ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH TẬP GIẢI

Pháp sư Bảo Lượng, đời Lương soạn.
Hoàng Đế Vì Pháp sư Thích Bảo Lượng Chùa Linh Vị soạn lời tựa Nghĩa Sớ.

 

Phẩm 17: ĐẠI CHÚNG VẤN

Phần 1

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Việc giáo hóa đã rốt ráo, Phật muốn nhập Niết-bàn, đại chúng thỉnh Phật, dùng làm tên phẩm kế là, đáp câu hỏi: “Thế nào là thị hiện rốt ráo Niết-bàn?”

Dưới đây, cuối cùng là năm việc dựa, nằm v.v… là thể hiện nghĩa Niết-bàn, trước sau đều có một việc: Nhờ không ăn, nên không bệnh, chứng minh Đức Phật không diệt mà ứng hiện diệt, để chứng tỏ rằng, Niết-bàn là thị hiện. Trung gian mở bày ba việc, nhằm thị hiện tất cả công việc đều đã làm xong. Biết Phật thường trụ nên nói việc giao hóa của Phật trong hiện tại đã xong. Nói hữu dư, vô dư là giáo vị lai đã xong.

Thọ ký cho Bồ-tát Văn-thù v.v… là việc đã xong.

Vì năm việc trên đã rốt ráo, nên Phật thị hiện nhập Niết-bàn.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Ở trên nói thêm lớn như trăng mới mọc, nghĩa là trước nói, Đức Phật nói về pháp cạn, gần là nói vô thường. Ở đây nói sau cùng, giáo thường, lạc là nói thị hiện, nghĩa là nói thật không có diệt, nhằm nói rõ nghĩa Thường trụ.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Đây là đáp câu hỏi thứ hai mươi sáu. Cũng gọi là phẩm Tùy Hỷ. Văn dưới, đại chúng nghe Phật nói về nghĩa thường, tất cả đều vui mừng. Lại chép: Thuần-đà thành đạo, ta cũng tùy hỷ. Văn xuôi trước bài kệ là câu hỏi đáp. Trong bài kệ nói không diệt, là nghĩa thị hiện mới rõ ràng.”

“Bấy giờ, từ khuôn mặt Đức Thế tôn phát ra các thứ ánh sáng màu” cho đến “Thuần-đà và quyến thuộc, mang đầy đủ các thức ăn đến trước Phật.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Ý ở chỗ Thuần-đà thúc giục cúng dường Đức Phật.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Theo pháp của đạo Phật xưa là quá giữa ngày không ăn. Thời điểm đó đã đến! Vì không cho phát ngôn, nên Phật phát ra ánh sáng, nhằm nói rõ ý mình.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Dưới đây trong văn xuôi có mười việc, đây là việc thứ nhất, là kinh gia kể lại việc Thuần-đà đã nhờ ánh sáng Phật soi chiếu, liền biết được việc ấy, nên sửa soạn vật phẩm để dâng cúng.”

“Bấy giờ có trời, người oai đức lớn” cho đến “Cùng đem cúng phẩm đến chỗ Phật để cúng dường.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Ánh sáng lại thôi thúc lần nữa,

Thuần-đà biết lúc cúng dường đã đến, nên cảm động mà làm theo.” Pháp sư Trí Tú nói: “Đây là việc thứ hai.”

“Bấy giờ trời, người và các chúng sinh” cho đến “Các Tỳ-kheo thọ nhận của cúng dường này.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Phật không nhận, Thuần-đà không dám thỉnh nữa, nên cúi mong Đấng Đại Bi cho phép các Tỳkheo nhận.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Đây là việc thứ ba.”

“Các Tỳ-kheo biết đã đến giờ ăn” cho đến “Như cõi nước An lạc ở phương Tây.”

Nhận xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Đây là việc thứ tư, kinh gia kể lại việc các Tỳ-kheo cũng biết đã đến giờ ăn, nên bưng y bát, an lành ngồi yên.”

“Bấy giờ, Thuần-đà ở trước Phật” cho đến “Sau cùng đầy đủ Đàn ba-la-mật.”

Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Việc thứ năm là thỉnh Phật trụ lại thế gian.”

“Bấy giờ, tất cả Đại Bồ-tát” cho đến “Chúng ta thật vô phước,

uổng công thiết cúng.”

Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Việc thứ sáu, mừng cho Thuần-đà.”

“Bấy giờ, Đức Thế tôn muốn cho tất cả” cho đến “Tự nhận phần của Thuần-đà dâng.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Hóa Phật không ăn, nói lên Đức Thích-ca cũng vậy, nhằm nói về nghĩa không diệt mà thị hiện diệt. Tự thọ cúng phẩm mà Thuần-đà đã lập bày, là vì người nên nhìn thấy, mới có thuyết này mà thôi, chứ không phải quyết định như vậy.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Pháp thân này không có hình tượng, ứng thân, hóa thân đâu có khác. Tự nhận lãnh cúng phẩm của Thuần-đà, nghĩa là thị hiện chủ thỉnh có người, chứng tỏ Thuần-đà không khác với nguyện ở kiếp trước.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Đây là việc thứ bảy.”

“Bấy giờ, do thần lực Phật, tám hộc cơm của Thuần-đà” cho đến “Đều cung cấp đầy đủ cho tất cả đại chúng trong đại hội.”

Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Đây là việc thứ tám, nêu lên nguyện vọng của Thuần-đà và đại chúng đều được thỏa mãn, tất cả đều vui mừng.”

“Bấy giờ, đại chúng đồng tiếp nhận Thánh chỉ của Phật” cho đến “Những thức ăn cũng không khác nhau.”

Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Đây là việc thứ chín, nói lên việc đại chúng tiếp nối ý chỉ của Phật, nên nghĩ rằng, Đức Phật sắp vào Niếtbàn,.”

“Bấy giờ trời, người, A-tu-la… ” cho đến “Chúng ta mất hẳn Đấng Điều Ngự Vô Thượng, khác nào người mù không có mắt.”

Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Đây là việc thứ mười, trước nêu lên hoài niệm, nay nói về phát ngôn.”

“Đức Thế tôn vì muốn an ủi” cho đến “Đây là lời thệ nguyện, trên hết của Chư Phật.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Trong đây nói mười ba bài kệ, không có văn chủ đích, chính là nên bỏ bốn bài kệ trước sau, chỉ lấy bài kệ giữa. Đại ý nói về pháp thân Phật tròn đầy cùng cực, ứng mà không nhập diệt. Bốn bài kệ trước, môt mặt an ủi, khuyến dụ, bốn bài kệ sau, làm cho đại chúng đều được an tâm có sự tồn tại, không nên lo buồn, tức là đáp câu hỏi về nghĩa Niết-bàn rốt ráo mà Phật đã thị hiện ở trên.”

Ở trên nói thị hiện, là nói Như lai đã thành Phật từ lâu, nhập Niếtbàn đức Viên của chữ Y, nên mới nói nghĩa mầu này, sao cho đại chúng được mở mang hiểu biết, tức là thị hiện. Lại, một nghĩa khác: Đã là gốc diệu không diệt, đây là ứng tích thì chẳng lúc nào không hóa độ, chỉ một ứng không hiện, cũng nói là nhập diệt.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Xướng có mười ba bài kệ, thệ nguyện chỉ có mười hai, không biết vì lý do nào mà như vậy? Có lẽ là do sự rời rạc của kệ. Nếu không như vậy thì mười ba chữ là lầm, nên nói mười hai.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Trong kệ chia thành bốn đoạn:

1. Có một hàng rưỡi, nói thị hiện nhập Niết-bàn đã lâu, thật ra vẫn tồn tại mãi.

2. Kế là, có một hàng nói vì đã được Niết-bàn, nên từ lâu không có khổ đói, khát.

3. Kế là có mười bốn hàng rưỡi, nêu nhiều ví dụ, nói nay không phải thật diệt, chỉ là thị hiện nhập diệt, tức trong mười bốn hàng này, còn có ba ý, một hàng rưỡi trước là khuyên. Mười hai hàng giữa chính thức nêu rõ chỉ thú của kệ. Một hàng sau cùng là kết đại ý khuyên.

4. Có bốn hàng, nêu Tam bảo vẫn tồn tại mãi, nói về tướng mạo Niết-bàn, có ba ý: Hai hàng đầu là khuyên, một hàng kế là nêu Tam bảo, khuyên hãy cầu mong quả thường. Một hàng sau là nêu thệ nguyện của Chư Phật, kết thành lý do của ý khuyên.”

“Nếu có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni” cho đến “Kẻ không thể quán sát rõ Tam bảo thường trụ, chính là Chiên-đà-la.”

Xét: Pháp sư Đàm Tiên nói: “Kế là đáp câu hỏi:“Thế nào là người dũng cảm, tinh tấn?” Chỉ bảo đường ma cho trời, người biết. Nói nếu theo Phật phát thệ nguyện trước, là tức đạo trời, không hiểu nhất thể Tam bảo, thường, lạc, ngã, tịnh, gọi là đạo ma. Người Chiên-đà-la chính là kẻ giết, là lời khác của ma.”

“Nếu có người biết Tam bảo là thường trụ” cho đến “Không có ai nhiễu hại, làm trở ngại.”

Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Kế là đáp câu hỏi: “Làm sao biết được pháp tánh mà thọ pháp lạc?” Nói Tam bảo là pháp tánh chân thật, người nào biết thì mãi thọ an vui.”

“Lúc đó, cả đai chúng, trời, người, A-tu-la… ” cho đến “Đánh trống trời, kỹ nhạc trời để cúng dường Phật.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Để đáp câu hỏi này: “Biết được pháp tánh, thọ pháp lạc là sao?” Chúng hội đương thời biết Phật thường trụ là biết pháp tánh thọ an vui, nghĩa là hiện tại hóa đạo đã xong, nên thị hiện nhập diệt.”

“Bấy giờ, Phật bảo Bồ-tát Ca-diếp” cho đến “Đều biết Như lai là pháp thường trụ.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Muốn cho người nói dị kiến để làm rõ năng lực âm thầm của Như lai, đều biết sự thọ vui của pháp tánh, có hai lượt: Đây là lượt thứ nhất ở trước hỏi Bồ-tát Ca-diếp”.

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Căn cứ vào năm việc trong lời đáp cho Bồ-tát Ca-diếp:

  1. Thấy Chư Phật rất đông.
  2. Thấy chỗ ngồi rất nhỏ mà có khả năng dung nạp.
  3. Thấy đại chúng đều y theo mười ba bài kệ mà Phật đã nói.
  4. Thấy đại chúng đều tâm niệm rằng: “Chỉ riêng tôi được cúng dường Đức Thích-ca.”
  5. Thấy phẩm vật cúng dường của Thuần-đà, dù rất ít ỏi, nhưng vẫn dâng cung đủ cho đại chúng.”

“Đức Thế tôn bảo Thuần-đà rằng”: Cho đến “Đại Bồ-tát… cung kính vây quanh.”

Xét: Pháp sư Bảo Lượng nói: “Thuần-đà tự nhận thấy một việc, đều hợp với trước hành sáu việc. Đây là nói về việc hiện tại đã hoàn tất. Từ khi đắc đạo đến nay, đối tượng được hóa độ có thể có lợi ích, người có duyên được lợi ích, cuối cùng đều do đây.”

“Phật bảo Thuần-đà: “Vô lượng Chư Phật mà ông đã thấy” cho đến “Đã làm xong đầy đủ các công hạnh của Bồ-tát.”

Xét: Pháp sư Bảo Lượng nói: “Trên đã nêu hai lớp lược và rộng để nói về nghĩa thường. Lại đáp hơn hai mươi câu hỏi đã xong, chính là kết quả: “Thuần-đà trụ trong Địa vị Thập Trụ, hầu hết các công hạnh đã làm xong. Phải biết rằng về mặt lý, giáo, có thể biểu trưng, đâu phải chỉ nói chú Đà-la-ni mà sáu muôn bốn ngàn người liền được Vô sinh nhẫn. Vì thế, nên biết giáo xưa chắc chắn là phương tiện, giáo nay chắc chắn là chân thật. Nếu giáo xưa không thường dùng phương tiện để nói rằng: “Có người đắc đạo”, thì tâm vào đạo của người ngu, sẽ không dao động.”

“Bồ-tát Ca-diếp bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế tôn!” cho đến “Nói là kinh Đại thừa Đại Niết-bàn.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Trong lời đáp câu hỏi thứ hai mươi bảy, nói về việc vị lai đã xong, vì mở ra hai môn tà, chánh, mười việc ác là đường ma, mười điều lành là đường trời, khiến cho bỏ điều ác, thực hành các điều lành, nên nói là việc vị lai đã xong.”

 

Phần 2

  • Giải thích nghĩa bài kệ Hữu Dư – Vô Dư.
  • Nói về nghĩa bố thí cho Xiển-đề không có phước.

“Bạch Đức Thế tôn! Tất cả khế kinh nói có còn nghĩa thừa” cho đến “Vừa có nghĩa Thừa, vừa không có nghĩa thừa.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nói khắp Khế kinh có đủ hai thứ, như trong kinh Pháp Hoa nói một giải thoát là không có thừa. Lại nhân bội số lên, là có thừa. Ngoài ra đều như vậy.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Trong các tội như: Chê bai chánh pháp, trái phạm bốn tội trong năm tội nghịch v.v…, đầu tiên không cải hối, thì tâm hộ pháp sẽ dứt trừ gốc lành, hưóng về Nhất-xiển-đề, ở đây nói là chỉ bày đường ma. Nếu thường có tâm hổ thẹn, khởi tâm che chở giữ gìn chánh pháp, thì nhờ nhân duyên này, giới sẽ trở lại như lúc đầu, tức cũng là đường trời. Từ đây, dứt bỏ phá giới, như nhổ bỏ cỏ dề, cỏ đắng, là đáp câu hỏi này.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Dưới đây, cuối cùng là pháp trai giới thứ bốn mươi tám, chính là đáp câu hỏi thứ mười bảy: “Thế nào là chúng sinh? Là nói rộng về bí mật, mà từ trước đến sau, dứt bỏ phá giới, như nhổ cỏ dề, cỏ đắng, là đáp câu hỏi thứ mười sáu: “Thế nào là các Bồ-tát lìa bỏ tất cả bệnh? Vì sao? Vì trước đã nói về khó bố thí có dư, vẫn chỉ rõ cách lìa bệnh. Tội phá giới làm hư hoại thân, tâm, nói là bệnh. Nhờ năng lực kinh nên tiêu trừ bệnh trên, do đó mà nêu lên câu hỏi này.

“Thuần-đà bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế tôn! Như lời Phật đã nói” cho đến “Ngoài ra tất cả đối tượng bố thí cho đầy đủ nên khen ngợi.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Xiển-đề, là không có các gốc lành như tín v.v… gọi là xiển-đề. Nguyên tắc giết hại, tội không có từ đất, cũng như thí cho không có phước từ đất, nên phải dứt trừ.”

Thuần-đà bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế tôn! Sao gọi là” cho đến “Nhất-xiển-đề, nghĩa ấy thế nào?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Câu hỏi ở trong khoảng đã thành xiển-đề hay chưa thành xiển-đề? Ý Thuần-đà cho rằng, dù chưa thành xiển-đề, nhưng đây là người đã gây ra nghiệp ác rất nặng. Dù có chút ít việc lành nhỏ nhoi, nhưng là đồng với không có gốc lành, vì cho nên hỏi lại.”

“Phật bảo Thuần-đà: Nếu có Tỳ-kheo” cho đến “Cũng gọi là xu hướng, con đường của Nhất-xiển-đề.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Thành câu hỏi của Thuần-đà. Nói bốn hạng người ác, không bao giờ hối cải, xu hướng xiển-đề.”

“Nếu lại có người nói: Không có Phật, Pháp, Tăng” cho đến “Bố thí cho người khác tất cả đều khen ngợi.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Vì pháp tướng vô biên, không thể một người mà biết đều không có Phật, Pháp, chúng Tăng, nên dù có nhân quả, cũng xu hướng xiển-đề.”

“Bấy giờ, Thuần-đà lại bạch Phật rằng” cho đến “Những người như vậy, gọi là phá giới.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Ba tội nghịch chê bai chánh pháp, không hẳn có giới. Nói phá giới, nghĩa ấy thế nào? Nếu phạm bốn tội nặng, cuối cùng gọi là phá giới, là nói về Tỳ-kheo hại người thân, chê bai chánh pháp, tội ấy nặng đối với người tại gia. Nay, sao chỉ nói là phá giới?”

Thuần-đà lại hỏi: “Bạch Đức Thế tôn! Người phá giới như vậy” cho đến “Ta nói người này không bị phá giới.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nêu hai nhân duyên:

  1. Sinh tâm sửa đổi tội nặng.
  2. Siêng năng giữ gìn chánh pháp, đủ hai điều lành này, thì không chướng ngại giải thoát, gọi là không phá giới.”

“Vì sao? Này người thiện nam! Ví như mặt trời mọc” cho đến “Bố thí cho người này, được phước không đáng kể.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Trên dù đã nói thọ học Đại thừa, nhưng chưa nói khả năng cứu vớt người phạm tội nặng? Chính là kinh

Niết-bàn này.”

“Lại, này người thiện nam! Người phạm tội nặng” cho đến “Thí cho người này, sẽ được quả báo cao quý.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Pháp có sâu, cạn, tâm gây tội có nhẹ, nặng. Tâm nặng gây tội, tâm nhẹ không thể diệt, nên mới nói rộng về tướng đó.”

“Này người thiện nam! Ví như thiếu phụ kia mang thai, gần ngày sinh nở” cho đến “Có vô lượng quả báo như thế… .”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Dụ cho tâm trân trọng giữ gìn chánh pháp, pháp do người mở rộng, pháp được rộng lớn là ở thực hành, nghĩa là giới, định, trí tuệ, lần lượt sinh nhau. Giải tuệ ngày nay dùng giới, định làm nhân, dụ cho sản phụ. Giải nay, dụ cho con. Giới định xưa rất thanh tịnh, tất nhiên sinh tuệ vượt hơn, dụ cho sắp sinh. Gặp phải duyên ác mà phạm trọng cấm, dụ cho trong nước có loạn lạc. Bỏ nhơ của sạch, dụ cho trốn qua nước khác. Do năng lực của nhân xưa nghe kinh Niết-bàn, dụ cho thiếu niên. Tin thường, lạc, tịnh, dụ cho sinh con. Lại nghe kinh nói về công đức giữ gìn chánh pháp có công năng dứt trừ việc phạm tội nặng, dụ cho nghe tin nước nhà đã được yên ổn, giàu sang. Siêng năng gia công giữ gìn chánh pháp, dụ cho mang con, muốn cho giới bổn thanh tịnh, dụ cho trở về quê cũ. Đời mạt pháp có nhiều “Hoặc” tà, người cố chấp giáo nghiêng lệch, không thọ lãnh thuyết thường, nên cả hai đều chết chìm, không hề bỏ con để được sống sót một mình, dụ cho qua đời. Dù có bổn ác phá giới, nhưng vì công đức giữ gìn chánh pháp, nên khởi lên đại đạo, sẽ được sinh lên cõi trời.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Vì cải hối, làm người giữ gìn chánh pháp, nghĩa là lập ra ví dụ. Nói điều lành xưa đã có mầm, chồi của “Giải” nay, dụ cho mang thai. Thiên miếu là nơi giảng pháp. Nghe pháp sửa đổi, sinh tâm che chở giữ gìn chánh pháp, dụ cho sinh con một.”

“Thuần-đà lại bạch Đức Thế tôn: “Nếu hạng Nhất-xiển-đề” cho đến “Tất cả việc thí cho, chẳng phải không có khác nhau.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Quả Am-la là quả có khả năng sanh ra quả, dụ cho việc lành có công năng sinh ra việc lành. Về cách gieo trồng quả này, là đập vỡ hạt quả, bỏ cơm (thịt) thì khó mọc mầm, để nguyên cả hạt quả, nhân và cơm thì dễ nẩy mầm, mà người phạm tội nặng, dụ cho ăn hết cơm của quả. Mửa hạt quả dưới đất. Hạt quả dù mọc khó, tự nó vẫn có thể làm hạt giống cho quả, là nói dù người phạm tội nặng, mà còn có việc lành nhỏ nhoi, vẫn có khả năng làm hạt giống lành. Đập vỡ ra để nếm, vì ham ngọt, nên đã tiêu diệt hat giống của quả, dụ cho ngu si quá nặng. Nên đã cắt đứt gốc lành nhỏ nhoi. “Lòng cảm thấy hối hận” trở xuống, là nói hạt giống của quả đã bị làm hư, nên dù muốn giữ gìn chăng nữa, quả cũng không thể mọc mầm, dụ cho điều lành bị cắt đứt, mà không hối tiếc thì đâu được sinh?

Không gọi người xiển-đề, vì không ăn năn, nên gọi là xiển-đề thôi, chứ không phải vì ăn năn, nên gọi xiển-đề.”

Pháp sư Pháp Dao nói: “Dụ cho học trò của Nhất-xiển-đề không sửa đổi này, cho người mới thọ giới là ăn quả, phá giới là mửa ra hạt quả”.

“Thuần-đà lại bạch: Vì sao Như lai” cho đến “Trừ bỏ phá giới, như nhổ bỏ cỏ dề, cỏ đắng?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Là đệ tử Phật chưa được niềm tin thanh tịnh, cũng thờ Ni-kiền. Ni-kiền nói: “Chỉ thí cho Ni-kiền là có phước, ngoài ra không có phước”, sinh nghi liền đến hỏi Phật, Phật nhân việc này mà đáp.”

“Này người thiện nam! Như ta ngày xưa” cho đến “Tất cả tự tại, chắc chắn hưởng yên vui.”

Xét: Pháp sư Pháp Dao nói: “Trên đây đã nói nghĩa không có thừa, một vòng đã xong. Nay, kế là nói về thuyết xưa đều cũng có nghĩa thừa không cùng tận. Nếu người tu hành hiểu rõ pháp tánh có thừa này thì sẽ không có khổ tám đảo, chỉ thọ hưởng pháp lạc mà thôi. Từ đây đến cuối phẩm, là đáp câu hỏi: “Thế nào là biết pháp tánh, mà được thọ hưởng pháp lạc?”

“Bấy giờ, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi” cho đến “Hỏi rộng Như lai về nghĩa kệ như vậy.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Người nữ không có thật đức, người nam thì không tự tại. Thế gian không có niềm vui, không nên tỏ ra ngạo mạn, không thọ lãnh pháp Phật.”

“Bấy giờ, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi Pháp Vương Tử” cho đến “Người như vậy là đệ tử của ta”.

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Người có tội cầu xin sám hối, cầu người nhận cho sám hối vui mừng, nên chỉ thuận theo không trái, tất nhiên, do người nhận sám hối mà được thanh tịnh. Chính vì vậy, nên không quán tạo tội, vì không tạo tội, trong tâm phải cảm thấy rất hổ thẹn, nên biết không sám hối là ác, sám hối là thiện, thành ra chỉ tự quán hành động thiện và bất thiện của thân.

“Bấy giờ, Đức Thế tôn vì Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi” cho đến “Hỏi

Như lai về mật giáo như vậy.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Nếu La-hán dùng bản thân mình để dụ cho người kia thì phàm phu cũng phải giữ gìn và La-hán cũng phải giữ gìn.”

“Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi lại nói bài kệ này” cho đến “Thì sẽ rơi vào địa ngục Vô gián.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Vô minh đứng đầu các “Hoặc”, dụ cho cha, tánh tham ái nhiễm, dụ cho mẹ.”

“Bấy giờ, Đức Như lai lại vì Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi” cho đến “Hỏi Đức Như lai về mật ngữ như thế.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Thuộc về nghĩa thầy không thành. Dạy bảo là do ở thầy, nghĩa chúng cũng đủ ở thầy, do đó nghĩa khổ không thành. Về nghĩa không thuộc về thầy không thành, nghĩa là không từ thầy dạy bảo, ngu tối không biết, là nghĩa vui không thành. Nếu được tự tại thì không thành, nghĩa là không thuộc về thầy, nên ngu tối không biết, không gọi là tự tại.”

“Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi lại nói bài kệ rằng” cho đến “Bấy giờ, tôi sẽ nói bài kệ này cho họ nghe.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Hai bài kệ nói về công đức của tám giới. Tám giới lấy trai làm gốc, là giải thích lý do tại sao phải ăn chay. Gốc của sinh tử là ăn và ganh ghét, khó dứt bỏ ngay được. Ăn chay nghĩa là để bớt đi cái ăn, là nhàm chán sinh tử. Cho nên Phật quở Đế Thích. Người đã dứt hết các lậu, nên nói bài kệ này. Kệ ở trong văn luận:

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Thứ lớp từ xưa đến nay, về sự nghiệp giáo hóa chúng sinh của Phật rất sâu rộng, công đức đã tròn đầy, thì lẽ ra không nên bị bệnh!?

“Bạch Đức Thế tôn! Đại Bồ-tát” cho đến “Vì sao hôm nay, Đức Phật lại nói rằng bị bệnh?”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Thứ năm là nói về thuở còn tu nhân Bồ-tát, có đủ các nguyện lớn, lược nêu chín nguyện, đủ chứng tỏ chỉ yếu không bị bệnh.”

“Bạch Đức Thế tôn! Trong thế gian có người bị bệnh” cho đến “Không nên nói là hôm nay, ta đau lưng.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Thứ sáu là nói về người đời đến lúc sắp qua đời, không thể có lời răn dạy. Như lai, đấng được suy tôn cao siêu, chẳng lẽ đồng với hạng người này?”

“Bạch Đức Thế tôn! Trong thế gian có người bị bệnh” cho đến “Không nên im lặng nằm nghiêng hông bên phải?”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Thứ bảy là nếu có dấu vết này, thì sẽ bị ngoại đạo chê cười!”

“Bạch Đức Thế tôn! Trong thế gian có người bị bệnh” cho đến “Đem lại lợi ích cho chúng sinh, dẹp tan các ngoại đạo.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Việc thứ tám là tạm mượn thân người đời suy ra, so sánh với Phật, tất nhiên không bị bệnh, vẫn nói bài kệ để khuyên.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Bảy lần “Lại nữa” đây là lần thứ nhất, suy ra Đức Phật lẽ ra không nên bị bệnh.

“Bấy giờ, Đức Thế tôn, đại bi đầy trong lòng” cho đến “Tu hành pháp ác, trừ Nhất-xiển-đề.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Kệ trước thỉnh rằng: “Đại bi nay ở đâu? Đó là vì nhà dịch kinh hay vì Phật khởi, nên nói: “Đại bi đầy trong lòng.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Lần thứ hai này, Đức Phật đã phát ra ba thứ thần lực, để đem lại lợi ích cho tất cả.”

Bấy giờ, tất cả Trời, Rồng, Quỷ thần” cho đến “Khắp cả Tịnh Cư đều được nghe Phật nói pháp.”

Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Lần thứ ba, đại chúng đều được nhiều lợi ích, rộng bày cúng dường, thỉnh Phật nói pháp.”

“Bấy giờ, Phật bảo Bồ-tát Ca-diếp” cho đến “Bèn cho rằng Như lai thật sự bị bệnh.”

Xét: Pháp sư Trí Tú nói: “Lần thứ tư là trước kia, Phật đã nói rõ rằng Ngài đã khỏi bệnh từ lâu!”

“Này Bồ-tát Ca-diếp! Như nói Như lai là Sư tử trong loài người” cho đến “Cũng không rốt ráo nhập Niết-bàn.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đã nói rộng là Đức Như lai không bao giờ bị bệnh, nếu nói bị bệnh là “Mật giáo” nhờ đây lại được giảng nói rộng bí mật. Kế là đáp câu hỏi “Thế nào là vì chúng sinh, mà nói rộng về bí mật?”

“Bồ-tát Ca-diếp! Đại Niết-bàn này là thiền định rất sâu của Chư Phật” cho đến “Chẳng phải là pháp thực hành, cảnh giời của Thanh văn, Duyên giác.”

Xét: Pháp sư Pháp Dao nói: “Dưới đây là lượt sau cùng, đáp câu hỏi: “Sẽ bị các bệnh khổ là sao ư?” kế là đáp câu hỏi: “Thế nào lại là sự thị hiện rốt ráo Niết-bàn?”

“Này Ca-diếp! Vừa rồi ông hỏi: “Vì sao Như lai” cho đến “Sao lại bị bệnh khổ ư?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Kế là đáp câu hỏi: “Thế nào là thị hiện Niết-bàn rốt ráo?”

“Trong đời có ba hạng người bị chứng bệnh khó chữa trị” cho đến “Cúng dường cung kính, nói pháp cho người khác nghe.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Kế là đáp câu hỏi: “Thế nào là nói rốt ráo và không rốt ráo?”

“Tất cả các năng lực lớn: “Giải thích không hoàn toàn dứt cái ăn, vì dứt trừ tánh ganh ghét, bọn ngoại đạo nhàm chán việc sống, không ăn, vì thân không có sức khỏe, nên chẳng thể suy gẫm đạo để dứt trừ sư ganh ghét.

“Thường bị bệnh khổ, nếu giảm dần cái ăn, thì không cữ ăn buổi sáng, mà tránh ăn sau giờ ngọ. Ăn tối thì không tiêu thực, phần nhiều đều bị bệnh khổ. Đối với đạo cũng gây trở ngại không ít. Tất cả hạnh thanh tịnh là tám giới này. Ở chính giữa là thanh tịnh, yên vui là Niếtbàn.

“Nếu ông bị bệnh, ta cũng như vậy: “Nói về cách thức ăn trai vào giữa ngày, vốn là vì phàm phu, không phải bậc Thánh.

“Tám giới thứ tư: “Mười giới, giới Cụ túc, hai giới này là giới của người xuất gia. Năm giới, tám giới, hai giới này là giới của người tại gia, nên nói là “Thứ tư”.

“Bồ-tát Ca-diếp bạch Phật” cho đến “Sao lại gọi là nghĩa tất cả ư?”

Pháp sư Tăng Lượng nói: “Về nghĩa không có dư, mỗi kinh đều có nói, chỉ từ đầu đến cuối, mỗi việc đều thật.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Vì Đức Phật nói pháp có hai giáo khác nhau: Xưa và nay, nên mong được nghe luận thuyết nhất định. Xin Đức Phật đáp câu hỏi thứ tám: “Thế nào là rốt ráo và không rốt ráo? Chẳng hạn như đức nói giáo nay chắc chắn dứt được nghi, thì vì sao giáo xưa lại nói không nhất định?”

“Này người thiện nam! “Tất cả”, chỉ trừ trợ đạo” cho đến “Nay ông đã thấy được nghĩa mầu nhiệm rất sâu.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Muốn dùng một giải thích mà hai sai khiến. Trước kia nói là không có dư. Chánh nhân, duyên nhân, giúp nhau để dứt “Hoặc”. Nhân gọi là trợ bạn, quả gọi là thường, lạc, nói là quả tận. Sở dĩ nói là thiện vì hễ thường thì chẳng phải thiện, chẳng phải quả, vì nhân quả khác nhau không có dư sót, nghĩa là tất cả nói “Đều là thật”, nghĩa là không có dư.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Cũng gọi là không có dư, chính là phát ra giáo nhất định, để làm sáng tỏ quả tròn đầy của Đức Phật là do lời nói này. Ngoài ra các pháp, nghĩa là phát ra thể của giáo không nhất định.

“Vì muốn cho các thiện nam ưa thích chánh pháp”, là giải thích ý sau của Phật, để giải thích về thuyết không nhất định, đều là tình cảm nhất thời mà thôi.”

“Bồ-tát Ca-diếp bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế tôn!” cho đến “Đọc tụng thông suốt, viết chép quyển kinh.”

Xét: Pháp sư Pháp Dao nói: “Trước kia nói về biết pháp tánh, nay nói về công đức đã được, tức là thọ hưởng pháp vui.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Kế là đáp câu hỏi: “Làm sao gần được đạo vô thượng hơn hết?” Nói trì kinh được công đức, tự nhiên sẽ thú hướng về quả Vô thượng.”

“Bấy giờ, các vị trời, người đời và A tu la” cho đến “Các Bồ-tát… được trụ Sơ địa.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Sơ địa đủ đàn Ba-la-mật, Đức Phật hiện thân mật, nhận vật cúng dường của Thuần-đà và đại chúng, vì công hạnh như vậy nên gọi Sơ địa.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Là lược phú chúc thứ ba trong phần nói lược.”

“Bấy giờ, Đức Thế tôn và Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi” cho đến “Thọ ký cho Thuần-đà.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Địa vị chưa được nghĩa là nhập vị. Đã nhập vị thì được thọ ký, là ký sự thứ ba của Bồ-tát.”

“Thọ ký xong, nói như thế này” cho đến “Nằm nghiêng bên hông phải, như người bệnh kia.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Thứ năm, là việc thị hiện Niếtbàn đã xong.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Trong phần gửi gắm dặn dò có năm lớp:

  1. Trời, người thỉnh.
  2. Phật đáp.
  3. Trời, người bày lễ cúng dường.
  4. Phật thọ ký cho.
  5. Phú chúc.