CHÚ ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ KINH

Sa-môn Bảo Thần ở Đông Đô soạn.

 

 

Phẩm 13: HẰNG HÀ SA

1. Nói Phật nhiều như số cát sông Hằng:

“Khi ấy, Bồ-tát Đại Tuệ lại bạch Phật… cho đến như lời nói mà tin nhận hay là có nghĩa khác”: Đại Tuệ do ở trên bài kệ trong phẩm. Hiện chứng chép: Đây là lời các Phật, quá hiện vị lai nói. Lại do ở trên nói thân kia thanh tịnh lìa tâm, ý, thức. Đã lìa tâm thức thì không thể thí dụ, cho nên nêu các kinh nói các Đức Phật ba đời nhiều như số cát sông hằng cho nên nói như lời nói mà tin nhận hay là có nghĩa khác.

2. Phật nhiều không thể so sánh với cát sông hằng:

“Phật bảo Này Đại Tuệ! Chớ như lời nói mà thọ trì… cho đến chỉ dùng chút phần làm ví dụ: Nói các Như lai ba đời vượt quá chỗ thế gian mong đợi, chẳng thí dụ phải thí dụ, không thể so sánh với cát sông Hằng. Cho nên kinh Hoa Nghiêm chép: Tất cả pháp hữu vô ba cõi, không thể thí dụ với Phật được.

3. Vì hóa thật dễ thấy nên nói nhiều như cát sông Hằng:

“Ta vì phàm ngu các ngoại đạo… cho đến cho nên ta nói như cát sông Hằng”: Đây là dẫn dụ chung phàm phu và ngoại đạo, khiến họ nhàm chán sinh tử, nên vì họ nói Hóa Phật dễ thấy như cát sông Hằng, đều đã đắc đạo, nay ông không nên chịu sự sinh tử này. Nếu nói các Đức Phật như hoa ưu-đàm-bát-la khó thấy được, thì những người này liền sinh lui sụt sợ hãi, không còn cầu tiến.

“Lại có khi ta thấy những người được hóa độ nói rằng, Phật khó gặp như hoa ưu-đàm-bát”: Ở đây nói lại thấy các đệ tử được hóa độ, mà không siêng năng tinh tấn, nói Phật khó gặp như hoa ưu-đàm-bát. Nay ông được gặp vì sao không siêng năng cầu tiến, xa lìa sinh tử.

4. Vì thế, dụ Phật ít có như hoa Ưu-đàm:

“Này Đại Tuệ! Hoa ưu-đàm-bát không có ai từng thấy… cho đến tất cả phàm ngu kia không thể tin nhận”: Nói hoa ưu-đàm trong ba đời không ai nhìn thấy: Như lai thì thế gian đều thấy, vì sao nói Phật như hoa ưu-đàm. Đây là nói vì chúng sinh nên thí dụ như vậy, cho nên nói hóa Phật khó thấy dễ thấy, chẳng phải nói từ pháp chân thật. Tự pháp là cảnh giới sở chứng của Như lai, thế gian không có ai bằng được, không thể ví du được, tâm thức phàm phu chẳng thể thấy được, như vậy đều không thể tin nhận.

“Này Đại Tuệ! Như lai chân thật vượt ngoài tâm ý… cho đến nói cát sông Hằng không có sai trái”. Pháp thân chân thật lìa tâm duyên tướng, thí dụ chẳng thể sánh bằng, nhưng cũng có khi dùng phần ít để lập ra. Nói Phật nhiều như cát sông Hằng không có lỗi.

5. Nhưng so sánh với cát sông hằng không có gì trái:

“Này Đại Tuệ! Thí như cát sông Hằng… cho đến không có thương ghét, không có phân biệt”: Những người có trí lấy thí dụ được giải thoát, Như lai phương tiện dùng các đạo lý này so sánh với số cát sông Hằng không có gì trái.

“Này Đại Tuệ! Thí như cát sông Hằng là tự tánh của đất này… cho đến như cát sông Hằng không bao giờ hoại diệt”. Cát sông Hằng không thể hoại được so sánh với pháp thân Như lai”.

“Này Đại Tuệ! Thí như cát sông Hằng không có hạn lượng… cho đến chiếu khắp đại hội của tất cả các Đức Phật”: Nói chiếu soi tất cả các Đức Phật và đại chúng, như số cát sông Hằng không có hạn lượng, được so sánh với Như lai.

6. Đức Như lai đã dứt nhân sinh ba cõi:

“Này Đại Tuệ! Thí như cát sông Hằng trụ trong tự tánh cát… cho đến có các nhân sinh đều đã đoạn diệt”: Thuần là cát vàng không có gạch ngói để thí dụ pháp thân Như lai không có cát sinh tử sinh diệt, nghĩa là Đức Như lai đã dứt nhân sinh ba cõi.

“Này Đại Tuệ! Thí như cát sông Hằng lấy không thể bớt… cho đến vì pháp thân vô diệt hoại. Vì chẳng phải pháp sắc thân cho nên không thêm bớt.

“Này Đại Tuệ! Thí như cát sông Hằng tuy khổ công ép lọc cũng không thể được dầu… cho đến thành tựu đầy đủ tâm đại từ bi”: Vì bổn nguyện đại bi tam-muội lạc cho nên không bỏ chúng sinh.

“Này Đại Tuệ! Thí như cát sông Hằng trôi theo nước… cho đến nghĩa đường là nghĩa đoan mà kẻ ngu chẳng biết”. Chữ Thú hai bản dịch đời Tống, và đời Ngụy đều ghi là chữ khứ, nói Như lai nói pháp không trôi lăn theo các dòng nước, kẻ ngu không biết các pháp trôi lăn theo dòng Niết-bàn, không có đến đi.

7. Ở trong sinh tử được giải thoát:

“Bồ-tát Đại Tuệ lại bạch Phật… cho đến ở trong sinh tử mà được giải thoát”. Nếu chúng sinh sinh tử nguồn gốc mà không thể biết, làm sao về sau được giải thoá tmà rất dễ hiểu ư!

Phật bảo Đại Tuệ! Thói quen luống dối từ vô thỉ… cho đến vì vậy không được nói là mé vô biên”. Nói nhân của thói quen luống dối từ vô thỉ diệt thỉ vọng tưởng phân biệt chuyển sở y, tức gọi là giải thoát, chẳng phải mé đoạn diệt, cho nên không được nói vô biên.

“Này Đại Tuệ! Mé vô biên… cho đến tâm phân biệt sinh, nếu biết

rõ thì diệt”: Nói có mé vô biên, không khác vọng phân biệt. Nếu lìa ngoài vọng phân biệt có chúng sinh, riêng thì tức có chúng sinh dứt sinh tử, được giải thoát. Nay quán sát tri và sở tri tất cả các pháp, xưa nay vắng lặng, chỉ do chúng sinh biết hay không biết mà thôi!

8. Đức Phật nói kệ:

“Khi ấy, Đức Thế Tôn lại nói kệ rằng: Quán sát các Đạo sư, vì như cát sông Hằng… cho đến Phật thể cũng như thế”. Hai bài kệ trên đây nói về bảy thứ ví dụ cát sông Hằng, lời văn rất dễ hiểu.