đã dâng lên cúng dường Phật một chiếc gậy dài sáu thước, ngay ở chỗ Phật đi kinh hành, do từ duyên lành ấy mà mọi công đức luôn được vun đắp, tu tập chứng đạt quả vị Chánh giác, nhằm độ thoát các loài.

Đức Như Lai Chúng Hương Thủ, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Phật Diệu Diệu Tịnh, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là con một gia đình chuyên buôn bán các thứ hương liệu, đã dùng nước hương thơm rưới len chỗ đi kinh hành của Đức Thế Tôn, từ duyên lành ấy mà các công đức luôn được tích lũy, tu tập tự chứng đắc quả vị Chánh giác, nhằm cứu độ hết thảy chúng sinh.

Đức Như Lai Thuận Quán, về thọ mạng ở đời quá khứ, tưng được gặp Đức Phật Kiến Vô Quái Ngại, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, bấy giờ ngụ ở trong núi, đã đem các thứ lụa dày vải tơ tốt đẹp để làm nên một chiếc dù nhiều màu sắc tươi đẹp dâng lên cúng dường Phật, từ duyên lành ấy mà tích chứa các công đức, tu tập được chứng đắc quả vị giác ngộ tối thượng, nhằm hóa độ muôn loài.

Đức Như Lai Vũ Âm, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Phật Sư Tử Bộ, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là người thợ chuyên sản xuất đồ gốm, đã đem chiếc lọ dùng chứa nước rửa ráy dâng lên cúng dường Phật, từ duyên lành ấy mà luôn tích lũy công đức, tu tập tự đạt quả vị Chánh giác, nhằm độ thoát muôn loài.

Đức Như Lai Thiện Tư, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Phật Phổ Quán, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là con trong gia đình chuyên nghề hái hoa, đã đem một cành hoa sen dâng lên cúng dường Phật, từ nhân duyên ấy mà luôn tích chứa các công đức, tu tập tự chứng đắc quả vị Chánh giác, nhằm độ thoát các loài.

Đức Như Lai Khoái Ý, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Phật Thí Siêu Độ, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là con một bậc Tôn giả, đã dâng lên cúng dường Phật một chuỗi hoa Tu-mạn, do duyên lành ấy mà mọi công đức luôn được vun đắp dốc tu tập tự chứng đắc quả vị Chánh giác, nhằm độ thoát hết thảy mọi chúng sinh.

Đức Như Lai Ly Cấu, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Phật Thiện Kiến, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, ngay trong đêm ghé tinh xá, đã dâng lên cúng dường Phật những thứ khăn cầm tay, lau tay, từ nhân duyên ấy mà luôn tích lũy công đức, tu tập chứng đắc quả vị Chánh giác, nhằm độ thoát muôn loài.

Đức Như Lai Danh Văn, về thọ mạng ở đời quá khứ, lúc còn là con trong gia đình làm nghề nhuộm, từng theo Đức Phật Thiện Tai Tượng, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, đã tự mình mang đầy những hoa Haê-lặc cung kính tung rải lên cúng dường Phật, do duyên lành ấy mà mọi công đức luôn được vun đắp, tu tập tự chứng đắc quả vị Chánh giác, nhằm giáo hóa muôn loài.

Đức Như Lai Đại Xưng, về tho mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Phật Y Xứng, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, bấy giờ là người dân cùng khổ trong nước, đã dùng một cành hoa Câu-tu-ma mềm mại tươi tốt dâng lên cúng dường Phật, từ duyên lành ấy mà tích lũy công đức, tu tập tự chứng đắc quả vị Chánh giác, nhằm độ thoát hết thảy chúng sinh.

Đức Như Lai Minh Châu Kế, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Phật Bảo Tịnh, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn trẻ thơ, đã mang đầy các thứ hương thơm tung rải cúng dường Phật, từ duyên lành ấy mà mọi thứ công đức luôn được vun đắp, tu tập tự chứng đắc quả vị Chánh giác, nhằm hóa độ muôn loài.

Đức Như Lai Kiên Cường, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Phật Xí Thạnh Quang, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là vị Thiên tử Thần Diệu ở trên cõi trời đã dùng chiếc quạt trời đẹp đẽ dâng lên cúng dường Phật, từ duyên lành ấy mà tích lũy công đức, tu tập tự chứng đắc quả vị Chánh giác, nhằm giáo hóa muôn loài.

Đức Như Lai Sư Tử Bộ, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Phật Độ Siêu Việt, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, vốn làm nghề sản xuất dù, ô, vào lúc thời tiet nóng bức đã dâng lên cúng dường Phật dù và giày dép, từ duyên lành ấy mà các thứ công đức luôn được tích chứa, tu tập tự chứng đắc quả vị Chánh giác, nhằm độ thoát hết thảy muôn loài.

Đức Như Lai Thần Thọ, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Phật Bảo Tịnh, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn làm nghề chăn nuôi dê hay lùa dê đến chốn gò, đồng vắng vẻ để cho ăn, trên đường được gặp Phật khiến tâm vô cùng hoan hỷ, liền chọn lấy một tấm vỏ cây dâng lên cúng dường Phật, từ nhân duyên ấy mà tích chứa công đức, tu tập tự chứng đắc quả vị Chánh giác, nhằm độ thoát muôn loài.

Đức Như Lai Triếp Thắng, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Phật Quyết Liễu Giác, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, thời còn làm nghề chăn nuôi dê, đã dùng một bình bát tốt đẹp đựng đầy sữa dâng lên cúng dường Phật, từ duyên lành ấy mà mọi công đức đều luôn được vun đắp, sức tu tập tự đạt quả vị Chánh giác, nhằm hóa độ hết thảy chúng sinh.

Đức Như Lai Trí Tích, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Phật Tuệ Anh, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là người dân thường, đã bày biện pháp tòa, trong một ngày cúng dường Phật và chúng Tỳ-kheo, từ duyên lành ấy mà tích chứa mọi công đức, tu tập tự đạt quả vị Chánh giác, nhằm giáo hóa muôn loài.

Đức Như Lai Thiện Trụ, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo

Đức Phật Động Giác, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là con trong một gia đình làm nghề thuộc da, đã dâng lên cúng dường Phật một bó lông thú, từ duyên lành ấy mà tích lũy công đức, tu tập tự chứng đắc quả vị Chánh giác, nhằm độ thoát hết thảy chúng sinh.

Đức Như Lai Hư Không, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Phật Hạnh Ý, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là người làm thuê đã đem loại nước uống thơm ngon dâng lên cúng dường Phật, rồi bỏ công việc cũ, đích thân làm các món ăn dâng cúng dường Phật, từ duyên lành ấy mà mọi công đức luôn vun đắp, tu tập tự chứng đắc quả vị Chánh giác, nhằm độ thoát muôn loài.

Đức Như Lai Hữu Thừa Lạc, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Phật Thiện Căn, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, dâng lên cúng dường Phật chiếc áo dài hết sức tôn quý, dưới có viền màu đen, là thứ áo tốt dùng những sợi tơ mịn màng tạo nên, từ duyên lành ấy mà mọi thứ công đức luôn được vun đắp, tu tập tự chứng đắc quả vị Chánh giác, nhằm độ tất cả chúng sinh.

Đức Như Lai Vô Lượng Giác, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Phật Uy Âm, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, ở ngay nơi chỗ hành hóa của Phật, đã dâng lên cúng dường một khu đất có thể làm chỗ ngồi quán tưởng, từ duyên lành ấy mà tích chứa công đức, tu tập tự chứng đắc quả vị Chánh giác, nhằm giáo hóa muôn loài.

Đức Như Lai Thiện Nhan, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Phật Quang Âm, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc làm nghề hái quả, đã đem năm cành hoa sen xanh dâng lên cúng dường Phật, do duyên lành ấy mà các thứ công đức đã được tích lũy, tu tập, tự chứng đắc quả vị Chánh giác, nhằm hóa độ hết thảy chúng sinh.

Đức Như Lai Thánh Tuệ, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Phat Thiện Trụ, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là vị Tỳ-kheo thường ở nơi thanh vắng yên tĩnh, làm sạch sẽ nơi Đức Phật đi kinh hành, từ nhân duyên ấy mà tích chứa công đức, tu tập tự chứng đắc quả vị Chánh giác, nhằm độ thoát muôn loài.

Đức Như Lai Quang Minh, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Phật Vô Lượng Uy, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, ở nơi chốn thành thị đã đích thân mang đến hàng trăm ngàn các thứ tọa cụ, giường nệm quý giá dâng lên cúng dường Phật, từ duyên lành ấy mà mọi công đức luôn được vun đắp, tu tập tự chứng đắc quả vị Chánh giác, nhằm giáo hóa tất cả chúng sinh.

Đức Như Lai Kiên Thệ, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Phật Duyên Tư, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là thợ chuyên làm chuỗi hoa vòng hoa, đã dùng nhiều hoa dâng lên cúng dường Phật, từ duyên lành ấy mà tích lũy công đức, tu tập tự chứng đắc quả vị Chánh giác, nhằm độ thoát các loài.

Đức Như Lai Cát Tường, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Phật Nhàn Xưng, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc vác củi đi trên đường gặp phải mưa gió, nhân đấy vào trú nhờ nơi tinh xá được thấy đệ tư Phật, đã dùng loại hoa hết mực tươi đẹp để dâng lên cúng dường Phật, từ duyên lành ấy mà tích chứa công đức, tu tập tự chứng đắc quả vị Chánh giác, nhằm hóa độ tất cả chúng sinh.

Đức Như Lai Thành Anh, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Như Lai Huân Hoa, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc vừa tắm rửa sạch sẽ xong, nhân đấy mà phát tâm, tự tay dâng lên cúng dường Phật loại hương thơm quý giá, từ duyên lành ấy mà dốc vun đắp mọi thứ công đức, tu tập tự chứng đắc quả vị Chánh giác nhằm hóa độ muôn loài.

Đức Như Lai Thanh Liên Hoa, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Như Lai Diệu Hoa Quang, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn là con một gia đình thuộc hàng Tôn giả, thông minh, khỏe mạnh, sáng suốt, đã dùng loại hoa sen đỏ dâng lên cúng dường Phật, do duyên lành ấy mà luôn tích chứa mọi công đức, tu tập tự chứng đắc quả vị Chánh giác, nhằm độ thoát hết thảy chúng sinh.

Đức Như Lai Câu Tỏa, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Phật Nan Thắng, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, lúc còn làm chủ một phố chợ chuyên mua bán các thứ hương liệu, đã dùng hương bột xích chiên-đàn rải khắp vùng đất Phật đi kinh hành, do duyên lành ấy mà mọi thứ công đức luôn được vun đắp, tu tập tự chứng đắc quả vị Chánh giác, nhằm cứu độ tất cả các loài.

Đức Như Lai An Thị, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Phật Nhuyễn Hưởng, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, bấy giờ được quốc vương sai làm sứ giả, đã cùng cả quyến thuộc dùng ba thứ y dâng lên cúng dường Phật, từ duyên lành ấy mà luôn dốc tâm vun đắp các thứ công đức, tu tập tự chứng đắc quả vị Chánh giác, nhằm hóa độ mọi chúng sinh.

Đức Như Lai Tuệ Nghiệp, về thọ mạng ở đời quá khứ, từng theo Đức Phật Thiện Kiến, bắt đầu phát tâm Bồ-đề, đã cùng với đại chúng đem các thứ cờ, phướn, dù, lọng lớn, đẹp, tất cả cùng một tâm ý thành kính dâng lên cúng dường Phật, từ duyên lành ấy mà luôn tích lũy mọi thứ công đức, tu tập tự chứng đắc quả vị Chánh giác, nhằm độ thoát hết thảy các loài.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn đã nêu bày tổng quát về một ngàn vị Phật trong Hiền kiếp, đều nhằm làm sáng tỏ quá trình tu tập và chứng đắc của chư Phật, khiến cho hết thảy các vị nơi chúng hội này được biết rõ về những điều cốt yếu trong khi dốc tâm tán thán công đức của chư Phật. Nên có bài tụng:

Nơi chốn chư Phật tạo lập phước đức
Nẻo đường tu tập, sức ít, thiếu lời
Mà đạt báo ứng, quả thật như vậy
Chốn nào biết rõ chẳng phát tâm đạo?
Hư không hãy còn lường được giới mốc
Nước biển mênh mông cũng còn đoán biết
Dần dần tin, vui, hướng về chốn Phật
Báo ứng từ Đức Phật không hạn lượng
Tám nạn không rơi, che ngăn chẳng gặp
Duyên ấy nên đạt vô vi an lạc
Gặp Phật chính là phước điền tối thắng
Cung kính, tôn phụng, dứt mọi phóng dật
Ta nay hiện tại cùng sau diệt độ
Giữ xá-lợi Phật như gìn hạt cải
Kẻ tin, vui, cùng tôn quý phụng thờ
Phước ấy vô tận, đức thật khó bàn
Cả cõi hư không cũng cõi chúng sinh
Khởi Nhất thiết trí, tâm nêu Đức Phật
Có bốn pháp ấy, ai vượt đáy bờ
Chỉ riêng trí Phật vượt mọi hạn lượng
Giống như kẻ nghèo thiếu đói cùng khốn
Vui được kho lớn khắp bốn mươi dặm
Như phát tâm đạo, đức ấy cũng vậy
Chốn trụ cứu giúp hết thảy chúng sinh
Mười lực tôn quý, tám nẻo an vui
Lại thêm ân của năm trăm Phật hộ
Từng thấy tám vạn chư Phật thượng thủ
Phật đem nêu bày bốn nẻo nghĩa vui
Phân biệt, thông tỏ tám mươi tư nghĩa
Cho đến sáu vạn với đủ pháp môn
Nêu rộng bảy mươi sáu tuệ đạo địa
Phật đã thông suốt mười tám các hạnh
Mười cát tường ấy, ý năm phương tiện
Từ mười hạnh gốc biến thành hơn trăm
Các bậc Duyên giác chưa thể đạt đến
Huống chỉ dựa âm như hàng Thanh văn
Còn thêm các tướng, tám mươi vẻ đẹp
Uy nghi, công đức chư Phật đạt được
Thật vô bờ bến, vượt mọi ví dụ
Vì thế Phật là bất khả tư nghì
Nếu kẻ phát tâm hướng đạo tối tôn
Tuy sống thế gian, an lạc đời đời
Trải khắp nơi chốn, vô vàn phú quý
Khỏi phải cậy nhờ, dứt mọi ràng buộc
Hàng phục các ma, đạt pháp cam lồ
Đem đủ bảy báu, cứu giúp mọi ách
Nguyện sống ở đời, dứt mọi đắm nhiễm
Như trận mưa lớn thấm nhuần bao chốn
Tuy lại gặp khổ, vô số trăm ngàn
Công lao oai đức sẽ chóng viên thành
Hết thảy thế gian đều cùng quy kính
Hành đạo do vậy quên mọi khó nhọc
Thảy nên nhẫn chịu trước những khổ nạn
Như do tội báo đọa nơi đường dữ
Nương theo công đức được sinh cõi trời
Chốn nào trí sáng cùng ngu tranh biện?
Vô minh mê lầm, tuệ tỏ nên an
Trí đạt đạo quả, si thì mờ mịt
Hành đạo như vậy, hãy nên nhẫn nhục
Ngu đắm tranh loạn, trí dứt hý luận
Từ đấy dứt trừ các nghiệp xấu ác
Tu tập tinh tấn đúng nẻo giác ngộ
Thể hiện hạnh xả, không cầu lợi dưỡng
Luôn nên dốc tu theo pháp Tam-muội
Mỗi mỗi nhớ nghĩ đạo đức chư Phật
Vô số ức kiếp hành nhẫn vượt khó
Công đức của Phật chẳng thể nghĩ bàn
Dù gặp mọi khổ, kiên trì nẻo đạo
Nhẫn là áo giáp thực hành định ý
Dựng cờ tinh tấn vui mừng giới luật
Trí tuệ la thuốc sức chẳng ai hơn
Các ma đã trừ, quả cam lồ hiện
Đồ đệ đạo Từ, lớp lớp phụng hành
Tu pháp Độ vô cực không chốn hủy hoại
Nẻo hành thênh thang, vô vi vui sống
Tụ tập, tạo tác, dốc vun trí đức
Do vậy trí nên lìa xa phóng dật
Mới rõ đường tu tuân phụng lời dạy
Như tiếng nhạn kêu tan cả mây mù
Đạt được Phổ Trí ngọn nguồn thông tỏ.