SỐ 223
KINH MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Hán dịch: Pháp sư Cưu-ma-la-thập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 4

Phẩm 15: PHÚ-LÂU-NA

Bấy giờ, Phú-lâu-na Di-đa-la-ni Tử bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Con cũng muốn nói vì sao mà Bồ-tát được gọi là Đại Bồ-tát.

Phật bảo Phú-lâu-na:

–Ông cứ nói.

Phú-lâu-na nói:

–Bồ-tát này trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn, Bồ-tát này hướng về Đại thừa, Bồ-tát này ngồi nơi Đại thừa, nên Bồ-tát này được gọi là Đại Bồ-tát.

Xá-lợi-phất hỏi:

–Thế nào gọi là trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn? Phú-lâu-na nói:

–Đại Bồ-tát chẳng phân biệt vì từng ấy người mà an trụ Bố thí ba-la-mật, thực hành Bố thí ba-la-mật, mà chính vì tất cả chúng sinh mà Đại Bồ-tát an trụ Bố thí ba-la-mật, thực hành Bố thí ba-lamật.

Như Bố thí ba-la-mật, về Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Bát-nhã ba-la-mật cũng giống như vậy. Chẳng phải vì từng ấy người, mà chính vì tất cả chúng sinh mà Đại Bồ-tát an trụ Bátnhã ba-la-mật, thực hành Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn, chẳng hạn cuộc trong một số chúng sinh. Chẳng nghĩ rằng: “Tôi sẽ cứu độ những người này mà chẳng độ những người khác. Cũng chẳng nghĩ rằng mình sẽ giúp cho những người này đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác còn những người kia thì không. Đại Bồ-tát vì tất cả chúng sinh mà trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn.”

Đại Bồ-tát lại nghĩ rằng: “Tôi sẽ tự đầy đủ Bố thí ba-lamật cho đến tự đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật, cũng giúp cho tất cả chúng sinh thực hành sáu pháp Ba-la-mật.”

Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Lúc thực hành Bố thí ba-la-mật, Đại Bồ-tát có bố thí bao nhiêu cũng đều đúng với tâm của Nhất thiết trí, cùng tất cả chúng sinh hướng về Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Đây là Bố thí ba-la-mật trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn lúc thực hành Bố thí ba-la-mật.

Lúc thực hành Bố thí ba-la-mật, Đại Bồ-tát đúng với tâm của Nhất thiết trí mà bố thí, chẳng hướng về quả Thanh văn, Bích-chiphật. Đó gọi là Trì giới ba-la-mật trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn lúc thực hành Bố thí ba-la-mật.

Lúc thực hành Bố thí ba-la-mật, Đại Bồ-tát đúng với tâm của Nhất thiết trí mà bố thí. Kính tin ưa thích pháp bố thí này. Đó gọi là Nhẫn nhục ba-la-mật trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn lúc thực hành Bố thí ba-la-mật.

Lúc thực hành Bố thí ba-la-mật, Đại Bồ-tát đúng với tâm của Nhất thiết trí mà bố thí, thường siêng năng bố thí như vậy không dừng nghỉ. Đó gọi là Tinh tấn ba-la-mật trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn lúc thực hành Bố thí ba-la-mật.

Lúc thực hành Bố thí ba-la-mật, Đại Bồ-tát đúng với tâm của Nhất thiết trí mà bố thí. Thường giữ tâm, chẳng để sinh tâm Thanh văn, Bích-chi-phật, đó gọi là Thiền định ba-la-mật trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn lúc thực hành Bố thí ba-la-mật.

Lúc thực hành Bố thí ba-la-mật, Đại Bồ-tát đúng với tâm của Nhất thiết trí mà bố thí. Quán các pháp như hư huyễn. Chẳng thấy có người thí, chẳng thấy có vật cho, chẳng thấy có người thọ. Đó gọi là Bát-nhã ba-la-mật trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn, lúc Đại Bồ-tát thực hành Bố thí ba-lamật.

Đại Bồ-tát đúng với tâm của Nhất thiết trí, chẳng chấp, chẳng được các tướng của các Ba-la-mật, phải biết đó là Đại Bồ-tát trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn.

Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Lúc thực hành Trì giới ba-lamật, Đại Bồ-tát đúng với tâm của Nhất thiết trí mà bố thí, cùng tất cả chúng sinh hướng về Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Đó gọi là Đại Bồ-tát Bố thí ba-la-mật trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn lúc thực hành Trì giới ba-lamật.

Lúc thực hành Trì giới ba-la-mật, đối với các pháp này, Đại Bồ-tát kính tin ưa thích. Đó gọi là Nhẫn nhục ba-la-mật trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn lúc thực hành Trì giới ba-lamật.

Lúc thực hành Trì giới ba-la-mật, Đại Bồ-tát siêng tu chẳng dừng nghỉ. Đó gọi là Tinh tấn ba-la-mật trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn lúc thực hành Trì giới ba-la-mật.

Lúc thực hành Trì giới ba-la-mật, Đại Bồ-tát chẳng tiếp nhận tâm Thanh văn, Bích-chi-phật. Đó gọi là Thiền định ba-lamật trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lúc thực hành Trì giới ba-la-mật.

Lúc thực hành Trì giới ba-la-mật, Đại Bồ-tát quán tất cả pháp như hư huyễn, cũng chẳng nghĩ nhớ có giới luật này, vì pháp dụng là không chỗ thủ đắc. Đó gọi là Bát-nhã ba-lamật trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn lúc thực hành Trì giới ba-la-mật.

Đại Bồ-tát lúc thực hành Trì giới ba-la-mật, bao gồm cả năm pháp Ba-la-mật kia nên gọi là trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn.

Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Lúc thực hành Nhẫn nhục ba-lamật, Đại Bồ-tát cùng tất cả chúng sinh hướng về Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Đó gọi là Bố thí ba-la-mật lúc thực hành Nhẫn nhục bala-mật.

Lúc thực hành Nhẫn nhục ba-la-mật, Đại Bồ-tát chỉ thọ lấy tâm của Nhất thiết trí mà chẳng thọ lấy tâm Thanh văn, Bích-chi-phật. Đó gọi là Trì giới ba-la-mật lúc thực hành Nhẫn nhục ba-la-mật.

Lúc thực hành Nhẫn nhục ba-la-mật, Đại Bồ-tát thân tâm tinh tấn chẳng thôi nghỉ, đúng với tâm của Nhất thiết trí. Đó gọi là Tinh tấn ba-la-mật lúc thực hành Nhẫn nhục ba-la-mật.

Lúc thực hành Nhẫn nhục ba-la-mật, Đại Bồ-tát thu nhiếp tâm ở một chỗ, dầu có bị đau khổ cũng chẳng tán loạn. Đó gọi là Thiền định ba-la-mật lúc thực hành Nhẫn nhục ba-la-mật.

Lúc thực hành Nhẫn nhục ba-la-mật, Đại Bồ-tát đúng với tâm của Nhất thiết trí, quán các pháp rỗng không, chẳng có người tạo tác, chẳng có kẻ thọ nhận, dầu bị người mắng nhiếc, đâm chém, Bồ-tát xem như hư huyễn, như mộng. Đó gọi là Bát-nhã ba-la-mật lúc thực hành Nhẫn nhục ba-la-mật.

Đại Bồ-tát lúc thực hành Nhẫn nhục ba-la-mật bao gồm cả các môn Ba-la-mật kia nên gọi là trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn.

Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Lúc thực hành Tinh tấn ba-lamật, Đại Bồ-tát đúng với tâm của Nhất thiết trí mà bố thí, chẳng để thân tâm biếng nhác. Đó gọi là Bố thí ba-la-mật lúc thực hành Tinh tấn ba-la-mật.

Lúc thực hành Tinh tấn ba-la-mật, Đại Bồ-tát từ đầu đến cuối vẫn trì giới thanh tịnh đầy đủ. Đó gọi là Trì giới ba-la-mật lúc thực hành Tinh tấn ba-la-mật.

Lúc thực hành Tinh tấn ba-la-mật, Đại Bồ-tát đúng với tâm của Nhất thiết trí mà tu hành nhẫn nhục. Đó gọi là Nhẫn nhục ba-la-mật lúc thực hành Tinh tấn ba-la-mật.

Lúc thực hành Tinh tấn ba-la-mật, Đại Bồ-tát đúng với tâm của Nhất thiết trí mà thu nhiếp tâm, lìa dục nhập các môn thiền định. Đó gọi là Thiền định ba-la-mật lúc thực hành Tinh tấn ba-lamật.

Lúc thực hành Tinh tấn ba-la-mật, Đại Bồ-tát đúng với tâm của Nhất thiết trí, chẳng chấp tướng các pháp, đối với tướng chẳng chấp này cũng chẳng chấp trước. Đó gọi là Bátnhã ba-la-mật lúc thực hành Tinh tấn ba-la-mật.

Đại Bồ-tát lúc thực hành Tinh tấn ba-la-mật bao gồm các môn Ba-la-mật kia nên gọi là trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn.

Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Lúc thực hành Thiền định balamật, Đại Bồ-tát đúng với tâm của trí Nhất thiết mà bố thí, tâm vẫn ở trong định không xao động. Đó gọi là Bố thí ba-lamật lúc thực hành Thiền định ba-la-mật.

Lúc thực hành Thiền định ba-la-mật, Đại Bồ-tát đúng với trí Nhất thiết trí mà trì giới, do năng lực thiền định nên các pháp phá giới không xen vào được. Đó gọi là Trì giới ba-la-mật lúc thực hành Thiền định ba-la-mật.

Lúc thực hành Thiền định ba-la-mật, Đại Bồ-tát đúng với Nhất thiết trí, nhờ năng lực Từ bi Tam-muội nên nhẫn chịu tất cả khổ hại. Đó gọi là Nhẫn nhục ba-la-mật lúc thực hành Thiền định ba-la-mật.

Lúc thực hành Thiền định ba-la-mật, Đại Bồ-tát đúng với Nhất thiết trí, đối với thiền định chẳng tham, chẳng chấp, thường cầu tăng tiến từ một thiền này đến một thiền khác. Đó gọi là Tỳ-lê-gia ba-lamật lúc thực hành Thiền định ba-la-mật.

Lúc thực hành Thiền định ba-la-mật, Đại Bồ-tát đúng với Nhất thiết trí, không y chỉ tất cả pháp, cũng chẳng thọ sinh theo thiền. Đó gọi là Bát-nhã ba-la-mật lúc thực hành Thiền định ba-la-mật.

Đại Bồ-tát lúc thực hành Thiền định ba-la-mật, bao gồm cả các

môn Ba-la-mật kia nên gọi là trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn.

Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Lúc thực hành Bát-nhã ba-lamật, Đại Bồ-tát đúng với tâm của Nhất thiết trí mà bố thí, không bỏn sẻn các sở hữu trong thân, chẳng thấy người cho, kẻ thọ và tài vật cho. Đó gọi là Bố thí ba-la-mật lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật.

Lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật, Đại Bồ-tát đúng với tâm của Nhất thiết trí nên không thấy có hai việc trì giới và phá giới. Đó gọi là Trì giới ba-la-mật lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật.

Lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật, Đại Bồ-tát đúng với tâm của Nhất thiết trí, chẳng thấy kẻ mắng nhiếc, kẻ đánh đập, kẻ giết hại, cũng chẳng thấy dùng pháp không này để nhẫn nhục. Đó gọi là Nhẫn nhục ba-la-mật lúc thực hành Bátnhã ba-la-mật.

Lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật, Đại Bồ-tát đúng với tâm của Nhất thiết trí, quán các pháp hoàn toàn là không, do tâm đại Bi mà siêng năng thực hành các pháp lành. Đó gọi là Tinh tấn ba-la-mật lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật.

Lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật, Đại Bồ-tát đúng với tâm của Nhất thiết trí mà nhập thiền định, quán các thiền định lìa tướng, tướng không, tướng vô tướng, tướng vô tác. Đó gọi là Thiền định bala-mật lúc thực hành Bát-nhã ba-lamật.

Đại Bồ-tát lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật, gồm cả năm môn Ba-la-mật kia nên gọi là trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn.

Bồ-tát trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn này được chư Phật mười phương vui mừng nêu danh hiệu giữa đại chúng để khen ngợi rằng cõi nước đó có Đại Bồ-tát đó trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn để thành tựu chúng sinh, thanh tịnh cõi Phật.

Xá-lợi-phất hỏi:

–Thế nào là Đại Bồ-tát hướng về Đại thừa?

Phú-lâu-na Di-đa-la-ni Tử nói:

–Lúc thực hành sáu pháp Ba-la-mật, Đại Bồ-tát xa lìa ái dục và các pháp ác bất thiện, lìa dục sinh hỷ lạc có giác có quán nhập Sơ thiền, cho đến xả niệm thanh tịnh nhập Tứ thiền, dùng tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả rộng lớn không hai, vô lượng khắp cùng một phương cho đến mười phương thế gian. Lúc nhập thiền, xuất định, Bồ-tát này đem các thiền, các tâm vô lượng cùng tất cả chúng sinh hướng về trí Nhất thiết. Đó gọi là Đại Bồ-tát bằng Thiền định ba-la-mật hướng về Đại thừa.

Bồ-tát này an trụ trong tâm thiền vô lượng nghĩ rằng: “Tôi sẽ được Nhất thiết chủng trí, vì dứt sạch phiền não cho tất cả chúng sinh nên sẽ nói pháp cho họ nghe. Đó gọi là Bố thí ba-la-mật lúc Đại Bồ-tát thực hành Thiền định ba-la-mật.

Nếu Đại Bồ-tát đúng với tâm của Nhất thiết trí mà tu bốn Thiền và trụ trong bốn Thiền, chẳng tiếp nhận Thanh văn, Bíchchi-phật. Đó gọi là Trì giới ba-la-mật lúc Đại Bồ-tát thực hành Thiền định ba-la-mật.

Nếu Đại Bồ-tát đúng với tâm của Nhất thiết trí nhập các thiền mà nghĩ rằng: “Tôi vì dứt trừ phiền não cho tất cả chúng sinh nên sẽ nói pháp, chỉ chấp nhận ưa thích Nhất thiết trí. Đó gọi là Nhẫn nhục ba-la-mật lúc Đại Bồ-tát thực hành Thiền định ba-la-mật.”

Nếu Đại Bồ-tát đúng với tâm của Nhất thiết trí nhập các thiền, bao nhiêu thiện căn đều hướng về trí Nhất thiết, siêng tu không dừng nghỉ. Đó gọi là Tinh tấn ba-la-mật lúc Đại Bồ-tát thực hành Thiền định ba-la-mật.

Nếu Đại Bồ-tát đúng với tâm của trí Nhất thiết trí nhập bốn Thiền, quán tướng vô thường, tướng khổ, tướng vô ngã, tướng không, tướng vô tướng, tướng vô tác, cùng tất cả chúng sinh hướng về trí Nhất thiết. Đó gọi là Bát-nhã ba-lamật lúc Đại Bồ-tát thực hành Thiền định ba-la-mật.

Đó gọi là Đại Bồ-tát hướng về Đại thừa.

Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hướng về Đại thừa thực hành tâm Từ nghĩ rằng: “Ta sẽ làm cho tất cả chúng sinh được an vui.” Nhập vào tâm Bi nghĩ rằng: “Ta sẽ cứu giúp tất cả chúng sinh.” Nhập vào tâm Hỷ nghĩ rằng: “Ta sẽ độ tất cả chúng sinh.” Nhập vào tâm Xả nghĩ rằng: “Ta sẽ làm cho tất cả chúng sinh được lậu tận.” Đó gọi là Bố thí ba-la-mật lúc Đại Bồ-tát thực hành bốn Tâm vô lượng.

Đại Bồ-tát thực hành bốn Tâm vô lượng, Tam-muội này chỉ hướng về trí Nhất thiết mà chẳng hướng về tâm Thanh văn, Bích-chiphật. Đó gọi là Trì giới ba-la-mật lúc Đại Bồ-tát thực hành bốn Tâm vô lượng.

Đại Bồ-tát thực hành bốn Tâm vô lượng chẳng tham quả Thanh văn, Bích-chi-phật, chỉ chấp nhận ưa thích trí Nhất thiết. Đó gọi là Nhẫn nhục ba-la-mật lúc Đại Bồ-tát thực hành bốn Tâm vô lượng.

Đại Bồ-tát đúng với tâm của Nhất thiết trí mà thực hành bốn Tâm vô lượng chỉ thực hành hạnh thanh tịnh. Đó gọi là Tinh tấn bala-mật lúc Đại Bồ-tát thực hành bốn Tâm vô lượng.

Đại Bồ-tát đúng với tâm của Nhất thiết trí nhập Tammuội Tâm vô lượng cũng chẳng thọ sinh theo thiền tâm vô lượng. Đó gọi là phượng tiện Bát-nhã ba-la-mật lúc Đại Bồtát thực hành bốn Tâm vô lượng.

Đó gọi là Đại Bồ-tát hướng về Đại thừa.

Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát đúng với tâm của Nhất thiết trí mà tu bốn Niệm xứ đến tám phần Thánh đạo, đúng với tâm của Nhất thiết trí mà tu ba pháp môn giải thoát cho đến mười tám pháp Bất cộng. Đó gọi là Đại Bồ-tát hướng về Đại thừa.

Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát đối với trí tuệ nội không, dùng pháp không thủ đắc. Cho đến với trí tuệ trong vô pháp hữu pháp không, vì dụng pháp không thủ đắc. Đó gọi là Đại Bồ-tát hướng về Đại thừa.

Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát đối với tất cả pháp có trí tuệ chẳng loạn, chẳng định. Đó gọi là Đại Bồ-tát hướng về Đại thừa.

Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát với trí tuệ chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, trí tuệ chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải thật, chẳng phải hư, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã. Đó gọi là Đại Bồ-tát hướng về Đại thừa, vì dùng pháp không thủ đắc.

Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Trí tuệ của Đại Bồ-tát chẳng đi trong ba thời gian quá khứ, hiện tại, vị lai, cũng chẳng phải chẳng biết rõ ba thời gian. Đó gọi là Đại Bồ-tát hướng về Đại thừa, vì dùng pháp không thủ đắc.

Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Trí tuệ của Đại Bồ-tát chẳng đi trong ba cõi Dục, cõi sắc, cõi Vô sắc, cũng chẳng phải chẳng biết rõ ba cõi, vì dùng pháp không thủ đắc. Đó gọi là Đại Bồ-tát hướng về Đại thừa.

Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Trí tuệ của Đại Bồ-tát chẳng đi trong pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, cũng chẳng phải chẳng biết rõ tất cả pháp, vì dùng pháp không thủ đắc. Đó gọi là Đại Bồ-tát hướng về Đại thừa.