SỐ 222
KINH QUANG TÁN
Hán dịch: Đời Tây Tấn, Tam tạng Pháp sư Trúc Pháp Hộ
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 5

Phẩm 13: ĐẠI THỪA

Khi ấy Hiền giả Phân-nậu-văn-đà-ni-phất bạch Phật:

–Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Con có thể giảng luận về mục đích ý nghĩa danh hiệu Đại Bồ-tát chăng?

Đức Thế Tôn dạy:

–Được, ông cứ nói!

Ngài Phân-nậu-văn-đà-ni-phất nói:

–Trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn, mặc áo giáp đại đức, Đại Bồ-tát vì chí Đại thừa chăng? Vị ấy là nguời nương Đại thừa. Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên, vì vậy Đại Bồ-tát hiệu là Đại Bồ-tát.

Ngài Xá-lợi-phất hỏi ngài Phân-nậu-văn-đà-ni-phất:

–Vì nhân duyên gì mà gọi Đại Bồ-tát là trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn Đại thừa không thoái chuyển?

Ngài Phân-nậu-văn-đà-ni-phất đáp:

–Thưa Hiền giả! Đại Bồ-tát chẳng vì sự tu học riêng cho một loài chúng sinh nào mà trụ Thí ba-la-mật để có việc bố thí mà vì tất cả các loài chúng sinh nên trụ Thí ba-la-mật để có việc bố thí.

Chẳng vì sự tu học riêng cho một loài chúng sinh nào mà trụ Giới ba-la-mật để thành tựu cấm giới mà vì tất cả các loài chúng sinh nên trụ Giới ba-la-mật để thành tựu cấm giới.

Chẳng vì riêng cho việc tu học của một loài chúng sinh nào mà trụ Nhẫn ba-la-mật để có nhẫn mà vì tất cả các loài chúng sinh nên trụ Nhẫn ba-la-mật để hành nhẫn nhục.

Chẳng vì sự tu học riêng cho một loài chúng sinh nào mà trụ Tinh tấn ba-la-mật để thực hiện tinh tấn mà vì tất cả các loài hữu tình nên trụ Tinh tấn ba-la-mật để tinh tấn.

Chẳng vì sự tu học riêng cho một loài chúng sinh nào mà trụ Thiền ba-la-mật để không loạn ý mà vì tất cả các loài chúng sinh nên trụ Thiền ba-la-mật để được nhất tâm.

Chẳng vì việc tu học riêng cho một loài chúng sinh nào mà trụ Bát-nhã ba-la-mật để hành trí tuệ mà vì tất cả các loài chúng sinh nên trụ Bát-nhã ba-la-mật để tuân theo trí tuệ.

Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật chẳng vì dứt hết loài chúng sinh hoặc giới hạn chúng sinh mà trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn rằng: “Ta sẽ diệt độ ngần ấy chúng sinh, chẳng diệt độ ngần ấy chúng sinh, an lập ngần ấy người vào Phật đạo, không an lập ngần ấy người vào Phật đạo.” Mà Đại Bồ-tát vì tất cả các loài chúng sinh, trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn và tự nghĩ: “Ta sẽ tự thành tựu viên mãn Thí ba-la-mật, khuyến trợ chúng sinh khiến nhập vào tất cả nghiệp Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-lamật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật. Ta sẽ thành tựu viên mãn việc hành Ba-la-mật, khuyến trợ tất cả chúng sinh, khiến nhập vào Bát-nhã ba-la-mật vô cực.”

Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Giả sử Đại Bồ-tát hành Thí ba-la-mật thì cái có thể cho tất cả là trí Nhất thiết để tu sửa tâm ý. Bồ-tát ấy xem các chúng sinh là bè bạn, là con của mình, còn khuyến trợ họ đạt Vô thượng Chánh đẳng giác.

Thưa Hiền giả! Đó là Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn.

Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Thí ba-lamật, cái có thể cho là trí Nhất thiết để tu sửa tâm ý. Đối với người đã phát tâm, chẳng vì họ mà vẫn khuyến trợ địa Thanh văn, Bíchchi-phật.

Thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đó là Đại Bồ-tát hành Thí ba-lamật trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn.

Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Thí ba-lamật, cái có thể cho là trí Nhất thiết để tu sửa tâm ý. Bồ-tát ấy thường suy nghĩ, giữ gìn cấm giới, không để có điều trái phạm, chẳng dùng để khuyến trợ địa Thanh văn, Bích-chi-phật, mà khuyến trợ đạt được Vô thượng Chánh đẳng giác. Đó là Đại Bồ-tát hành Giới ba-la-mật trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn.

Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Thí ba-lamật, cái có thể cho là trí Nhất thiết để tu sửa tâm ý. Bồ-tát ấy thường suy nghĩ, nhẫn chịu các pháp, dùng nhẫn nhục để khuyến khích chúng sinh, xem họ là bè bạn, là con mình. Dùng nhẫn nhục để khuyến trợ họ, chẳng vì Thanh văn, Bích-chi-phật mà vì đạt được Vô thượng Chánh đẳng giác. Đó là Đại Bồ-tát hành Nhẫn ba-la-mật trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn.

Lại nữa, Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Thí ba-la-mật, cái có thể cho là trí Nhất thiết để tu sửa tâm ý. Bồ-tát ấy thường thực hiện tinh tấn, chẳng bỏ chuyên cần, việc làm tinh tấn không có thiếu sót, chẳng dùng để khuyến trợ Thanh văn, Bích-chi-phật mà để đạt được Vô thượng Chánh đẳng giác. Đó là Đại Bồ-tát hành Tinh tấn ba-lamật trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn.

Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, cái có thể cho là trí Nhất thiết để tu sửa tâm ý. Bồ-tát ấy không nghĩ gì khác, chỉ tư duy nghiệp trí nhất thiết tuệ, tư duy không bỏ, chẳng nghe hạnh Thanh văn, Bích-chi-phật, chỉ cầu đạt được Vô thượng Chánh đẳng giác. Đó là Đại Bồ-tát hành Thiền ba-la-mật trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn.

Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Thí ba-lamật, cái có thể cho là trí Nhất thiết để tu sửa tâm ý. Bồ-tát ấy thường làm theo trí tuệ, lìa tà tuệ, dùng nghiệp trí tuệ khai phát tất cả, không có các lậu, chẳng dùng để khuyến trợ địa Thanh văn, Bích-chi-phật mà cầu đạt được Vô thượng Chánh đẳng giác. Đó là Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn.

Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Thí bala-mật, cái có thể cho là trí Nhất thiết để tu sửa tâm ý. Khi cho khởi tâm huyễn hóa, không có gì để cho, cũng không có người cho, cũng không có người nhận. Đại Bồ-tát bố thí như thế, không vì khuyến trợ Thanh văn, Bích-chi-phật mà vì cầu đạt được Vô thượng

Chánh đẳng giác. Đó là Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn.

Ngài Phân-nậu-văn-đà-ni-phất nói với ngài Xá-lợi-phất:

–Giả sử Đại Bồ-tát tâm tôn sùng trí Nhất thiết thì đối với các Ba-la-mật không có tưởng cầu, cũng không sở đắc. Đó gọi là thệ nguyện rộng lớn của Đại Bồ-tát.

Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Giới bala-mật, tâm tôn sùng trí Nhất thiết để bố thí, tôn sùng tâm trí nhất thiết để cứu độ chúng sinh tức là để khuyến trợ tâm Vô thượng Chánh đẳng giác. Đó là Đại Bồ-tát hành Giới ba-la-mật vì Thí bala-mật.

Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Khi hành Giới ba-la-mật, đối với những việc làm mà không ai nhẫn được, chẳng thể nhẫn được, Đại Bồ-tát không gì là chẳng nhẫn được. Đó là Đại Bồ-tát hành Giới ba-la-mật vì Nhẫn ba-la-mật.

Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Giới bala-mật, thì tự nhiên phát khởi việc tinh tấn không có lười biếng bỏ bê. Đó là Đại Bồ-tát hành Giới ba-la-mật vì Tinh tấn ba-la-mật.

Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Giới bala-mật, tâm tôn sùng trí nhất thiết, suy nghĩ việc làm, chẳng tin tâm Thanh văn, Bích-chi-phật, tâm thường chuyên nhất, tư duy thiền định không có loạn. Đó là Đại Bồ-tát hành Giới ba-la-mật vì Thiền ba-lamật.

Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Giới bala-mật, đối với tất cả các pháp sở hữu, quán niệm như huyễn, cũng chẳng nghĩ giới, cũng không sở đắc, chẳng tin tâm Thanh văn, Bíchchi-phật, phân biệt trí tuệ vi diệu. Đó là Đại Bồ-tát hành Giới ba-lamật vì Bát-nhã ba-la-mật.

Như thế, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Giới bala-mật tức là bao gồm đầy đủ hết các Ba-la-mật. Đó gọi là thệ nguyện rộng lớn của Đại Bồ-tát.

Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Nhẫn bala-mật mà có sự bố thí, tôn sùng phát khởi tâm trí Nhất thiết, chẳng tin tâm Thanh văn, Bích-chi-phật, có thể nhẫn nhục hết, không kết hận, để khuyến trợ quả Chánh đẳng giác.

Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Tinh tấn ba-la-mật mà có sự bố thí, tôn sùng phát khởi tâm trí Nhất thiết, chẳng tin tâm Thanh văn, Bích-chi-phật, thường hành tinh tấn, chẳng tiến chẳng thoái thì đạt đến Chánh đẳng giác.

Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Thiền bala-mật, mà có sự bố thí, tôn sùng phát khởi tâm trí Nhất thiết, chẳng tin tâm Thanh văn, Bích-chi-phật, tâm thường định, không bị loạn động, không loạn nào mà chẳng loạn, cũng chẳng thấy loạn, chẳng thấy định ý.

Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, tôn sùng phát khởi tâm trí Nhất thiết, chẳng tin tâm Thanh văn, Bích-chi-phật, tâm ý to lớn không có gì mà chẳng thông, chẳng tại sinh tử, chẳng ở diệt độ.

Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát dùng định vô sắc để hành Tam-muội, chẳng theo Thiền giáo mà có chỗ phát sinh. Đó là Đại Bồ-tát có phương tiện thiện xảo Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Giả sử Đại Bồ-tát hoặc hành Thiền định, hay bốn Đẳng tâm mà dùng Tam-muội định vô sắc thì chẳng mất Thiền định và bốn Đẳng tâm, Tam-muội vô sắc. Đó là Đại Bồ-tát dùng phương tiện thiện xảo Bát-nhã ba-la-mật.

Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát lại tu thiền tư, hành bốn Đẳng tâm, Tam-muội vô sắc. Ở trong sự tĩnh lặng quán thấy Không, Vô tướng, Vô nguyện. Thấy như thế rồi thì đó là Đại Bồ-tát trang nghiêm bằng áo giáp Bát-nhã ba-la-mật.

Thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Như thế, gọi là Đại Bồ-tát được trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn.

Thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Như thế, Đại Bồ-tát giả sử mặc áo giáp này thì chư Phật Thiên Trung Thiên ở thế giới chư Phật trong tám phương, trên dưới đều có thể tuyên dương lời dạy vi diệu, khen ngợi công đức bằng âm thanh thông suốt, rằng ở thế giới đó có Đại Bồ-tát mặc áo giáp đại đức, giáo hóa chúng sinh, làm nghiêm tịnh cõi Phật.

Xá-lợi-phất hỏi ngài Phân-nậu-văn-đà-ni-phất:

–Sao gọi là Đại Bồ-tát không thoái chuyển ngang bằng Đại thừa?

Ngài Phân-nậu-văn-đà-ni-phất trả lời:

–Thưa Hiền giả! Đại Bồ-tát hành sáu pháp Ba-la-mật, tịnh trừ các dục, diệt bỏ các pháp ác bất thiện, thuận theo tưởng hữu hành mà trụ tịch nhiên, chỉ còn sự an ổn, có thể thành tựu tầng thiền thứ nhất. Đã lìa dục, không có các ác, dứt bỏ các tưởng có thể nghĩ đến, tịch nhiên an ổn, có thể thành tựu tầng thiền thứ hai. Dứt bỏ các tưởng, không nghĩ không tưởng mà tâm tự tu như lời dạy của Thánh hiền, chẳng trái với sự minh đạt, được vui vẻ an ổn, thì liền đắc tầng thiền thứ ba. Dứt an, bỏ khổ, đối với các việc thiện ác đã tiếp xúc, vừa ý, hoặc không vừa ý, cũng không khổ không vui mà an trú tịch nhiên, được vui vẻ, an ổn thì liền thành tựu tầng Thiền thứ tư.

Hành, bốn Đẳng tâm, tâm Từ luôn thương yêu không oán, không kết, cũng không điên đảo, rộng lớn vô cùng, tốt lành vô lượng, chỗ tâm hành trong khắp các thế gian, đều không rời nó. Tâm Bi, Hỷ, Hộ (xả) cũng giống như thế. Tâm Xả thường có mặt, không oán không kết, cũng không điên đảo, rộng lớn vô biên, tốt lành vô lượng, chỗ tâm hành trong khắp các thế gian đều không rời nó. Đó là thiền tư của Đại Bồ-tát. Đại Bồ-tát dùng thiền tư này hành bốn Đẳng tâm, dùng điều tốt đẹp này hành định Tam-muội. Sau khi hành pháp này rồi, dùng để khuyến trợ trí Nhất thiết. Đó là sáu pháp Ba-la-mật của Đại Bồ-tát mà Thí ba-la-mật là gốc, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-lamật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật, tất cả đều như thế. Đó gọi là trang nghiêm bằng thệ nguyện rộng lớn của Đại Bồ-tát.

Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát cùng với tâm Từ rộng lớn cùng khắp nhưng không có hai, không có ranh giới, không có ràng buộc mà cũng không ở tại một chỗ. Tin thiền thứ nhất, thiền thứ hai, thiền thứ ba, thiền thứ tư cũng giống như thế, cho đến ở dưới không ranh giới, trên không giới hạn, tám phương trên dưới không đâu là chẳng khắp, đầy đủ bốn Thiền. Đó là Tam-muội của Đại Bồ-tát. Giả sử Đại Bồ-tát tôn sùng tâm ấy ở trí Nhất thiết, hành thiền thứ nhất để cứu độ tất cả chúng sinh, thì khuyến trợ họ đắc các thông tuệ. Đại Bồ-tát ấy đầy đủ trí Nhất thiết mà phát tâm tuệ rồi mới dùng phương tiện diễn bày thông suốt ý nghĩa, vì người nói kinh. Đó là Thí ba-la-mật của Đại Bồ-tát.

Lại nữa, Đại Bồ-tát, tâm đạt đến trí Nhất thiết, tư duy tu theo thiền thứ nhất. Giả sử có thể trụ ở thiền thứ nhất thì lại chẳng tin ưa phát tâm nào khác, chẳng theo tâm Thanh văn, Bích-chi-phật. Đó là Đại Bồ-tát chẳng phạm Giới ba-la-mật.

Giả sử Đại Bồ-tát, tâm chí đặt ở trí nhất thiết, tuân tu tư duy, liền tự phát sinh ý nghĩa khiến cho tất cả loài chúng sinh diệt trừ khổ cực, vì họ thuyết kinh pháp, tùy theo tâm niệm ưa thích của họ, quán căn nguyên của họ để khai hóa. Đó là Đại Bồ-tát hành Bát-nhã bala-mật.

Giả sử Đại Bồ-tát, tâm tu theo trí Nhất thiết, khuyến trợ tất cả gốc công đức, đối với các thông tuệ chẳng thấy chỗ hướng tới của tinh tấn. Đó là Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật.

Giả sử Đại Bồ-tát, tâm tu theo trí Nhất thiết, từ thiền thứ nhất cho đến thiền thứ tư lại quán sát vô thường, khổ, không, vô ngã, Không, Vô tướng, Vô nguyện. Đó là Đại Bồ-tát hành Thiền ba-lamật.

Giả sử Đại Bồ-tát, tâm tôn sùng trí Nhất thiết, quán tất cả pháp giống như huyễn hóa, không có ba cõi mà vì người thuyết kinh thì đó là Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật. Thưa Hiền giả Xá-lợi-phất, Pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát tạo lập tất cả bốn Ý chỉ, bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo. Lại tạo lập đầy đủ tất cả Tam-muội Không, Tam-muội Vô tướng, Vô nguyện, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng. Đó là pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát chẳng bảo là không cầu hai địa này là địa Thanh văn và địa Bích-chi-phật, tâm chỉ ưa trí Nhất thiết. Đại Bồ-tát ấy hành không phóng dật, thực hiện bốn Đẳng tâm, thành tựu Nhẫn ba-la-mật.

Giả sử Đại Bồ-tát, tâm tu theo và tự hưng phát trí tuệ thương yêu tất cả, việc làm vô hạn, không gì phá hoại. Đó là Đại Bồ-tát hành Tinh tấn ba-la-mật.

Giả sử Đại Bồ-tát đối với bốn Vô đẳng tâm mà hành thiền định, chẳng do thiền định và bốn Đẳng tâm mà có điều quên mất, thì đó là Đại Bồ-tát hành bốn Đẳng tâm không phóng dật có phương tiện thiện xảo.

Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Tam-muội Từ tâm: “Ta nên cứu hộ tất cả chúng sinh”, liền tu theo Tam-muội Bi, thương xót chúng sinh thực hiện lòng bi thuận theo hướng này. Thực hiện Tam-muội Hỷ: “Ta sẽ độ thoát các loài chúng sinh”, dần dần tiến tới Tam-muội Hộ (xả) giúp cho chúng sinh đạt đến lậu tận. Đó là Đại Bồ-tát hành bốn Đẳng tâm không có phóng dật có Thí bala-mật. Giả sử thiền tư không phóng dật hành bốn Đẳng tâm, duyên vào điềm lành, không dùng để khuyến khích hỗ trợ địa Thanh văn, Bích-chi-phật, mà thuận theo tuệ thương yêu tất cả. Đó là Đại Bồ-tát hành bốn Đẳng tâm, không trái phạm Giới ba-la-mật.

Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Pháp Đại thừa của Đại Bồtát hiểu rõ pháp nội không chẳng rơi vào điên đảo, cũng không cầu gì, chẳng có sở đắc về khổ vui, thiện ác, có sở hữu cái không tự nhiên. Đối với các thông tuệ, cũng không sở đắc, không có trong, ngoài, chẳng có trung gian. Đó là pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Pháp Đại thừa của Đại Bồtát đối với tất cả pháp không có loạn, cũng không có tuệ Tam-muội. Đó là pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Pháp Đại thừa của Đại Bồtát luôn có chí hướng Đại thừa, trí tuệ của họ tự do, trí tuệ ấy chẳng trụ tại thường, chẳng trụ tại vô thường, chẳng chấp khổ hay chẳng khổ, vui hay chẳng vui, điều ấy chẳng do trí tuệ trụ ở ngã sở hay chẳng phải ngã sở. Đó là pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát vì không sở đắc nên chẳng rơi vào điên đảo.

Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Pháp Đại thừa của Đại Bồtát, trí tuệ của họ tự do chẳng ở tại quá khứ, chẳng ở tại vị lai, chẳng ở tại hiện tại, chẳng ở tại ba đời, không có chỗ của trí tuệ. Đó là pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát thường không sở đắc, chẳng rơi vào điên đảo.

Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát, trí tuệ của họ chẳng buộc ràng vào cõi Dục, chẳng buộc ràng vào cõi Sắc, chẳng buộc ràng vào cõi Vô sắc mà là trí tuệ tự tại, biết hết cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc một cách tự tại, cũng không sở đắc, cũng chẳng rơi vào điên đảo. Đó là pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát.

Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Pháp Đại thừa của Đại Bồtát, trí tuệ tự tại, chẳng đồng trí tuệ thế gian, cũng chẳng chìm trong trí tuệ thế gian, chẳng ở tại hữu vi, chẳng ở tại vô vi, chẳng ở tại hữu lậu, chẳng ở tại vô lậu. Pháp tuệ này tự do, biết hết trí tuệ thế tục, trí tuệ vượt thế tục, chẳng phải chẳng biết. Biết hết pháp hữu vi, vô vi, chẳng phải chẳng biết, cũng không sở đắc, chẳng rơi vào điên đảo. Đó là pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát.