SỐ 231
KINH THẮNG THIÊN VƯƠNG BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Dịch Phạn ra Hán: Đời Trần, Vương tử Nguyệt-bà-thủ-na, người nước Ưu-thiền-ni
Dịch Hán ra Việt: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
QUYỂN 7
Phẩm 13: KHUYẾN GIỚI
Bấy giờ, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi từ nơi tòa đứng dậy, sửa áo, bày vai phải, gối phải quỳ sát đất, chắp tay hướng về Đức Phật, cúi đầu đảnh lễ, bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật của Như Lai nói rất sâu xa, nhưng trong đời mạt thế ở tương lai, chúng sinh có thể tin nhận chăng? Nếu thiện nam hay thiện nữ nghe kinh này sinh lòng tin, không hủy báng thì họ được thành tựu công đức gì?
Phật bảo Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:
–Đời mạt thế ở tương lai, có thiện nam hay thiện nữ nào, ở nơi vô lượng Đức Phật, tu hành giữ giới thanh tịnh, thiền định, trí tuệ thì đó là đệ tử chân chánh của Phật, có thể tin vào kinh này, công đức đạt được không thể tính kể. Pháp thiện tối thắng điều từ trí tuệ sinh, nên để tâm thanh tịnh mà tin nhận; nay ta vì ông dùng ví dụ lược nói.
Này Văn-thù-sư-lợi! Cõi Diêm-phù-đề, chu vi bảy ngàn do-tuần; phía Bắc rộng; phía Nam hẹp; trong cõi ấy, mặt người giống như hình thế đất, trong cõi Diêm-phù-đề khắp nơi đầy đủ các bậc như: Tu-đàhoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán và Bích-chi-phật; dày kín như rừng trúc, mía, lau; trong đó không để có một khoảng trống nhỏ nào; nếu có thiện nam hay thiện nữ đem bốn sự cúng dường trọn đời mình cho các vị Thánh nhân ấy, hoặc đem bảy báu chứa đầy cõi Diêm-phùđề, cao đến trời Phạm thiên, để cúng dường đầy đủ cho tất cả Thánh nhân ấy; thiện nam hay thiện nữ đó trọn đời cúng dường như vậy suốt hơn ba mươi năm ngày đêm không gián đoạn.
Văn-thù-sư-lợi! Ý ông nghĩ sao? Người đó do sự việc ấy, công đức nhiều chăng?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!
Phật bảo Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:
–Nếu thiện nam hay thiện nữ, không hủy báng kinh này thì công đức hơn công đức cúng dường bảy báu trăm phần, ngàn phần, trăm ngàn vạn phần cho đến tính đếm ví dụ cũng không sao sánh bằng.
Văn-thù-sư-lợi! Cõi Cù-da-ni chu vi tám ngàn do-tuần, hình bán nguyệt, mặt người cũng vậy; trong cõi ấy, khắp nơi đầy đủ các bậc như: Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán và Bích-chiphật dày kín như rừng trúc, mía, lau; trong đó không còn có một chỗ trống nhỏ nào.
Nếu thiện nam hay thiện nữ đem tứ sự cúng dường trọn đời mình cho các vị Thánh ấy; cho đến khi Niết-bàn rồi xây tháp thờ xálợi; hoặc đem bảy báu chứa đầy cõi này, cao đến tận Phạm thiên để cúng dường đầy đủ cho tất cả Thánh nhân ấy; thiện nam hay thiện nữ này cúng dường như vậy trọn đời, suốt hơn ba mươi năm ngày đêm không gián đoạn, không dừng nghỉ.
Văn-thù-sư-lợi! Ý ông nghĩ sao? Người đó, do sự việc ấy, được phước nhiều chăng?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bach Thiện Thệ, rất nhiều!
Phật bảo Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:
–Nếu thiện nam hay thiện nữ tin kinh này; thì công đức hơn phước cúng dường bảy báu trăm phần, ngàn phần, trăm ngàn vạn phần, cho đến tính đếm ví dụ cũng không sao sánh bằng.
Này Văn-thù-sư-lợi! Cõi Phất-vu-đãi, chu vi chín ngàn do-tuần, hình trăng tròn, mặt người cũng vậy; trong cõi này khắp nơi đầy đủ các bậc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán và Bích-chiphật dày kín như rừng trúc, mía, lau; trong đó không còn có một chỗ trống nhỏ nào. Nếu thiện nam hay thiện nữ đem bốn sự cúng dường trọn đời mình cho các vị Thánh ấy; hoặc đem bảy báu chứa đầy cõi đó, cao đến tận Phạm thiên để cúng dường đầy đủ cho tất cả Thánh nhân ấy; thiện nam hay thiện nữ này, cúng dường như vậy trọn đời, suốt hơn ba mươi năm ngày đêm không gián đoạn.
Văn-thù-sư-lợi! Ý ông nghĩ sao? Người đó, do sự việc ấy, được phước nhiều chăng?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!
Này Văn-thù-sư-lợi! Cõi Uất-đơn-việt chu vi mười ngàn dotuần, hình vuông, mặt người cũng vậy; trong cõi ấy khắp nơi đầy đủ các bậc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán và Bích-chiphật dày kín như rừng trúc, mía, lau; trong đó không còn có một chỗ trống nhỏ nào. Nếu thiện nam hay thiện nữ đem bốn sự cúng dường trọn đời mình cho các vị Thánh ấy; hoặc đem bảy báu chứa đầy cõi đó, cao đến tận Phạm thiên để được cúng dường đầy đủ cho tất cả Thánh nhân ấy; thiện nam hay thiện nữ này, cúng dường như vậy trọn đời, suốt hơn ba mươi năm ngày đêm không gián đoạn.
Văn-thù-sư-lợi! Ý ông nghĩ sao? Người đó, do sự việc ấy, được phước nhiều chăng?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Bạch Thiện Thệ, rất nhiều!
Phật bảo Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:
–Nếu thiện nam hay thiện nữ, thọ trì, gìn giữ, đọc tụng kinh này thì công đức hơn phước cúng dường bảy báu trăm phần, ngàn phần, trăm ngàn vạn phần, cho đến tính đếm ví dụ cũng không sao sánh bằng.
Này Văn-thù-sư-lợi! Thế giới Ta-bà nhiều như vi trần, thì Thánh nhân cũng nhiều như vậy. Nếu có thiện nam hay thiện nữ, đem bốn sự cúng dường trọn đời mình cho các vị Thánh ấy; hoặc đem bảy báu chứa đầy cõi tam thiên đại thiên thế giới đó, cao đến tận cõi trời Sắc cứu cánh, để được cúng dường đầy đủ cho tất cả Thánh nhân ấy. Thiện nam hay thiện nữ này trọn đời cúng dường như vậy.
Văn-thù-sư-lợi! Ý ông nghĩ sao? Công đức có nhiều chăng?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Phước đức trước đã nói không thể nghĩ bàn, huống là công đức này.
Phật bảo Văn-thù-sư-lợi:
–Nếu có thiện nam hay thiện nữ nào, đem kinh này nói cho người khác, thì công đức này hơn công đức cúng dường bảy báu trăm phần, ngàn phần, trăm ngàn vạn phần cho đến tính đếm ví dụ cũng không sao sánh bằng.
Văn-thù-sư-lợi! Nếu không đem công đức này, hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng giác, thì sẽ làm vua cõi trời Tha hóa tự tại vi trần số kiếp; kế đến làm vua cõi trời Hóa lạc vô số kiếp; làm vua cõi trời Đâu-suất vô số kiếp; làm vua cõi trời Dạ-ma vô số kiếp; làm vua cõi trời Đế Thích vô số kiếp, hướng là Chuyển luân thánh vương. Nếu đem hồi hướng Nhất thiết trí thì có thể thành tựu được Bát-nhã ba-la-mật Vô thượng Chánh đẳng giác.
Văn-thù-sư-lợi! Trong cõi Diêm-phù-đề, khắp nơi đầy cả các bậc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán và Bích-chi-phật; dày kín như rừng trúc, mía, lau. Nếu có người ác nào giết hết số Hiền thánh ấy, Văn-thù-sư-lợi, ý ông nghĩ sao? Người gây ra sự việc này, bị tội nhiều không?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Giết một Thánh nhân còn đọa trong A-tỳ địa ngục trọn kiếp huống gì đến như vậy. Tội có nhiều không thể tính kể!
Phật bảo Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:
–Có người nào hủy báng kinh này, thì tội ấy còn nhiều hơn tội giết hại Thánh nhân trăm phần, ngàn phần, trăm ngàn vạn phần cho đến tính đếm ví dụ cũng không sao sánh bằng.
Văn-thù-sư-lợi! Trong Cù-đa-ni khắp nơi đầy cả các bậc: Tuđà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán và Bích-chi-phật, dày kín như rừng trúc, mía, lau. Nếu có người ác giết hại tất cả. Văn-thù-sưlợi! Ý ông nghĩ sao? Người ác đó, do sự việc này bị tội nhiều không?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Tội này không thể nghe, không thể nghe! Người này không có kỳ hạn ra khỏi A-tỳ địa ngục.
Phật bảo Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:
–Có người nào không tin kinh này, tội đó còn nhiều hơn tội giết hại Thánh nhân trăm phần, ngàn phần, trăm ngàn vạn phần, cho đến tính đếm ví dụ cũng không sao sánh bằng.
Văn-thù-sư-lợi! Nếu thiên hạ khắp bốn châu đều như bụi trần và chư Phật Như Lai nhiều như số bụi ấy; có người ác nào giết hại và cướp đoạt hai loại tài sản là: Diệt pháp tài và Phá thế tài.
Văn-thù-sư-lợi! Ý ông nghĩ sao? Người này bị tội nhiều không?
Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:
–Bạch Thế Tôn! Tội này không thể nghe, không thể tính kể, không thể nghĩ lường.
Phật bảo Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:
–Nếu lại có người không tin kinh này; hủy báng và làm chướng ngại, thì tội đó còn nhiều hơn tội đoạt hai loại tài sản trăm phần, ngàn phần, trăm ngàn vạn phần, cho đến tính đếm ví dụ cũng không sao sánh bằng. Giả sử tất cả chúng sinh trong tam thiên đại thiên thế giới, đều thành Vô thượng Chánh đẳng giác rồi mà người ác này cũng chưa ra khỏi được địa ngục A-tỳ.
Văn-thù-sư-lợi! Người ác như vậy, thì không một cảnh giới địa ngục A-tỳ nào mà không đọa vào, huống là cảnh giới khác như: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Vì sao? Vì hủy hoại mẹ sinh ra ba đời chư Phật. Giả sử trải qua kiếp số như vị trần ở trước được ra khỏi ba đường ác; nếu sinh trong loài người thì mắc phải bệnh, thân tâm bị tật nguyền, cũng phải trải qua nhiều kiếp như bụi; kế đến mắc phải quả báo không lưỡi hoặc không tay cũng nhiều kiếp như vậy.
Văn-thù-sư-lợi! Nếu ta sống ở đời một kiếp hoặc ít hơn một kiếp, dùng thần lực của Phật để nói tội báo của người tạo ác này thì không sao hết được.
Văn-thù-sư-lợi! Nếu mong cầu sự an vui cho đời hiện tại và vị lai, thì không nên hủy báng; không tin và làm những điều chướng ngại lớn đối với kinh này.