SỐ 224
KINH ĐẠO HÀNH BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Dịch Phạn ra Hán: Đời Hậu Hán, Tam tạng Pháp sư Chi-lâu-ca-sấm, người nước Nhục Chi.
Dịch Hán ra Việt: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 8

Phẩm 21: KIÊU NGẠO

Đức Phật bảo A-nan:

–Bồ-tát tùy thời học Bát-nhã ba-la-mật, tùy pháp muốn thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Lúc ấy đám ma tệ ác trong một cõi nước Phật đều kinh hãi, tự nghĩ: “Muốn khiến cho Bồ-tát đời giữa chừng đắc quả A-la-hán, đừng chóng đắc Vô thượng

Chánh đẳng Chánh giác, đừng chóng thành Phật.”

Lại nữa, này A-nan! Đám ma tệ ác sầu thảm lo âu khi thấy Bồtát tu thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Bấy giờ đám ma tệ ác phóng hỏa bốn phía để nhằm uy hiếp vị Bồ-tát ấy. Nếu Bồ-tát kinh sợ, lông tóc dựng đứng thì tâm thoái lui, càng thêm loạn niệm.

Đức Phật dạy A-nan:

–Ma chẳng phải làm não loạn mọi Bồ-tát, mà có Bồ-tát bị não loạn, có Bồ-tát không bị não loạn. A-nan bạch Phật:

–Bồ-tát nào bị ma não loạn?

Đức Phật bảo A-nan:

–Nếu Bồ-tát nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu mà chẳng thích thì bị ma đến làm não loạn. Lại nữa, này A-nan! Nếu Bồ-tát nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu mà tâm hồ nghi tự nghĩ không biết là có hay không có Bát-nhã ba-la-mật, như vậy thì ma có cơ hội làm não loạn Bồ-tát ấy.

Lại nữa, này A-nan! Nếu Bồ-tát xa lìa thầy lành chính là Bồtát không muốn nghe pháp Bát-nhã ba-la-mật, cũng chẳng hiểu, cũng chẳng biết, thì do đâu mà giữ gìn Bát-nhã ba-lamật, vì thế ma có cơ hội làm não loạn Bồ-tát ấy.

Lại nữa, này A-nan! Nếu Bồ-tát theo làm việc cho thầy ác, do đó đám ma tệ ác có dịp não loạn Bồ-tát ấy. Bồ-tát còn nói:

–Vị này chính là thầy lành, sẽ giúp tôi thành tựu sở nguyện, các vị Bồ-tát khác chẳng phải là người thân thiện với tôi. Vì cớ ấy đám ma tệ ác có dịp não loạn Bồ-tát ấy.

Lại nữa, này A-nan! Khi nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu, Bồ-tát dạy Bồ-tát khác: “Dùng pháp này học tập, dùng pháp này biên chép, tôi còn không rõ việc đó, ông có rõ được chăng?” Nếu Bồ-tát này nói lời khinh dễ Bồ-tát khác: “Tôi tu hành đúng, còn ông tu hành sai”, thì lúc ấy đám ma tệ ác vui mừng hớn hở. Ma bèn thay hình đổi dạng đến khen Bồtát: “Ông sẽ sinh vào nước nào đó, dòng họ nào đó.” Bồtát ấy nghe lời đó rồi thì bèn khinh dễ Bồ-tát khác đã thành tựu hạnh chẳng kiêu mạn. Bồ-tát kiêu ngạo ấy thì công đức ít ỏi, không có tướng trạng không thoái chuyển. Bồ-tát ấy ở trong không thoái chuyển công đức ít, tự kiêu ngạo khinh các Bồtát khác: “Ông tu hành chẳng bằng ta.” Vì thế ma tệ ác rất mừng rỡ nói:

–Hiện nay, người bị đọa vào địa ngục, cầm thú, ngạ quỷ chẳng ít.” Ma tệ ác dùng thần lực trợ giúp khiến cho Bồ-tát ấy nói điều gì cũng được nhiều người dùng. Người nào nghe qua cũng đều tuân theo, nhưng những người học theo lời dạy đó thì càng thêm giận hờn, tâm sinh điên đảo, vì thế việc làm của ba nghiệp thân, khẩu, ý trái ngược nhau. Do đó, người ấy càng thêm tội ở chốn địa ngục, cầm thú, ngạ quỷ. Vì vậy, ma tệ ác rất vui mừng hớn hở vô cùng.

Nếu người cầu đạo Bồ-tát tranh cãi với người cầu đạo Alahán, lúc ấy, ma tệ ác thầm nghĩ: “Bồ-tát lìa trí Nhất thiết trí, dù xa lìa mà xa cũng chẳng phải là rất xa.” Bồ-tát lại cùng với Bồ-tát tranh cãi, lúc ấy ma tệ ác thầm nghĩ: “Cả hai Bồtát ấy lìa Phật rất xa.”

Đức Phật bảo A-nan:

–Bồ-tát chưa đắc quả vị không thoái chuyển tranh cãi với Bồtát không thoái chuyển, mắng chửi Bồ-tát không thoái chuyển. Bồtát ấy mắng chửi rồi theo điều tâm đã nghĩ mà càng thêm giận hờn, tùy theo mỗi niệm là một kiếp. Bồtát tuy có niệm ác nhưng chẳng xả bỏ trí Nhất thiết trí thì qua vô số kiếp tận đời vị lai mới phát tâm lại.

A-nan bạch Phật:

–Tâm khởi niệm ác có thể ở trong đó sám hối được chăng? Hay phải trải qua số kiếp như thế?

Đức Phật dạy A-nan:

–Ở trong pháp của ta, tội cực kỳ lớn lao cũng được sám hối.

Đức Phật dạy tiếp:

–Nếu Bồ-tát niệm ác, có giận hờn, tự thích thú còn khoe với người khác nữa, thì Bồ-tát ấy không còn khiến cho sám hối được.

Nếu có Bồ-tát đã chửi mắng, giận hờn nhưng tự nghĩ: “Ôi điều ta đã làm là không tốt, sau này ta không dám làm như vậy nữa.” Rồi tự trách một cách nghiêm khắc rằng: “Sinh được làm người là khó, vì thế ta phải nhường nhịn người huống chi lại đi tranh cãi với người. Ta phải làm cây cầu cho mọi người khắp mười phương dẫm đạp lên ta mà đi qua. Ta đã có ý này thì đâu còn lòng dạ nào tranh cãi với người. Đứng yên như con dê điếc, các điều hung ác ập đến, ta đều nhẫn nhịn, tâm không phạm các điều ác. Lúc ta thành Phật sẽ đưa mọi người ở khắp mười phương an trụ nơi Bát-nê-hoàn. Ta không còn tranh cãi, giận hờn với người khác, do vì họ dùng đạo A-lahán.” A-nan bạch Phật:

–Phép tắc của Bồ-tát ở chung với Bồ-tát là như thế nào?

Đức Phật bảo A-nan:

–Bồ-tát với Bồ-tát phải coi nhau như Phật, tâm nghĩ: “Chúng ta cùng chung một thầy, chung một thuyền, chung một đường. Pháp Bồ-tát ấy học, ta cũng phải học. Như vậy, nếu có các Bồ-tát khác muốn thích học đạo A-la-hán, Bích-chi-phật hoặc cùng họ làm việc. Nếu có người như thế thì ta không nên làm việc với họ. Còn như nếu có người đời muốn cầu Phật đạo thì ta phải theo họ học, nghĩa là cùng học chung một pháp.