ĐẠI TỲ-LÔ-GIÁ-NA THÀNH PHẬT KINH SỚ

A-xà-lê Nhất Hạnh ghi chép

 

 

Phẩm 22: BÁCH TỰ THÀNH TỰU TRÌ TỤNG

Kinh nói: Này Bí Mật Chủ hãy lắng nghe! Chân ngôn cứu thế là các thân chẳng khác nhau, nghĩa là thân này chẳng khác thân kia. Đó gọi là ở tâm ấy mà dùng thân Chân ngôn ấy. Ý từ ý sinh, trước là ý có sinh, sau là tịnh ý, khiến ý trừ sạch. Cùng khắp đều có ánh sáng từ đó tuôn ra từ trong tịnh tâm mà tuôn ra. Nói nó là chỉ cho ý trước ánh sáng và Du-già tương ưng nhau mà sinh. Do tương ưng với Du-già nên từ tâm ấy sinh ra ánh sáng ấy. Người ngu thường không biết, gọi người ngu không biết là đối với đạo này chẳng thể thông suốt. Cho đến thân sinh ra các phần đều chẳng khác thân, từ thân sinh ra thân, có vô lượng các thứ. Thân đã vô lượng như thế thì chân ngôn nói năng cũng vô lượng, như bảo châu như ý, gọi là châu Cát tường như ý, hễ muốn lợi gì đều được thành. Như Đấng Thế Gian Chiếu Thế, thân do tất cả lợi thành. Bí Mật Chủ nói vì sao không phân biệt? Vì pháp giới tất cả việc làm đều tùy chuyển. Bí Mật Chủ lại như cõi hư không… Phật bảo Bí Mật Chủ hãy lắng nghe Chân ngôn cứu thế, các thân chẳng khác, ý sinh ý, khéo khiến trừ sạch. Chỗ đó tuôn ra khắp đều có ánh sáng tương ưng với chi phần người ngu chẳng hiểu đạo này. Cho đến thân được sinh phân ra vô lượng các thứ, như trên là văn kinh.

Cũng từ chân ngôn này nói có khác, từ ý sinh ý, khéo léo dứt sạch, chỗ đó tuôn ra, tức vì thân này chẳng khác thân ấy, từ thân mình sinh ra tức là từ ý sinh. Do trừ sạch các cấu, nên tất cả sự đều thành. Do có đức ấy tùy các chi phần tuôn ra ánh sáng mà làm Phật sự. Các việc như thế phàm ngu chẳng biết được. Do chẳng biết đạo này nên gọi là phàm ngu. Đạo này tức là hạnh chân ngôn. Vì thành chân ngôn thì được tất-địa, từ thân này lại có thân sinh. Nghĩa là cõi dục, cõi sắc loại đó rất nhiều, đều từ một chân ngôn mà ra vô lượng thân, miệng, ý. Như trên đã nói, từ các phần thượng, trung, hạ của Phật sinh ra vô lượng thân. Người tu này cũng giống như thế, tùy thân phần thượng trung hạ hoặc hiện ra bốn vị Phật, bốn vị Bồ-tát cho đến tám bộ, cũng như trong Đại Bi Tàng có nói Giáo ấy vô lượng. Lại nghi mà hỏi rằng: Ở trên nói chân ngôn vô tướng vô duyên đồng với hư không chẳng thể phân biệt, vì sao lại có các việc này. Đáp: Dụ như châu như ý làm trọn vẹn các nguyện, cho đến ba việc cũng làm cho thanh tịnh. Nếu người muốn thân ấy thanh tịnh, nhờ năng lực của châu nên khiến thân ấy như lưu ly. Nếu muốn ngữ ý thanh tịnh, thì cũng tùy ý phần mà thanh tịnh. Thế pháp còn như thế huống chi là như ý diệu bảo của Như Lai mà chẳng làm được việc như thế hay sao?

Như châu đời tùy làm các việc, làm tròn các nguyện mà vắng lặng bất động, không nghĩ, không làm, không tới, không lui, thành tựu tất cả, huống chi là Đại bảo của Như Lai. Cho nên không phân biệt pháp giới. Như rồng lớn ở trong cung không khởi tâm động niệm, mà tùy nghiệp lực giáng xuống các vị khác nhau, vì nghĩa ấy nên ở trên hư không cúng dường mà hiện ra vô lượng việc Phổ môn thân, miệng, ý. Tức thân có thể được không nên nghi. Lại dụ như hư không, không phải là số chúng sinh mà là chỗ nương của chúng sinh, không phải thân thọ giả, không phải Ma-nạp-bà tác giả thọ giả. Tất cả vọng tưởng đều trừ, đều lìa phân biệt không tới không lui, cũng không khác thế giới chúng sinh. Tất cả chúng sinh nương đó làm nghiệp, do đây mà thành tựu, để lợi ích chúng sinh, thành tựu các việc. Chẳng thể vì hư không có khả năng thành được tất cả việc, mà lại cho là hư không hữu vi có tướng. Nay đại không Mạnđồ-la này cũng giống như thế. Rốt ráo thanh tịnh mà không chỗ nào chẳng làm, thường ở trong vắng lặng mà chẳng có gì không thành tựu. Cho nên kinh Khuyến Tín nói: Phải biết như thế chớ sinh nghi ngờ.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại đối với vô tận chúng sinh giới trừ sạch cú. Tam-muội lưu xuất ra cú, cú bất tư nghì, cú chuyển tha môn, giảng nói: như bổn sinh không thật có, thuận theo thế pháp, phải biết không thể mất, sinh ra người tu hành, nếu tự tánh như thế giác không thật có. Phải tâm đồng hư không mà sinh Bồ-đề sinh, phải phát bi mà sinh thuận theo tất cả thế gian. Như trên là văn kinh.

Trụ vô tận chúng sinh giới trừ sạch, nghĩa là vốn lập thệ nguyện, muốn trừ sạch tất cả chúng sinh trong vô tận thế giới. Vì chúng sinh có cấu cho nên chẳng thể tự độ. Nay muốn vì họ mở khắp tri kiến Như Lai, khiến Phật thanh tịnh, khiến họ thân, miệng, ý địa đều thanh tịnh không nhơ uế. Phải biết đây là cú trừ sạch, vô tận chúng sinh, tức là cú Tammuội lưu xuất. Cú Tam-muội lưu xuất tức là cú không thể suy nghĩ bàn luận. Cú không thể suy nghĩ bàn luận tức là cú chuyển tha môn. Chuyển tha có cấu là tự tánh tịnh chuyển tha vô minh là Như Lai minh, nên gọi là cú chuyển tha môn. Tha là chúng sinh, vì chuyển uế thành tịnh mà nói pháp môn ấy. Bổn sinh không thật có, là nếu vốn không thật có, là thuận theo thế gian mà sinh. Phải biết không như thế nào, nói phải thế nào tức là biết các pháp không. Sinh Du-già này, trong kệ tự có hỏi. Là nương thần lực Phật mà có câu hỏi này. Nếu nói bổn sinh không thật có, có là thuận theo thế gian. Người tu hành kia vì sao phải khiến người tu hành sinh không này tức là Tịnh không. Nếu nói là không có, vì sao lại sinh tịnh không này? Nếu vốn không có, thì sinh này cũng theo bổn mà không, tức là vốn chẳng sinh. Thế nào là Du-già, thế nào là biết không. Không đây tức là tánh chân không. Thế nào là sinh Du-già? Nếu tự tánh như thế, giác gọi là chẳng thật có, nghĩa là quán danh tự chẳng thật có. Chánh hợp thành quán, quán đồng với giác, đồng với tâm không mà sinh, nghĩa là tâm sinh Bồ-đề. Ở đây dẫn trên nói mười dụ.

Vì giác bổn bất sinh, vô tướng chẳng thật có, nên được đây thì đồng với tâm không, thanh tịnh không phân biệt. Như trên chẳng phải chỉ có không mà tức có trí sinh, tức là Bồ-đề. Phải phát khởi từ bi thuận theo các thế gian trụ ở hạnh duy tưởng, gọi là Chư Phật. Nghĩa là Như Lai biết rõ các pháp vốn tự chẳng sinh, vốn không thật có, nghĩa là thuận theo pháp thế gian độ chúng sinh mà có. Nghĩa là Phổ môn thị hiện các thứ phương tiện lợi ích chúng sinh. Từ nhân duyên cơ cảm mà có, vốn không thật có. Tánh chúng sinh bản tánh không thật có, do tu hành mà biết tánh chúng sinh này bổn tánh vắng lặng. Do biết được tánh ấy không phải chỉ có tên gọi mà chẳng thật có, nghĩa là không cả tánh không chỉ có tên gọi, rốt ráo tìm chẳng thật có, đây tức là không, chẳng thật có. Chẳng phải như kẻ tuệ kém chấp tánh không cho là thật có. Quán chúng sinh đồng với các hư không, hư không bổn tánh lìa quán chiếu, lìa tất cả vọng niệm hý luận. Như thế mà biết hư không tức là biết lý chân thật, chẳng nên chấp lấy pháp không đó, vì hư không này chẳng thật có không phải đều không có mà thật có tự tánh. Cái gọi không tự tánh tức là chẳng phải không. Phải biết chẳng không này tức là tâm bình đẳng như hư không. Hư không đẳng tâm tức là thanh tịnh Bồ-đề. Từ tâm tịnh Bồ-đề này mà sinh tâm Đại bi tâm.

Rõ ràng như thế, người tu hiểu tâm Bồ-đề ấy rồi mà nghĩ rằng: Tất cả chúng sinh đều như thế, có đủ Bảo tạng Như Lai mà chẳng tự biết. Vì nhân duyên ấy nên luống chịu cực khổ mà không có lợi ích. Bồtát vì bốn (nhân) duyên này mà khởi tâm đại Bi. Do chẳng hiểu biết tâm này nên bị sinh tử luân hồi không dứt. Hiểu biết tức là Bồ-tát, Bồ-tát vì tất cả chúng sinh đều có tánh giác mà chẳng thể tự ngộ. Vì việc ấy nên sinh đại bi, sắp nói phương tiện mà cứu hộ. Tức dùng đại bi này mà trừ nhơ vô tận cho chúng sinh. Thuận theo thế gian mà lập phương tiện, vì thế giới chúng sinh có vô tận chủng loại, bao nhiêu tánh dục căn duyên xoay vần khác nhau. Bồ-tát thuận theo đó mà hóa đạo, nên nói thuận theo thế gian, tưởng duy tâm mà trụ tức gọi chư Phật. Phải biết từ tưởng tạo lập sinh ra, gọi là không từ trong tưởng mà kinh luận, trụ ở duy tâm rồi lại được Duy tâm này mà kiến lập tất cả pháp. Quán đây là không không, ý gọi tên là không không, từ quán mà có, cũng chỉ có tên gọi vì không từ tâm sinh.

Pháp chuyển theo hạ số, từ một, hai, ba mà phân khác, (phân này là khứ thanh). Siêng mạnh với không ấy như thế cho đến thêm lớn như thứ lớp. Tức chữ A này… Tưởng là nghĩa duy tưởng. Chữ A này như trên tức là tưởng, cũng là trí tự nhiên. Phật ấy là Phật gia trì. Nếu tạo lập tưởng không và chẳng không mà quán sát pháp chuyển hạ số từ một, hai, ba làm đầu phân khác, mạnh mẽ với không ấy như thế cho đến tăng trưởng tùy thứ lớp. Chữ A, chữ đầu tiên này tương ưng gia trì trí tự nhiên. Như trên là văn kinh.

Trước nói được tâm hư không tức là tâm Bồ-đề sinh. Bồ-đề là giác, tâm này há là không hay sao? Mà thật đầy đủ hà sa công đức. Tuy có vô lượng công đức của Như Lai, mà vô tướng vô danh không thể hiển bày. Như nhà Pháp tướng nói mười sáu thứ không, Đại Bát-nhã nói mười tám thứ không đều là nói nghĩa này. Nếu chỉ là không, đều là tánh không thật có, thì sao lại thành tựu không thể suy nghĩ bàn luận thần biến đức mà độ chúng sinh như thế. Phải biết không này là lý tự chứng, vì phàm phu mà nói chẳng bao giờ thật có, phải biết chỉ có tên gọi không, ở trong mười tám là cao hơn hết tức là Đại không của chư Phật mà thật chẳng dối. Trong toán số này mà dụ cũng như pháp hạ toán của người thế gian, đầu tiên vẽ để một chữ làm gốc cho đến ức tải A-tăng-kỳ… đều từ đó sinh.

Đầu tiên, khi chưa hạ toán thì không có số ấy. Từ địa không này vốn không thật có trong toán số mà hạ xuống một toán, hoặc hai, hoặc ba, cho đến vô lượng. Toán xong rồi bèn dứt bỏ các vị lai không như cũ. Nhưng chỗ tính toán này, hạ toán là tâm tự chứng biết rõ ràng không mất, tuy từ gốc không mà lập số. Nay đã như gốc mà thật không có, nhưng số pháp giữ ở trong tâm mà không mất, tức là chẳng có mà có, có mà chẳng có. Nay tự môn A này cũng giống như thế. Từ trong gốc bất sinh vì thuận theo thế gian, tùy thứ lớp xuất thân, vô lượng pháp môn, tuy xuất ra vô lượng phương tiện ấy, nhưng cũng chẳng khác chữ A bổn tánh bất sinh. Cũng như các số ấy chẳng lìa số một, cho đến một muôn, tức là muôn một chẳng được lìa nhau. Tất cả số khác có thể hiểu.

Nay đây tất cả pháp chẳng được lìa chữ A, cũng do đó. Nhưng có Luận sư lại dẫn dụ, cũng như con kiến bò, có vô lượng con kiến nối nhau chẳng dứt mà thành đường đi. Hoặc có các thứ hình vuông tròn cong vẹo. Nếu lìa mà khác thì mỗi con là một con kiến không có hình cong thẳng, dài ngắn. Nay pháp này cũng thế. Đối với pháp không rốt ráo tự chứng không thể suy nghĩ bàn luận mà có tất cả công đức. Nhưng từ duyên sinh không có gốc sinh, chẳng lìa một gốc thì chẳng có tánh lý. Chữ A này đứng đầu, tương ưng gia trì trí tự nhiên, do trí tự nhiên mà gia trì tự môn này, sinh ra vô lượng lời nói, lời nói có vô lượng tiếng, tiếng có vô lượng lý tức đồng với số một ấy, một biến khắp tất cả. Đại Không cũng như thế, đủ tất cả pháp cùng khắp tất cả pháp. Chữ A này cũng như thế. Tất cả môn Chân ngôn đều từ chữ A mà có. Cũng như muôn tượng từ không mà có. Chẳng phải thẳng sinh tất cả chữ, tức chữ ở đây sinh trong mỗi môn liền hiển lý bất sinh.

Kế là nói Bí Mật Chủ quán trong không này, lưu tán giả lập chữ A gia trì thành tựu đạo Tam-muội. Này Bí Mật Chủ! Chữ A như thế các chỗ bày đồ vị cho đến có hình, không hình, có tướng, vô tướng, tất cả từ chữ A. Đặc vị tức là các thứ trang nghiêm quán, là khiến Bí Mật Chủ quán đây nghĩa là các thứ hình tượng trang nghiêm mà phân biệt địa vị nó. Vì các pháp này vốn bất sinh hiển bày tự hình. Tự hình tức là chữ A, ở trong tự hình hiển bày vốn bất sinh, chữ A như thế. Này Bí Mật Chủ trong các chỗ bày bố, ta quán trụ bất sinh, các pháp tự hình hiển bày. Ấy là văn kinh.

Quán chữ A này tuôn ra muôn tượng thế gian. Tất cả thế gian đều từ đây sinh, song vốn chẳng sinh. Chữ A giả lập gia trì Tam-muội thành tựu, chứng Tam-muội, có Bát-nhã, thành muôn hạnh đều do chữ A này. Được phước tuệ tròn đầy đều từ tự môn A này. Chữ này sinh ra các sắc tức là xanh, vàng, đỏ, trắng, đen, cho đến nhiều chỗ có vô lượng thứ và các thứ hình, nghĩa là tam giác, vuông, tròn, bán nguyệt các loại. Và Bổn tôn nhằm vô lượng khác nhau. Nếu biết nghĩa chân thật trong đây, cả thể vào tự môn A đồng với Tỳ-lô-giá-na, từ trước nói tự môn A tức là hiển bày tự thân ngã, tức là tự thân ngã vốn bất sinh bất diệt. Bất sinh bất diệt, tức là thân Như Lai. Phải như thế mà quán sát. Cho nên nói chữ A dùng tự hình hiển bày đức ấy.

Kế là hoặc nghĩa không thật có. Từ hình chữ phược hiển bày nghĩa chẳng thật có. Chữ phược này để chứng nghĩa vốn chẳng sinh. Chữ phược hiện hình tức là văn sau nói nghĩa đường ngôn ngữ bặt. Ở đây nói nghĩa gì. Phật nói chữ A có tất cả công đức, hoặc ngay từ tự môn A vì Bổn bất sinh mà hiểu nói, hoặc từ môn khác hiển bày, tức là các chữ phược… Nghĩa nó tuy dị môn nên cũng có khác, nhưng chỗ bày ngã tự thân vốn nghĩa bất sinh, không có gì khác. Nếu pháp có một là sinh, tức là tướng có thể nói không phải đường ngôn ngữ bặt. Vì chữ Phược mà đường ngôn ngữ dứt, chỗ tâm hành diệt. Nhập vào tự môn A, vì chữ A tức biết chữ Phược này chẳng thể nói bày. Trở đi đều là tướng dị môn, hoặc trong tất cả pháp vì lìa tạo tác, nên chữ Ca?? Hiện hình, ở đây tức là nói một chữ A. Nhưng muốn nói tất cả pháp xưa nay không làm hiện chữ Ca này. Chữ Ca này tức là nói nghĩa chữ A. Như chữ Ca. Nếu trên chẳng đặt nét ngang tức chẳng thành tiếng chữ Ca. Sở dĩ chẳng thành vì trong Ca thiếu A. Trên đầu chữ Ca có hình A. Phải biết trăm chữ này đều như thế. Ở sau lệ theo đây mà hiểu. Nếu không có tiếng a trong đó tức chẳng mở miệng, cũng tự không có tiếng. Hoặc tất cả pháp hư không… nên hình hiện hình chữ khư??. Hoặc đi chẳng thật có nên hiện hình chữ Nga?? Hoặc tướng một hợp chẳng thật có nên chữ Già?? hiện hình. Hoặc các pháp lìa sinh diệt nên chữ?? Hiện hình. Hoặc các pháp không hình tượng nên chữ Xa?? Hiện hình. Hoặc tất cả pháp lìa sinh chẳng thật có nên chữ Nặc?? Hiện hình. Hoặc tất cả pháp lìa chiến địch nên chữ Xã?? Hiện hình. Hoặc tất cả pháp lìa thấm kém nên hiện hình chữ Tra??. Hoặc tất cả pháp lìa dưỡng dục nên chữ Đà?? hiện hình. Hoặc oán lìa xa nên chữ Noa?? hiện hình. Hoặc tai biến lìa xa nên hiện hình chữ Trà??. Hoặc các pháp như như lìa xa nên chữ Đa?? hiện hình. Hoặc các pháp lìa trụ xứ nên chữ Tha?? hiện hình. Hoặc tất cả pháp lìa thí nên chữ Na?? hiện hình. Hoặc tất cả pháp giới chẳng thật có nên chữ Đà?? hiện hình. Hoặc tất cả pháp Đế chẳng thể được nên chữ Ba?? hiện hình. Hoặc tất cả pháp đồng loạt bền chắc, nên chữ Phả?? hiện hình. Hoặc tất cả pháp lìa phược (trói cột) nên chữ Ma?? hiện hình. Hoặc tất cả pháp quán không chỗ được, nên chữ Bà?? hiện hình.. Trong đây giải thích chữ chẳng hợp giải thích chữ. Đây là nghĩa không mà giải thích riêng, vì văn lầm. Hoặc các thừa chẳng thật có tất cả pháp nên chữ Dã?? hiện hình. Hoặc tất cả pháp lìa trần nên chữ La?? hiện hình. Hoặc tất cả pháp vô tướng, nên chữ La?? hiện hình. Hoặc tất cả pháp lìa nói năng, nên chữ Phước?? hiện hình. Hoặc tất cả pháp lìa tịch, nên chữ Xa?? hiện hình. Hoặc bổn tánh ngu độn tất cả pháp, nên chữ Ta?? hiện hình. Đây là hiện tự hình. Nói hiện chữ. Hoặc tất cả pháp lìa nhân thì chữ A hiện hình.

Này Bí Mật Chủ! Tùy vào mỗi môn Tam-muội này. Bí Mật Chủ quán nó cho đến ba mươi hai tướng Đại nhân đều từ trong đây sinh. Ngưỡng, nhương, noa, nẵng, mãng… đối với tất cả pháp tự tại mà chuyển. Đây đều tùy hiện Tam-miệu Tam-Phật-đà tùy hình đẹp (tám mươi vẻ đẹp) mà thành tựu các Tam-miệu Tam-Phật-đà. Tùy hình đẹp. Bí Mật Chủ, mỗi Tam-muội môn tùy vào mà thấy. Bí Mật Chủ, cho đến ba mươi hai tướng đại nhân đều ở trong đây sinh, đó là văn kinh.

Tức mỗi chữ này có ba mươi hai môn Tam-muội, ba mươi hai môn này cùng nhập vào hay thành ba mươi hai tướng. Nghĩa là trên hai mươi chữ như Ca… tám chữ như La… và bốn chữ này đều là ba mươi hai. Tam-muội trong mỗi chữ đều dủ ba mươi hai tướng. Kế năm chữ Nganặc-noa-na-ma, đối với tất cả pháp tự tại mà chuyển. Đầy đều là Chánh Đẳng Giác thành tùy hình đẹp thành tựu tùy hiện. Ấy là văn kinh.

Năm chữ này ở khắp trong định tuệ, cũng có thể thành Tam-muội, cũng thành trí tuệ, thành khắp tám mươi vẻ đẹp của Như Lai. Cho nên người tu Cầu nguyện hạnh phải biết mười lực các chữ này. Nếu trong chân ngôn có những chữ này thì tùy nghĩa tương ưng liền biết ý mà biết rõ việc này. Vì biết nghĩa này nên biết chân ngôn này có công đức lực dụng như thế. Trong đây có một kệ từ Bí Mật Chủ Chân Ngôn Môn Bồ-tát, cho đến trăm chữ sinh Tam-muội-da. Đây là văn riêng, chẳng hòa vào đây. Bổn văn là lầm. Cũng hiểu chư Phật rộng làm ngã. Cũng được thành tất cả Phật cao quý trong loài người có ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp như trên là tất cả nhân thành Phật, tất cả công đức đều do đây rộng làm mà được thành tựu tất cả Phật. Do đây mà làm, được thành bậc tôn quý trong cõi trời, cõi người. Nếu người tu làm như thế thì cũng được thành bậc tôn quý của loài người. Trên là phẩm Bách Tự Thành Tựu trì tụng đã xong.