KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG ĐẠI TẬP
Hán dịch: Đời Bắc Lương, Tam tạng Đàm-vô-sấm, người nước Thiên Trúc
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Phẩm 17: BỒ-TÁT NƠI MƯỜI PHƯƠNG

Khi Đức Phật du hóa tại thành Vương xá, an trú nơi chốn pháp thanh tịnh, tự nhiên ở tòa Sư tử có trướng đẹp phủ che. Lúc này, Đức Phật an tọa nơi tòa, hiện rõ ba mươi hai tướng tốt, ánh sáng tỏa chiếu khắp mười phương, các vị Bồ-tát đều đến yết kiến, thưa hỏi Đức Phật:

–Các vị Bồ-tát do nhân duyên gì mà có vị còn si, có vị thông đạt, có vị trí tuệ, có vị lại có thể bay lên, có vị dù ngồi hay đi cũng ở trong thiền định Tam-muội, có vị có thể nhìn thấu triệt, có vị không thể bay lên, có vị không thể ngồi hay đi thường ở trong thiền định Tam-muội, được định ý không thể lâu dài, có vị trí tuệ hoặc sâu, hoặc cạn, đồng tu hạnh Bồ-tát, vì nhân duyên gì mà có trí sâu cạn khác nhau? Đồng có tâm ý thức, đồng có mắt, tai, mũi, lưỡi miệng, thân, vì nhân duyên gì mà việc tu hành có khác nhau?

Đức Phật nói:

–Lành thay, lành thay! Ba đời các Đức Phật nơi mười phương đều nói: Tánh của con người hiện qua tâm ý thức với mắt, tai, mũi, lưỡi, thân đều đồng là pháp tánh.

Đức Phật nói:

–Con người hay toan tính, sáu tình là tất cả, chúng cũng có thể đạt được trí tuệ mười phương Phật.

Đức Phật bảo các vị Bồ-tát:

–Các vị Bồ-tát tu hành cũng có hạng cạn, sâu.

Các Bồ-tát thưa hỏi Đức Phật:

–Vì sao Bồ-tat tu hành có sâu cạn?

Đức Phật nói:

–Bồ-tát tu hành sâu xa là Bồ-tát hành đạo mà tùy thuận đạo, là tu hành sâu xa. Bồ-tát tu hành còn cạn cợt là hành đạo mà không thể tùy thuận đạo tu hành, nghĩa là tu hành hoặc nhiều hay ít nhưng tùy thuận đạo thì rất ít. Vậy là Bồ-tát tu hành cạn.

Các Bồ-tát hỏi Đức Phật:

–Thế nào là Bồ-tát thường tùy thuận đạo mà không mất việc tu hành?

Đức Phật nói:

–Là Bồ-tát thường giữ gìn tâm ý thức không bị dao động, quay trở về cõi vắng lặng để hạt giống đạo được nẩy mầm. Nghĩa là Bồ-tát có thể giữ gìn mắt, khiến không bị vướng đắm nơi cảnh sắc, trở về cõi vắng lặng để hạt giống đạo nẩy mầm.

Là Bồ-tát có thể giữ gìn tai, khiến không tham đắm nơi âm thanh, trở về chốn vắng lặng để hạt giống đạo nẩy mầm.

Là Bồ-tát khéo giữ gìn mũi, để không bị tham đắm nơi mùi hương, trở về chốn vắng lặng để hạt giống đạo nẩy mầm.

Là Bồ-tát hay giữ gìn miệng lưỡi để không bị tham vướng nơi vi trần được trở về chốn vắng lặng, để hạt giống đạo nẩy mầm.

Là Bồ-tát giữ gìn thân thể không bị tham đắm vào những tiếp xúc, được trở về nơi vắng lặng để hạt giống đạo nẩy mầm.

Như vậy Bồ-tát có thể gìn giữ cho sáu tình gặp hoàn cảnh tốt xấu đều không dao động, thường giữ được vắng lặng. Như thế là tùy thuận theo đạo tu hành, đạt được pháp sâu xa.

Bồ-tát lại hỏi Đức Phật:

–Như thế nào là Bồ-tát tu hành còn cạn?

Đức Phật nói:

–Là Bồ-tát sơ xuất trong việc tu hành, có khi tu hành thành đạt, có khi không. Có khi Bồ-tát hay giữ gìn được tâm ý thức tùy thuận đạo, có khi lại không giữ được mắt, liền bị tổn thất việc tu hành, không tùy thuận được đạo. Có khi giữ gìn được mắt lại không giữ được tai. Có khi giữ gìn được tai lại không giữ được mũi. Có khi giữ được mũi mà không giữ được miệng. Có khi giữ được miệng mà không giữ được thân. Có khi giữ được thân lại không thể ngồi thiền. Có khi ngồi thiền mà không suy tính. Có khi suy tính mà không thể hành trì. Có khi có thể hành trì mà không phân biệt. Có khi phân biệt mà không thể biết được chỗ tế nhị, nhỏ nhiệm của ý. Do dụng tâm như thế nên Bồ-tát hành đạo có cạn, sâu không giống nhau.

Bồ-tát lại thưa hỏi Đức Phật:

–Như vậy, Bồ-tát tu hành phải làm những gì?

Đức Phật nói:

–Điều cần yếu là Bồ-tát nên tự biết hành trì, suy tính, nên tự biết tu sửa, suy tính, không vướng chấp vào việc suy tính. Người tùy việc mà suy tính là người thông tuệ, không biết suy tính, là người si.

Lại hỏi:

–Nên suy tính sáng suốt, còn người suy tính ngu si như thế nào?

Đức Phật nói:

–Việc đã qua mà suy tính là ngu si, suy tính liền là thông tuệ.

Đức Phật nói:

–Con người có một trăm lẻ tám thứ tham ái khiến cho họ bị ngu si. Người muốn suy tính để được thông tuệ cần có năm mươi điều suy tính. Trong năm mươi điều suy tính nhận biết có các lỗi vi tế, nhỏ nhiệm, liền được thông tuệ.

Các Bồ-tát thưa hỏi Đức Phật:

–Những gì là năm mươi điều suy tính?

Đức Phat nói:

–Năm mươi điều suy tính ấy là từ trong tâm sinh khởi. Nếu muốn biết, đó là:

  1. Nên suy tính trong ta có một trăm lẻ tám điều ngu si.
  2. Nên suy tính về một trăm lẻ tám điều nghi ngờ. 3. Nên suy tính về một trăm lẻ tám điều điên đảo.
  3. Nên suy tính về một trăm lẻ tám điều tham muốn.
  4. Nên suy tính về một trăm lẻ tám điều sa đọa.
  5. Nên suy tính về một trăm lẻ tám điều tham ái.
  6. Nên suy tính về một trăm lẻ tám loại mầm mống sinh tử.
  7. Nên suy tính về một trăm lẻ tám nhận thức.
  8. Nên suy tính về một trăm lẻ tám nhân duyên chấp trước.
  9. Nên suy tính về một trăm lẻ tám thứ hạt giống sinh tử.

Như vậy là mười thứ suy tính.

Đức Phật nói:

–Bồ-tát lại còn có mười thứ suy tính:

  1. Nên suy tính về một trăm lẻ tám cửa ngỏ nơi sự sống.
  2. Nên suy tính về một trăm lẻ tám thứ chánh hạnh.
  3. Nên suy tính về một trăm lẻ tám thứ đoạn trừ sinh tử.
  4. Nên suy tính về một trăm lẻ tám thứ diệt mà không diệt.
  5. Nên suy tính về một trăm lẻ tám tội lỗi quán nhập vào không sẽ không thấy.
  6. Nên suy tính về một trăm lẻ tám thứ không bỏ hết.
  7. Nên suy tính về một trăm lẻ tám thứ không bỏ tịnh để vào tịnh.
  8. Nên suy tính về một trăm lẻ tám cách Tinh tấn nơi Giới.
  9. Nên suy tính về một trăm lẻ tám cách Tinh tấn để vào đạo.
  10. Nên suy tính về một trăm lẻ tám thứ Nhẫn nơi Giới.

Đây là mười thứ suy tính của Bồ-tát.

Bồ-tát lại có mười thứ suy tính:

  1. Nên suy tính về một trăm lẻ tám thứ nhẫn nhục trong đạo.
  2. Nên suy tính về một trăm lẻ tám lời nguyện hợp đạo.
  3. Nên suy tính về một trăm lẻ tám thứ niềm tin là căn bản vào đạo.
  4. Nên suy tính về một trăm lẻ tám cách ra khỏi si mê, vào nơi trí tuệ.
  5. Nên suy tính về một trăm lẻ tám cách hoan hỷ vắng lặng.
  6. Nên suy tính về một trăm lẻ tám điều mình chưa được thành Phật nên buồn.
  7. Nên suy tính về một trăm lẻ tám điều mình chưa được thành Phật nên sầu.
  8. Nên suy tính về một trăm lẻ tám điều mình chưa được thành Phật nên lo lắng.
  9. Nên suy tính về một trăm lẻ tám cách chưa được gặp kinh Phật, dù thông tuệ cũng chưa đạt được chỗ chính yếu của Phật là giải thoát.
  10. Nên suy tính về một trăm lẻ tám cách nếu chưa thoát ra khỏi tội lỗi nặng là chưa được vào Niết-bàn chính yếu.

Đây là mười điều suy tính của Bồ-tát.

Đức Phật nói:

–Bồ-tát lại có mười điều suy tính:

  1. Nên suy tính về một trăm lẻ tám cách cầu mong vào trong biển tuệ là biện pháp thoát khỏi lỗi lầm.
  2. Nên suy tính về một trăm lẻ tám cách mong hội nhập nơi pháp Không, để vượt khỏi nẻo chấp về không.
  3. Nên suy tính về một trăm lẻ tám pháp có tội khi mới khỏi, trước đó là không, nên biết lúc diệt rồi cũng trở về không.
  4. Nên suy tính về một trăm lẻ tám cách thọ trì pháp Không sẽ hiểu rõ cùng tận các pháp.
  5. Nên suy tính về một trăm lẻ tám cách thấu rõ chỗ cùng tận của các pháp sẽ không sinh trở lại.
  6. Nên suy tính về một trăm lẻ tám cách đạt được Niết-bàn không sinh không diệt.
  7. Nên suy tính về một trăm lẻ tám cách cần phải niệm tưởng.
  8. Nên suy tính về một trăm lẻ tám xách xả bỏ niệm tưởng.
  9. Nên suy tính về một trăm lẻ tám cách nghĩ về tạp tướng thì nên biết nó là loại tạp tướng.
  10. Nên suy tính về một trăm lẻ tám tướng thọ nhận là không sinh không diệt.

Đây là mười pháp suy tính của Bồ-tát.

Đức Phật nói:

–Bồ-tát lại có mười điều suy tính:

  1. Nên suy tính về một trăm lẻ tám cách là khắp mười phương,tất cả vạn vật trong vòng sinh tử đều có gốc ngọn, thành hoại.
  2. Nên suy tính về một trăm lẻ tám cách lấy sự biết rõ về thành hoại trong mười phương làm chứng đắc.
  3. Nên suy tính về một trăm lẻ tám cách là con người sinh ra trong mười phương đều do si mê.
  4. Nên suy tính về một trăm lẻ tam cách dẫn dắt si mê nơi mười phương chúng sinh làm chứng đắc.
  5. Nên suy tính về một trăm lẻ tám cách bỏ Niết-bàn của A-lahán trong mười phương, coi như không có, làm chứng đắc.
  6. Nên suy tính về một trăm lẻ tám cách dẫn dắt bỏ chấp Niếtbàn của Bích-chi-phật làm chứng đắc.
  7. Nên suy tính về một trăm lẻ tám cách khiến cho các bậc thầy nơi quá khứ trong mười phương bỏ chấp Niết-bàn, lấy việc dẫn dắt làm chứng đắc.
  8. Nên suy tính về một trăm lẻ tám cách, ngay nơi hiện tại các Đức Phật trong mười phương cũng nên bỏ chấp về Niết-bàn. Nay ta là Phật Thích-ca Văn, là bậc chủ trong trời đất, tự tại biến hóa, việc cần là bỏ chấp về Niết-bàn, hoặc nên lấy sự dẫn dắt của ta làm chứng đắc.
  9. Nên suy tính về một trăm lẻ tám cách để mười phương chư Phật trong vị lai, cũng nên bỏ chấp về Niết-bàn để dẫn dắt người làm chứng đắc.
  10. Nên suy tính về một trăm lẻ tám cách tận lực từ khước tham cầu quả Phật, như ta cũng từ chối không vào Niết-bàn.

Gồm lại, thì đó là năm mươi điều suy tính của Bồ-tát.

Các vị Bồ-tát đều cung kính ghi nhận lời chỉ dạy của Đức Phật.

Các vị Bồ-tát lại thưa hỏi Phật:

–Nên suy tính về một trăm lẻ tám cách để hiểu sự ngu si gốc từ tâm sinh khởi, là vì sao?

Đức Phật bảo các Bồ-tát:

–Nếu Bồ-tát, tâm có điều suy nghĩ mà không tự biết tâm sinh tâm diệt, trong đó có năm ấm, có nghiệp tạo tác, vì không biết nên si chuyển nhập vào ý, ý mới có suy nghĩ, mà không tự biết ý sinh, ý diệt, trong đó có năm ấm, có nghiệp tạo tác.

Vì không tự biết nên si chuyển nhập vào thức, thức có chỗ nhận thức mà không tự biết thức sinh, thức chỗ diệt, trong đó có năm ấm, có nghiệp tạo tác.

Vì không biết là do si chuyển nhập vào mắt, mắt thấy sắc đẹp mà không tự biết chỗ vướng mắc, không tự biết chỗ diệt, trong đó có năm ấm, có nghiệp tạo tác.

Do vì ngu si không biết nên trong khi mắt thấy sắc bình thường, không tự biết chỗ chấp, không tự biết chỗ diệt, trong đó có năm ấm, có nghiệp tạo tác.

Do vì ngu si không biết nên mắt thấy sắc xấu mà không tự biết chỗ chấp, không tự biết chỗ diệt, trong đó có năm ấm, có nghiệp tạo tác.

Do vì ngu si không biết nên chuyển sang tai, tai nghe tiếng hay mà không tự biết chỗ vướng mắc, không tự biết chỗ diệt, trong đó có năm ấm, có nghiệp tạo tác.

Do vì ngu si không biết, nên tai nghe âm thanh bình thường, không tự biết có chỗ vướng mắc, không tự biết chỗ diệt, trong đó có năm ấm, có nghiệp tạo tác.

Do vì ngu si không biết, nên tai nghe tiếng xấu ác không tự biết chỗ vướng mắc, không tự biết diệt, trong đó có năm ấm, có nghiệp tạo tác.

Do vì ngu si không biết nên chuyển vào mũi, mũi ngửi được mùi thơm, không tự biết chỗ vướng mắc, không tự biết diệt, trong đó có năm ấm, có nghiệp tạo tác.

Do vì ngu si không biết nên khi mũi ngửi mùi thơm thường, không tự biết chỗ vướng mắc, không tự biết chỗ diệt, trong đó có năm ấm, có nghiệp tạo tác.

Do vì ngu si không biết, khi mũi ngửi mùi hôi thối mà không tự biết chỗ vướng mắc, cũng không biết chỗ diệt, trong đó có năm ấm, có nghiệp tạo tác.

Do vì ngu si không biết, chuyển sang miệng, miệng ăn vị ngon, nói lời hay khéo mà không tự biết chỗ vướng mắc, không tự biết diệt, trong đó có năm ấm, có nghiệp tạo tác.

Do vì ngu si không biết, khi miệng gặp món ăn trung bình, ngôn ngữ bình thường mà không tự biết chỗ vướng mắc, không tự biết chỗ diệt, trong đó có năm ấm, có nghiệp tạo tác.

Do vì ngu si không biết nên khi miệng gặp mùi vị dở, nói lời không hay mà không tự biết chỗ vướng mắc, không tự biết chỗ diệt, trong đó có năm ấm, có nghiệp tạo tác.

Do vì ngu si không biết, chuyển vào thân, khi thân được dùng đồ mềm mại, đáng ưa mà không tự biết chỗ vướng mắc, không tự biết chỗ diệt, trong đó có năm ấm, có nghiệp tạo tác.

Do vì ngu si không biết, thân gặp đồ mềm mại trung bình mà không tự biết chỗ vướng mắc, không tự biết chỗ diệt, trong đó có năm ấm, có nghiệp tạo tác.

Do vì ngu si không biết, thân gặp cảnh xấu ác, đau khổ, không hợp với thân mà không tự biết chỗ vướng mắc, không tự biết chỗ diệt, trong đó có năm ấm, có nghiệp tạo tác.

Do vì ngu si không biết, Bồ-tát hành đạo cần yếu là nên quán sổ tức, suy tính như vậy.

Các vị Bồ-tát đều cung kính tiếp nhận lời Đức Phật dạy ma tu hành.

Các vị Bồ-tát thưa:

–Đức Phật vì chúng con giảng nói về si, nhưng chúng con chưa hiểu rõ.

Các Bồ-tát lại hỏi Đức Phật:

–Dẫu chúng con biết một trăm lẻ tám cách của si là vướng mắc, biết diệt liền diệt và làm cho si trở thành thông tuệ.

Đức Phật bảo các vị Bồ-tát:

–Tuy các vị biết bị vướng mắc, biết diệt bỏ nhưng si vẫn còn tiếp tục, chưa giải trừ hết.

Các Bồ-tát lại hỏi Đức Phật:

–Chúng con khi chưa nghe Đức Phật giảng nói, dù quán sổ tức mà vẫn còn si. Nay chúng con nghe Đức Phật dạy nên biết, vì sao Phật bảo chúng con là còn si?

Đức Phật bảo các Bồ-tát:

–Ví như vị Bồ-tát mới tu học, chưa có khả năng bay lên được, nhưng tai nghe nói về mười phương các Đức Phật, nguyện muốn đến viếng, nhưng việc quan trọng là chưa bay đi được. Như vậy, vị ấy có thể thấy mười phương chư Phật chưa?

Các vị Bồ-tát thưa:

–Bạch Thế Tôn! Như vậy chỉ có trong ý nguyện, nhưng điều trọng yếu là không thể thấy mười phương chư Phật.

Đức Phật bảo các vị Bồ-tát:

–Nay các vị tuy nghe ta nói một trăm lẻ tám cách về si, sự vướng mắc và sự hủy diệt của nó, nhưng cũng như Bồ-tát mới tu học, chỉ nguyện muốn đến cảnh giới của mười phương chư Phật mà không thể bay tới được.

Đức Phật lại hỏi các vị Bồ-tát:

–Các Bồ-tat mới tu học, vì sao nguyện đến cảnh giới của mười phương chư Phật mà không thể bay tới được?

Các vị Bồ-tát thưa:

–Do dụng công chưa đủ khả năng để phá trừ được tâm si, nên không diệt được tội lỗi, vì thế không thể bay đến cảnh giới của mười phương chư Phật.

Đức Phật nói:

–Ví như các Bồ-tát chỉ có thể nói đến sự vướng mắc và sư hủy diệt các vướng mắc, chỉ nói mà không tu hành thì gọi là si.

Các vị Bồ-tát hỏi Phật:

–Người tu hành do từ đâu đạt được thông tuệ?

Đức Phật bảo các vị Bồ-tát:

–Chỗ chấp trước là si, cần nên diệt sạch. Không chấp trước mới là người không si mê. Đó là chỗ trọng yếu khiến các vị chưa được thông tuệ.

Các Bồ-tát hỏi:

–Vì sao tu hành còn mê, chưa được thông tuệ?

Đức Phật bảo các vị Bồ-tát:

–Lại có một trăm lẻ tám điều nghi mà không giải trừ được.

Các Bồ-tát lại hỏi:

–Thưa, những gì là một trăm lẻ tám điều nghi?

Đức Phật nói:

–Do Bồ-tát không tự biết về tâm mình sinh diệt, trong đó có năm ấm, có nghiệp tạo tác.

Không nhận biết vì nghi, nên không tự biết về ý sinh ý diệt, trong đó có năm ấm, có tập.

Không nhận biết vì nghi, nên không tự biết về thức sinh, thức diệt, trong đó có năm ấm, có tập.

Không nhận biết vì nghi, chuyển nhập vào mắt, mắt thấy sắc đẹp mà không tự biết sinh diệt, trong đó có năm ấm, có tập.

Không nhận biết vì nghi, mắt thấy cảnh sắc trung bình mà không tự biết nó sinh diệt, trong đó có năm ấm, có tập.

Do không nhận biết vì nghi, mắt thấy cảnh sắc xấu xí mà không tự biết sinh diệt, trong đó có năm ấm, có tập.

Không nhận biết vì nghi, nếu dẫn nhập vào tai, tai nghe tiếng hay mà không tự biết nó sinh diệt, trong đó có năm ấm, có tập.

Không nhận biết vì nghi, nên khi tai nghe tiếng bình thường mà không biết nó sinh diệt, trong đó có năm ấm, có tập.

Do không nhận biết vì nghi, tai nghe tiếng xấu ác mà không tự biết nó sinh diệt, trong đó có năm ấm, có tập.

Không nhận biết vì nghi, chuyển nhập vào mũi, mũi ngửi mùi thơm mà không tự biết sinh diệt, trong đó có năm ấm, có tập.

Không nhận biết vì nghi, khi mũi ngửi mùi thơm thường mà không tự biết sinh diệt, trong đó có năm ấm, có tập.

Do không nhận biết vì nghi, khi mũi ngửi mùi hôi thối mà không tự biết sinh diệt, trong đó có năm ấm, có tập.

Do không nhận biết vì nghi, chuyển vào miệng, miệng ăn món ngon vật lạ, lời nói tốt mà không tự biết sinh diệt, trong đó có năm ấm, có tập.

Không nhận biết vì nghi, miệng thưởng thức món ăn trung bình, lời nói bình thường mà không tự biết sinh diệt, trong đó có năm ấm, có tập.

Không nhận biết vì nghi, khi gặp đồ ăn dở, lời nói hung dữ mà không tự biết sinh diệt, trong đó có năm ấm, có tập.

Không nhận biết vì nghi, chuyển nhập vào thân, thân được tiếp xúc đồ dùng tốt đẹp, mềm mại, thích hợp với thân mà không tự biết sinh diệt, trong đó có năm ấm, có tập.

Không nhận biết vì nghi, thân tiếp xúc với các loại vừa mà không tự biết sinh diệt, trong đó có năm ấm, có tập.

Không nhận biết vì nghi, thân tiếp xúc với hoàn cảnh thô xấu, cứng, khổ, không hợp với thân mà không tự biết sinh diệt, trong đó có năm ấm, có tập.

Đó là không hiểu biết vì nghi.

Đức Phật nói:

–Bồ-tát nếu không trừ bỏ những việc như vậy thì chưa xứng là Bồ-tát.

Các vị Bồ-tát lại hỏi Đức Phật:

–Thưa, vì sao chưa xứng đáng là Bồ-tát?

Đức Phật nói:

–Bồ-tát khi dụng công mà không thực hành pháp An ban thủ ý, không suy tính về một trăm lẻ tám điên đảo.

Các Bồ-tát lại hỏi:

–Thưa, những gì là một trăm lẻ tám điên đảo?

Đức Phật nói:

–Là Bồ-tát tâm còn nhiều tạp niệm là lỗi lầm nơi sinh tử, trong đó có năm ấm, có tập nhân, lại tự nói ta không có tội. Như vậy là còn sinh tử trong nhiều kiếp, gọi là điên đảo.

Nếu chuyển sang ý, ý lại có nhiều tạp niệm là lỗi lầm nơi sinh tử, trong đó có năm ấm, có tập nhân mà tự nói ta không có tội, như vậy là còn sinh tử trong nhiều kiếp, là điên đảo.

Ý chuyển sang thức, thức nhiều phân biet là lỗi lầm nơi sinh tử, trong đó có năm ấm, có tập nhân mà tự nói ta không có tội, như vậy là còn sinh tử trong nhiều kiếp, là điên đảo.

Nếu chuyển vào mắt, mắt thấy các sắc đẹp, là còn lỗi lầm nơi sinh tử, trong đó có năm ấm, có tập nhân mà tự nói ta không có tội, như vậy là còn sinh tử trong nhiều kiếp, là điên đảo.

Nếu mắt nhìn cảnh sắc trung bình là lỗi lầm nơi sinh tử, trong đó có năm ấm, có tập nhân mà tự nói ta không có tội, như vậy là còn sinh tử trong nhiều kiếp, là điên đảo.

Mắt tiếp xúc nhiều cảnh xấu ác, là lỗi lầm nơi sinh tử, trong đó có năm ấm, có tập nhân mà tự nói ta không có tội, như vậy là còn sinh tử trong nhiều kiếp, là điên đảo.

Nếu chuyển vào tai, tai nghe nhiều âm thanh hay, là lỗi lầm nơi sinh tử, trong đó có năm ấm, co tập nhân mà tự nói ta không có tội, như vậy là còn sinh tử trong nhiều kiếp, là điên đảo.

Tai nghe nhiều âm thanh bậc trung, là còn lỗi lầm nơi sinh tử, trong đó có năm ấm, có tập nhân mà tự nói ta không có tội, như vậy là còn sinh tử trong nhiều kiếp, là điên đảo.

Tai nghe nhiều âm thanh thô ác, là lỗi lầm nơi sinh tử, trong đó có năm ấm, có tập nhân mà tự nói ta không có tội, như vậy là còn sinh tử trong nhiều kiếp, là điên đảo.

Nếu chuyển vào mũi, mũi ưa ngửi mùi hương thơm, là lỗi lầm sinh tử, trong đó có năm ấm, có tập nhân mà tự nói ta không có tội, như vậy là còn sinh tử trong nhiều kiếp, là điên đảo.

Mũi ngửi mùi hương thơm trung bình, là lỗi lầm nơi sinh tử, trong đó có năm ấm, có tập nhân mà tự nói ta không có tội, như vậy là còn sinh tử trong nhiều kiếp, là điên đảo.

Mũi ngửi mùi hôi hám, là lỗi lầm nơi sinh tử, trong đó có năm ấm, có tập nhân mà tự nói ta không có tội, như vậy là còn sinh tử trong nhiều kiếp, là điên đảo.

Nếu chuyển vào miệng, miệng tiếp xúc với mùi vị ngon, lời hay khéo, là lỗi lầm nơi sinh tử, trong đó có năm ấm, có tập nhân mà tự nói ta không có tội, như vậy là còn sinh tử trong nhiều kiếp, là điên đảo.

Miệng gặp món ăn mùi vị trung bình, nói năng bình thường, là lỗi lầm nơi sinh tử, trong đó có năm ấm, có tập nhân mà tự nói ta không có tội, như vậy là còn sinh tử trong nhiều kiếp, là điên đảo.

Miệng gặp nhiều mùi vị thô xấu, lời nói hung dữ, là lỗi lầm nơi sinh tử, trong đó có năm ấm, có tập nhân mà tự nói ta không có tội, như vậy là còn sinh tử trong nhiều kiếp, là điên đảo.

Nếu chuyển vào thân, thân tiếp xúc với đồ dùng tốt đẹp, rất hợp, là lỗi lầm nơi sinh tử, nơi đó có năm ấm, có tập nhân mà tự nói ta không có tội, như vậy là còn sinh tử trong nhiều kiếp, là điên đảo.

Thân tiếp xúc với các vật dụng loại trung bình, là lỗi lầm nơi sinh tử, trong đó có năm ấm, có tập nhân mà tự nói ta không có tội, như vậy là còn sinh tử trong nhiều kiếp, là điên đảo.

Thân tiếp xúc với vật thô, cứng, khổ, không vừa ý, là lỗi lầm nơi sinh tử, trong đó có năm ấm, có tập nhân mà tự nói ta không có tội, như vậy là còn sinh tử trong nhiều kiếp, là điên đảo.

Đức Phật nói:

–Đây là một trăm lẻ tám thứ điên đảo mà các Bồ-tát không hiểu rõ.

Các vị Bồ-tát thưa với Đức Phật:

–Chúng con tuy còn sinh tử, điên đảo, nhưng muốn nương vào kinh pháp để độ người.

Đức Phật hỏi:

–Các vị độ người sẽ mong muốn cho họ vào con đường nào?

Các Bồ-tát thưa:

–Con muốn mọi người được vào Phật đạo.

Đức Phật nói:

–Nếu họ rất đông đảo, vì sao không tự mình nắm lấy quả vị Phật mà chỉ thuận theo số đông?

Các Bồ-tát thưa:

–Chúng con tuy thuận theo chúng sinh, nhưng không lìa kinh pháp tu hành.

Đức Phật hỏi các Bồ-tát:

–Chúng sinh đông đảo ấy đâu có thể trong một ngày đều được thành Phật?

Các Bồ-tát thưa với Đức Phật:

–Chúng con không thể đều được thành Phật.

Đức Phật hỏi các vị Bồ-tát:

–Vì sao vậy?

Các Bồ-tát thưa:

–Trong chúng con có người tướng hảo chưa được đầy đủ. Trong chúng con có người công đức chưa được đầy đủ. Trong chúng con có người lỗi lầm về sinh tử chưa hết.

Đức Phật bảo các Bồ-tát:

–Nếu các vị có người tướng hảo chưa được đầy đủ, có người công đức chưa đầy đủ, có người lỗi lầm chưa hết, vậy thì phải nói với họ: Người tướng hảo chưa đủ, tự mình chưa được thành Phật, làm sao khiến người khác thành Phật? Nếu người công đức chưa đầy đủ thì tự mình không thể thành Phật, làm sao khiến người khác thành Phật được?

Phật bảo:

–Nếu người trong tâm ý, các lỗi lầm về sinh tử chưa hết, không thể thành Phật, làm sao khiến người khác được thành Phật?

Các vị Bồ-tát đều cúi đầu hổ thẹn.

Các vị Bồ-tát lại hỏi Đức Phật:

–Thưa, như vậy chúng con do nhân duyên gì mà không được thành Phật?

Đức Phật bảo:

–Nếu chúng ta chỉ ngồi mà không biết thực hành pháp An ban thủ ý, chỉ suy tính về một trăm lẻ tám điều mong cầu, tham muốn không bỏ.

Các vị Bồ-tát thưa:

–Tu hành pháp An ban thủ ý, suy tính bỏ một trăm le tám điều tham muốn, thì mong muốn ấy như thế nào?

Đức Phật bảo các Bồ-tát:

–Nếu chúng ta tâm bị vọng niệm là niệm niệm liên tục, ý niệm có từ nơi tham muốn, đã tham muốn là trong đó có năm ấm, có tập nhân, là tham muốn thêm tham muốn.

Nếu chuyển vào ý, ý lại niệm tưởng làm nên tham muốn, đã tham muốn trong đó có năm ấm, có tập nhân, là tham muốn thêm tham muốn.

Nếu chuyển vào thức, nhận thức cũng là tham muốn, đã tham muốn trong đó có năm ấm, có tập nhân, là tham muốn thêm tham muốn.

Nếu chuyển vào mắt, mắt thấy sắc đẹp là tham muốn, đã tham muốn trong đó có năm ấm, có tập nhân, là tham muốn thêm tham muốn.

Mắt thấy sắc trung bình là tham muốn, đã tham muốn trong đó có năm ấm, có tập nhân, là tham muốn thêm tham muốn.

Mắt thấy sắc xấu là tham muốn, đã tham muốn trong đó có năm ấm, có tập nhân, là tham muốn thêm tham muốn.

Nếu chuyển vào tai, tai nghe tiếng hay, là sinh tham muốn, trong tham muốn ấy có năm ấm, có tập nhân, là tham muốn thêm tham muốn.

Tai nghe tiếng trung bình, không hay dở là tham muốn, trong tham muốn có năm ấm, có tập nhân, là tham muốn thêm tham muốn.

Tai nghe tiếng dở cũng là tham muốn, trong tham muốn có năm ấm, có tập nhân, là tham muốn thêm tham muốn.

Nếu chuyển vào mũi, mũi ngửi mùi thơm là tham muốn, trong tham muốn có năm ấm, có tập nhân, là tham muốn thêm tham muốn.

Mũi ngửi mùi thơm thường là tham muốn, trong tham muốn có năm ấm, có tập nhân, là tham muốn thêm tham muốn.

Mũi ngửi mùi hôi là tham muốn, trong tham muốn có năm ấm, có tập nhân, là tham muốn thêm tham muốn.

Nếu chuyển vào miệng, miệng ưa ăn món ngon hay nói năng đều là tham muốn, trong tham muốn có năm ấm, có tập nhân, là tham muốn thêm tham muốn.

Miệng gặp món ăn trung bình, hay khi nói năng gì, đều là tham muốn, trong tham muốn có năm ấm, có tập nhân, là tham muốn thêm tham muốn.

Miệng gặp món ăn dở, lời nói dở là tham muốn, trong tham muốn có năm ấm, có tập nhân, là tham muốn thêm tham muốn.

Nếu chuyển vào thân, thân tiếp xúc với vật tốt đẹp, mịn màng là tham muốn, trong tham muốn có năm ấm, có tập nhân, là tham muốn thêm tham muốn.

Thân tiếp xúc với vật mịn màng trung bình, vừa ý là tham muốn, trong tham muốn có năm ấm, có tập nhân, là tham muốn thêm tham muốn.

Thân gặp vật thô xấu, cứng, đau, không hợp cho thân, là tham muốn, trong tham muốn có năm ấm, có tập nhân, là tham muốn thêm tham muốn.

Đức Phật nói:

–Này các Bồ-tát! Nếu các vị chỉ biết ngồi đó thì không làm sao hiểu rõ được sự tham muốn thêm tham muốn.

Các Bồ-tát thưa:

–Chúng con không có tham muốn thêm tham muốn.

Đức Phật hỏi các Bồ-tát:

–Các vị có muốn mong cau Đức Phật độ thoát mọi người trong khắp mười phương không?

Các Bồ-tát thưa:

–Đúng như vậy. Chúng con mong cầu Đức Phật hóa độ cho mọi người.

Đức Phật bảo các Bồ-tát:

–Như vậy là tham muốn thêm tham muốn. Vì sao các vị nói là không tham muốn?

Đức Phật hỏi các Bồ-tát:

–Trong ý niệm của chúng ta đâu không nghĩ đến chúng sinh khổ đau trong mười phương?

Các Bồ-tát thưa:

–Đúng như vậy. Chúng con luôn nghĩ đến những người đau khổ.

Đức Phat nói:

–Nên nghĩ đến người đau khổ là tham muốn, vì sao các vị nói là không tham muốn?

Đức Phật hỏi các Bồ-tát:

–Các vị đến khắp mười phương chư Phật, thưa hỏi về kinh điển, đến nay có quên không?

Các Bồ-tát thưa:

–Chúng con thưa hỏi về kinh giáo, chúng con đều nhớ, không quên.

Đức Phật hỏi các Bồ-tát:

–Các vị biết kinh giáo của mười phương chư Phật đã nói, đâu không thể vì người khác mà giảng nói?

Các Bồ-tát thưa:

–Đúng như vậy. Chúng con hằng ngày đều vì người khác mà giảng nói kinh pháp.

Đức Phật nói:

–Nếu vì người khác giảng nói kinh, đâu không muốn cho người hiểu rõ?

Các Bồ-tát thưa:

–Đúng như vậy. Chúng con luôn muốn cho người nghe hiểu rõ.

Đức Phật nói:

–Như các vị đã vì người khác giảng nói kinh, muốn cho họ hiểu rõ, như vậy là tham muốn thêm tham muốn, vì sao các vị nói: chúng con không tham muốn?

Đức Phật lại hỏi:

–Nếu đã vì người khác giảng nói kinh, đâu không dạy cho họ bố thí?

Các Bồ-tát thưa:

–Đúng như vậy. Chúng con luôn dạy về bố thí.

Đức Phật hỏi các Bồ-tát:

–Nếu các vị dạy người bố thí thì nên đem những gì để cúng Phật?

Các Bồ-tát thưa:

–Thứ nhất là chúng con muốn mọi người đem hoa tươi đẹp để dâng cúng.

Đức Phật nói:

–Các vị không ham muốn về màu sắc, vì sao lại muốn mọi người đem hoa đẹp năm sắc vừa mắt dâng cúng lên Phật? Như vậy các vị còn vì màu sắc, sao lại nói chúng con không muốn màu sắc?

Đức Phật lại hỏi các Bồ-tát:

–Nếu được nghe mười phương chư Phật giảng nói kinh, có thích không?

Các Bồ-tát thưa:

–Mười phương chư Phật vì chúng con giảng nói kinh, chúng con rất thích nghe, chúng con đều hoan hỷ.

Đức Phật nói:

–Như các vị nghe giảng nói kinh mà hoan hỷ là còn tham muốn, vì sao nói là không tham muốn?

Đức Phật lại hỏi các Bồ-tát:

–Các vị muốn dạy người vì cúng dường Phật mà đốt hương không?

Các Bồ-tát thưa:

–Chúng con hằng ngày tự đi hái hoa, dùng các danh hương dâng lên cúng Phật.

Đức Phật nói:

–Như các vị đi hái những loại hoa thơm, muốn đem các hoa thơm ấy dâng lên cúng dường Phật.

Phật nói:

–Như muốn được hương hoa thơm vừa ý, vậy là tham muốn, vì sao lại nói là không tham muốn?

Đức Phật lại hỏi các vị Bồ-tát:

–Nếu các vị vì người mà giảng nói kinh, có muốn giảng nói trôi chảy không?

Các Bồ-tát thưa:

–Chúng con vì người giảng nói kinh, đều muốn nói năng phân biệt, lưu loát, muốn cho mọi người tâm ý được hiểu rõ.

Đức Phật nói:

–Như các vị muốn nói năng được trôi chảy là tham muốn, vì sao nói là không tham muốn?

Đức Phật lại hỏi các Bồ-tát:

–Các vị đâu không muốn thân có đủ ba mươi hai tướng tốt?

Các Bồ-tát thưa:

–Chúng con siêng năng khổ nhọc tu hành chính là muốn thân tướng được đầy đủ tướng hảo.

Đức Phật nói:

–Như nếu thành tựu đầy đủ nơi thân là tham muốn, vì sao nói là không tham muốn?

Các Bồ-tát đều cúi đầu hổ thẹn.

Đức Phật nói:

–Như vậy các Bồ-tát còn chưa có chỗ để trông cậy.

Các Bồ-tát cúi đầu thưa:

–Nguyện Đức Phật thương xót chúng con mà giảng nói.

Đức Phật nhân đấy mà giảng dạy:

–Con đường tu tập của Bồ-tát, như hành thiền theo pháp Sổ tức, nếu mình nương vào đó mà ý được định, nên suy tính về một trăm lẻ tám thứ sa đọa, nếu người diệt được thì nên hành thiền, không diệt được thì không nên hành thiền.

Các Bồ-tát lại hỏi Đức Phật:

–Thưa, tu thiền là bỏ ác, một trăm lẻ tám thứ sa đọa, người diệt được là bỏ ác, người không diệt là không bỏ ác. Nếu từ nơi thiền giác ngộ được sinh khởi, như khi đi, ngồi, đứng, gặp nhân duyên thuận hợp vì người giảng nói kinh pháp, chỗ nhận thức là muôn vật, có thể tự mình suy tính về một trăm lẻ tám thứ sa đọa, có thể làm cho họ không chấp trước, hay khiến không rơi vào lỗi lầm, ấy là Bồ-tát suy tính tu hành.

Các Bồ-tát thưa:

–Suy tính về một trăm lẻ tám việc sa đọa, từ đâu mà sinh khởi?

Đức Phật bảo các vị Bồ-tát:

–Suy tính về một trăm lẻ tám sự sa đọa, nếu tâm Bồ-tát còn suy nghĩ trong đó có năm ấm, có tập nhân, ấy gọi là sa đọa.

Khi tâm chuyển nơi ý, trong đó có năm ấm, có tập nhân, ấy gọi là sa đọa.

Nếu ý chuyển tác dụng vào thức, trong đó có năm ấm, có tập nhân, như vậy gọi là sa đọa.

Nếu ý chuyển vào mắt, mắt thấy sắc đẹp, trong đó có năm ấm, có tập nhân, ấy gọi là sa đọa.

Mắt thấy sắc đẹp trung bình, trong đó có năm ấm, có tập nhân, như vậy là sa đọa.

Mắt thấy sắc thô xấu, trong đó có năm ấm, có tập nhân, như vậy là sa đọa.

Nếu ý chuyển vào tai, khi tai nghe tiếng hay, trong đó có năm ấm, có tập nhân, như vậy là sa đọa.

Tai khi nghe âm thanh trung bình, trong đó có năm ấm, có tập nhân, như vậy là sa đọa.

Tai khi nghe tiếng thô xấu, trong đó có năm ấm, có tập nhân, như vậy là sa đọa.

Nếu chuyển vào mũi, mũi ngửi mùi thơm, trong đó có năm ấm, có tập nhân, như vậy là sa đọa.

Mũi ngửi mùi thơm trung bình, trong đó có năm ấm, có tập nhân, như vậy là sa đọa.

Mũi ngửi mùi hôi, trong đó có năm ấm, có tập nhân, như vậy là sa đọa.

Nếu ý chuyển vào miệng, miệng gặp món ăn ngon, lời nói hay đẹp, trong đó có năm ấm, có tập nhân, như vậy là sa đọa.

Miệng gặp món ăn trung bình, lời nói bình thường, trong đó có năm ấm, có tập nhân, như vậy là sa đọa.

Miệng gặp món ăn hương vị dở, lời nói thô ác, trong đó có năm ấm, có tập nhân, như vậy là sa đọa.

Nếu ý chuyển vào thân, thân tiếp xúc vật mềm mại, tốt đẹp, em ái, trong đó có năm ấm, có tập nhân, như vậy là sa đọa.

Thân tiếp xúc vật tốt đẹp, êm ái trung bình, trong đó có năm ấm, có tập nhân, như vậy là sa đọa.

Thân tiếp xúc vật thô, cứng, làm đau đớn thân xác, trong đó có năm ấm, có tập nhân, như vậy là sa đọa.

Như thế là một trăm lẻ tám việc làm còn bị sa đọa.

Đức Phật bảo các vị Bồ-tát:

–Suy tính về một trăm lẻ tám việc sa đọa ấy, nếu không tự biết rõ lỗi lầm của sa đọa, khổ đau sẽ có măt sau đó, không biết hổ thẹn mà tự nói ta có thể tu hành, đã đoạn trừ một trăm lẻ tám việc sa đọa.

Đức Phật nói:

–Người này cũng ví như người nữ ưa dâm dật, ban đầu dâm dật chỉ để tự thỏa thích, nhưng đã có thai mà không biết thai nhi trong bụng ngày càng lớn lên. Người dâm nữ này lại tiếp tục dâm dật để tự thỏa thích, đến khi thai nhi đã lớn, đủ mười tháng sắp sinh, đứa bé đang chuyển mình mà chưa chuyển được, đang cầu sinh mà chưa sinh, người mẹ kia đau bụng, tự thẹn, tự hối. Khi lâm vào cảnh đau đớn, người dâm nữ buông tiếng rên khóc như vang tới cõi trời thứ bảy. Khi đứa bé được sinh ra, người mẹ mới bớt đau, liền sau đó lại nghĩ đến chuyện dâm dật, không nghĩ tới sự hổ thẹn, không nghĩ tới sự đau đớn, nên cũng trở lại dâm dật như cũ. Như vậy, khổ đau tiếp tục không thể nói. Người nữ này cũng không thể tự biết rõ về nỗi khổ phải thọ nhận.

Đức Phật nói:

–Bồ-tát hành đạo không suy tính về một trăm lẻ tám việc sa đọa, cũng ví như người nữ dâm dật này, không thể tự biết về lỗi lầm nhiều ít của mình, cũng không chán ngán về nỗi khổ đã thọ nhận, cũng không biết tự mình suy tính về chỗ hổ thẹn và lỗi lầm, không biết bị sinh tử trong năm đường là đau khổ, cũng không tự biết sẽ rơi vào ba nẻo ác, không tự hổ thẹn để tu hành, lại cho là ta sẽ rơi vào đường ác. Như vậy đời đời tự chịu tai ương, sau đó tự hổ thẹn cũng không có lợi gì. Người đệ tử học đạo phải xét kỹ về điều này.

Các Bồ-tát đều hoan hỷ thọ nhận lời chỉ dạy để tu hành.

Đức Phật nói:

–Các Bồ-tát nếu được như vậy cũng còn chưa hiểu rõ hết.

Các Bồ-tát hỏi Đức Phật:

–Thưa, thế nào gọi là chúng con chưa hiểu rõ?

Đức Phật nói:

–Là Bồ-tát thì không thể không suy tính về một trăm lẻ tám tham ái.

Các vị Bồ-tát hỏi Đức Phật:

–Thưa, suy tính về một trăm lẻ tám tham ái ấy là thế nào?

Đức Phật nói:

–Bồ-tát hành thiền, không thể nhất tâm, nhất ý để ái được dẹp bỏ, chỉ biết ngồi để phải vướng mắc vào một trăm lẻ tám điều: trước tiên là các Bồ-tát trong tâm còn có những ý niệm không thể dẹp bỏ, là còn tham ái, trong đó có năm ấm, có tập nhân, vậy là còn ái.

Tâm chuyển thành tác ý, không thể dẹp bỏ là còn tham ái, trong đó có năm ấm, có tập nhân, vậy là còn ái.

Ý chuyển thành nhận thức, không thể dẹp bỏ là còn tham ái, trong đó có năm ấm, có tập nhân, vậy là còn ái.

Nếu chuyển vào mắt, mắt thấy sắc đẹp, không thể dẹp bỏ là còn tham ái, trong đó có năm ấm, có tập nhân, vậy là còn ái.

Mắt thấy cảnh sắc trung bình, không thể dẹp trừ là còn tham ái, trong đó có năm ấm, có tập nhân, vậy là còn ái.

Mắt thấy cảnh sắc xấu, không thể dẹp trừ là còn tham ái, trong đó có năm ấm, có tập nhân, vậy là còn ái.

Nếu chuyển vào tai, tai nghe tiếng hay, không thể dẹp bỏ được là còn tham ái, trong đó có năm ấm, có tập nhân, vậy là còn ái.

Tai nghe tiếng trung bình mà không dẹp bỏ được là còn tham ái, trong đó có năm ấm, có tập nhân, vậy là còn ái.

Tai nghe tiếng thô ác, không dẹp bỏ được là còn tham ái, trong đó có năm ấm, có tập nhân, vậy là còn ái.

Nếu chuyển vào mũi, mũi ngửi mùi thơm, không dẹp bỏ được là

còn tham ái, trong đó có năm ấm, có tập nhân, vậy là còn ái.

Mũi ngửi mùi thơm trung bình, không dẹp bỏ được là còn tham ái, trong đó có năm ấm, có tập nhân, vậy là còn ái.

Mũi ngửi mùi hôi thối, không dẹp bỏ được là còn tham ái, trong đó có năm ấm, có tập nhân, vậy là còn ái.

Nếu chuyển vào miệng, miệng tiếp xúc với vị ngon, lời nói hay, không dẹp bỏ được là còn tham ái, trong đó có năm ấm, có tập nhân, vậy là còn ái.

Miệng gặp món ăn trung bình, lời nói bình thường, không dẹp bỏ được là còn tham ái, trong đó có năm ấm, có tập nhân, vậy là còn ái.

Miệng gặp mùi vị thô dở, lời nói hung ác, không dẹp bỏ được là còn tham ái, trong đó có năm ấm, có tập nhân, vậy là còn ái.

Nếu chuyển vào thân, thân tiếp xúc với các thứ mềm mại, tốt đẹp, không dẹp bỏ được là còn tham ái, trong đó có năm ấm, có tập nhan, vậy là còn ái.

Thân tiếp xúc với vật mềm mại bình thường, không dẹp bỏ được là còn tham ái, trong đó có năm ấm, có tập nhân, vậy là còn ái.

Thân tiếp xúc với vật thô xấu, cứng, làm thân đau, không dẹp bỏ được là còn tham ái, trong đó có năm ấm, có tập nhân, vậy là còn ái.

Đức Phật nói:

–Các vị Bồ-tát hành đạo, không suy tính trừ bỏ một trăm lẻ tám điều tham ái, không tự biết về một trăm lẻ tám điều tham ái ấy là lỗi lầm, đọa lạc, ví như đứa bé mới sinh, từ nhỏ đến lớn không thể tự biết trong thân hằng ngày cơ thể luôn tăng trưởng, lớn mạnh. Bồ-tát hành đạo, không biết tội lỗi của mình nhiều hay ít, cũng như ví dụ trên. Nếu Bồ-tát hành đạo biết rõ về một trăm lẻ tám điều tham ái là lỗi lầm, đọa lạc, liền tự mình biết hổ thẹn, nên tự đoạn trừ, nên tự xa lìa, nên tự diệt. Như vậy, tham ái được đoạn trừ, mới xứng đáng là Bồ-tát.

Đức Phật giảng nói như vậy, các Bồ-tát đều cung kính tiếp nhận lời dạy mà tu tập.

Đức Phật nói:

–Bồ-tát hành đạo nên suy tính về một trăm lẻ tám cách có thể tạo nghiệp khi hành đạo. Nếu không suy tính về một trăm lẻ tám cach tạo nghiệp là không xứng người tu hạnh Bồ-tát. Người biết dứt bỏ, không tạo nghiệp mới xứng đáng là tu hạnh Bồ-tát.

Các Bồ-tát thưa:

–Người nên từ bỏ về sự tạo nghiệp như thế nào?

Đức Phật nói:

–Bồ-tát ở riêng một chỗ nên thường ngồi thiền, dùng pháp Sổ tức và Tùy tức, pháp: Chỉ, quán, hoàn, tịnh. Nếu người tu được thanh tịnh là từ bỏ việc tạo nghiệp. Người tu không được thanh tịnh là không từ bỏ được sự tạo nghiệp. Như vậy đều từ thiền định sinh khởi. Nếu ở trong cõi người tu hành nên suy tính quán chiếu, để đoạn trừ chỗ tạo nghiệp.

Các Bồ-tát thưa:

–Người nên suy tính để từ bỏ chỗ tạo nghiệp là thế nào?

Đức Phật nói:

–Bồ-tát hành đạo không được nhất tâm định ý, là không dừng tạo nghiệp.

Đức Phật nói:

–Người không được nhất tâm định ý là tâm có suy nghĩ, nên trong đó còn có năm ấm, có tập nhân, liền sinh trưởng việc tạo nghiệp.

Nếu nghiệp chuyển vào ý, trong ý có năm ấm, có tập nhân, liền sinh trưởng nghiệp.

Nếu chuyển vào thức, trong thức có năm ấm, có tập nhân, liền sinh trưởng nghiệp.

Nếu chuyển vào mắt, mắt khi thấy sắc đẹp, trong đó có năm ấm, có tập nhân, liền sinh trưởng nghiệp.

Mắt thấy cảnh sắc trung bình, trong đó có năm ấm, có tập nhân, liền sinh trưởng nghiệp.

Mắt thấy cảnh sắc xấu, trong đó có năm ấm, có tập nhân, liền sinh trưởng nghiệp.

Nếu chuyển vào tai, tai nghe âm thanh hay, trong đó có năm ấm, có tập nhân, liền sinh trưởng nghiệp.

Tai nghe âm thanh trung bình, trong đó có năm ấm, có tập nhân, liền sinh trưởng nghiệp.

Tai nghe tiếng thô ác, trong đó có năm ấm, có tập nhân, liền sinh trưởng nghiệp.

Nếu chuyển vào mũi, mũi ngửi mùi thơm, trong đó có năm ấm, có tập nhân, liền sinh trưởng nghiệp.

Mũi ngửi mùi thơm trung bình, trong đó có năm ấm, có tập nhân, liền sinh trưởng nghiệp.

Mũi ngửi mùi hôi, trong đó có năm ấm, có tập nhân, liền sinh trưởng nghiệp.

Nếu chuyển vào miệng, miệng gặp món ăn ngon, lời hay, trong đó có năm ấm, có tập nhân, liền sinh trưởng nghiệp.

Miệng gặp món ăn trung bình, lời nói tầm thường, trong đó có năm ấm, có tập nhân, liền sinh trưởng nghiệp.

Miệng gặp món ăn dở, lời nói thô ác, trong đó có năm ấm, có tập nhân, liền sinh trưởng nghiệp.

Nếu chuyển vào thân, thân tiếp xúc với vật mềm mại, êm ái, trong đó có năm ấm, có tập nhân, liền sinh trưởng nghiệp.

Thân gặp vật mềm mại, êm ái bậc trung, trong đó có năm ấm, có tập nhân, liền sinh trưởng nghiệp.

Thân gặp đồ vật thô xấu, cứng thô, làm thân đau khổ, trong đó có năm ấm, có tập nhân, liền sinh trưởng nghiệp.

Như vậy là còn tạo nghiệp chưa hết.

Đức Phật nói:

–Nếu Bồ-tát hành đạo, nói ta không còn tạo nghiệp, như vậy là cao ngạo, là tự tạo thêm nghiệp. Người ấy còn không thể tự độ thoát, cũng không có được tâm ý sáng suốt, không thể biết rõ về lỗi lầm của chỗ tạo nghiệp nhiều hay ít. Ví như thân người mọc ra lông, người kia không thể suy đoán về số lượng, cũng không thể tự biết số lông nhiều ít. Các Bồ-tát hành đạo không thể tự biết cần dứt bỏ các lỗi lầm, lại nói: Ta mong cầu Phật đạo, độ thoát mười phương chúng sinh. Người như vậy còn không thể tự độ, làm sao độ thoát được muôn loài nơi mười phương? Bồ-tát hành đạo không còn tạo nghiệp thì có thể hóa độ muôn loài khắp chốn, không bỏ được việc tạo nghiệp thì không thể hành hóa được điều ấy.

Đức Phật giảng nói như vậy, các Bồ-tát đều vui mừng tiếp nhận lời dạy để tu tập.

Đức Phật lại nói:

–Như vậy, các Bồ-tát vẫn còn chưa tùy hoàn cảnh để hiểu rõ.

Các Bồ-tát lại cúi đầu thưa:

–Đúng như vậy, có chỗ chúng con chưa hiểu, nguyện xin Đức Phật vì chúng con mà giảng giải.

Đức Phật nói:

–Bồ-tát còn có một trăm lẻ tám lỗi lầm về nhận thức, nếu không diệt trừ thì không xứng đáng là Bồ-tát.

Các Bồ-tát hỏi Phật:

–Một trăm lẻ tám lỗi lầm về nhận thức là những gì?

Đức Phật nói:

–Là Bồ-tát tâm còn dấy khởi niệm là lỗi lầm, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân là còn nhận thức, vậy là lỗi lầm của thức.

Nếu chuyển vào ý, ý lại khởi ý niệm là lỗi lầm, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân là còn nhận thức, vậy là lỗi lầm của thức.

Nếu chuyển vào thức, nhận thức có những ý niệm không quên là lỗi lầm, vì trong đó co năm ấm, có tập nhân là còn nhận thức, như vậy là lỗi lầm của thức.

Nếu chuyển vào mắt, mắt khi thấy sắc đẹp là lỗi lầm, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân là còn nhận thức, như vậy là lỗi lầm của thức.

Mắt thấy cảnh sắc trung bình là có lỗi lầm, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân là còn nhận thức, như vậy là lỗi lầm của thức.

Mắt thấy cảnh sắc xấu là lỗi lầm, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân là còn nhận thức, như vậy là lỗi lầm của thức.

Nếu chuyển vào tai, tai nghe tiếng hay là lỗi lầm, vì trong đó có

năm ấm, có tập nhân là còn nhận thức, như vậy là lỗi lầm của thức.

Tai nghe âm thanh trung bình là lỗi lầm, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân là còn nhận thức, như vậy là lỗi lầm của thức.

Tai nghe tiếng dở là lỗi lầm, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân là còn nhận thức, như vậy là lỗi lầm của thức.

Nếu chuyển vào mũi, mũi ngửi mùi thơm là lỗi lầm, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân là còn nhận thức, như vậy là lỗi lầm của thức.

Mũi ngửi mùi thơm trung bình là lỗi lầm, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân là còn nhận thức, như vậy là lỗi lầm của thức.

Mũi ngửi mùi hôi thối là lỗi lầm, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân là còn nhận thức, như vậy là lỗi lầm của thức.

Nếu chuyển vào miệng, miệng gặp món ăn ngon, lời nói hay đẹp là lỗi lầm, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân là còn nhận thức, như vậy là lỗi lầm của thức.

Miệng gặp món ăn hương vị trung bình, lời nói bình thường là lỗi lầm, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân là còn nhận thức, như vậy là lỗi lầm của thức.

Miệng gặp món ăn mùi vị dở, lời nói thô ác là lỗi lầm, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân là còn nhận thức, như vậy là lỗi lầm của thức.

Nếu chuyển vào thân, thân tiếp xúc với vật mềm mại, êm ái là lỗi lam, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân là còn nhận thức, như vậy là lỗi lầm của thức.

Thân tiếp xúc với vật mềm mại trung bình là lỗi lầm, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân là còn nhận thức, như vậy là lỗi lầm cua thức.

Thân tiếp xúc với vật xấu, thô cứng làm khổ thân là lỗi lầm, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân là còn nhận thức, như vậy là lỗi lầm của thức.

Đức Phật hỏi các Bồ-tát:

–Nếu chư vị đều có những vướng mac như vậy thì có lỗi lầm không?

Các Bồ-tát thưa:

–Chúng con chỉ có năm ấm, không có lỗi lầm.

Đức Phật lại hỏi các Bồ-tát:

–Vì những việc gì khiến cho mọi người trong thiên hạ vướng phải lỗi lầm, không thể đạt được đạo?

Các Bồ-tát thưa:

–Người trong thiện hạ đều do lòng tham mà không đạt được đạo.

Đức Phật nói:

–Mọi người trong thiên hạ vì tham mà phải sinh tử, họ còn có năm ấm và tập nhân không?

Các Bồ-tát thưa:

–Họ có lỗi ấy.

Đức Phật hỏi các Bồ-tát:

–Nếu các vị còn thân kiến, còn chấp thủ vào Đức Phật, sẽ còn sinh tử?

Các Bồ-tát thưa:

–Chúng con sẽ còn trở lại nơi sinh tử, không từ nơi thân hiện tại mà được thành Phật.

Đức Phật hỏi các Bồ-tát:

–Các vị ở trong sinh tử bao lâu nữa mới được thành Phật?

Các Bồ-tát thưa:

–Chúng con ở trong sinh tử mà chưa nắm được chỗ chủ yếu của sinh tử.

Đức Phật lại hỏi:

–Vì sao các vị chưa nắm được chỗ chủ yếu?

Các Bồ-tát thưa:

–Chúng con chưa nắm biết được tội phước của mình nhiều hay ít, do vậy mà chúng con không nắm biết được chỗ chủ yếu của sinh tử.

Đức Phật bảo các vị Bồ-tát:

–Như vậy, các vị so với mọi người trong thiên hạ có khác nhau gì đâu?

Các Bồ-tát thưa:

–Chúng con có thể bay đến viếng thăm các cõi nước của mười phương chư Phật, chúng con nghe pháp, hiểu được lời giảng dạy của chư Phật.

Đức Phật nói:

–Nếu các vị có thể bay đến cõi nước của mười phương chư Phật, có thể hiểu được lời dạy của chư Phật, thế chư vị khi ấy sao không nắm lấy cơ hội để tu hành thành Phật mà còn ở trong sinh tử?

Các Bồ-tát thưa:

–Chúng con chưa dứt trừ hết những lỗi lầm căn bản, lại cũng vì những công đức của bản nguyện chưa đủ, nên chúng con chưa đến lúc để được thành Phật.

Đức Phật nói:

–Nếu chư vị nói: Người trong thiên hạ có năm ấm nên còn sinh tử, có tập nhân nên còn lỗi lầm. Nay các vị cũng vẫn còn có sinh tử, tập nhân, có lỗi lầm, sao lại nói chúng con không có lỗi lầm?

Các vị Bồ-tát đều hổ thẹn, cung kính nhận lời chỉ dạy tu hành.

Đức Phật nói:

–Ta tuy nói như vậy nhưng các Bồ-tát cũng còn chưa hiểu rõ.

Các Bồ-tát cung kính thưa:

–Kính xin Đức Phật lại vì chúng con mà giảng giải.

Đức Phật nói:

–Bồ-tát cũng còn có một trăm lẻ tám nhân duyên vướng mắc nơi thọ.

Các Bồ-tát lại hỏi Đức Phật:

–Những gì là một trăm lẻ tám nhân duyên vướng mắc nơi thọ?

Đức Phật nói:

–Bồ-tát tâm còn chỗ nghĩ nhớ là nhân duyên vướng mắc nơi thọ, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân, sẽ là nhân duyên vướng mắc nơi thọ của sinh tử.

Nếu chuyển vào ý, ý có nghĩ nhớ là nhân duyên vướng mắc nơi

thọ, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân, sẽ là nhân duyên vướng mắc nơi thọ của sinh tử.

Nếu chuyển vào thức, nhận thức còn có đối tượng được nhận biết làm nhân duyên vướng mắc nơi thọ, trong đó có năm ấm, có tập nhân, sẽ là nhân duyên vướng mắc nơi thọ của sinh tử.

Nếu chuyển vào mắt, mắt khi thấy sắc đẹp là nhân duyên vướng mắc nơi thọ, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân, sẽ là nhân duyên cho sự lãnh thọ sinh tử.

Mắt khi thấy cảnh sắc trung bình là nhân duyên vướng mắc nơi thọ, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân, sẽ là nhân duyên cho sự lãnh thọ sinh tử.

Mắt khi thấy cảnh sắc xấu là nhân duyên cho sự lãnh thọ, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân, sẽ là nhân duyên cho sự lãnh thọ sinh tử.

Nếu chuyển vào tai, khi tai nghe tiếng hay là nhân duyên vướng vào sự lãnh thọ, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân, sẽ là nhân duyên cho sự lãnh thọ sinh tử.

Tai nghe tiếng không hay, không dở là nhân duyên vướng vào sự lãnh thọ, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân, sẽ là nhân duyên cho sự lãnh thọ sinh tử.

Tai nghe tiếng dở là nhân duyên vướng mắc nơi thọ, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân, sẽ là nhân duyên cho sự lãnh thọ sinh tử.

Nếu chuyển vào mũi, mũi khi ngửi mùi thơm là nhân duyên vướng mắc nơi thọ, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân, sẽ là nhân duyên cho sự thọ nhận sinh tử.

Mũi ngửi mùi thơm trung bình cũng làm nhân duyên vướng mắc nơi thọ, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân, sẽ là nhân duyên cho sự lãnh thọ sinh tử.

Mũi ngửi mùi hôi thối cũng là nhân duyên vướng mắc nơi thọ, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân, sẽ là nhân duyên cho sự lãnh thọ sinh tử.

Nếu chuyển vào miệng, miệng ăn món ngon, nói lời hay đẹp là nhân duyên vướng mắc nơi thọ, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân, sẽ là nhân duyên cho sự lãnh thọ sinh tử.

Miệng được nếm hương vị trung bình, ngôn ngữ bình thường là nhân duyên vướng mắc nơi thọ, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân, sẽ là nhân duyên cho sự lãnh thọ sinh tử.

Miệng nếm vị dở, lời nói thô ác là nhân duyên cho sự lãnh thọ, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân, sẽ là nhân duyên cho sự lãnh thọ sinh tử.

Nếu chuyển vào thân, thân tiếp xúc đồ dùng mềm mại, tốt đẹp là nhân duyên vướng mắc nơi thọ, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân, sẽ là nhân duyên cho sự lãnh thọ sinh tử.

Thân tiếp xúc dùng mềm mại trung bình là nhân duyên vướng mắc nơi thọ, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân, sẽ là nhân duyên cho sự lãnh thọ sinh tử.

Thân tiếp xúc dung thô xấu, cứng, làm đau đớn, không thích hợp cho thân là nhân duyên vướng mắc nơi thọ, vì trong đó có năm ấm, có tập nhân, sẽ là nhân duyên cho sự lãnh thọ sinh tử.

Đức Phật hỏi:

–Các vị Bồ-tát sao còn chưa chán tao nhân duyên lãnh thọ nơi sinh tử?

Các Bồ-tát thưa:

–Chúng con dùng nhân duyên chán lìa, sự thọ nhận sinh tử nên mới làm Bồ-tát.

Đức Phật hỏi:

–Các vị chán sự lãnh thọ nơi sinh tử, vì sao không chịu gieo trồng hạt giong đạo? Vì sao các nhân duyên thọ nhận sinh tử là lỗi lầm mà lại còn gieo trồng lỗi lầm ấy?

Các Bồ-tát thưa:

–Chúng con ngày nay đang gieo trồng hạt giống đạo.

Đức Phật nói:

–Như nếu các vị gieo trồng hạt giống nơi đạo, vì sao còn có một trăm lẻ tám sự lãnh thọ làm nhân duyên cho sinh tử.

Các Bồ-tát đều hổ thẹn cúi đầu, tiếp nhận lời chỉ dạy để tu hành.

Các Bồ-tát đều cung kính thưa hỏi Phật:

–Đức Phật tuy vì chúng con giảng dạy, nhưng chúng con không hiểu đúng hết được.

Đức Phật nói:

–Ta thấy các vị còn gieo mầm về một trăm lẻ tám sự lãnh thọ, là ta biết các vị chưa hiểu rõ.

Các Bồ-tát lại cung kính thưa:

–Kính mong Đức Thế Tôn giải thích cho chúng con.

Đức Phật nói:

–Bồ-tát trong tâm còn có ý niệm mong muốn mà tâm không được thỏa mãn, khi ấy sẽ vướng mắc nơi thọ, vì trong ý niệm ấy còn có mặt của năm ấm, của tập nhân, đây là mầm mống của sự lãnh thọ.

Nếu chuyển vào ý, ý có các ý niệm, sẽ có vừa ý, không vừa ý, đó là hạt giống của sự lãnh thọ, trong đó có năm ấm, có tập nhân, đây là mầm mống của sự lãnh thọ.

Nếu chuyển vào thức, thức sẽ có đối tượng được nhận thức, hoặc đúng, hoặc sai, ta do vậy mà lãnh thọ, trong đó có năm ấm, có tập nhân, đây là mầm mống của sự lãnh thọ.

Nếu chuyển vào mắt, mắt khi thấy hình sắc tốt đẹp là lãnh thọ, trong đó có năm ấm, có tập nhân, đây là mầm mống của sự lãnh thọ.

Mắt khi thấy cảnh sắc trung bình là lãnh thọ, vì trong mắt thấy ấy còn có năm ấm, có tập nhân, đây là mầm mống của sự lãnh thọ.

Mắt thấy sắc xấu là lãnh thọ, trong đó có năm ấm, có tập nhân, đây là mầm mống của sự lãnh thọ.

Nếu chuyển vào tai, tai nghe âm thanh hay là lãnh thọ, trong đó có năm ấm, có tập nhân, đây là mầm mống của sự lãnh thọ.

Tai nghe tiếng trung bình là lãnh thọ, trong đó có năm ấm, có tập nhân, đây là mầm mống của sự lãnh thọ.

Tai nghe tiếng thô ác là lãnh thọ, trong đó có năm ấm, có tập nhân, đây là mầm mống của sự lãnh thọ.

Nếu chuyển vào mũi, mũi ngửi mùi thơm là lãnh thọ, trong đó có năm ấm, có tập nhân, đây là mầm mống của sự lãnh thọ.

Mũi ngửi mùi thơm trung bình là lãnh thọ, trong đó có năm ấm, có tập nhân, đây là mầm mống của sự lãnh thọ.

Mũi ngửi mùi hôi thối là lãnh thọ, trong đó có năm ấm, có tập nhân, đây là mầm mống của sự lãnh thọ.

Nếu chuyển vào miệng, miệng gặp vị ngon, lời hay khéo là lãnh thọ, trong đó có năm ấm, có tập nhân, đây là mầm mống của sự lãnh thọ.

Miệng gặp vị ngon trung bình, nói năng trung bình là lãnh thọ, trong đó có năm ấm, có tập nhân, đây là mầm mống của sự lãnh thọ.

Miệng gặp vị thô dở, lời nói xấu ác là lãnh tho, trong đó có năm ấm, có tập nhân, đây là mầm mống của sự lãnh thọ.

Nếu chuyển vào thân, thân tiếp xúc với vật mềm mại, thích hợp với thân là lãnh thọ, trong đó có năm ấm, có tập nhân, đây là mầm mống của sự lãnh thọ.

Thân tiếp xúc với vật mềm mại trung bình là lãnh thọ, trong đó có năm ấm, có tập nhân, đây là mầm mống của sự lãnh thọ.

Thân tiếp xúc với vật thô cứng, khó chịu, không thích hợp với thân là lãnh thọ, trong đó có năm ấm, có tập nhân, đây là mầm mống của sự lãnh thọ.

Đức Phật nói:

–Bồ-tát trừ diệt được một trăm lẻ tám sự lãnh thọ ấy mới gọi là tu tập hạnh Bồ-tát. Không diệt trừ được thì không gọi là tu tập hạnh Bồ-tát. Đó là mười điều Bồ-tát cần suy tính.

Đức Phật nói:

–Các Bồ-tát như vậy vẫn còn chưa thấu rõ, lại phải nên suy tính.

Các Bồ-tát hỏi Đức Phật:

–Thưa, chúng con lại phải nên suy tính những gì?

Đức Phật nói:

–Bồ-tát phải suy tính về một trăm lẻ tám nẻo chính nơi sinh tử.

Các Bồ-tát thưa hỏi Đức Phật:

–Những gì là một trăm lẻ tám nẻo chính nơi sinh tử?

Đức Phật nói:

–Bồ-tát tâm nếu hiểu suốt được sắc, thống dương (thọ), tư tưởng (tưởng), sinh tử (hành), thức, trong đó có năm ấm, có tập nhân, đấy gọi là hiểu thấu suốt về sinh tử.

Đức Phật nói:

–Bồ-tát đối với nẻo chính nơi tâm mình khiến không rơi vào sắc, thống dương (thọ), tưởng, sinh tử (hành), thức, liền không có năm ấm, không có tập nhân.

Đức Phật nói:

–Thấy rõ được nẻo chính nơi năm ấm, tập nhân, khiến tâm không dao động, là người dứt trừ được nẻo lãnh thọ của sinh tử, là hiểu rõ về đất, nước, lửa, gió, không và sắc, thống dương (thọ), tưởng, sinh tử (hành), thức, trong đó có năm ấm, có tập nhân là hiểu thấu suốt về sinh tử.

Hiểu rõ nẻo chính nơi ý khiến không động, không lãnh thọ về đất, nước, lửa, gió, không và sắc, thống dương (thọ), tưởng, sinh tử (hành), thức, trong đó có năm ấm, có tập nhân, là hiểu thấu suốt về sinh tử.

Hiểu rõ nẻo chính nơi ý khiến không dao động, không lãnh thọ về đất, nước, lửa, gió, hư không và sắc, thống dương (thọ), tưởng, sinh tử (hành), thức, không thọ năm ấm và tập nhân. Người không hiểu rõ nẻo chánh nơi ý sẽ rơi vào tội lỗi. Người hiểu rõ nẻo chánh nơi tâm ý, không dao động là được vào đạo. Đó là nẻo chính yếu nơi sinh tử.

Nếu chuyển vào thức, nhận thức cũng hiểu thấu suốt về đất, nước, lửa, gió, không và sắc, thống dương (thọ), tưởng, sinh tử (hành), thức, trong đó có năm ấm, có tập nhân, liền thấu tỏ về sinh tử. Người không hiểu rõ về nẻo chính nơi tâm ý sẽ rơi vào sự lãnh thọ sinh tử, người tự nhận biết về nẻo chánh nơi tâm ý là được vào đạo, không thọ nhận sinh tử.

Nếu chuyển vào mắt, mắt thấu tỏ về sắc đẹp bên ngoài, biết trong đó có năm ấm, có tập nhân tức là thông suốt được sinh tử. Nếu người hiểu rõ về nẻo chính yếu nơi tâm, không bị dao động là được vào đạo, người không tự hiểu rõ nẻo chính nơi tâm ý sẽ bị rơi vào lỗi lầm.

Mắt thấu suốt cảnh sắc trung bình, trong đó có năm ấm, có tập nhân, đây là người thấu suốt được sinh tử. Người chế ngự tâm ý khiến không dao động là được vào đạo, người không chế ngự được tâm ý sẽ rơi vào tội lỗi.

Mắt thấy rõ cảnh xấu ác, trong đó có năm ấm, có tập nhân, là người thấu suốt được sinh tử. Người chế ngự được tâm ý khiến không dao động là được vào đạo, người không chế ngự được tâm ý là rơi vào tội lỗi.

Nếu chuyển vào tai, tai thấu suốt tiếng hay, biết trong đó có năm ấm, có tập nhân, đó là người thấu suốt về sinh tử. Nếu người chế ngự được tâm ý khiến không dao động sẽ được vào đạo, không chế ngự được tâm ý sẽ rơi vào tội lỗi.

Tai thông tỏ về âm thanh trung bình, trong đó có năm ấm, có tập nhân, đó là người thấu suốt về sinh tử. Người tự chế ngự được tâm ý khiến không dao động là được vào đạo, người không chế ngự được tâm ý sẽ rơi vào lỗi lầm.

Tai thông tỏ khi nghe tiếng xấu ác, trong đó có năm ấm, có tập nhân, đây là người thấu suốt về sinh tử. Nếu người chế ngự được tâm ý khiến không dao động sẽ được vào đạo, nếu tâm ý không chế ngự được sẽ rơi vào lỗi lầm.

Nếu chuyển vào mũi, mũi thấu suốt hương thơm, trong đó có năm ấm, có tập nhân, đó là người thấu tỏ về sinh tử. Nếu người biết chế ngự tâm ý khiến không dao động sẽ được vào đạo, người không chế ngự được tâm ý sẽ rơi vào tội lỗi.

Mũi thấu suốt mùi hơm trung bình, trong đó có năm ấm, có tập nhân, đó là người thấu tỏ về sinh tử. Nếu người tự chế ngự tâm ý khiến không dao động sẽ được vào đạo, người không chế ngự tâm ý sẽ rơi vào lỗi lầm.

Mũi ngửi biết mùi hôi thối, trong đó có năm ấm, có tập nhân, đó là người thấu suốt về sinh tử. Nếu người tam ý không dao động là được vào đạo, người không chế ngự được tâm ý sẽ rơi vào lỗi lầm.

Nếu chuyển vào miệng, miệng quen món ăn ngon, lời nói hay, biết trong đó có năm ấm, có tập nhân, là hiểu thấu về sinh tử. Nếu người tâm ý không dao động là được vào đạo, người không chế ngự được tâm ý sẽ rơi vào tội lỗi.

Miệng nếm hương vị trung bình, nói năng bình thường, trong đó có năm ấm, có tập nhân, nếu biết vậy là thấu suốt về sinh tử. Nếu người chế ngự tâm ý khiến không dao động sẽ được vào đạo, người không chế ngự được tâm ý sẽ rơi vào lỗi lầm.

Miệng nếm vị dở, nói lời thô ác, biết trong đó có năm ấm, có tập nhân, đó là người thấu suốt về sinh tử. Nếu chế ngự được tâm ý khiến không dao động là được vào đạo, người không chế ngự được tâm ý sẽ rơi vào tội lỗi.

Nếu chuyển vào thân, thân tiếp xúc với vật mềm mại, tốt đẹp, hợp với thân, trong đó có năm ấm, có tập nhân, là thấu suốt về sinh tử. Nếu chế ngự được tâm ý khiến không dao động là được vào đạo, người không chế ngự được tâm ý sẽ rơi vào tội lỗi.

Thân tiếp xúc nơi vật mềm mại trung bình, biết trong đó có năm ấm, có tập nhân, đó là người thấu suốt về sinh tử. Nếu người chế ngự được tâm ý sẽ vào đạo, người không chế ngự được tâm ý sẽ rơi vào tội lỗi.

Thân tiếp xúc với vật thô, cứng khiến thân đau, không thích hợp, trong đó có năm ấm, có tập nhân, đó là người thấu suốt về sinh tử. Nếu người chế ngự được tâm ý khiến không dao động sẽ được vào đạo, người không chế ngự được tâm ý sẽ rơi vào tội lỗi.

Đức Phật nói:

–Bồ-tat tu hành nên chế ngự tâm ý đừng để bị dao động, người tâm ý bị dao động là chưa rõ về đạo.

Các Bồ-tát bạch Phật:

–Chúng con nên ngồi thiền để tâm khỏi bị dao động.

Đức Phật hỏi:

–Khi không còn ngồi thiền, tâm có dao động không?

Các Bồ-tát thưa:

–Khi từ thiền định xuất, lại cũng còn dao động.

Đức Phật hỏi:

–Vì sao hết thiền lại động?

Các Bồ-tát thưa:

–Tự nhiên bị dao động.

Đức Phật hỏi các Bồ-tát:

–Vì sao tự nhiên lại bị dao động?

Các Bồ-tát thưa:

–Chúng con không biết rõ vì nhân duyên gì mà bị dao động.

Đức Phật nói:

–Như vậy là các Bồ-tát còn chưa thấu tỏ.

Các Bồ-tát thưa:

–Mong Đức Phật lại vì chúng con mà giảng giải.

Đức Phật nói:

–Bồ-tát khi không còn ngồi thiền định mà tự nhiên bị dao động là vì Bồ-tát còn có một trăm lẻ tám cửa ngỏ sinh diệt, tâm động và không động chưa dừng lại được.

Đức Phật dạy như vậy rồi, các Bồ-tát đều cung kính nhận lời chỉ dạy gắng sức thực hành.

Đức Phật nói:

–Như vậy các Bồ-tát cũng còn chưa thấu suốt.

Các Bồ-tát thưa:

–Lại như thế nào là chúng con chưa thấu tỏ?

Đức Phật nói:

–Các Bồ-tát chỉ biết có ngồi thiền mà không dừng được tâm, để giữ gìn một trăm lẻ tám hành.

Các vị Bồ-tát đều cúi đầu thưa:

–Xin Đức Phật vì chúng con mà giảng nói.

Đức Phật nói:

–Tâm Bồ-tát vốn còn nhiều ý niệm, nếu không dừng, giữ được thì tâm đó sẽ là nguồn gốc của một trăm lẻ tám hành vi lỗi lầm.

Nếu chuyển vào ý, ý vốn có nhiều ý niệm, nếu không nắm và

dừng được chúng, thì tâm ấy sẽ là nguồn gốc của một trăm le tám hành vi lỗi lầm.

Nếu chuyển vào thức, thức vốn có nhiều ý niệm, nếu không biết giữ và dừng dứt thì tâm thức đó sẽ là nguồn gốc của một trăm lẻ tám hành vi lỗi lầm.

Nếu chuyển vào mắt, mắt ấy vốn thường thấy nhiều cảnh đẹp, nếu không biết giữ và dừng dứt thì mắt đó sẽ là nguồn gốc của một trăm lẻ tám hành vi lỗi lầm.

Mắt thường thấy nhiều cảnh sắc trung bình, nếu không giữ và dừng lại thì mắt ấy sẽ là nguồn gốc cua một trăm lẻ tám hành vi lỗi lầm.

Mắt thường thấy nhiều cảnh sắc thô xấu, nếu không giữ, dừng dứt thì mắt ấy sẽ là nguồn gốc của một trăm lẻ tám hành vi lỗi lầm.

Nếu chuyển vào tai, tai vốn nghe nhiều tiếng hay tốt, nếu không biết giữ và dừng dứt thì tai ấy sẽ là nguồn gốc của một trăm lẻ tám hành vi lỗi lầm.

Tai nghe nhiều âm thanh trung bình, nếu không biết giữ và dừng dứt thì tai ấy sẽ là nguồn gốc của một trăm lẻ tám hanh vi lỗi lầm.

Tai nghe nhiều âm thanh xấu ác, nếu không biết giữ và dừng dứt thì tai ấy sẽ là nguồn gốc của một trăm lẻ tám hành vi lỗi lầm.

Nếu chuyển vào mũi, mũi ngửi nhiều mùi thơm, nếu không biết giữ gìn, dừng dứt, mũi này sẽ là nơi tạo ra một trăm lẻ tám điều lỗi lầm.

Mũi ngửi nhiều mùi thơm trung bình, nếu không biết dừng dứt, giữ gìn, thì mũi ấy sẽ là nguồn gốc tạo ra một trăm lẻ tám điều lỗi lầm.

Mũi ngửi nhiều mùi hôi thối, nếu không biết dừng dứt và giữ gìn thì mũi ấy sẽ là nguồn gốc tạo ra một trăm lẻ tám điều lỗi lầm.

Nếu chuyển vào miệng, miệng nếm nhiều vị ngon, lời nói tốt đẹp, nếu không biết dừng lại, giữ gìn thì miệng ấy sẽ là nguồn gốc tạo ra một trăm lẻ tám điều lỗi lầm.

Miệng nếm được nhiều mùi vị trung bình, lời nói trung bình,

nếu không biết giữ gìn, dừng lại thì chính miệng ấy sẽ là nguồn gốc tạo ra một trăm lẻ tám điều lỗi lầm.

Miệng nếm nhiều vị thô dở, lời nói kém, nếu không chịu giữ gìn, dừng dứt, thì chính miệng ấy sẽ là nguồn gốc tạo ra một trăm lẻ tám điều lỗi lầm.

Nếu chuyển vào thân, thân tiếp xúc với nhiều đồ mềm mại, tốt đẹp, thích hợp, nếu không giữ gìn, dừng dứt thì thân này sẽ là nguồn gốc của một trăm lẻ tám điều lỗi lầm.

Thân tiếp xúc với đồ mềm mại trung bình, nếu không giữ gìn, dừng dứt thì thân này sẽ la nguồn gốc sinh ra một trăm lẻ tám hành vi lỗi lầm.

Thân va chạm nhiều với các vật dụng thô, cứng, đau, không thích hợp, nếu không giữ gìn, dừng lại thì thân ấy sẽ là nơi tạo ra một trăm lẻ tám điều tội lỗi.

Khi Đức Phật giảng nói như vậy, các Bồ-tát đều hoan hỷ tiếp nhận lời chỉ dạy, dốc sức tu tập.

*********

Đức Phật nói:

–Bồ-tát ngồi thiền quán Sổ tức, ý không được định, hoặc ý được vào định mà không kéo dài, do chỉ biết ngồi mà không thật sự dứt trừ được nguồn gốc của lỗi lầm, tuy có ngồi thiền vẫn không được an lạc.

Các vị Bồ-tát thưa:

–Chúng con vì nhân duyên gì mà không dứt trừ được nguồn gốc của lỗi lầm?

Đức Phật nói:

–Bồ-tát khi ngồi tu không thiền tư về nguồn gốc của sinh tử nên cội nguồn của lỗi lầm không được đoạn trừ.

Đức Phật lại nói:

–Người muốn đoạn trừ nguồn gốc của lỗi lầm nên đoạn trừ ý niệm về sinh tử tiếp nối, nên diệt trừ ý niệm vốn là nguồn gốc của lỗi lầm trong sinh tử.

Các Bồ-tát cùng thưa:

–Làm những gì để đoạn trừ ý niệm về sinh tử tiếp nối và diệt trừ ý niệm vốn là nguồn gốc của lỗi lầm trong sinh tử?

Đức Phật nói:

–Do tâm bị dao động làm nhân duyên chuyển biến đến việc tạo nên nguồn gốc của lỗi lầm, là lầm lỗi dẫn đến sinh tử tiếp nối nơi đời sau. Việc nên làm là đoạn trừ sinh tử tiếp nối nơi đời sau mới xứng đáng là Bồ-tát.

Các vị Bồ-tát đều cúi đầu thưa:

–Kính xin Đức Phật vì chúng con mà giảng giải về nguyên nhân của lỗi lầm nơi sinh tử đời sau.

Đức Phật nói:

–Các vị tâm bị dao động làm nhân duyên thích hợp, trong tình huống đó sẽ có đủ một trăm lẻ tám nguyên nhân của sinh tử. Điều cần yếu của Bồ-tát là nên dứt trừ hết một trăm lẻ tám nguyên nhân của sinh tử ấy.

Bồ-tát khi ý bị dao động vì nhân duyên này, không thể xa lìa ý, trong ý có đủ một trăm lẻ tám nguyên nhân của sinh tư. Điều cần yếu của Bồ-tát là nên dứt trừ hết một trăm lẻ tám nguyên nhân của sinh tử ấy.

Bồ-tát do thức bị dao động, lại do ý muốn nên trong thức ấy có đủ một trăm lẻ tám nguyên nhân của sinh tử. Điều cần yếu cua Bồtát là nên dứt trừ hết một trăm lẻ tám nguyên nhân của sinh tử ấy.

Nếu tâm ý thức như thế tác động vào mắt, mắt của Bồ-tát thấy cảnh sắc tốt đẹp, sắc đẹp ấy sẽ tác động nơi lòng ham muốn phân biệt, trong đó có đủ một trăm lẻ tám nguyên nhân của sinh tử. Bồ-tát nên đoạn trừ hết một trăm lẻ tám nguyên nhân của sinh tử ấy.

Mắt thấy sắc trung bình làm gốc, trong sắc ấy sẽ tác động nơi lòng ham muốn phân biệt, trong đó co đủ một trăm lẻ tám nguyên nhân của sinh tử. Điều cần yếu là Bồ-tát nên đoạn trừ một trăm lẻ tám nguyên nhân của sinh tử ấy.

Mắt thấy sắc xấu là gốc, sắc xấu tác động nơi lòng ham muốn phân biệt, trong đó có đủ một trăm lẻ tám nguyên nhân của sinh tử. Điều cần yếu là Bồ-tát nên đoạn trừ một trăm lẻ tám nguyên nhân của sinh tử ấy.

Nếu bị tác động vào tai, tai của Bồ-tát nghe âm thanh hay, âm thanh tác động nơi lòng ham muốn phân biệt, trong đó có đủ một trăm lẻ tám nguyên nhân của sinh tử. Điều cần yếu là Bồ-tát nên đoạn trừ một trăm lẻ tám nguyên nhân của sinh tử ấy.

Tai nghe âm thanh trung bình là chính, âm thanh ấy tác động nơi lòng ham muốn phân biệt, trong đó có đủ một trăm lẻ tám nguyên nhân của sinh tử. Điều cần yếu là Bồ-tát nên đoạn trừ một trăm lẻ tám nguyên nhân của sinh tử ấy.

Tai nghe âm thanh thô ác là chính, âm thanh thô ác tác động nơi lòng ham muốn phân biệt, trong đó có đủ một trăm lẻ tám nguồn gốc của sinh tử. Điều cần yếu là Bồ-tát nên đoạn trừ một trăm lẻ tám nguồn gốc của sinh tử ấy.

Nếu bị tác động vào mũi, mũi của Bồ-tát ngửi mùi hương thơm là chính, hương thơm tác động nơi lòng ham muốn phân biệt, trong đó có đủ một trăm lẻ tám nguồn gốc của sinh tử. Điều cần yếu là Bồ-tát nên đoạn trừ một trăm lẻ tám nguồn gốc của sinh tử ấy.

Mũi ngửi mùi thơm trung bình, mùi thơm ấy tác động nơi lòng ham muốn phân biệt, trong đó có đủ một trăm lẻ tám nguyên nhân của sinh tử. Điều cần yếu là Bồ-tát nên đoạn trừ một trăm lẻ tám nguyên nhân của sinh tử ấy.

Mũi ngửi mùi hôi hám là chính, mùi hôi ấy tác động nơi lòng ham muốn phân biệt, trong đó có đủ một trăm lẻ tám nguyên nhân của sinh tử. Điều cần yếu là Bồ-tát nên đoạn trừ một trăm lẻ tám nguyên nhân của sinh tử ấy.

Nếu bị tác động vào miệng, miệng của Bồ-tát gặp đồ ăn ngon, lời nói hay là chính, đồ ăn ngon, lời nói hay tác động nơi lòng ham muốn phân biệt, trong đó có đủ một trăm lẻ tám nguồn gốc của sinh tử. Điều cần yếu là Bồ-tát nen đoạn trừ một trăm lẻ tám nguyên nhân của sinh tử ấy.

Miệng gặp hương vị, lời nói trung bình tác động nơi lòng ham muốn phân biệt, trong đó có đủ một trăm lẻ tám nguyên nhân của sinh tử. Điều cần yếu là Bồ-tát nên đoạn trừ một trăm lẻ tám nguyên nhân của sinh tử ấy.

Miệng gặp mùi vị và lời nói thô dở, mùi vị, lời nói ấy tác động nơi lòng ham muốn phân biệt, trong đó có đủ một trăm lẻ tám nguyên nhân của sinh tử. Điều cần yếu là Bồ-tát nên đoạn trừ một trăm lẻ tám nguyên nhân của sinh tử ấy.

Nếu tác động vào thân, thân tiếp xúc với vật mềm mại, làm cho thân cảm thấy dễ chịu. Sự mềm mại ấy tác động nơi lòng ham muốn phân biệt, trong đó có đủ một trăm lẻ tám nguyên nhân của sinh tử.

Việc cần yếu là Bồ-tát nên đoạn trừ một trăm lẻ tám nguyên nhân của sinh tử ấy.

Thân tiếp xúc với vật mềm mại trung bình, sự tiếp xúc ấy sẽ tác động nơi lòng ham muốn phân biệt. Như vậy, trong sự tiếp xúc đó có đủ một trăm lẻ tám nguyên nhân của sinh tử. Điều cần yếu là Bồ-tát nên đoạn trừ một trăm lẻ tám nguyên nhân của sinh tử ấy.

Thân tiếp xúc với vật thô, xấu gây đau đớn, không thích hợp. Sự tiếp xúc đó tác động nơi lòng ham muốn phân biệt, trong ấy có đủ một trăm lẻ tám nguồn gốc của sinh tử. Điều cần thiết là Bồ-tát nên đoạn trừ tất cả một trăm lẻ tám nguồn gốc của sinh tư ấy.

Đức Phật nói:

–Cần yếu là Bồ-tát nên đoạn trừ những điều như vậy mới gọi là Bồ-tát. Nếu vị nào không đoạn trừ thời không xứng đáng là Bồ-tát.

Như vậy còn chưa rõ chăng?

Các vị Bồ-tát thưa:

–Chúng con đã hiểu rõ về nhân duyên của sinh tử.

Các vị Bồ-tát thưa:

–Chúng con nghe Đức Phật giảng dạy, tất cả chúng con không rơi vào sự lỗi lầm.

Đức Phật hỏi:

–Các vị tất đều thấy các Bồ-tát đã cạo bỏ râu tóc làm Sa-môn?

Các Bồ-tát thưa:

–Dạ, chúng con đã thấy các vị làm Sa-môn.

Đức Phật hỏi:

–Các Sa-môn khi cạo bỏ râu tóc, râu tóc trên đầu các vị ấy có sạch hết không?

Các Bồ-tát thưa:

–Dạ sạch hết.

Đức Phật nói:

–Khi cạo sạch như thế, các Sa-môn có mong râu tóc trên đầu mọc trở lại chăng?

Các Bồ-tát thưa:

–Các vị ấy không mong chúng mọc trở lại.

Đức Phật hỏi các Bồ-tát:

–Vì lý do gì râu tóc trên đầu các vị ấy mọc trở lại?

Các Bồ-tát thưa:

–Nó tự nhiên sinh. Các Sa-môn cũng không muốn chúng mọc trở lại.

Đức Phật nói:

–Các Sa-môn với râu tóc trên đầu sinh trưởng, có thể tự biết mỗi ngày lớn lên bao nhiêu không?

Các Bồ-tát thưa:

–Râu tóc trên đầu các Sa-môn mỗi ngày không thể tự biết chúng đã lớn lên bao nhiêu.

Đức Phật nói:

–Các vị Bồ-tát cũng không thể tự biết về một trăm lẻ tám lỗi lầm vi tế luôn tồn tại. Ví như các Sa-môn đều có râu toc trên đầu luôn sinh trưởng mà không tự biết mỗi ngày chúng lớn lên bao nhiêu. Như vậy, các Bồ-tát lỗi lầm vẫn còn mà không tự biết, lại nói con không có lỗi lầm là thế nào?

Đức Phật hỏi Bồ-tát:

–Có đúng như vậy không?

Các vị Bồ-tát đều cúi đầu hổ thẹn, tiếp nhận lời chỉ dạy để tu tập.

Các Bồ-tát thưa với Đức Phật:

–Ngưỡng mong Đức Phật lại vì chúng con mà giảng giải.

Đức Phật nói:

–Bồ-tát không nên tự thị nói ta không có tội, thì tội sẽ diệt.

Đức Phật nói:

–Điều cần yếu là suy tính về một trăm lẻ tám nguồn gốc của tội lỗi diệt hay không diệt.

Các Bồ-tát hỏi:

–Thế nào là một trăm lẻ tám nguồn gốc của tội lỗi diệt hay không diệt?

Đức Phật hỏi:

–Tâm của Bồ-tát trong sự sống chuyển biến liền cảm nhận như bị diệt, tuy diệt nhưng trong đó có một trăm lẻ tám tập nhận, đời sau sẽ tiếp tục sự sống và thọ nhận nên nó không diệt.

Tập nhân tội lỗi chuyển vào ý, ý theo sự sống chuyển biến lại như bị diệt, tuy diệt nhưng trong đó có một trăm lẻ tám tập nhận, đời sau sẽ tiếp tục sự sống và thọ nhận nên nó không diệt.

Nếu chuyển vào thức, nhận thức trong sự sống chuyển biến lại như bị diệt, tuy diệt nhưng trong đó có một trăm lẻ tám tập nhận, đời sau sẽ tiếp tục sự sống và thọ nhận nên nó không diệt.

Nếu chuyển vào mắt, mắt thấy sắc đẹp, do sự sống chuyển biến liền thấy như nó đã diệt, tuy diệt nhưng trong đó có một trăm lẻ tám tập nhân, đời sau sẽ tiếp tục sự sống và thọ nhận nên nó không diệt.

Mắt thấy sắc trung bình, do sự sống chuyển bien liền thấy như nó đã diệt mất, tuy diệt nhưng trong đó có một trăm lẻ tám tập nhân, đời sau sẽ tiếp tục sự sống và thọ nhận nên nó không diệt.

Mắt thấy sắc thô xấu, do sự sống chuyển biến nên cảm nhận như nó đã diệt mất, tuy diệt nhưng trong đó có một trăm lẻ tám tập nhận, đời sau sẽ tiếp tục sự sống và thọ nhận nên nó không diệt.

Nếu chuyển vào tai, tai nghe tiếng hay, do sự sống chuyển biến nên cảm nhận như nó đã diệt, tuy diệt nhưng trong đó có một trăm lẻ tám tập nhận, đời sau sẽ tiếp tục sự sống và thọ nhận nên nó không diệt.

Tai nghe tiếng trung bình, do sự sống chuyển biến nên cảm nhận như nó đã diệt, tuy diệt nhưng trong đó có một trăm lẻ tám tập nhận, đời sau sẽ tiếp tục sự sống và thọ nhận nên nó không diệt.

Tai nghe tiếng thô ác, trong sự sống chuyển biến nên cảm nhận như nó đã diệt, tuy diệt nhưng trong đó có một trăm lẻ tám tập nhận, đời sau sẽ tiếp tục sự sống và thọ nhận nên nó không diệt.

Nếu chuyển vào mũi, mũi ngửi mùi thơm, trong sự sống chuyển biến nên cảm nhận như nó đã diệt, tuy diệt nhưng trong đó có một trăm lẻ tám tập nhận, đời sau sẽ tiếp tục sự sống và thọ nhận nên nó không diệt.

Mũi ngửi mùi thơm trung bình, trong sự sống chuyển biến nên cảm nhận như nó đã diệt, tuy diệt nhưng trong đó có một trăm lẻ tám tập nhận, đời sau sẽ tiếp tục sự sống và thọ nhận nên nó không diệt.

Mũi ngửi mùi hôi thối, do sự sống chuyển biến nên cảm nhận như nó đã diệt, tuy diệt nhưng vẫn còn một trăm lẻ tám tập nhận, đời sau sẽ tiếp tục sự sống và thọ nhận nên nó không diệt.

Nếu chuyển vào miệng, miệng gặp đồ ăn ngon, lời nói hay, trong sự sống chuyển biến nên cảm nhận như nó đã diệt, tuy diệt nhưng vẫn còn một trăm lẻ tám tập nhận, đời sau sẽ tiếp tục sự sống và thọ nhận nên nó không diệt.

Miệng gặp mùi vị và lời nói trung bình, do sự sống chuyển biến nên cảm nhận như nó đã diệt, tuy diệt nhưng trong đó có một trăm lẻ tám tập nhận, đời sau sẽ tiếp tục sự sống và thọ nhận nên nó không diệt.

Mieng gặp mùi vị dở, lời nói thô ác, do sự sống chuyển biến nên cảm nhận như nó đã diệt, tuy diệt nhưng trong đó có một trăm lẻ tám tập nhận, đời sau sẽ tiếp tục sự sống và thọ nhận nên nó không diệt.

Nếu chuyển vào thân, thân tiếp xúc với vật mềm mại, thích hợp, do sự sống chuyển biến nên cảm nhận như nó đã diệt, tuy diệt nhưng trong đó có một trăm lẻ tám tập nhận, đời sau sẽ tiếp tục sự sống và thọ nhận nên nó không diệt.

Thân tiếp xúc với vật mềm mại trung bình, do sự sống chuyển biến nên cảm nhận như nó đã diệt, tuy diệt nhưng trong đó có một trăm lẻ tám tập nhận, đời sau sẽ tiếp tục sự sống và thọ nhận nên nó không diệt.

Thân tiếp xúc với vật thô xấu, gây khổ, không thích hợp, do sự sống chuyển biến nên cảm nhận như nó đã diệt, tuy diệt nhưng trong đó có còn một trăm lẻ tám tập nhận, đời sau sẽ tiếp tục sự sống và thọ nhận nên nó không diệt.

Các Bồ-tát thưa:

–Chúng con vì sao tội vừa phát sinh lại diệt, lại vì sao chúng con đã rõ mà không thấy?

Đức Phật hỏi các Bồ-tát:

–Tâm của các vị có bị chuyển biến không?

Các Bồ-tát thưa:

–Tâm của chúng con bị chuyển biến, sinh diệt, dẫu tâm của chúng con không bị chuyển biến, sinh diệt cũng không dám thưa với Đức Phật.

Đức Phật hỏi các vị Bồ-tát:

–Nếu khi tâm vọng tưởng sinh, lại có thể tự biết là tâm sinh không?

Các Bồ-tát thưa:

–Chúng con chỉ biết hoặc thấy khi có nhân duyên nhưng không biết được khi tâm mới sinh khởi.

Đức Phật hỏi:

–Như các vị đã nói là còn chưa biết được khi tâm mới sinh khởi, làm sao có thể nói là không có tội?

Đức Phật dạy như vậy, các Bồ-tát đều hổ thẹn, cúi đầu tiếp nhận lời chỉ dạy để tu hành.

Các Bồ-tát thưa với Đức Phật:

–Thế Tôn đã vì chúng con giảng về các điều chỗ rất vi diệu.

Mong Đức Phật lại vì chúng con giảng giải rõ.

Đức Phật hỏi các Bồ-tát:

–Các vị từ khi có sự sống đến nay đâu không biết nóng ấm ở trong thân cần bao nhiêu lửa, biết lạnh ở trong thân có bao nhiêu gió, sự hỗn hợp trong thân gồm bao nhiêu nước?

Các Bo-tát thưa:

–Chúng con cũng không thể phân biệt để biết một cách đầy đủ là chúng có nhiều hay ít.

Đức Phật hỏi:

–Nếu không biết được chúng có là nhiều hay ít, đâu lại không biết lạnh nóng do nước, lửa?

Các Bồ-tát thưa:

–Chúng con biết lạnh nóng là do nước, lửa.

Đức Phật hỏi:

–Các vị còn biết nóng lạnh là do nước, lửa, vì sao không biết chúng có là nhiều hay ít?

Các Bồ-tát thưa:

–Chúng con chỉ biết có nóng lạnh mà không thể biết chúng có là nhiều hay ít.

Đức Phật nói:

–Bồ-tát không tự biết về tâm sinh diệt chính là còn thọ nhận nhiều tội lỗi trong một trăm lẻ tám lỗi lầm. Ví như không biết lạnh nóng, nước lửa, không biết từ khi lửa có trong sự sống đến nay là nhiều hay ít. Bồ-tát cũng không tự biết về tâm chuyển biến trong sinh tử đến nay là nhiều hay ít. Như vậy, Bồ-tát chỉ có thể biết được ngành ngọn mà không biết được nguồn gốc. Như thế, tội của Bồ-tát hội nhập trong không mà vẫn còn chưa hiểu rõ.

Các Bồ-tát đều cúi đầu hỏi Đức Phật:

–Kính mong Đức Thế Tôn lại vì chúng con giải nói về tội lỗi trong không.

Đức Phật nói:

–Bồ-tát có một trăm lẻ tám tội lỗi nhập trong không, không thể thấy.

Những gì là một trăm lẻ tám tội? Nếu tâm của Bồ-tát khi có ý niệm, nó sinh từ trong không, lại cũng diệt trong không, trong đó có một trăm lẻ tám tội do tâm sinh diệt nên không thể thấy. Cũng ví như người khi nói có âm thanh không thể thấy, điều cốt yếu là có âm thanh ở trong không, chỉ vì chúng ta không thể thấy.

Nếu chuyển vào ý, ý sinh từ trong không, rồi lại diệt trong không, trong đó có một trăm lẻ tám tội không thể thấy.

Nếu chuyển vào thức, thức sinh khởi từ trong không, rồi lại diệt trong không, trong đó có một trăm lẻ tám tội không thể thấy.

Nếu chuyển vào mắt, mắt thấy sắc đẹp sinh từ trong không, rồi lại diệt trong không, trong đó có một trăm lẻ tám tội không thể thấy.

Mắt thấy hình sắc trung bình, sinh từ trong không, rồi lại diet trong không, trong đó có một trăm lẻ tám tội không thể thấy.

Mắt thấy sắc xấu, sinh từ trong không, lại cũng diệt trong không, trong đó có một trăm lẻ tám tội không thể thấy.

Nếu chuyển vào tai, tai nghe tiếng hay, sinh từ trong không, lại cũng diệt trong không, trong đó có một trăm lẻ tám tội không thể thấy.

Tai nghe âm thanh trung bình, sinh từ trong không, lại diệt trong không, trong đó có một trăm lẻ tám tội không thể thấy.

Tai nghe âm thanh dở, sinh từ trong không, lại diệt trong không, trong đó có một trăm lẻ tám tội không thể thấy.

Nếu chuyển vào mũi, mũi ngửi mùi thơm, sinh từ trong không, lại cũng diệt trong không, trong đó có một trăm lẻ tam tội không thể thấy.

Mũi ngửi mùi thơm trung bình, sinh từ trong không, lại cũng diệt trong không, trong đó có một trăm lẻ tám tội không thể thấy.

Mũi ngửi mùi thối, sinh từ trong không, lại diệt trong không, trong đó có một trăm lẻ tám tội không thể thấy.

Nếu chuyển vào miệng, miệng gặp vị ngon, lời nói hay, sinh từ trong không, lại cũng diệt trong không, trong đó có một trăm lẻ tám tội không thể thấy.

Miệng gặp mùi vị trung bình, lời nói bình thường, sinh khởi từ trong không, lại diệt trong không, trong đó có một trăm lẻ tám tội không thể thấy.

Miệng gặp mùi vị dở, lời nói thô ác, sinh từ trong không, lại diệt trong không, trong đó có một trăm le tám tội không thể thấy.

Nếu chuyển vào thân, thân tiếp xúc với vật mềm mại thích hợp, sinh từ trong không, lại diệt trong không, trong đó có một trăm lẻ tám tội không thể thấy.

Thân tiếp xúc với vật mềm mại trung bình, sinh từ trong không, lại diệt trong không, trong đó có một trăm lẻ tám tội không thể thấy.

Thân tiếp xúc với vật thô cứng, làm đau đớn, không thích hợp, sinh từ trong không, lại diệt trong không, trong đó có một tram lẻ tám tội không thể thấy.

Đức Phật bảo các Bồ-tát:

–Nếu không thấy tội sinh từ trong không, cũng không thấy diệt từ trong không, như vậy là các Bồ-tát còn chưa hiểu rõ.

Các Bồ-tát thưa:

Như thế là chúng con đã hiểu biết rõ.

Đức Phật hỏi:

–Do nhân duyên gì mà các vị nói là đã hiểu biết? Các Bồ-tát tại sao không thường ngồi thiền, vì sao lại ưa đi đến chỗ của chư Phật nơi mười phương?

Bồ-tát thưa:

–Do chúng con có bản nguyện, không thể không đi.

Đức Phật hỏi:

–Nếu các vị có bản nguyện đến trú xứ của chư Phật trong mười phương, vì nhân duyên gì mà không ngồi thiền để từ bỏ tội lỗi? Dẫu các vị ngồi thiền chỉ để dứt bỏ tội lỗi, bản nguyện sẽ diệt chăng?

Các Bồ-tát thưa:

–Chúng con ngồi thiền chỉ nhằm chấm dứt được tội sẽ xảy ra, chúng con chưa diệt được hết nguồn gốc của tội.

Đức Phật hỏi:

–Nếu việc làm từ vô số kiếp đến nay, các tội nơi sinh tử trong quá khứ các vị có diệt được không?

Các Bồ-tát thưa:

–Chúng con sẽ diệt nguồn gốc của tội lỗi nơi quá khứ từ vô số kiếp.

Đức Phật hỏi:

–Nếu còn có thể diệt trừ tội trong vô số kiếp, vì sao lại không muốn diệt trừ nguồn gốc của tội?

Các Bồ-tát thưa:

–Đức Phật hỏi chúng con như vậy nhưng chúng con chưa kịp hiểu rõ.

Đức Phật hỏi:

–Như vậy là các vị chưa thấu hiểu, vì sao lại nói là các con đã hiểu rõ?

Các Bồ-tát đều cúi đầu hổ thẹn, tiếp nhận lời chỉ dạy để tu hành.

Các Bồ-tát bạch Phật:

–Đức Phật tuy vì chúng con mà nêu giảng nhưng chúng con còn chưa hiểu rõ, kính xin Phật vì chúng con mà giảng giải rõ thêm, nên tu hành những gì?

Đức Phật nói:

–Các Bồ-tát hành đạo trong vô số kiếp đến nay luôn nhớ các bản nguyện trong sinh tử, cũng giống như hạt giống gieo xuống đất sẽ mọc lên cây lớn. Đã sinh cây lớn, trên cây lại sinh muôn ngàn cành, cành sinh muôn ngàn nhánh lá, nhánh lá sinh muôn ngàn vạn ức trái, một trái trở lại gieo xuống mọc lên một cây. Bồ-tát ngồi thiền sẽ trừ bỏ được tội lỗi căn bản của mình. Cũng ví như các cây lá đều phá bỏ, hủy diệt trái của nó, làm cho trái không thể mọc trở lại được. Khi đã diệt hết các cành cây, như vậy lá, cành, trái đều đã diệt bỏ hết, chỉ còn lại gốc rễ. Gốc rễ cũng ví như nguyện xưa, từ một ý niệm sinh khởi, mà ý niệm là gốc của tội lỗi. Ví như từ gốc cây, cành lá sinh ra, lại nên phải chặt bỏ, nếu không chặt bỏ kịp thời thì nó lớn lên, ra trái trở lại, nên phải diệt bỏ nó, không cho sinh trở lại. Bồ-tát giữ gìn ý cũng ví như giữ gốc cây để cho cành, lá, quả của cấy ấy sinh trở lại. Nếu để cho vọng ý sinh là làm cho lỗi lầm sau này thêm tăng trưởng. Nếu người diệt trừ được vọng ý sẽ không khiến lỗi lầm đời sau tăng trưởng, vì vậy phải loại bỏ tội lỗi căn bản. Như thế là tội lỗi căn bản của Bồ-tát chưa dứt, nên thường phải nghĩ đến một trăm lẻ tám lỗi lầm chưa trừ bỏ hết.

Các Bồ-tát nghe như vậy đều cúi đầu thưa:

–Nguyện xin Đức Phật xót thương giải thích những điều chúng con chưa hiểu.

Đức Phật nói:

–Không xả bỏ hết các ý niệm sinh khởi trong tâm, các ý niệm hoàn toàn dứt sạch thì một trăm lẻ tám lỗi lầm mới hết. Vì vậy nên gọi là không xả bỏ hết.

Nếu chuyển vào ý, ý khởi lên ý niệm, nếu chúng hoàn toàn dứt

sạch thì một trăm lẻ tám lỗi lầm mới hết. Vì vậy nên gọi là không xả bỏ hết.

Nếu chuyển vào thức, thức sinh ý niệm, nếu chúng hoàn toàn chấm dứt thì một trăm lẻ tám lỗi lầm mới hết. Vì vậy nên gọi là không xả bỏ hết.

Nếu chuyển vào mắt, mắt thấy sắc đẹp mà ý niệm hoàn toàn không sinh khởi thì một trăm lẻ tám lỗi lầm mới hết. Vì thế nên gọi là không xả bỏ hết.

Mắt thấy sắc trung bình mà ý niệm hoàn toàn không sinh khởi, thì một trăm lẻ tám lỗi lầm mới hết. Vì vậy nên gọi là không xả bỏ hết.

Mắt thấy màu sắc thô xấu, nếu ý niệm không sinh khởi thì một trăm lẻ tám lỗi lầm mới hết. Vì thế nên gọi là không xả bỏ hết.

Nếu chuyển vào tai, tai nghe tiếng hay, nếu ý niệm dừng dứt thì một trăm lẻ tám lỗi lầm mới hết. Vì thế nên gọi là không xả bỏ hết.

Tai nghe âm thanh trung bình, ý niệm hoàn toàn không sinh khởi thì một trăm lẻ tám lỗi lầm mới hết. Vì thế nên gọi là không xả bỏ hết.

Tai nghe tiếng thô ác, nếu ý niệm hoàn toàn dừng dứt thì một trăm lẻ tám lỗi lầm mới hết. Như vậy gọi là không xả bỏ hết.

Nếu chuyển vào mũi, mũi ngửi mùi thơm, nếu ý niệm không còn sinh khởi thì một trăm lẻ tám lỗi lầm mới hết. Vì vậy nên gọi là không xả bỏ hết.

Mũi ngửi mùi bình thường, nếu ý niệm không còn sinh khởi thì một trăm lẻ tám lỗi lầm mới hết. Vì thế nên gọi là không xả bỏ hết.

Mũi ngửi mùi hôi thối, nếu ý niệm không còn sinh khởi thì một trăm lẻ tám lỗi lầm mới hết. Vì thế nên gọi là không xả bỏ hết.

Nếu chuyển vào miệng, miệng gặp mùi vị ngon, nói lời hay khéo, nếu ý niệm không còn sinh khởi thì một trăm lẻ tám lỗi lầm mới hết. Vì thế nên gọi là không xả bỏ hết.

Miệng gặp mùi vị trung bình, lời nói trung bình, nếu ý niệm không con sinh khởi thì một trăm lẻ tám lỗi lầm mới hết. Vì thế nên gọi là không xả bỏ hết.

Miệng gặp mùi vị dở, lời nói thô ác, nếu ý niệm không còn sinh

khởi thì một trăm lẻ tám lỗi lầm mới hết. Vì vậy nên gọi là khong xả bỏ hết.

Nếu chuyển vào trong thân, thân tiếp xúc với vật mềm mại thích hợp, khi ấy ý niệm không sinh khởi thì một trăm lẻ tám lỗi lầm mới hết. Vì thế nên gọi là không xả bỏ hết.

Thân tiếp xúc với vật mềm mại trung bình, nếu khi ấy ý niệm không sinh khởi thì một trăm lẻ tám lỗi lầm mới hết. Vì thế nên gọi là không xả bỏ hết.

Thân tiếp xúc với vật thô cứng, làm đau đớn, không thích hợp, nếu khi ấy ý niệm không sinh khởi thì một trăm lẻ tám lỗi lầm mới hết. Vì vậy nên gọi là không xả bỏ hết.

Như thế gọi là Bồ-tát không xả bỏ hết để được vào một trăm lẻ tám sự thanh tịnh.

Đức Phật dạy như vậy, các Bồ-tát đều vui mừng cung kính tiếp nhận lời chỉ dạy để tu hành.

Các Bồ-tát lại cúi đầu thưa hỏi Đức Phật:

–Thưa, những gì là một trăm lẻ tám điều thanh tịnh?

Đức Phật nói:

–Nếu có Bồ-tát tâm vừa khởi niệm liền biết có ý niệm, tức là cảnh giới tịch diệt, là vào thế giới thanh tịnh, là diệt trừ một trăm lẻ tám lỗi lầm chưa xả bỏ để được thanh tịnh.

Nếu chuyển vào ý, ý thức sinh khởi liền kéo trở về để được trạng thái vắng lặng, vào nơi an tịnh, là diệt trư một trăm lẻ tám lỗi lầm chưa xả bỏ để được thanh tịnh.

Nếu chuyển vào thức, thức sinh khởi nhận thức, liền kéo trở về trạng thái vắng lặng, vào nơi an tịnh, là diệt trừ một trăm lẻ tám lỗi lầm chưa xả bỏ để được thanh tịnh.

Nếu chuyển vào mắt, mắt thấy sắc đẹp sinh khởi ý niệm, liền kéo trở về trạng thái vắng lặng, vào nơi an tịnh, là trừ diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm chưa xả bỏ để được thanh tịnh.

Mắt thấy sắc trung bình, sinh khởi ý niệm, liền kéo trở về trạng thái vắng lặng, là trừ diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm chưa xả bỏ để được thanh tịnh.

Mắt thấy sắc xấu, sinh khởi ý niệm, liền kéo trở về trạng thái vắng lặng, là trừ diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm chưa xả bỏ để được thanh tịnh.

Nếu chuyển vào tai, tai nghe âm thanh hay, sinh khởi ý niệm, liền kéo trở về trạng thái vắng lặng để được an tịnh, là diệt trừ một trăm lẻ tám lỗi lầm chưa xả bỏ để được thanh tịnh.

Tai nghe âm thanh trung bình, sinh khởi ý niệm, liền kéo trở về trạng thái vắng lặng để được an tịnh, là diệt trừ một trăm lẻ tám lỗi lầm chưa xả bỏ để được thanh tịnh.

Tai nghe tiếng thô ác, nếu sinh khởi ý niệm, liền kéo trở về trạng thái vắng lặng để được an tịnh, là diệt trừ một trăm lẻ tám lỗi lầm chưa xả bỏ để được thanh tịnh.

Nếu chuyển vào mũi, mũi ngửi mùi thơm, có khởi ý niệm, liền kéo trở về trạng thái vắng lặng để được an tịnh, là diệt trừ một trăm lẻ tám lỗi lam chưa xả bỏ để được thanh tịnh.

Mũi ngửi mùi thơm trung bình, nếu sinh khởi ý niệm, liền kéo trở về trạng thái vắng lặng để được an tịnh, là diệt trừ một trăm lẻ tám lỗi lầm chưa xả bỏ để được thanh tịnh.

Mũi ngửi mui hôi thối, nếu sinh khởi ý niệm, liền kéo trở về trạng thái vắng lặng để được an tịnh, là diệt trừ một trăm lẻ tám lỗi lầm chưa xả bỏ để được thanh tịnh.

Nếu chuyển vào miệng, miệng gặp đồ ăn ngon, nói lời hay khéo, nếu có sinh khởi ý niệm, liền kéo trở về trạng thái vắng lặng để được an tịnh, là diệt trừ một trăm lẻ tám lỗi lầm chưa xả bỏ để được thanh tịnh.

Miệng gặp đồ ăn mùi vị trung bình, lời nói bình thường mà sinh khởi ý niệm, liền kéo trở về trạng thái vắng lặng để được an tịnh, là diệt trừ một trăm lẻ tám lỗi lầm chưa xả bỏ để được thanh tịnh.

Miệng gặp mùi vị dở, lời nói hung ác, sinh khởi ý niệm, liền kéo trở về trạng thái vang lặng để được an tịnh, là diệt trừ một trăm lẻ tám lỗi lầm chưa xả bỏ để được thanh tịnh.

Nếu chuyển vào thân, thân tiếp xúc với vật mềm mại thích hợp, nếu khởi ý niệm, liền kéo trở về trạng thái vắng lặng để được an tịnh, là diệt trừ một trăm lẻ tám lỗi lầm chưa xả bỏ để được thanh tịnh.

Thân tiếp xúc với vật mềm mại trung bình, nếu khởi ý niệm, liền kéo trở về trạng thái vắng lặng để được an tịnh, là diệt trừ một trăm le tám lỗi lầm chưa xả bỏ để được thanh tịnh.

Thân tiếp xúc với vật thô cứng không thích hợp, nếu khởi ý niệm, liền kéo trở về trạng thái vắng lặng để được an tịnh, là diệt trừ một trăm lẻ tám lỗi lầm chưa xả bỏ để được thanh tịnh.

Bồ-tát tu hành như vậy là không xả bỏ thanh tịnh, nên có thể tinh tấn hơn nữa theo một trăm lẻ tám cách ứng hợp với giới.

Đức Phật giảng dạy như thế, các Bồ-tát đều vui mừng tiếp nhận phụng hành.

Cac Bồ-tát lại cúi đầu thưa hỏi Đức Phật:

–Thưa, những gì là trở lại tinh tấn theo một trăm lẻ tám điều thích ứng với giới?

Đức Phật nói:

–Các Bồ-tát hành đạo còn dấy khởi tâm, liền phải cố gắng biết để diệt trừ một trăm lẻ tám lỗi lầm, vì muốn ứng hợp với giới.

Nếu chuyển vào ý, ý sinh khởi liền phải cố gắng biết rõ để diệt trừ một trăm lẻ tám lỗi lầm, vì muốn ứng hợp với giới.

Nếu chuyển vào thức, thức sinh nhận thức, liền phải cố gắng biết rõ để diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm, vì muốn ứng hợp với giới.

Nếu chuyển vào mắt, mắt thấy sắc đẹp mà sinh tâm, liền phải cố gắng biết rõ để diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm, vì muốn ứng hợp với giới.

Mắt thấy sắc trung bình, nếu sinh tâm liền phải cố gắng biết rõ để diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm, vì muốn ứng hợp với giới.

Mắt thấy sắc xấu, nếu sinh tâm liền phải cố gắng biết rõ để diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm, vì muốn ứng hợp với giới.

Nếu chuyển vào tai, tai nghe âm thanh hay, nếu sinh tâm liền phải cố gắng biết rõ để diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm, vì muốn ứng hợp với giới.

Tai nghe tiếng trung bình, nếu sinh tâm liền phải cố gắng biết

rõ để diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm, vì muốn ứng hợp với giới.

Tai nghe âm thanh thô dở, nếu sinh tâm liền phải cố gắng biết rõ để diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm, vì muốn ứng hợp với giới.

Nếu chuyển vào mũi, mũi ngửi hương thơm, nếu sinh tâm liền phải cố gắng biết rõ để diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm, vì muốn ứng hợp với giới.

Mũi ngửi mùi thơm trung bình,, nếu sinh tâm liền phải cố gắng biết rõ để diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm, vì muốn ứng hợp với giới.

Mũi ngửi mùi hôi thối, nếu sinh tâm liền phải cố gắng biết rõ để diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm, vì muốn ứng hợp với giới.

Nếu chuyển vào miệng, miệng gặp vị ngon, nói lời hay đẹp, nếu sinh tâm liền phải cố gắng biết rõ để diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm, vì muốn ứng hợp với giới.

Miệng gặp mùi vị trung bình, lời nói bình thường, nếu sinh tâm liền phải cố gắng biết rõ để diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm, vì muốn ứng hợp với giới.

Miệng gặp mùi vị dở, lời nói thô ác, nếu sinh tâm liền phải cố gắng biết rõ để diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm, vì muốn ứng hợp với giới.

Nếu chuyển vào thân, thân tiếp xúc với vật mềm mại thích hợp, nếu sinh tâm liền phải cố gắng biết rõ để diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm, vì muốn ứng hợp với giới.

Thân tiếp xúc với vật mềm mại trung bình, nếu sinh tâm liền phải cố gắng biết rõ để diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm, vì muốn ứng hợp với giới.

Thân tiếp xúc với vật thô cứng, gây đau đớn, không thích hợp, nếu sinh tâm liền phải cố gắng biết rõ để diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm, vì muốn ứng hợp với giới.

Khi Đức Phật dạy như vậy, các Bồ-tát đều vui mừng tiếp nhận phụng hành.

Đức Phật nói:

–Các Bồ-tát do tinh tấn nên ứng hơp với giới, liền phải tiến tới tu hành để vào đạo.

Các Bồ-tát hỏi Phật:

–Những gì là do tinh tấn nên lại ứng hợp với giới, liền phải cố gắng tu tập để vào đạo?

Đức Phật nói:

–Bồ-tát trong tâm có sinh khởi ý niem, phải từ nơi tâm ấy cố gắng dứt bỏ các ý niệm là diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm. Như vậy gọi là tinh tấn tu hành để vào đạo.

Nếu chuyển vào ý, ý có các ý niệm, phải từ nơi ý ấy cố gắng dứt trừ các ý niệm, la diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm. Như vậy gọi là tinh tấn tu hành để vào đạo.

Nếu chuyển vào thức, thức có sự nhận thức, từ nơi nhận thức ấy cố gắng dứt trừ hết các nhận thức, là diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm. Như vậy gọi là tinh tấn tu hành để vào đạo.

Nếu chuyển vào mắt, mắt thấy sắc đẹp, phải từ nơi thấy sắc đẹp ấy cố gắng dứt trừ ý niệm về sắc đẹp, là diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm. Như vậy gọi là tinh tấn tu hành để vào đạo.

Mắt thấy sắc trung bình, phải từ nơi thấy sắc trung bình ấy, cố gắng dứt trừ ý niệm về sắc đó, là diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm. Như vậy gọi là tinh tấn tu hành để vào đạo.

Mắt thấy sắc xấu, phải từ nơi thấy sắc xấu ấy cố gắng chấm dứt ý niệm ve sắc đó, là diệt một tram lẻ tám lỗi lầm. Như vậy gọi là tinh tấn tu hành để vào đạo.

Nếu chuyển vào tai, tai nghe tiếng hay, từ nơi nghe tiếng hay ấy cố gắng dứt trừ ý niệm về tiếng hay, là diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm. Như vậy gọi là tinh tấn tu hành để vào đạo.

Tai nghe tiếng trung bình, từ nơi nghe tiếng trung bình ấy, cố gắng dứt trừ ý niệm về nghe tiếng kia, là diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm. Như vậy gọi là tinh tấn tu hành để vào đạo.

Tai nghe âm thanh thô dở, từ nơi âm thanh thô ấy cố gắng dứt trừ ý niệm về âm thanh kia, là diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm. Như vậy gọi là tinh tấn tu hành để vào đạo.

Nếu chuyển vào mũi, mũi ngửi mùi thơm, từ nơi mùi thơm ấy cố gắng dứt trừ ý niệm về mùi thơm kia, là diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm.

Như vậy gọi là tinh tấn tu hành để vào đạo.

Mũi ngửi mùi thơm trung bình, từ mùi thơm trung bình ấy cố gắng dứt trừ ý niệm về nó, là diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm. Như vậy gọi là tinh tấn tu hành để vào đạo.

Mũi ngửi mùi hôi thối, từ mùi hôi ấy cố gắng dứt trừ ý niệm về mùi hôi kia, là diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm. Như vậy gọi là tinh tấn tu hành để vào đạo.

Nếu chuyển vào miệng, miệng gặp mùi vị ngon, nói lời hay, từ nơi mùi vị ngon, lời nói hay ấy cố gắng dứt trừ ý niệm về mùi vị ngon, lời nói hay kia, là diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm. Như vậy gọi là tinh tấn tu hành để vào đạo.

Miệng gặp món ăn, mùi vị, lời nói trung bình, ngay nơi món ăn, mùi vị và lời nói trung bình ấy cố gắng dứt trừ các ý niệm về chúng, là diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm. Như vậy gọi là tinh tấn tu hành để vào đạo.

Miệng gặp món ăn thô dở, lời nói không hay, từ nơi đồ ăn dở, lời nói thô ấy cố gắng dứt trừ mọi ý niệm về chúng, là diệt một trăm lẻ tám lỗi lầm. Như vậy gọi là tinh tấn tu hành để vào đạo.

Nếu chuyển vào thân, thân tiếp xúc với vật mềm mại, rất thích hợp, từ nơi vật mịn màng thích hợp phải cố gắng dứt trừ mọi ý niệm về chúng, là diệt trừ một trăm lẻ tám lỗi lầm. Như vậy gọi là tinh tấn tu hành để vào đạo.

Thân tiếp xúc với vật mịn màng trung bình, từ nơi vật mịn màng trung bình ấy cố gắng diệt trừ mọi ý niệm về chúng, là trự được một trăm lẻ tám lỗi lầm. Như vậy gọi là tinh tấn tu hành để vào đạo.

Thân tiếp xúc với vật thô, cứng, làm đau đớn, không thích hợp, từ nơi vật thô, cứng đau, không thích hợp ấy cố gắng từ bỏ mọi ý niệm về chúng, là đã diệt trừ một trăm lẻ tám lỗi lầm. Như vậy gọi là tinh tấn tu hanh để vào đạo.

Đức Phật nói:

–Tinh tấn tu hành vào đạo mới có thể nhẫn nhục tu trì thực hành giới luật.

Các vị Bồ-tát hỏi Đức Phật:

–Những gì là nhẫn nhục trong việc trì giới và thực hành giới luật?

Đức Phật nói:

–Bồ-tát đã và đang nhẫn nhục trì giới, không lìa giới, như vậy mới là người thực hành hạnh Bồ-tát. Bồ-tát nếu tâm bị dao động nên phải nhẫn nhục để một trăm lẻ tám lỗi lầm không thể lay chuyển được tâm. Như vậy mơi gọi là có tâm kiên nhẫn và nhẫn nhục thực hành giới luật.

Nếu chuyển vào ý, ý có những ý niệm, nên từ ý ấy mà nhẫn nhục, không được để tâm bị lay chuyển, nếu bị lay chuyển thì sẽ có một trăm lẻ tám lỗi lầm, không tu hành được. Như vậy là có ý nhẫn, tu hành chánh giới.

Nếu chuyển vào thức, thức có các nhận thức, nên từ nhận thức ấy mà nhẫn nhục, không được để tâm bị dao động. Nếu bị lay chuyển, sẽ có một trăm lẻ tám lỗi lầm, không tu hành được. Như vậy là nhẫn nơi các nhận thức để nhẫn nhục tu hành chánh giới.

Nếu chuyển vào mắt, mắt thấy sắc đẹp, từ nơi sắc đẹp ấy nên nhẫn nhục, không để tâm bị dao động. Nếu không thì sẽ có mot trăm lẻ tám lỗi lầm, không tu hành được. Như vậy là nhẫn nơi sắc đẹp để nhẫn nhục tu hành chánh giới.

Mắt thấy sắc trung bình, từ chỗ thấy sắc bậc trung ấy nên nhẫn nhục, không được để tâm bị dao động. Nếu không thì sẽ có một trăm lẻ tám lỗi lầm, không tu hành được. Như vậy là nhẫn nơi sắc bậc trung để nhẫn nhục tu hành chánh giới.

Mắt thấy sắc thô xấu, từ chỗ thấy sắc thô xấu ấy nên nhẫn nhục, không được để tâm bị dao động. Nếu không thì sẽ có một trăm lẻ tám lỗi lầm, không tu hành được. Như vậy là nhẫn nơi sắc xấu để nhẫn nhục tu hành chánh giới.

Nếu chuyển vào tai, tai nghe âm thanh hay, từ chỗ âm thanh hay ấy nên nhẫn nhục, không được để tâm bị dao động. Nếu không thì sẽ có một trăm lẻ tám lỗi lầm, không tu hành được. Như vậy là nhẫn nơi âm thanh hay để nhẫn nhục tu hành chánh giới.

Tai nghe âm thanh trung bình, nên từ chỗ nghe âm thanh trung bình ấy mà nhẫn nhục, tâm không bị dao động. Nếu không thì sẽ có một trăm lẻ tám lỗi lầm, không tu hành được. Như vậy là nhẫn nơi âm thanh trung bình để nhẫn nhục tu hành chánh giới.

Tai nghe âm thanh thô ác, từ âm thanh thô ác ấy mà nhẫn nhục, không để tâm bị dao động. Nếu không thì sẽ có một trăm lẻ tám lỗi lầm, không tu hành được. Như vậy là nhẫn nơi âm thanh thô ác để nhẫn nhục tu hành chánh giới.

Nếu chuyển vào mũi, mũi ngửi mùi hương thơm, từ nơi mùi thơm ấy mà nhẫn được, không để tâm bị dao động. Nếu không thì sẽ có một trăm lẻ tám lỗi lầm mà không tu hành được. Như vậy là nhẫn nơi mùi thơm để nhẫn nhục tu hành chánh giới.

Mũi ngửi mùi thơm trung bình, từ mùi thơm trung bình ấy mà nhẫn được, không để tâm bị dao động. Nếu không thì sẽ có một trăm lẻ tám lỗi lầm, không tu hành được. Như vậy là nhẫn nơi mùi thơm trung bình để nhẫn nhục tu hành chánh giới.

Mũi ngửi mùi hôi thối, từ nơi mùi hôi thối ấy mà nhẫn được, không để tâm bị dao động. Nếu không thì sẽ có một trăm lẻ tám lỗi lầm, không tu hành được. Như vậy là nhẫn nơi mùi hôi thối để nhẫn nhục tu hành chánh giới.

Nếu chuyển vào miệng, miệng gặp đồ ăn ngon, nói lời hay khéo mà nhẫn được, không nên để tâm bị dao động, nếu không thì sẽ có một trăm lẻ tám lỗi lầm, không tu hành được. Như vậy là nhẫn nơi đồ ăn ngon, lời nói hay khéo để nhẫn nhục tu hành chánh giới.

Miệng gặp mùi vị và lời nói trung bình, từ nơi lời nói và mùi vị trung bình ấy mà nhẫn, không để tâm bị dao động, nếu không thì sẽ có một trăm lẻ tám lỗi lầm, không tu hành được. Như vậy là nhẫn nơi hương vị và lời nói trung bình để nhẫn nhục tu hành chánh giới.

Miệng gặp mùi vị thô, lời nói ác mà nhẫn được, tâm không bị dao động, nếu không thì sẽ có một trăm lẻ tám lỗi lầm, không tu hành được. Như vậy là nhẫn nơi mùi vị thô, lời nói ác để nhẫn nhục tu hành chánh giới.

Nếu chuyển vào thân, thân tiếp xúc với vật mềm mại thích hợp,

ngay khi tiếp xúc với vật mềm mại thích hợp ấy, nên nhẫn đừng để tâm bị dao động. Neu không thì sẽ có một trăm lẻ tám lỗi lầm, không tu hành được. Như vậy là nhẫn khi tiếp xúc với vật mềm mại thích hợp để nhẫn nhục tu hành chánh giới.

Thân tiếp xúc với vật mềm mại trung bình, từ nơi tiếp xúc với vat mềm mại trung bình ấy nên nhẫn, đừng để tâm bị dao động. Nếu không thì sẽ có một trăm lẻ tám lỗi lầm, không tu hành được. Như vậy là nhẫn khi tiếp xúc với vật mềm mại trung bình để nhẫn nhục tu hành chánh giới.

Thân tiếp xúc với vật thô, cứng, không thích hợp, từ nơi vật thô, cứng, không thích hợp ấy, nên nhẫn đừng để tâm bị dao động. Nếu động sẽ có một trăm lẻ tám lỗi lầm, không tu hành được. Như vậy là nhẫn khi tiếp xúc với vật thô, cứng, không thích hợp để nhẫn nhục tu hành chánh giới.

Đức Phật nói:

–Như vậy là mười điều cần suy tính của hàng Bồ-tát.

Đức Phật nói:

–Bồ-tát lại còn có mười điều cần suy tính.

Các Bồ-tát cúi đầu thưa:

–Những gì là mười điều suy tính?

Đức Phật nói:

–Bồ-tát cần phải nhẫn nại. Nếu khéo chịu khó thì thuận lợi cho việc thể nhập nơi đạo.

Các Bồ-tát hỏi Đức Phật:

–Thưa, những gì là nhẫn nại để được thể nhập nơi đạo?

Đức Phật nói:

–Khi tâm Bồ-tát có sinh khởi ý niệm, nên nhẫn nại cảnh giác tâm, đừng để sinh khởi vọng niệm. Nếu chịu khó như thế thì một trăm lẻ tám tội lỗi không thể thắng thế. Như vậy là chịu khó cảnh giác tâm để thể nhập nơi đạo.

Nếu chuyển vào ý, ý có các ý niệm, nên nhẫn nại giữ ý, đừng cho sinh vọng niệm. Nếu chịu khó như thế thì một trăm lẻ tám tội lỗi không thể thắng thế. Như vậy gọi là chịu khó giữ ý để nhập đạo.

Nếu chuyển vào thức, thức có các nhận thức, nên nhẫn nại nhận thức, đừng để sinh các vọng niệm. Nếu chịu khó như thế thì một trăm lẻ tám tội lỗi không thể thắng thế. Như vậy là chịu khó nhận thức để vào đạo.

Nếu chuyển vào mắt, mắt khi thấy sắc đẹp nên nhẫn nại nơi sắc đẹp, không được sinh vọng niệm. Nếu chịu khó như thế thì một trăm lẻ tám tội lỗi không thể thắng thế. Như vậy là chịu khó nhẫn nại nơi sắc đẹp để vào đạo.

Mắt thấy sắc trung bình, nên nhẫn nại nơi sắc loại trung bình, không được để tâm sinh vọng niệm. Nếu chịu khó như thế thì một trăm lẻ tám tội lỗi không thể thắng thế. Như vậy là chịu khó nhẫn nại nơi sắc trung bình để vào đạo.

Mắt thấy sắc thô xấu, nên nhẫn nại nơi sắc xấu, đừng để sinh vọng niệm. Nếu chịu khó như thế thì một trăm lẻ tám tội lỗi không thể thắng thế. Như vậy là chịu khó nhẫn nại nơi sắc thô xấu để vào đạo.

Nếu chuyển vao tai, tai nghe âm thanh hay, nên nhẫn nại biết là âm thanh hay ấy, đừng để tâm sinh vọng niệm. Nếu chịu khó như thế thì một trăm lẻ tám tội lỗi không thể thắng thế. Như vậy là chịu khó nhẫn nại nơi âm thanh hay để vào đạo.

Tai nghe âm thanh trung bình, nên nhẫn nại từ âm thanh trung bình ấy, đừng để tâm sinh các vọng niệm. Nếu chịu khó như thế thì một trăm lẻ tám tội lỗi không thể thắng thế. Như vậy là chịu khó nhẫn nại nơi âm thanh trung bình để vào đạo.

Tai nghe âm thanh thô dở, nên nhẫn nại từ âm thanh dở ấy, đừng để các vọng niệm sinh khởi. Nếu chịu khó như thế thì một trăm lẻ tám tội lỗi không thể thắng thế. Như vậy là chịu khó nhẫn nại nơi âm thanh thô dở để vào đạo.

Nếu chuyển vào mũi, mũi ngửi mùi thơm, nên từ mùi thơm đó không sinh các vọng niệm. Nếu chịu khó như thế thì một trăm lẻ tám tội lỗi không thể thắng thế. Như vậy là chịu khó nhẫn nại nơi mùi thơm để vào đạo.

Mũi ngửi mùi thơm trung bình, nên ngay mùi thơm trung bình

đó, tâm không sinh vọng niệm. Nếu chịu khó như thế thì một trăm lẻ tám tội lỗi không thể thắng thế. Như vậy là chịu khó nhẫn nại nơi mùi thơm trung bình để vào đạo.

Mũi ngửi mùi hôi thối, nên nhẫn nại với mùi hôi ấy, không để tâm sinh vọng niệm. Nếu chịu khó như thế thì một trăm lẻ tám tội lỗi không thể thắng thế. Như vậy là chịu khó nhẫn nại nơi mùi hôi để vào đạo.

Nếu chuyển vào miệng, miệng gặp mùi vị ngon, nói lời hay, nếu chịu khó từ nơi vị ngon, lời nói hay ấy, tâm không sinh vọng niệm thì một trăm lẻ tám tội lỗi không thể thắng thế. Như vậy là chịu khó nhẫn nại nơi vị ngon để vào đạo.

Miệng gặp mùi vị ngon, lời nói trung bình, nên chịu khó ngay nơi vị ngon, lời nói trung bình ấy, không sinh vọng niệm thì một trăm lẻ tám tội lỗi không thể thắng thế. Như vậy là chịu khó nhẫn nại nơi vị ngon, lời nói trung bình để vào đạo.

Miệng gặp mùi vị dở, lời nói thô ác, tâm không vì vậy mà sinh vọng niệm, thì một trăm lẻ tám tội lỗi không thể thắng thế. Như vậy là chịu khó nhẫn nại nơi mùi vị dở và lời nói thô để vào đạo.

Nếu chuyển vào thân, thân tiếp xúc với vật tốt đẹp, mịn nhuyễn, rất thích hợp, nên nhẫn nại biết vật mịn, tốt, thích hợp, không để tâm sinh vọng niệm thì một trăm lẻ tám lỗi lầm không thể thắng thế. Như vậy là chịu khó nhẫn nại khi tiếp xúc với vật mịn, tốt, thích hợp để vào đạo.

Thân tiếp xúc với vật mềm mại trung bình, nên nhẫn nại ngay nơi vật mềm mại trung bình ấy, không sinh vọng niệm thì một trăm lẻ tám lỗi lầm không thể thắng thế. Như vậy là chịu khó nhẫn nại khi tiếp xúc với vật mềm mại trung bình để vào đạo.

Thân tiếp xúc với vật thô, cứng, gây đau đớn, không thích hợp, nên nhẫn nại ngay khi tiếp xúc với vật thô, cứng, gây đau đớn, không thích hợp mà không sinh vọng niệm, làm cho một trăm lẻ tám lỗi lầm không thể thắng thế. Như vậy là chịu khó nhẫn nại nơi sự thô, cứng, gây đau đớn, không thích hợp để vào đạo.

Đức Phật nói:

–Bồ-tát tu hành như vậy là thích hợp với hạnh tu nhẫn nhục và giữ giới luật của Bồ-tát. Bồ-tát đã nhẫn nhục liền được một trăm lẻ tám ý nguyện hợp đạo, liền được niềm tin căn bản để vào đạo, liền được một trăm lẻ tám cách vượt thoát nẻo ngu si, vào trong biển trí, liền được một trăm lẻ tám niềm hoan hỷ để trở về cảnh giới tịch diệt, liền được một trăm lẻ tám tâm bi của Phật, liền diệt được một trăm lẻ tám nỗi lo chưa thành tựu Phật đạo.

Những gì là một trăm lẻ tám tâm Bi của Phật?

Thế nào là một trăm lẻ tám nỗi lo chưa thành tựu Phật đạo?

Nghĩa là Bồ-tát khi được tâm Bi của Phật, thường nghĩ đến người đang ở trong địa ngục khắp mười phương thật khó được độ thoát.

Là Bồ-tát được tâm Bi của Phật, thường nghĩ đến các loài cầm thú: bò,bay, máy, cựa, rất khó được độ thoát.

Là Bồ-tát được tâm Bi của Phật, thường nghĩ đến những khốn khổ trong loài ngạ quỷ, khó được độ thoát.

Là Bồ-tát khi có được tâm Bi của Phật, thường nghĩ đến hai mươi tám loại trời và các trời Trường thọ, kiêu hãnh trong sự hoan lạc, không biết đó là nguyên nhân của khổ nên khó được độ thoát.

Là Bồ-tát khi có được tâm Bi của Phật, thường nghĩ đến bậc hào quý đế vương trong thế gian khó được độ thoát.

Là Bồ-tát khi có được tâm Bi của Phật, thường nghĩ đến người ngu si không hiểu biết trong thế gian khó được độ thoát.

Là Bồ-tát khi có được tâm Bi của Phật, thường nghĩ đến nhiều người ngu si trong thế gian rất khó được độ thoát.

Là Bồ-tát khi có được tâm Bi của Phật, thường nghĩ đến năm đường của hết thảy chúng sinh trong mười phương, hết thảy chúng sinh cùng pháp giới khó được độ thoát.

Như vậy là Bồ-tát đạt được tâm Bi của Phật.

Nỗi lo chưa được thành Phật:

Là Bồ-tát thường lo về nỗi cực khổ nơi năm đường của chúng sinh trong mười phương khó được giải thoát. Bồ-tát khi đã buồn, đã lo thì một trăm lẻ tám sự ưu ái lại tăng thêm. Như vậy, Bồ-tát không thể khi một trăm lẻ tám sự ưu ái tăng lên nhiều mà không buồn không lo được.

Đức Phật nói:

–Ta chỉ theo chỗ thấy rõ bao nỗi cực khổ của chúng sinh trong năm đường khắp mười phương mà được thành Phật. Đó là một trăm lẻ tám tâm bi của Bồ-tát khi chưa được thành Phật. Đó là một trăm lẻ tám nỗi lo khi chưa được thành Phật.

Đức Phật nói:

–Lại có một trăm lẻ tám phiền não của Bồ-tát khi chưa được thành Phật.

Các Bồ-tát hỏi:

–Những gì là một trăm lẻ tám phiền não?

Đức Phật nói:

–Nghĩa là Bồ-tát chưa được thành Phật, khi thấy những người trong địa ngục khắp mười phương bị khảo tra, đánh đập đau đớn, muốn đến độ thoát cho họ mà không thể độ thoát được nên sinh phiền não.

Là Bồ-tát khi chưa thành Phật, thấy những cầm thú nhỏ như các loại bò, bay, máy, cựa và cả loài người bị hành hạ, tra khảo, giết hại lẫn nhau, Bồ-tát muốn phát tâm độ thoát họ mà không thể được nên sinh phiền não.

Là Bồ-tát khi chưa được thanh Phật, thấy loài ngạ quỷ bị đói khát, không được ăn uống, muốn độ thoát mà không thể độ được nên sinh phiền não.

Là Bồ-tát khi chưa được thành Phật, thấy mọi người trong thế gian thường làm các việc ác, tham dục, sân hận, giết hại để nấu nướng, tế tự, tham lợi, cướp bóc, tâm ý buông lung, thấy mọi người bị khốn khổ nơi sinh tử trong năm cõi, không khi nào có thể chấm dứt! Tuy trên loài người có các loài trời nhưng cũng không sai khác mấy, vì khi hết phước họ cũng phải bị sinh tử, chịu bao khổ não trong năm cõi. Vì Bồ-tát chưa thành Phật nên sinh phiền não, sẽ tăng thêm một trăm lẻ tám hành động tham ái. Đó là Bồ-tát khi chưa thành Phật có một trăm lẻ tám phiền não.

Là Bồ-tát khi chưa thành Phật, điều cần thiết phải có một trăm lẻ tám thứ thông tuệ khi chưa được Niết-bàn giải thoát của Phật.

Các Bồ-tát lại hỏi Đức Phật:

–Thế nào là một trăm lẻ tám điều thông tuệ về kinh điển của Phật?

Đức Phật nói:

–Là Bồ-tát có thể tự phòng giữ sáu tình căn, một trăm lẻ tám thứ không hành khởi, là được thông tuệ về kinh điển của Phật.

Thế nào là chưa được Niết-bàn giải thoát của Phật?

Đức Phật nói:

–Là Bồ-tát khi chưa được thành Phật, là chưa được Niết-bàn giải thoát của Phật.

Đức Phật nói:

–Các Bồ-tát nên suy tính một trăm lẻ tám cách ra khỏi các tội chính yếu, liền được vào Niết-bàn giải thoát.

Các Bồ-tát lại hỏi Đức Phật:

–Thế nào là không vướng vào các tội chính yếu, là được vào Niết-bàn giải thoát?

Đức Phật nói:

–Bồ-tát khi biết có ý niệm lỗi lầm vừa khởi trong tâm, liền diệt. Nếu ai diệt được là được vào Niết-bàn. Hết thảy sáu tình, tất cả một trăm lẻ tám thứ đều diệt cũng là được vào Niết-bàn giải thoát. Ấy là Bồ-tát thoát ra khỏi một trăm lẻ tám lỗi lầm để vào cảnh Niết-bàn an lạc. Như vậy gọi là mười suy tính của Bồ-tát.

Đức Phật nói:

–Bồ-tát còn có mười điều suy tính:

1. Khi các Bồ-tát tụ họp, nên cùng nhau bàn tính về một trăm lẻ tám lỗi lầm cần phải dứt trừ, nhằm mong được vào biển trí để thoát khỏi lỗi lầm, ngõ hầu ứng hợp với hạnh của Bồ-tát.

2. Bồ-tát nên suy tính về một trăm lẻ tám cách mong thể nhập nơi pháp không, liền được thoát khỏi lỗi lầm nhờ vào quán pháp không. Như vậy gọi là một trăm lẻ tam suy tính của Bồ-tát vượt thoát lỗi lầm để vào trong pháp không.

3. Bồ-tát nên suy tính về một trăm lẻ tám lỗi lầm vốn từ không mà phát sinh. Nên biết suy tính khi nó diệt cũng trở về không. Như vậy gọi là Bồ-tát suy tính về một trăm lẻ tám nẻo sinh diệt, hợp với quán không để biết sự sinh diệt, là Bồ-tát biết quan sát, suy tính kỹ.

4. Bồ-tát nên suy tính về một trăm lẻ tám cách tu trì nơi pháp không và thấu rõ pháp tịch diệt.

Các Bồ-tát lại hỏi Đức Phật:

–Thế nào là tu trì pháp không và hiểu rõ pháp tịch diệt?

Đức Phật nói:

–Bồ-tát nhận biết hết thảy sự vật hiện có trong mười phương, gốc ngọn đều là không, biết rằng không và có cũng đều diệt tận, Bồtát biết tịch diệt và lấy đó làm nền tảng vững chắc, tức sẽ không còn một trăm lẻ tám điều chấp trước, không còn có những tham vướng, Bồ-tát có thể tự mình thông hiểu và sẽ biết rõ cảnh giới tịch diệt. Như vậy là Bồ-tát biết suy tính để tu trì pháp không và hiểu rõ pháp tịch diệt. Đó là Bồ-tát suy tính về một trăm lẻ tám cách hiểu rõ pháp tịch diệt và ứng hợp với pháp.

5. Bồ-tát nên suy tính về một trăm lẻ tám điều kiện để vào pháp tịch diệt, không còn sinh tử. Đã biết không còn sinh tử, đó là Bồ-tát suy tư về pháp tịch diệt không còn sinh tử và cũng đã tường tận pháp không sinh tử.

6. Bồ-tát nên suy tư về một trăm lẻ tám pháp tịch diệt, sẽ được Niết-bàn, không còn sinh tử. Bồ-tát vào cảnh giới này suy tư, biết rõ nguyên nhân của sự khổ. Như vậy là Bồ-tát biết suy tư về pháp lạc của Niết-bàn.

7. Bồ-tát nên suy tư để biết một trăm lẻ tám lỗi lầm đã chấm dứt tức là niệm Niết-bàn. Như vậy là Bồ-tát biết suy tư, niệm tướng của Niết-bàn.

8. Bồ-tát nên suy tư về một trăm lẻ tám lỗi lầm đã dứt trừ sạch, lại xả bỏ chỗ niệm tướng ấy, không còn niệm đến nữa. Như vậy là Bồ-tát với một trăm lẻ tám suy tư xả bỏ tướng niệm, không khởi niệm nữa.

9. Bồ-tát nên suy tư những ý niệm sinh diệt không bao giờ dừng nghỉ nên liền sinh ra các tạp niệm. Đã biết ta có các tạp niệm, nên suy tư về Niết-bàn vốn không thật có, vì sao lại còn có tạp niệm về nó. Vì vậy nên phải diệt niệm, đó là Bồ-tát biết suy tư về các tạp niệm.

10. Bồ-tát nên suy tư tự biết muôn vật sinh diệt vốn không có, nên thấy được tướng thường lạc của Niết-bàn, Niết-bàn thường lạc không còn sinh diệt. Như vậy là Bồ-tát biết suy tư, thọ nhận tướng thường lạc của Niết-bàn.

Đó là mười suy xét của Bồ-tát.

Đức Phật nói:

–Bồ-tát lại còn có mười thứ suy xét.

Các Bồ-tát hỏi Đức Phật:

–Những gì là mười điều suy xét của Bồ-tát?

Đức Phật nói:

1. Bồ-tát tự biết về một trăm lẻ tám tội, cũng vì mọi người trong mười phương giảng nói về một trăm lẻ tám tội ấy, cùng chỉ bày nỗi khổ nơi sinh tử trong năm đường. Cũng thường vì mọi người trong khắp mười phương nói đến sự thành hoại của vạn vật, gốc ngọn của sinh tử vốn không thật có. Đây là suy xét thứ nhất của Bồ-tát.

2. Bồ-tát nên suy tính đem việc thành hoại trong mười phương để chứng minh, dùng phương tiện đó để chỉ dạy cho mọi người. Đây là Bồ-tát dùng phương pháp chứng minh và suy tư cách làm cho mọi người hiểu rõ.

3. Bồ-tát nên suy tính về mọi người trong mười phương đều có tham lam, chấp trước. Do tham chấp nên đều là si mê. Bồ-tát thường nên vì người giải trừ tham chấp, si mê cho họ. Bồ-tát cũng nên đem chỗ tham si ấy đối chiếu nơi chính bản thân mình: “Ta khi chưa biết tu đạo Bồ-tát thì tham si cũng quá lắm”. Bồ-tát suy nghĩ được như vậy, thường có lòng từ, cởi mở tham si cho người. Đây gọi là suy tính của Bồ-tát.

4. Bồ-tát thường nên suy tính về một trăm lẻ tám cách đem những người si mê trong mười phương ra làm chứng.

Các Bồ-tát lại hỏi Đức Phật:

–Thế nào là đem người si mê trong mười phương để làm chứng? Đức Phật nói:

–Người trong mười phương, các ý niệm của họ đều vướng vào một trăm lẻ tám cách si mê. Bồ-tát phải trừ bỏ một trăm lẻ tám sự si mê ấy mới là không còn ngu si. Bồ-tát nếu có lỗi trong việc tu hành một trăm lẻ tám hành động gọi là si mê. Nên đem những người còn si mê trong mười phương ra làm chứng để Bồ-tát khỏi sai lầm trong việc tu hành. Đó gọi là pháp suy tính của Bồ-tát.

5. Bồ-tát lại nên suy tính về một trăm lẻ tám cách đem các vị A-la-hán khắp mười phương để làm chứng cứ.

Các Bồ-tát thưa:

Lại suy tính về một trăm lẻ tám cách đem các vị A-la-hán để làm chứng cứ là thế nào?

Đức Phật nói:

–Bồ-tát có lỗi trong việc tu hành là có vướng vào nẻo tham chấp, nên phải đem việc Bồ-tát đã bỏ Niết-bàn của A-la-hán cho là không thật có, sao lại còn vướng vào ý niệm này để có lỗi trong việc tu hành? Vì sao lại vin dựa nơi ý niệm khổ này? Bồ-tát đem Niết-bàn của A-la-hán để thường nhắc nhở làm chứng. Đó là sự suy tư của Bồtat.

6. Nếu Bồ-tát còn có lỗi trong việc tu hành, nên suy tính về một trăm lẻ tám cách là đem Niết-bàn của Bích-chi-phật cho là không thật có để làm chứng. Đây là pháp suy tính của Bồ-tát.

7. Bồ-tát nếu còn có lỗi trong viec tu hành, nên lại suy tính về một trăm lẻ tám cách này cũng không thật có, nên đem Niết-bàn của mười phương Phật trong thời quá khứ cho là không thật có, mười phương chư Phật thời quá khứ đều là thầy của ta, đều ở trong Niếtbàn mà vẫn từ bỏ, ta vì sao lại có lỗi trong việc tu hành mà vẫn tu hành tại thế gian? Bồ-tát đã nêu lên các việc để chứng minh, liền hồi tâm trở lại, thâu giữ ý để tu tập. Đây là Bồ-tát suy tính về phương pháp nêu lên các sự kiện để chứng minh.

8. Bồ-tát nếu có lỗi trong việc tu hành nên nêu chư Phật hiện tại

trong mười phương cũng sẽ từ bỏ Niết-bàn, thường đem việc chư Phật đã tự chứng đắc để nhắc nhở làm chứng, để trở lại tinh tấn tu tập. Đây là một trăm lẻ tám phương pháp suy tính của Bồ-tát đem sự chứng đắc để nhắc nhở tu hành.

9. Bồ-tát suy tính về một trăm lẻ tám cách mà cũng còn lỗi lầm trong sự tu hành.

Đức Phật nói:

–Nay ta là Phật Thích-ca Văn, là thầy của các hàng trời, người, vua, quan, muôn dân đều quy hướng về, có oai thần lớn, tự tại đến, đi. Ta hoặc muốn vào Niết-bàn hoặc bỏ qua như không có. Các vị thường nên đem ta làm chứng, thường nên vững tâm mong cầu thành Phật, lấy ta làm chứng, ý ấy không lay chuyển. Nếu ai bị lay chuyển là có lỗi trong việc tu hành, sẽ rơi vào trong một trăm lẻ tám hành động tham ái. Đó là sự suy tính của Bồ-tát.

10. Bồ-tát thường nên dốc sức từ bỏ lòng tham, không thích thọ dụng, không ưa mong cầu. Người ham thọ dụng và mong cầu là không thích hợp với hạnh của Bồ-tát. Bồ-tát mong cầu chính đáng là thường phân biệt, suy xét về những tư duy của chính mình.

Đây gọi là năm mươi suy tính của Bồ-tát.

Đức Phật nói:

–Các Bồ-tát thực hành pháp An ban thủ ý thường vấp phải lỗi lầm trong khi tu hành, không phải là không có.

Các Bồ-tát hỏi Phật:

–Vì sao chúng con đã là Bồ-tát, còn vướng phải lỗi lầm trong khi tu hành?

Đức Phật nói:

–Vì Bồ-tát không chán bỏ về nguyên nhân của sự khổ trong sinh tử, không tự mình thấy rõ nguyên nhân của sinh tử nên không biết khi sinh tử chấm dứt, không rõ có con đường đến cảnh giới Niếtbàn của Đức Phật.

Đức Phật nói:

–Các Bồ-tát không thể tự tu theo đạo Bồ-tát, thường nên hay cao ngạo, cho mình hơn tất cả mọi người.

Đức Phật nói:

–Nếu chưa giác ngộ được nguyên nhân của khổ trong sinh tử thì chưa cùng với tịch diệt hợp, chưa cùng với đạo hợp, sẽ thường phải mang thân tướng khổ não, cũng sẽ chịu cái khổ của nóng lạnh, của đói khát không thể chấm dứt. Như vậy, Bồ-tát chưa có thể tự dựa vào các điều lành đã có.

Đức Phật nói:

–Khi ta chưa thành Phật, tự cho trí tuệ của mình không ai theo kịp, tự cho mình tu thiền không ai theo kịp, tự cho mình diệt vọng niệm thô tế không ai theo kịp.

Đức Phật nói:

–Khi ta đã thành Phật hiệu Thích-ca Mâu-ni, nhớ lại khi còn làm Bồ-tát, sự hiểu biết cũng giống như trí của một Bồ-tát, nay đã thành Phật, có trí tuệ rộng lớn, ví như muôn vật và Bồ-tát có khắp trong mười phương cõi Phật.

Đức Phật nói:

–Trí tuệ của Bồ-tát khắp trong mười phương cõi Phật không bằng trí tuệ của Phật, chỉ như mảy trần nơi một phương Phật.

Các Bồ-tát liền cúi đầu thưa hỏi Phật:

–Chúng con ngu si như thế nào mà dù gom trí của nhiều người cũng không thể bằng trí nhỏ như một mảy trần của Phật.

Đức Phật nói:

–Do các vị chưa chán nơi nguyên nhân của sự khổ trong sinh tử, không mong sớm thành Phật, không biết được vọng tâm thô tế của mình, không biết diệt tội căn bản, đoạn căn nguyên của sinh tử. Nếu các vị tận lực, siêng năng tu hành cũng sẽ đạt được trí tuệ của mười phương chư Phật.

Các Bồ-tát hỏi:

–Chúng con vì nhân duyên gì mà phải ở lâu trong sinh tử như vậy?

Đức Phật nói:

–Do các vị không vững tâm thực hành pháp An ban thủ ý, phẩm kinh ba mươi bảy, có mười hai câu hỏi, gồm ba pháp hướng vào bên trong nơi tâm ý vi tế. Vì không biết phân biệt và suy tính về một trăm lẻ tám tâm ý thô tế bên trong, khiến các vị ở lâu trong sinh tử, khó được thành Phật.

Đức Phật nói:

–Khi tâm các vị chưa sinh khởi, trong đó có năm trăm bốn mươi, một trăm lẻ tám hành ái. Nếu tâm chuyển, sẽ tác động nơi ý, trong đó có năm trăm bốn mươi, một trăm lẻ tám hành ái. Nếu ý chuyển, sẽ tác động nơi thức, trong đó có năm trăm bốn mươi, một trăm lẻ tám hành ái.

Nếu chuyển vào mắt, mắt khi thấy sắc đẹp, trong đó có năm trăm bốn mươi, một trăm lẻ tám hành ái.

Mắt thay sắc trung bình, trong đó có năm trăm bốn mươi, một trăm lẻ tám hành ái.

Mắt thấy sắc thô xấu, trong đó có năm trăm bốn mươi, một trăm lẻ tám hành ái.

Nếu chuyển vào tai, tai nghe tiếng hay, trong đó có năm trăm bốn mươi, một trăm lẻ tám hành ái.

Tai nghe âm thanh trung bình, trong đó có năm trăm bốn mươi, một trăm lẻ tám hành ái.

Tai nghe tiếng thô dở, trong đó có năm trăm bốn mươi, một trăm lẻ tám hành ái.

Nếu chuyển vào mũi, mũi ngửi mùi thơm, trong đó có năm trăm bốn mươi, một trăm lẻ tám hành ái.

Mũi ngửi mùi thơm trung bình, trong đó có năm trăm bốn mươi, một trăm lẻ tám hành ái.

Mũi ngửi mùi hôi thối, trong đó có năm trăm bốn mươi, một trăm lẻ tám hành ái.

Nếu chuyển vào miệng, miệng nếm vị ngon, lời nói hay đẹp, trong đó có năm trăm bốn mươi, một trăm lẻ tám hành ái.

Miệng nếm vị trung bình, lời nói trung bình, trong đó có năm trăm bốn mươi, một trăm lẻ tám hành ái.

Miệng nếm vị thô dở, lời nói xấu ác, trong đó có năm trăm bốn mươi, một trăm lẻ tám hành ái.

Nếu chuyển vào thân, thân được tiếp xúc với vật tốt đẹp, mịn nhuyễn, thích hợp, trong đó có năm trăm bốn mươi, một trăm lẻ tám hành ái.

Thân được tiếp xúc với vật mịn nhuyễn trung bình, trong đó có năm trăm bốn mươi, một trăm lẻ tám hành ai.

Thân được tiếp xúc với vật thô, cứng gây làm đau đớn, không thích hợp, trong đó có năm trăm bốn mươi, một trăm lẻ tám hành ái.

Đức Phật nói:

–Trong một tâm niệm có năm trăm bốn mươi, một trăm lẻ tám hành ái. Trong năm trăm bốn mươi, một trăm lẻ tám hành ái ấy, người có một niệm tham ái sẽ chịu một lần sinh tử, còn một niệm tham ái sẽ thọ thêm một thân. Như vậy sẽ không cùng tận với năm trăm bốn mươi niệm tham ái, sẽ chịu năm trăm bốn mươi thân trong sinh tử.

Nếu chuyển qua ý, qua thức cũng vậy.

Chuyển qua sắc đẹp cũng vậy, sắc thường cũng vậy, sắc xấu cũng vậy.

Chuyển qua âm thanh hay cũng vậy, âm thanh trung bình cũng vậy, âm thanh dở cũng vậy.

Chuyển qua mùi thơm cũng vậy, mùi thơm trung bình cũng vậy, mùi thối cũng vậy.

Chuyển qua miệng, gặp đồ ăn ngon, lời nói hay cũng vậy, mùi vị và lời nói trung bình cũng vậy, mùi vị dở và lời nói dở cũng vậy.

Chuyển qua thân, gặp vật tốt mịn màng hợp thân cũng vậy, gặp vật tế nhuyễn trung bình cũng vậy, gặp vật thô, cứng, làm đau đớn, không thích hợp cũng vậy.

Đức Phật hỏi các Bồ-tát:

–Các vị có như thế không?

Các Bồ-tát thưa:

–Chúng con nghe Đức Phật giảng nói nên đều có thể biết.

Đức Phật nói:

–Các vị đâu tin có việc như vậy.

Các Bồ-tát thưa:

–Dạ thưa tin có việc như vậy, chúng con không nghi, chỉ không hiểu thôi.

Đức Phật hỏi:

–Các vị phát tâm đến với giáo pháp của ta, có biết trong ý các vị có bao nhiêu biến chuyển? Từ trước đến giờ các vị nghe ta giảng nói, có biết ý của các vị có bao nhiêu biến chuyển không?

Các Bồ-tát thưa:

–Dạ thưa chúng con không biết ý của mình có bao nhiêu biến chuyển?

Đức Phật hỏi:

–Vì sao các vị không biết y của mình có bao nhiêu biến chuyển?

Các Bồ-tát thưa:

–Chúng con nghe Phật giảng nói kinh thì rất hoan hỷ, nhưng lại không biết tâm ý có bao nhiêu biến chuyển.

Đức Phật nói:

–Các vị đến với giáo pháp giải thoát mà không biết về ý niệm đã chuyển biến là rơi vào sinh tử. Ví như ở đây, trong nước Ma-kiệt, số vi trần không thể biết, nhiều hay ít?

Các Bồ-tát chỉ ngồi nhận lỗi trong việc tu hành, chứ không thể tự hiểu biết về sinh tử còn nhiều hay ít. Vì vậy nên không thể liền thành Phật.

Cac Bồ-tát đều cúi đầu hoan hỷ nhận lời chỉ dạy phụng hành.

Các Bồ-tát đều cung kính thưa:

–Chúng con khi chưa được nghe Đức Phật giảng dạy về năm mươi điều cần suy tư, thì tự không thấy có lỗi trong việc tu hành. Khi đã nghe Phật giảng giải về năm mươi điều suy tư, chúng con đều tự biết có lỗi trong sự tu hành.

Đức Phật nói:

–Các vị có thể cũng có lỗi, hoặc cũng không có lỗi trong việc tu hành.

Các Bồ-tát lại hỏi:

–Như thế nào là cũng có lỗi và cũng không có lỗi trong việc tu hành?

Đức Phật nói:

–Các vị khi đi đến trước chư Phật trong mười phương, sinh tâm kiêu ngạo, tự khen: “Các lỗi trong năm mươi điều cần suy tư của Bồtát trước đó tôi hiểu không đúng. Như thế là tôi đã biết có lỗi trong việc tu hành”. Nói như vậy cũng vẫn có lỗi trong việc tu hành.

Đức Phật nói:

–Người không có lỗi trong việc tu hành là Bồ-tát khi đến trước mười phương chư Phật thường nên tự biết hổ thẹn, tự hổ thẹn về thân thể, tự hổ thẹn về sinh tử, vừa sinh tâm liền rơi vào lỗi lầm không thể suy tư mà biết kịp. Vì vậy, thường nên duy trì năm mươi điều suy tư để tự biết lỗi mà hổ thẹn. Như vậy là Bồ-tát không có lỗi trong việc tu hành. Người không tự biết hổ thẹn, thường có lỗi trong việc tu hành.

Khi Đức Phật giảng dạy như vậy, các Bồ-tát đều tự hổ thẹn, đều tự biết ăn năn và đều tự nghĩ: “Tâm sinh diệt là chang phải thường, thân là khổ, không, là chẳng phải ngã.”

Các Bồ-tát được nghe kinh này đều rất hoan hỷ, cùng đến trước Đức Phật, đầu mặt chạm sát đất, cung kính đảnh lễ, nhận lời chỉ dạy để tu tập rồi lui ra.

 

KINH ĐẠI PHƯƠNG ĐẲNG ĐẠI TẬP

HẾT