ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH TẬP GIẢI

Pháp sư Bảo Lượng, đời Lương soạn.
Hoàng Đế Vì Pháp sư Thích Bảo Lượng Chùa Linh Vị soạn lời tựa Nghĩa Sớ.

 

Phẩm 21: HẠNH TRẺ THƠ

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Đủ ba hạnh trên, về đức, dụ như trẻ thơ, cũng là hóa trẻ thơ, phẩm này có ba đoạn:

  1. Dụ cho Phật.
  2. Từ câu “Không biết khổ, vui v.v…” trở xuống, là dụ cho Bồ-tát.
  3. “Lại như trẻ em v.v…” trở xuống, là dụ cho chúng sinh, nói về lý do cần nói giáo của năm thừa.

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Phẩm này có năm đoạn:

  1. Nói Phật tự làm trẻ thơ.
  2. Nói Bồ-tát làm trẻ thơ.
  3. Nói Đức Phật dùng phương tiện hóa độ chúng sinh.
  4. Nói Phật thuyết quả Nhị thừa, để làm cùng cực chân thật.
  5. Nói người chấp đoạn, nói thật có chúng sinh.”

“Này người thiện nam! Thế nào là hạnh trẻ thơ” cho đến “Dứt được vô thường, đây gọi là hạnh trẻ thơ.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Đây là dụ thứ nhất.”

“Lại, trẻ thơ không nhận biết khổ vui” cho đến “Mà làm nên thừa Thanh văn, Bích-chi-phật.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Dùng phương tiện dắt dẫn, chẳng phải tức pháp thật, lấy nghiệp làm thí dụ. Sau đây là chánh thể của hạnh trẻ thơ. Như lai, Bồ-tát dụ cho trẻ thơ: Về nghĩa thì giống như trẻ thơ: Nói rộng thì trẻ thơ chẳng phải thể của hạnh. Vì sao? Vì trong giải thích nói: “Như lai có hạnh trẻ thơ, thì không có việc đó, đây là bằng chứng.

Cũng có thể Phật, Bồ-tát là gốc của hạnh trẻ thơ, gọi là hạnh trẻ thơ.” Pháp sư Tăng Tông nói: “Là ví dụ thứ hai.”

Lại, hạnh trẻ thơ, là như trẻ thơ kia” cho đến “Nhưng lá màu vàng này thật sự chẳng phải màu vàng.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Ví dụ thứ ba, vì nói niềm vui của tầng trời Ba mươi ba, do tránh được khổ ba đường.

“Bò bằng gỗ, ngực gỗ, trai gỗ, cô gái bằng gỗ” cho đến “Vì nghĩ là trai, gái nên gọi là trẻ thơ.”

Xét: Pháp sư Bảo Lượng nói: “Bò gỗ, là dụ thứ tư, vì nói quả ba thừa. Con trai gỗ, tức dụ thứ năm, vì người chấp đoạn, nói có chúng sinh.”

“Đức Như lai cũng như vậy, nếu có chúng sinh” cho đến “Cũng đều đồng được năm hạnh ấy.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Trước lấy chung ba pháp làm thí dụ: Lá dương dụ cho bốn quả nhân thừa, thiên thừa. Bò, ngựa dụ cho nhất thừa, trời, người…. Trái gái dụ cho chúng sinh. Khóc than dụ cho gây ra nghiệp ác.

Tầng trời Ba mươi ba: Hợp riêng lá dương. Vì sao? Vì hễ chấp đắm hữu thì không nói Niết-bàn. “Khi chúng sinh nhàm chán” cho đến “Cái thật của Nhị thừa thì hợp với bò ngựa”. Vì sao? Vì chán sinh tử không nói nhân trời, người. Có dứt, không dứt: Biết phiền não dứt, tập khí không dứt. Dưới đây cũng giống như vậy.

Chẳng phải trong vàng nghĩ là vàng, cho đến “mà nói là tịnh, hợp chung bốn quả trên làm tịnh. Đối với chẳng phải bò, mà nghĩ là bò ngựa, cho đến “Nói chẳng phải đạo là đạo” tổng hợp bốn thừa làm đạo. Nói giả gọi chúng sinh, hợp với trai, gái, chỉ rơi vào tà kiến, rơi vào đoạn diệt.

Thế nên, Như lai nói là có chúng sinh, nghĩa là nói giả gọi chúng sinh để dứt trừ chấp đoạn của ngoại đạo. Đối với chúng sinh, nghĩ là chúng sinh, nghĩa là nói người chấp ngã là cùng khắp. Đối với chúng sinh, đã phá kiến chấp của chúng sinh, nghĩa là nói giả gọi chúng sinh, cũng phá chấp thường, không chỉ ở đây.