ĐẠI TỲ-LÔ-GIÁ-NA THÀNH PHẬT KINH SỚ

A-xà-lê Nhất Hạnh ghi chép

 

 

Phẩm 15: TRÌ MINH CẤM GIỚI

Bấy giờ, Kim Cang Thủ vì các Bồ-tát tu hạnh chân ngôn sẽ có pháp trì minh cấm giới cũng chưa nói nhân duyên ấy kế đó lại dùng kệ hỏi Phật. Cho nên nói phúng tụng. Nhưng giới thì tiếng phương Tây có hai: Một là giới tu hành, nghĩa là tịnh thân, nên là Thi-la; Hai là Mộtlật-đa, Thi-la là giới, có hai tức là bản tánh giới và chế giới. Tánh giới tức là thanh tịnh các căn, nay Một-lật-đa phải thành tựu, cho nên là chế. Phục gió riêng ở sau… Như luật do việc mà chế. Nay trong khóa giới là cấm giới, hoặc gọi là chế giới đều là Một-lật-đa, là giới giữ gìn hàng ngày Một-lật-đa là giới nguyện có thời gian. Nghĩa là khi người tu trì tụng hoặc tâm một tháng cho đến cả năm, việc này hiểu rồi thì giới cấm này cũng bỏ, cho nên không có đại danh. Nay đây trong câu hỏi hỏi đủ hai nghĩa. Trước hỏi thế nào là chế giới, tức là hai thứ trên vì sao phát khởi.

Kế là hỏi tu hành như thế nào, nghĩa là biết rồi thì tu bất cứ chỗ nào cũng được. Làm sao tu hành không đắm trước, là trụ xứ mà tu hành. Ý trong câu hỏi là các pháp vắng lặng vô tướng, không có tướng năng tu sở tu. Nếu có chấp trì tức là có chấp đắm. Nay vì sao đối với tu hành mà ngay vô trước liền thành đại quả, kế là hỏi tu hành có thời gian hay chăng? Như giới thế gian thì có thời hạn, cho đến Thanh văn thọ giới cụ túc thì suốt đời. Nay đây nói có giới hạn chăng? Nhưng ý hỏi giới này đã là từ duyên mà được, tức là có trước sau, song pháp vắng lặng không có trước sau thì làm sao tương ưng. Nếu nay có trí lấy gì làm hạn lượng.

Lại nữa, vì sao trì giới mà thêm lớn oai đức, nghĩa là nay y chỉ chỗ nào, làm sao tu hành, dùng pháp gì mà khiến oai đức này thêm lớn, đồng với Như Lai tất cả oai đức đều thành tựu. Lại hỏi trì thời phương giới này. Hỏi lúc nào được lìa đây… thế nào là thời phương tác nghiệp pháp và phi pháp? Phải ở lúc nào mà được lìa. Nhưng giới của Phật tức là tuệ tự nhiên của Như Lai, chẳng phải thời chẳng phải phương: lìa pháp và các tác nghiệp. Nay hỏi lúc nào được lìa các việc này mà vào một tướng. Thời nghĩa là các hạn định một tháng một năm một ngày một giờ. Phương nghĩa là chỗ ở. Chỗ nào có thể tu là nói ở chỗ nào, làm sao mau được thành tựu, cúi xin Phật nói sinh, già, bệnh, chết, nghĩa là sự lượng nhanh chóng.

Đã hỏi trước sau, kế hỏi về lượng.

Hỏi: Giới lìa tướng này lượng nó bao lâu thì được?

Kim Cang Thủ nói: Ta lúc quá khứ đã có trước ở chỗ Phật, đã hiểu rõ pháp này, nay vì người tu hạnh chân ngôn khiến nó ở vị lai mau thành tựu giới Như Lai mà nêu câu hỏi này, không phải vì có cầu khác hay vì danh lợi. Nay ta thành thật nói tâm này là có người chứng biết chăng. Chỉ có Phật làm chứng, thâm tâm ta chỉ có Phật tự biết. Đã có Lưỡng Túc Tôn làm chứng rồi, kính thỉnh Đức Thế Tôn nói cho con nghe. Đây là vị chúng sinh vị lai. Chính là Nhân Trung Tôn (Thế Tôn) tức chỉ cho Phật. Như pháp tướng mà chứng nên nói như chỗ chứng. Từ trên phàm có năm bài tụng là hỏi.

Lúc đó, Đại Nhật Như Lai nghe ông ấy phát hỏi chư Phật trì minh giới, nên khen rằng: Lành thay, lành thay! Rất mạnh mẽ. Nay Phật vì ông ấy, vì tất cả chúng sinh mà hỏi, do đó lại vì tất cả chúng sinh mà khen. Dõng là dứt trừ tất cả chướng cho mình và người. Lại siêng năng tinh tấn tự tâm không ngơi nghỉ ở trong sinh tử mà không chán lười, dứt trừ tất cả giặc vô minh, vì có nhiều nghĩa nên gọi là rất mạnh mẽ. Cũng thực hành nguyện lớn cầu đại pháp, khởi đại hạnh, thành việc lớn, đó gọi là khiến cho khắp tất cả chúng sinh nhập vào tri kiến Phật nên gọi là Đại sĩ. Hữu tình tiếng Phạm gọi là sách-di (tác), nghĩa là mê trước như người thế gian mê đắm, thân tâm chẳng tạm lìa. Nay Bồ-đề sách-di cũng thế. Giữ chắc hạnh Đại Bồ-đề này cho đến không có một niệm ngơi nghỉ, một tâm buông bỏ, nên gọi là sách-di lại gọi Tát-đỏa là nghĩa hữu tình, vì ở trong hữu tình mà tu được đạo Vô thượng, gánh vác tất cả chúng sinh khác tức là ở trong chúng sinh không ai cao quý hơn nên gọi là đại hữu tình. Chúng sinh từ chỗ chấp trước, nay có thể tự thoát ra lại khiến người khác thoát ra nên gọi là đại hữu tình. Vì giữ gìn Bí mật của Như Lai nên gọi là Kim Cang Thủ, lại gọi là đại phước đức, là Phật khen công đức tên khác của Kim Cang Thủ, khen có phước đức tức là chứa nhóm công đức của Như Lai. Từ đây trở đi Phật cũng dùng kệ đáp.

Trước Phật giảng nói chỗ chế giới thù thắng, Phật lại dẫn Phật làm chứng: Giới này Phật quá khứ đã nói, nay ta cũng nói như thế. Pháp rốt ráo đạo của chư Phật là đồng nhau, cho nên dẫn đây chứng minh là không hai đạo. Nói chế giới phát trì, chế giới Chánh giác trụ. Do giữ giới này phát khởi hạnh chân ngôn mà được Tất-địa, tức vì trụ minh giới này đồng với Chánh giác, Chánh giác là tên khác của Phật, vì hành đạo Như Lai đã làm, tức đồng với Phật, vì tu hành đây mà người đời nay được thành quả Tất-địa. Ở đây đáp vì sao trụ giới. Ý Phật nói: Như giới Phật đã trụ, người tu cũng phải như thế mà trụ, tức là vì ba bình đẳng, vì phước trí thêm lớn mà Tất-địa được thành. Từ chân ngôn mà khởi không nghi ngờ lo lắng. Phải tu cấm giới nếu được đẳng dẫn tự chân ngôn thật, nghĩa là tự trì chân ngôn thủ ấn tưởng Bổn tôn. Nhờ chuyên niệm nên thấy được Bổn tôn. Bổn tôn tức là Lý chân thật. Không phải chỉ thấy Bổn tôn mà thôi. Lại như thật quán thân ta tức đồng với Bổn tôn, nên gọi là chân thật. Đây có ba phương tiện bình đẳng. Thân tức là ấn, ngữ tức là chân ngôn, tâm tức Bổn tôn. Ba việc này quán sát chân thật rốt ráo đều là ta. Ba thứ bình đẳng này không khác với ba bình đẳng của tất cả Như Lai, cho nên chân thật. Khi người tu tu hành thì tin chắc chắn được vào biển đại hội Phật, nếu có nghi thì hạnh chân ngôn chẳng bao giờ thành, cho nên phải càng khuyên răn chẳng để nghi ngờ. Vì vô ngại mà được đẳng dẫn, đẳng dẫn tiếng Phạm là Tam-ma-tư-đa, tức là pháp ba bình đẳng dẫn là nhiếp tất cả công đức, nhiếp ở thân mình cho nên nói đẳng dẫn. Nêu ba bình đẳng này tức là nhiếp khắp tất cả công đức. Chiếu ba sự rốt ráo đều đẳng nhiếp vào tự thân, nên gọi là đẳng dẫn.

Lại định tuệ đều hợp thành một nên gọi là đẳng dẫn. Trụ được chân thật như thế cho đến đẳng dẫn tức trụ giới của Phật. Tâm pháp Bồ-đề tu học nghiệp quả, nếu một tướng hòa hợp thành nghiệp lìa giới thì chẳng khác trí Phật. Giới tất cả pháp mà được tự tại, tâm Bồ-đề tức là Chánh Nhân Như Lai. Pháp là tâm pháp tức là tự tại lực của tất cả địa Ba-la-mật. Tóm lại, pháp tất cả công đức đều là đó. Pháp này đều là quyến thuộc của Phật, cũng là quyến thuộc của tâm Bồ-đề, như đài hoa có cánh có nhụy. Diệu quả này là đồng với Phật, gọi là nghiệp, thì một bề là nghiệp lành, tức là diệu nghiệp của Như Lai. Lấy đây tu hành thì đồng với Phật. Từ khi mới phát tâm cho đến Giới và Nghiệp đều đồng với Phật. Phật lìa tất cả tướng mà trụ vào tịnh giới, đó gọi là lìa các tướng, tất cả là một vị, nếu lìa tất cả tướng mà trụ vào giới được như thế thì giới này tức là giới Phật, nghiệp đã làm tức là nghiệp, quả Phật được là quả Phật, vì nhất tướng vô tướng lìa tác nghiệp. Nếu người tu phân biệt đây là giới, đây là người trì giới, đây là giới được trì, vì chẳng chân thật nên có sở đắc, tức không phải trì giới Phật. Lại giới này tức là Tuệ Vô Sư của Như Lai. Do trụ vào trí Như Lai nên đối với tất cả pháp được tự tại. Vì đối với pháp được tự tại nên soi rõ tất cả tánh chân thật của chúng sinh, cũng như thật làm lợi ích, khiến tất cả đều đồng với ta. Do trụ giới này nhiếp tất cả pháp nên gọi là Tự tại. Tự tại tức là nhiếp lấy, nghĩa là tự được pháp lạc, lại làm lợi ích người khác. Cho nên khế kinh nói: Trong nghĩa có tánh mà thông suốt nghĩa, tức là khéo làm lợi ích, tức gọi là nghĩa lợi thường không mê đắm mà tu hành thì đồng với ngói đá các báu. Nghĩa là tự được tất cả pháp, tự tại cũng lợi ích chúng sinh, lìa các thứ pháp và phi pháp, thấy rõ khác nhau, tâm không chỗ trụ. Do không trụ nên đồng với báu thô ác và diệu trân, tâm không thêm bớt.

Bấy giờ, người tu quán năm tội nghịch của Xiển-đề không khác với công đức của Như Lai, chẳng sinh thêm bớt, huống chi là có dư ư? Nếu quán về tất cả phiền não nghiệp ác cùng công đức của Như Lai đều chẳng sinh lấy bỏ, huống chi là ngói đá và ngọc vàng.

Kế là đáp lượng trì giới. Đã có thỉ (bắt đầu) thì có chung (kết cuộc) cho nên Phật đáp cho đến Lạc-xoa là thấy, tụng số chân ngôn thường, đúng lúc Nguyệt cấm mà thôi. Như cạn lược có trì chân ngôn với từng ấy số, nghĩa là một khắp mười khắp cho đến lạc-xoa, hoặc một đêm, một tháng cho đến một năm. Cho nên nay Phật ở trong đây nói phải đến lạc-xoa là cuối cùng Lạc-xoa: nếu cạn lược thì nói là mười muôn biến, nay ở đây thì không như thế, lạc-xoa là thấy, nếu khi thết thật thì hạnh chân ngôn này liền được xong xuôi, nếu chẳng như thế thì không có nghĩa nghỉ giữa chừng. Không phải như người đời trì tụng ngang chừng ấy.

Bấy giờ tức là bắt chước tìm nhánh ngọn, song trì tụng trong đây phải như trên, trước thực hành ba phương tiện, tức là chân ngôn thân ấn và quán Bổn tôn. Khi thấy Bổn tôn thì tâm tương ưng mà trụ vào không có, hay động loạn. Lại quán chân ngôn thọ trì, từ tâm Bổn tôn tuôn ra mà vào miệng, cũng như tua nhụy hoa không dứt. Tức là dùng công đức Phật như thế mà tự làm tròn đầy thân mình, cũng chẳng từ thân lại tuôn ra. Nhưng khi sắp xong thì tự có tướng hiện, hoặc tự tâm bị các thứ bệnh khổ mà được chóng lành, hoặc các sâu nhỏ không ở trong thân. Vui mừng sạch sẽ không có các nhơ uế. Hoặc trước là độn căn tuệ kém mà nay liền được tổng trì chẳng quên. Đối với bất cứ một chữ nào mà diễn bày nhiều nghĩa. Cho đến hợp kệ phúng tụng tâm không nghi ngờ. Đây là tướng ở trước cho nên Phật nói nếu khi thấy mới xong. Lạc-xoa là nghĩa thấy, cũng là nghĩa thành tựu. Người tu tâm, trụ Tam-muội thấy được Bổn tôn. Trụ trong chánh định. Dù cho núi Diệu Cao có rung chuyển sụp đổ thì cũng không thể lay động tâm mình, hoặc các tướng lạ. Như trong trường Bồ-đề, việc ma đáng sợ cũng có thể an tâm chẳng sợ. Cho đến cung Ma các thể nữ xinh đẹp cũng chẳng thể làm nghiêng động ý chí của họ, khiến sinh ra tạp niệm. Vì sao? Vì trụ vào chỗ giữ giới chân thật. Phải biết lúc đó cách thấy đạo không xa. Lúc đó tất cả vị ăn uống dù đắng cay khô cứng cũng đều như cam lộ. Dùng các duyên này mà làm vui thân, vị năm dục thô xấu cũng không thể dời. Ấy là dứt tướng tham, về dứt tướng sân thì người tu sáu căn dù thanh tịnh, cũng như đi ngang chỗ hoang vắng lúc đang khô nóng, ánh mặt trời nung nấu cát đá, bỗng gặp suối mát mà tắm gội.

Bấy giờ, các tâm giận dữ chẳng thể quấy nhiễu. Lại nữa, vàng đá tức là ba bình đẳng. Số ngày tháng đều là hạn trì tụng. Lại lạc-xoa nghĩa là đóa, như trung tề nếu trụ trong đế lý nhậm vận tương ưng thì đó là nghĩa lạc-xoa. Như nghĩa tập bắn trong kinh Thủ-lăng-nghiêm Văn-thù.

Lại nữa, như trên nói: Một vị một vị thấy chân thật khó tin khó hiểu. Như Lai lại dùng phương tiện khác pháp trì tụng thế gian mà giúp thấy chân thật. Cho nên kế là nói pháp trì tụng sáu tháng. Nhưng đều là bí mật rốt ráo chẳng khác với trước. Tháng thứ nhất phải quán Kim cang, là Mạn-đồ-la vuông màu vàng, quán thân mình ngồi trong ấy, tức dùng tự thân làm chữ A, chữ hình vuông màu vàng, phải khiến đầy đủ trong thân không thiếu, cả mình đều là chữ này, phải kiết ấn năm nhánh Kim cang, chẳng cần lần chuỗi, bắt ấn ấy thì chắp tay bộng ruột, co hai ngón áp út lấy ngón phải tréo ngón trái trong lòng bàn tay (tréo bốn ngón út và áp út trong lòng bàn tay), thò hai ngón cái ra, hai ngón trỏ co lại để vào lưng ngón giữa, tức là ấn Kim Cang Thủ. Trong một tháng chỉ uống sữa chẳng ăn vật gì khác, chỉ quán chân ngôn từ rún mà ra, rồi vào mũi giống như điều hòa hơi thở không khác. Bấy giờ, chỉ quán chân ngôn này mà thở gấp, màu nó cũng vàng. Nếu quán chân ngôn thì dùng mỗi câu làm một hơi thở. Nếu quán chữ hạt giống thì thở không cho đứt quãng.

Tuy nói một tháng, nhưng đến mười, trăm cho đến, một lạc-xoa tháng phải lấy thấy làm kỳ hạn. Lại nữa, một tức là một tướng một vị, thấy đây là tròn một tháng… Kế tháng thứ hai trụ ở Thủy luân. Luân ấy tròn mà màu trắng, tư tưởng thân mình ở trong đó. Như phương tiện trên tay bắt ấn Liên Hoa, hai ngón út và hai ngón cái làm đài, ba ngón kia mở ra để hai ngón trỏ và giữa hợp nhau, tức là ấn Quán Âm ở trước. Quán thân mình làm chữ Phược màu trắng, cũng dùng Bạch chân ngôn làm hơi thở ra vào. Hỏi là quán tôn chữ Phược hay hạt giống được trì là màu trắng. Là ấn Nguyệt Kiết Liên Hoa. Trong vòng hai tháng chỉ uống nước mà thôi, không ăn thứ gì khác, gọi uống nước là chỉ dùng nước chân ngôn này vào hơi thở, chữ sữa trắng làm thức ăn. Nếu người tu tương ưng thì tự được pháp vị khi trì không tưởng các thứ ăn uống khác, chỉ có vị pháp hỷ đầy khắp thân mình mà ngồi trang nghiêm ở trong đó. Khi ấy, chỉ quán chữ này, chẳng quán tượng Bổn tôn. Tháng ba ở trong Hỏa luân, tức tam giác đỏ Mạn-đồ-la trụ vào thắng thượng Hỏa luân, quán trong ấy lấy chữ La làm thân, làm ấn Tuệ đao, tức là chắp tay theo cách Tam-bổ-tra, có hai ngón trỏ giữ hai ngón cái, hơi thở ra màu đỏ. Ba tháng nghĩa như trước, tức ba tháng ba mươi ngàn ngày, ba ngàn ngày lấy thấy rõ làm kỳ hạn. Trong ba tháng này chẳng cầu tất cả việc ăn, nghĩa là không được khất thực. Nếu có người bố thí thì được tùy ý ăn, không người thí thì không ăn, chỉ dùng chữ La làm thức ăn. Dùng phương tiện này đốt hết tất cả tội chướng, không để dư sót. Vì nghĩa này mà tất cả tối hết sáng thành, tức Phật Tuệ là sáng. Bị là cụ bị (đầy đủ) dùng ấn này… Tháng thứ tư ở gió luân là mặt trăng nghiêng, ở trong sắc đen, dùng chữ Hạ làm thân, thở ra vào như trên nói. Trong một tháng này chỉ ăn gió mà trụ, không ăn gì khác uống gió này, cũng dùng chữ Ha thở ra vào mà ăn, không phải như ngoại đạo uống khí mà sống. Phải bắt ấn Chuyển pháp luân. Đây tức là phản thủ tương xoa (chắp tay tréo ngược lại), trước đã làm, cái này khó làm. Tháng thứ năm từ Kim luân đến Thủy luân đồng với chư Phật, để Kim cang trong Thủy luân, tức làm Mạn-đồ-la vuông vàng, trong có Mạn-đồ-la tròn trắng, thân ngồi trong đó từ rún trở xuống màu vàng, chính giữa trở lên màu trắng, không bắt ấn. Dùng hai chữ A-phược, các thứ khác như trên. Trong tháng thứ năm này chẳng được ăn, tất cả đều không ăn, nghĩa là dứt ăn tất cả. Chỉ dùng hai chân ngôn làm hơi thở ra vào mà ăn. Từ tháng thứ năm trở đi tu hạnh vô trước lìa ngã, đồng với một tướng vắng lặng, tức đồng với Phật. Tháng thứ sáu ở Gió hỏa luân trừ tất cả chướng, cũng là trong Gió luân có Hỏa luân, y cứ theo việc trên mà biết. Dưới là gió, từ rún trở lên là hỏa, dùng chữ Ha-la làm ăn, được và chẳng được đều không ăn tất cả. Bỏ hết lợi dưỡng. Kế Phật nói công đức ấy. Người tu dùng phương tiện này mà làm. Tất cả tiếng Phạm giải thích là tám bộ rồng quỷ, ở xa kính lễ mà cùng ủng hộ, cùng đến trước mà vâng làm giáo mệnh. Cho đến thần Dược-xoa cũng đến hỏi chỗ muốn cung cấp. Các Tiên Trì Minh trụ ở hai bên. Tất cả quỷ dữ La-sát thất mẫu làm hại người cũng ở xa mà kính lễ, thấy thân mình như lửa đại kiếp ánh sáng rực rỡ, tùy tất cả nguyện lành đều tự tại thành tựu. Các thứ làm chướng đều chẳng tiện lợi. Cũng như có Đại Cát Tường Kim Cang, Quán Âm, Văn-thù… không khác.