SỐ 224
KINH ĐẠO HÀNH BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Dịch Phạn ra Hán: Đời Hậu Hán, Tam tạng Pháp sư Chi-lâu-ca-sấm, người nước Nhục Chi.
Dịch Hán ra Việt: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 8

Phẩm 20: THÍCH ĐỀ-HOÀN NHÂN

Thích Đề-hoàn Nhân ở trong đại chúng bạch Phật:

–Bát-nhã ba-la-mật rất thâm diệu, khó rõ khó biết. Người nghe chút ít, người biên chép, người thọ trì, người tu học Bát-nhã ba-lamật thâm diệu ấy, họ được công đức có nhiều chăng?

Phật nói với Thích Đề-hoàn Nhân:

–Thế nào, này Câu-dực! Nếu dân chúng ở Diêm-phùlợi đều tu trì đầy đủ cả mười giới (thập thiện), công đức của họ có nhiều chăng? Đem công đức đó nhân lên trăm lần, ngàn lần, vạn lần, ức vạn lần, nhiều ức vạn lần cũng chẳng bằng thiện nam, thiện nữ nghe Bát-nhã ba-la-mật này rồi biên chép, thọ trì, tu học.

Bấy giờ trong đại chúng, có một thầy Tỳ-kheo khác hỏi Thích Đề-hoàn Nhân:

–Công đức của thiện nam, thiện nữ này có hơn Câu-dực chăng? Thích Đề-hoàn Nhân đáp:

–Người đó chỉ trong khoảnh khắc phát tâm thôi, công đức cũng còn hơn tôi, huống chi người đó nghe Bát-nhã ba-lamật rồi biên chép, thọ trì, tu học. Người nghe Bát-nhã ba-lamật rồi, theo pháp ấy, theo lời dạy ấy mà an trụ thì đều vượt lên trên chư Thiên, A-tu-luân, dân chúng ở thế gian. Họ là bậc cực kỳ tôn quý trong hàng chư Thiên, A-tu-luân, dân chúng ở thế gian. Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật chẳng những vượt lên trên chư Thiên, Atu-luân, dân chúng ở thế gian mà còn vượt lên trên cả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật. Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-lamật chẳng những vượt lên trên A-la-hán, Bíchchi-phật mà còn vượt lên trên hàng Bồ-tát hành Bố thí ba-la-mật mà không

có Bát-nhã ba-la-mật, không có phương tiện thiện xảo. Chẳng những vượt lên trên Bồ-tát tu Trì giới ba-la-mật, Nhẫn nhục bala-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật nhưng mất Bát-nhã ba-la-mật, mất phương tiện thiện xảo.

Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật, nếu như Đại Bồtát hành thuần thục Bát-nhã ba-la-mật thì công đức của tất cả chư Thiên, A-tu-luân, nhân dân ở thế gian họp lại cũng không thể hơn công đức của Đại Bồ-tát ấy. Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-lamật, nếu như trong đó quen kiên trì Bátnhã ba-la-mật thì Đại Bồtát ấy chóng gần trí Nhất thiết trí. Đại Bồ-tát ấy cách danh hiệu Như Lai chẳng xa. Đại Bồ-tát ấy giữ gìn như thế thì cách chỗ ngồi của Phật chẳng xa. Đại Bồ-tát ấy không còn sinh tâm biếng trễ. Đại Bồ-tát học như thế chính là học Phật, chẳng học pháp A-lahán, chẳng học pháp Bích-chiphật. Đại Bồ-tát học như thế thì Tứ Thiên vương sẽ qua thăm viếng và nói:

–Hãy mau học pháp ấy thì bốn chúng đệ tử sẽ được độ, sẽ ngồi ở trên tòa Phật, thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Đại Bồ-tát học như thế thường được Tứ Thiên vương đến thăm viếng huống chi các vị Thiên tử khác. Đại Bồ-tát ấy được Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hộ niệm. Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật thì phải hành như thế. Đại Bồtát thực hành Bát-nhã ba-lamật dù ở thế gian gặp lúc bệnh tật khổ đau, nhưng chính bản thân Đại Bồ-tát không hề oán than. Đó là Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật.

A-nan thầm nghĩ: “Ông Thích Đề-hoàn Nhân tự dùng trí của mình nói nay là nhờ oai thần của Phật mà nói.”

Thích Đề-hoàn Nhân biết tâm niệm của A-nan, nên nói với Anan:

–Tôi nhờ oai thần của Phật mà nói.

Đức Phật dạy:

–Đúng thế, này A-nan! Thích Đề-hoàn Nhân nói pháp là nhờ oai thần của Phật đấy!

Này A-nan! Ngay trong lúc đó hoặc Đại Bồ-tát quán niệm sâu sắc Bát-nhã ba-la-mật, hành hạnh Bát-nhã ba-la-mật, học Bát-nhã ba-la-mật. Bấy giờ đám ma tệ ác trong tam thiên đại thiên thế giới trong lòng chúng đều buồn thảm muốn cùng nhau đến khuấy phá Đại Bồ-tát ấy. Chúng bàn bạc với nhau: “Phải làm gì để cho Bồ-tát ấy ở giữa chừng chấp chặt nơi việc chứng quả vị A-la-hán, Bích-chiphật, đừng để cho Bồ-tát ấy thành Phật.”