ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH TẬP GIẢI

Pháp sư Bảo Lượng, đời Lương soạn.
Hoàng Đế Vì Pháp sư Thích Bảo Lượng Chùa Linh Vị soạn lời tựa Nghĩa Sớ.

 

Phẩm 18: HIỆN BỆNH

Nêu ra nguyên nhân không bệnh, đó là thương xót chúng sinh, cho thuốc người bệnh.

Giải thích ý nghĩa năm hạng người, đó là Tu-đà-hoàn, tám muôn kiếp được Bồ-đề, cho đến Bích-chi-phật, mười ngàn kiếp được nghĩa Bồ-đề.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Kế là Đức Phật đáp câu hỏi: “Làm thế nào mà các Bồ-tát lìa tất cả bệnh?” Về bệnh đã nói ở phẩm trước, nhưng vẫn chưa giải thích về nghĩa không bệnh, tức là về nghĩa thị hiện chưa được nói rõ, phẩm này là nói rõ”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Nhân Đức Phật thị hiện bệnh, Bồ-tát Cadiếp được nghe nói rộng về nhân không bệnh. Nói về địa Bồ-tát đã lìa khỏi bệnh từ lâu, huống chi hôm nay ư? Tức là nhờ bệnh mà nói rõ không bệnh.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Trên đây đã nói: “Tông chỉ thường dù đã nêu, nhưng vẫn chưa có được chỗ chân thật. Vì sắp chỉ bày rõ cho con người về sự tai hại của bệnh phiền não buộc ràng, sẽ được dứt hết từ đây, nên trước bảo cho họ biết rõ trạng thái bệnh. Do thỉnh Phật, lại khởi uy nghi sáng rỡ cao quý, nhằm nói lên chỉ thú không bị bệnh, là nhân đáp câu hỏi thứ hai mươi chín.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Dưới đây là đoạn hai của kinh, nói rộng về nghĩa. Lại có hai phần:

  1. Chính là nói rộng.
  2. Truyền bá rộng.

Trong phần chính là nói rộng có ba phần:

  1. Quả rộng, tức phẩm này.
  2. Nhân rộng, tức năm hạnh.
  3. Phật tánh rộng, tức hai phẩm Sư Tử Hống và Ca-diếp.

“Bấy giờ, Bồ-tát Ca-diếp bạch Phật rằng” cho đến “Khổ bệnh đều dứt, không còn sợ hãi.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Dưới đây nêu tám việc, suy tìm

Như lai lẽ ra không bệnh.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Dưới đây có bốn phần:

  1. Bồ-tát Ca-diếp nêu bảy lần “Lại nữa”, để suy ra Đức Phật không bệnh.
  2. Phật dùng thần lực thị hiện ba tướng.
  3. Chúng sinh được lợi ích, thỉnh Phật nói pháp.
  4. Nói rộng không bệnh, để dạy bảo chúng hữu tình đương thời.

“Bạch Đức Thế tôn! Tất cả chúng sinh có bốn mũi tên độc” cho đến “Các ông nên nói pháp cho đại chúng nghe.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Thứ nhất là nói về nhân bị bệnh, không ngoài bốn mũi tên độc này. Như lai đã lìa hẳn rồi, cho nên không bệnh?”

“Có hai nguyên nhân không bị bệnh khổ” cho đến “Vì sao hôm nay, Như lai tự nói là bị bệnh?”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Thứ hai, là nhân không bệnh, không ngoài hai thứ này. Vì Đức Thế tôn đã tu hành, nên không bị bệnh.”

“Bạch Đức Thế tôn! Người đời bị bệnh, hoặc ngồi, hoặc nằm” cho đến “Sao Đức Thế tôn lại yên lặng nằm nghiêng bên hông phải?”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Thứ ba là nói Đức Như lai đã không có sự nhuốm bệnh thì làm sao bị bệnh được ư?”

“Các Bồ-tát thường cung cấp” cho đến “Dứt hẳn các bệnh nặng ba chướng ấy.”

Trước nói người tu hành bị bệnh, đại chúng thỉnh Phật trị bệnh, là nói trước trị bệnh, thuốc do đối với bệnh mà đặt tên. Y theo Niết-bàn tu hành, thì chẳng bệnh nào không chữa trị được, vì muốn biết rõ công năng của hạnh bệnh, nên trước nói các kinh bị bệnh không chữa trị được. Ba hạng người mà Khế kinh không chữa trị này là nói rốt ráo bệnh của người Nhị thừa nghe Phương đẳng khác, dù có phát tâm, nhưng không biết Phật là thường, nên không bao giờ thành Phật, không được gọi là rốt ráo, nghĩa là những người trên đây nếu nghe Niết-bàn sinh lòng tin thì không cần người bên ngoài chữa trị, tự có khả năng thành Phật. Được gọi là hạnh bệnh, về mặt sự là cùng tận ở đây.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Đại Niết-bàn này chính là thường định rất sâu của Chư Phật, không phải là cảnh giới mà người Nhị thừa có thể tu hành. Vì nhập định sâu này, nên nói là rốt ráo nhập Niết-bàn, chứ không phải vì dứt hẳn mà nhập Niết-bàn, nên không được gọi là rốt ráo nhập Niết-bàn. Về nghĩa rốt ráo, không rốt ráo đều là ở đây.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Rốt ráo, không rốt ráo đều có chỉ thú của nó, chẳng phải không nhất định. Chỉ vì cố chấp ở lời nói thì sẽ mất chỉ thú, rối cho là thuyết bất tịnh. Lưới nghi là sinh, được chỉ thú thì sẽ biết được thuyết quyết định và lưới nghi sẽ bị xé toang. Lại một nghĩa mà giáo xưa đều nói là rốt ráo hết hẳn. Nay, do hiện bệnh để nói lên không bệnh, biết bệnh là mật ngữ, do đó nói rộng về mật ngữ xưa của Như lai.

“Này người thiện nam! Có năm hạng người đối với kinh điển Đại thừa Niết-bàn này” cho đến “Có chỗ của hạnh bệnh, chẳng phải Như lai.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Kế là đáp câu hỏi “Làm thế nào để được gần với đạo Vô thượng tối thắng?”

Như trên nói: Tự nhiên được thành Phật. Nay, chuyển gần được, chỉ vì nói năm hạng người do dứt kiết nhất định, nên phàm phu ở định vị, không có giới hạn về kiếp số. Tám muôn kiếp, về sau nói rằng được tâm Bồ-đề, cũng nói rằng tám muôn kiếp trụ xứ, là tiểu Niết-bàn, dường như tâm Bồ-đề này thành tựu. Tư duy phiền não, hàng Tiểu thừa đã dứt rồi, không cần phải ở Bồ-tát. Vì kiếp số như thế, nên biết ái nghiêng lệch rất dễ dứt, mà tâm Bi bình đẳng thật khó thành.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Do biểu hiện Đức Như lai không bệnh mà biết được bệnh một cách sáng suốt, đó là nghĩa của tâm, phải từ Phật nghe pháp. Nói về căn cơ nhạy bén, dù không theo Phật nghe pháp, mà vẫn tự phát tâm, nên biết hai người này được gần đạo Vô thượng.”

Pháp sư Đàm Tiên nói: “Năm hạng người là: Từ Tu-đà-hoàn cho đến Duyên giác. Lấy một quả để y theo hai địa. Như vậy, lấy Sơ địa, Nhị địa, để y theo Sơ quả, cho đến cửu địa, là y theo Duyên giác.”