ĐẠI TỲ-LÔ-GIÁ-NA THÀNH PHẬT KINH SỚ

A-xà-lê Nhất Hạnh ghi chép

 

 

Phẩm 19: BÁCH TỰ SINH

Bấy giờ, Phật Tỳ-lô-giá-na quán sát các chúng sinh trong đại hội mà dạy Bất Không Tất-địa. Khi ấy, Thế Tôn Tỳ-lô-giá-na quán sát các đại chúng tập hợp nói giáo Bất không tùy ưa thích mà thành tựu tất cả Chân ngôn tự tại, Chân ngôn vương, Chân ngôn Đạo sư có oai đức lớn, an trụ vào ba thứ Tam-muội-da. Tròn đủ ba pháp, dùng lời nói hay ho mà bảo Đại Lực Kim Cang Thủ rằng: Này các dũng sĩ hãy một lòng lắng nghe Tam-muội Trí sinh, tùy tất cả ưa thích Chân ngôn tự tại, Chân ngôn vương, Chân ngôn Đạo sư mà nói Đại oai đức. Ba thứ Tam-muộida tròn đầy nên bảo rằng: Như trên là văn kinh, trước đây tuy nói các thứ phương tiện nhưng chưa đủ nên nay lại nói. Do đó lại quan sát đại hội, xét rõ tâm cơ, đều ở trong chúng này cùng khắp chân thật, có khả năng làm pháp khí nên lại nói cho nghe.

Lại nữa, dùng thần lực không thể suy nghĩ bàn luận mà gia trì họ khiến được pháp lực, có khả năng nghe được diệu pháp này, quán sát rồi, các Chân ngôn như trên đã nói rộng.

Đây là chữ Am, là tâm tất cả chân ngôn, là Thượng thủ của tất cả chân ngôn. Phải biết đây là chân ngôn Bất không giáo. Bất không, là tùy tất cả chúng sinh có thấy nghe mà biết riêng. Chẳng có lỗi không, tức đều nhất định là Vô thượng Bồ-đề, nên gọi là Bất không.

Lại nữa, tùy theo nguyện lành của họ đều khiến cho đầy đủ. Cho đến chúng sinh nguyện lớn Bồ-đề cũng được đầy đủ. Như Đại Bảo Vương ở trên cờ cao mà đầy đủ tất cả, nên gọi là Bất không. Tất cả Chân ngôn tự tại, cũng như Như Lai đứng đầu các pháp, tự tại với các pháp. Nay chân ngôn này cũng như thế, đối với tất cả chân ngôn đều được tự tại. Vì nhân duyên này lại gọi là Chân ngôn vương lại gọi là Chân ngôn Đạo sư. Như nhiều người xuống biển phải y theo người dẫn đường, cho đến đều được chỗ nhiều báu lớn mà đem về dùng. Chân ngôn vương này cũng giống như thế, làm Đạo sư cho tất cả chân ngôn, Chân ngôn Đạo sư là người cứu đời, nói chân ngôn này là đồng với Phật, lại còn có oai đức lớn, năng lực tự tại, Bí Mật thần thông của Như Lai đều do đây mà sinh. Nếu người tu đúng như pháp mà làm thì cũng đồng với chân ngôn này mà được như đây. Ngồi ba thứ Tam-muội, tức là ba thứ Tam-muội-da thân, miệng, ý là Khẩu chân ngôn, Thân pháp ấn, Tâm Bổn tôn. Nay gọi tức ngồi Kim cang. Ba pháp đầy đủ tức là lý, hạnh, quả. Giáo tức là các điều nói ra từ trước, nay ở giáo sau mà thực hành đủ ba pháp này rốt ráo không sót. Phật nói diệu âm bảo Kim Cang Thủ rằng: Ta nói pháp này, các ông đại lực dũng sĩ hày một lòng lắng nghe. Trước nói phẩm chân ngôn tức là hợp nói, sao đến đây mới nói, vì mê người tìm văn kinh. Phật đủ đại bi sao chẳng nói bày mà mê hoặc chúng sinh?

Đáp: Ở đây không phải có sự mến tiếc, chỉ vì thế gian có các Luận sư, tự dùng lợi căn trí lực phân biệt nói các pháp tướng thông suốt chữ nghĩa, vì tâm khinh mạn nên chẳng theo thầy. Vội tìm kinh tức muốn tự làm. Nhưng pháp này rất vi diệu, nếu chẳng nương Đạo sư chân chánh thì không thể thành. Lại sợ người dối làm sẽ hại mình và hại người. Nếu văn có che dấu khiến nó tự dùng trí lực mà chẳng hiểu, liền bỏ tâm cao mạn mà y theo thầy, dùng nhân duyên này chẳng sinh nhân duyên phá pháp nên phải như thế. Phật sắp nói Chân ngôn Đạo sư tức trụ ở trong Xảo trí sinh Tam-muội, nghĩa là Tam-muội này sinh ra Trí phổ môn khéo léo của Như Lai, nên lấy đó làm tên. Nói trăm sáng chiếu chân ngôn, nghĩa là từ một chữ này mà phát ra ánh sáng trăm pháp khắp tuôn ra. Chữ này nếu dịch là khắp cũng chẳng đúng lý. Nếu dịch là phát ra ánh sáng thì nghĩa phát ra ánh sáng cũng chưa hết, đều là ý khắp tuôn ra, ánh sáng trăm oai đức từ đây mà có ra chân ngôn này. Trước phải quy mạng tất cả Phật, nói Kim Cang Thủ, chân ngôn này là chân ngôn cứu đời. Đại oai đức, Phật tự tại tức là tất cả pháp tự tại mâu-ni. Phật bảo Kim Cang Thủ: Tất cả chân ngôn này là chân ngôn cứu đời thành tựu oai đức lớn, tức là Đẳng Chánh Giác Pháp Tự Tại Mâu-ni, phá các vô trí đen tối như mặt trời hiện khắp tức là được tự thể của ta là Đại mâu-ni gia trì, phải hiện làm thần biến tùy theo sự ưa thích mà lợi ích chúng sinh. Lợi ích các chúng sinh cho đến khiến tất cả tùy tư nguyện mà sinh khởi, tức là tùy tư nguyện của tâm ấy mà khiến sinh ra có khả năng làm thần biến Vô thượng này. Cho nên nói hơn tất cả thứ. Tức là trong tất cả việc không gì bằng cầu Chánh giác. Cho nên đối với tất cả thứ mà thanh tịnh thân, lìa các chướng. Đúng lý thường siêng tu cầu Chánh Đẳng Giác. Thanh thân lìa chướng nghĩa là người tu phải thanh tịnh thân mình khiến lìa tất cả chướng mà tu hành. Tất cả thứ tức là đối với tất cả phương tiện sắc loại mà tu. Tất cả vô trí đen tối phá rồi thì mặt trời hiện ra đồng thấy là tụ ta gia trì. Đại Mâu-ni hiện thành biến hóa lợi ích chúng sinh, cho đến các chúng sinh này nghĩ khởi khiến phát sinh, thường làm biến hóa tối thượng, cho nên tất cả thứ phương tiện muốn riêng tu, đúng lý mà làm thanh tịnh ta, như trên là văn kinh.

Chân ngôn này tức đồng cứu thế, tức là Phật. Có oai đức lớn nghĩa là oai thần của Như Lai chân ngôn này tức là tất cả pháp tự tại Mâu-ni.

Đây là tên khác của Tỳ-lô-giá-na. Ánh sáng Chân ngôn tuệ phương tiện này phá tan tất cả tối tăm vô trí, cũng như khi mặt trời mọc thì các tối tăm tự mất. Phổ (khắp) nghĩa là tất cả chúng sinh mau dứt trừ tất cả tối tăm vô minh. Phải biết chữ này tức là chỗ gia trì của ta, tức đồng với ta, không khác với ta. Ta tức là tự thể Phật. Ta dùng môn chân ngôn này tùy loại hiện khắp sắc thân, khắp pháp giới tất cả loại chúng sinh, tùy các thứ thân hỷ kiến (trông thấy rất mừng), hay cùng một lúc khắp thấy thân ấy. Tùy tâm ưa thích mà thị hiện. Không phải chỉ hiện thân mà thôi. Nhưng tâm nguyên tư niệm ấy vô lượng khác nhau. Cho đến trong chốc làt có vô lượng điều ưa muốn đều được đầy đủ. Cho nên nói tư phát trí. Lại còn khởi cơ nhập đạo kia, nên nói phát trí. Trụ vị là trụ câu tối thượng này. Cho nên các thứ phương tiện này phải siêng tu học. Nếu tu thì được ngã thanh tịnh. Ngã thanh tịnh trong đây tức là Tỳ-lô-giá-na. Nhưng ở trong Tự luân này lại đặt Chân ngôn vương này. Kế một luân ngoài có mười hai chữ, tức là từ y đến áo, gồm có mười hai, mười ba muội thanh. Kế ở luân ngoài khắp bày trăm chữ. Trước hai mươi lăm chữ từ chữ Ca??… Kế là hai mươi chữ, từ chữ??… Kế là hai mươi lăm chữ như chữ??…Kế là hai mươi lăm chữ như chữ??… Trong đây lấy năm chữ Nga Nhã, Noa, Na, Ma là dấu chấm Đại không ở khắp tất cả chỗ cho nên đồng nêu ra. Nếu nêu bày năm lớp, mươi lăm chữ như chữ??… là luân thứ nhất, chữ??… Là luân thứ hai,chữ?? Là luân thứ ba, chữ?? Là luân thứ tư cũng được. Bày chữ thứ lớp theo mặt trời xoay bên phải. Phẩm kế nói quả của Chân ngôn này.