SỐ 224
KINH ĐẠO HÀNH BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Dịch Phạn ra Hán: Đời Hậu Hán, Tam tạng Pháp sư Chi-lâu-ca-sấm, người nước Nhục Chi.
Dịch Hán ra Việt: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 5

Phẩm 11: CHẲNG THỂ TÍNH KỂ

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bát-nhã ba-la-mật cực đại rốt ráo, rốt ráo chẳng thể kể, rốt ráo chẳng thể lường, rốt ráo không có gì bằng, rốt ráo không có giới hạn.

Đức Phật dạy:

–Bát-nhã ba-la-mật cực đại rốt ráo, rốt ráo chẳng thể kể, rốt ráo chẳng thể lường, rốt ráo không có gì bằng, rốt ráo không có giới hạn. Bát-nhã ba-la-mật an ổn rốt ráo chẳng thể kể là trí Nhất thiết trí vô sư của Như Lai, vì thế Bátnhã ba-la-mật rốt ráo chẳng thể kể.

Thế nào là Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo chẳng thể lường? Chẳng thể lường là trí Nhất thiết trí vô sư của Như Lai chẳng thể bàn, chẳng thể nói, vì thế Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo chẳng thể lường.

Thế nào là Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo an ổn không có gì bằng? Không ai có thể hơn Đức Như Lai, vì thế Bát-nhã ba-lamật rốt ráo không có gì bằng.

Thế nào là Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo không có giới hạn? Trí Nhất thiết trí vô sư của Như Lai không có giới hạn, vì thế Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo không có giới hạn.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Vì sao trí Nhất thiết trí của Như Lai chẳng thể kể, chẳng thể lường, không có giới hạn?

Đức Phật dạy:

–Sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức chẳng thể kể. Các pháp cũng chẳng thể kể. Các pháp hoàn toàn không thật có, ngay ở trong đó không thể kể.

Sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức chẳng thể lường. Các pháp cũng chẳng thể lường.

Sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức không có giới hạn. Các pháp cũng không có giới hạn. Sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức không có giới hạn hoàn toàn không thật có. Giới hạn của các pháp hoàn toàn không thật có. Vì sao? Vì sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức không có giới hạn. Các pháp không giới hạn. Sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức giới hạn hoàn toàn chẳng thật có, không có chỗ cùng tận. Các pháp giới hạn hoàn toàn chẳng thật có, không có chỗ cùng tận. Vì sao? Vì sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức, các pháp hoàn toàn chẳng thật có. Lúc giới hạn không có chỗ cùng tận thì thế nào?

Đức Phật dạy:

–Hư không có thể kể là có cùng tận chăng? Tu-bồ-đề thưa:

–Hư không không thể nào kể là có cùng tận. Đức Phật dạy:

–Các pháp chẳng thể kể, chẳng thể nói, không có giới hạn. Vì thế, pháp của Như Lai cũng không thể kể, không thể nói, không có giới hạn. Như Lai phát tâm học chẳng thể kể, chẳng thể nói, không có giới hạn, vốn vô tâm, vô niệm, ví như hư không vô tâm, vô niệm. Có tâm, có niệm, theo đó mà sinh tử không có giới hạn. Pháp của Như Lai như hư không, không có giới hạn. Pháp ấy như hư không chẳng thể kể nên nói là chẳng thể kể, chẳng thể nói, không có giới hạn.

Lúc Phật thuyết kinh này, năm trăm Tỳ-kheo Tăng, ba mươi Tỳ-kheo-ni đều đắc A-la-hán, sáu mươi Ưu-bà-tắc, ba mươi Ưu-bà-di đều đắc đạo Tu-đà-hoàn, ba mươi Bồ-tát chứng đắc Vô sở tùng sinh pháp lạc (Vô sinh pháp nhẫn) sẽ được thọ ký thành Phật trong kiếp Hiền này.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu cực đại rốt ráo an ổn! Đức Phật dạy:

–Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu cực đại rốt ráo an ổn! Trí Nhất thiết trí, đạo Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-lahán, Bích-chiphật đều từ kinh này sinh ra. Ví như nhà vua đã được quán đảnh hiện đang tại vị thì tất cả quần thần, đất nước nhân dân đều thuộc nhà vua, cũng không còn điều gì lo lắng nữa! Các pháp như A-la-hán, Bích-chi-phật, Phật đều từ trong Bát-nhã ba-la-mật sinh ra, đều từ kinh này thành lập. Đức Phật dạy tiếp:

–Sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức chẳng thọ, chẳng nhập. Các quả vị Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, Ala-hán, Bích-chi-phật, trí Nhất thiết trí chẳng thọ, chẳng nhập. Tu-bồ-đề hỏi Phật:

–Thế nào là trí Nhất thiết trí chẳng thọ? Thế nào là trí Nhất thiết trí chẳng nhập?

Đức Phật dạy:

–Thế nào, này Tu-bồ-đề! Ông thấy có pháp A-la-hán để nhập chăng?

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Con chẳng thấy có pháp ấy để nhập.

Đức Phật dạy:

–Lành thay, này Tu-bồ-đề! Ta cũng chẳng thấy có pháp Như Lai để nhập. Như ta, Như Lai không có nhập, trí Nhất thiết trí cũng không có nhập.

Chư Thiên tử cõi Dục và cõi Sắc đều bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu rất khó hiểu. Những người đã tạo công đức từ thời Phật quá khứ, thuở ấy đã được nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu rồi tin. Giả sử người trong tam thiên đại thiên thế giới đều tin pháp này. Tin rồi tu hành trải qua một kiếp, thậm chí chỉ cần quán niệm Bát-nhã ba-lamật trong một ngày thôi thì công đức của người này nhiều hơn người kia vô lượng.

Phật nói với chư Thiên tử cõi Dục và cõi Sắc:

–Giả sử có người nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu mà được chứng Nê-hoàn, thì công đức của người tin rồi tu trong một kiếp không thể nào bằng công đức của người ấy.

Chư Thiên tử cõi Dục và cõi Sắc đều tiến đến đảnh lễ dưới chân Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi lui ra, đi một quãng xa bỗng nhiên ẩn thân về Thiên cung khen ngợi Phật thuyết về công đức.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Nếu có Bồ-tát tin Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu thì vị này từ chỗ nào sinh đến đây?

Đức Phật dạy:

–Người có niềm tin như thế, tâm không chút nghi ngờ, ưa thích nghe pháp này không biết chán, trong lòng không muốn xa lìa vị Pháp sư thuyết kinh. Ví như con trâu nghé mới sinh, lòng không bao giờ muốn xa lìa mẹ nó. Bồ-tát này từ trong loài người sinh đến đây đều là người đời trước đã học pháp này, hôm nay đến đây lại được học Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu nên tin ưa không muốn xa lìa.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Nếu có Bồ-tát muốn chóng hoàn thành công đức nên từ cõi nước Phật ở phương khác đến cúng dường Phật. Vậy có người như thế từ phương ấy sinh đến đây không?

Phật dạy:

–Có, Bồ-tát ấy từ cõi nước Phật phương khác đến cúng dường Phật, lại từ phương ấy sinh đến đây, nhờ công đức ấy mà chóng đắc Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu.

Nếu có Bồ-tát từ trên cõi trời Đâu-thuật sinh đến đây, hoặc họ đã từng nghe Bồ-tát Di-lặc thuyết về trí tuệ trong kinh thâm diệu này. Nay sinh đến đây nhờ công đức ấy chóng đắc Bát-nhã ba-lamật thâm diệu.

Nếu có Bồ-tát đời trước gặp Phật được nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu mà không thưa hỏi về trí tuệ ở trong pháp ấy thì sinh đến đây nghe pháp Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu tiếp tục nghi ngờ, không tin ưa, không thưa hỏi về trí tuệ trong pháp ấy. Vì sao? Vì đời trước họ có nghi ngờ.

Nếu có Bồ-tát đời trước đã được nghe Bát-nhã ba-lamật thâm diệu, thưa hỏi về trí tuệ ở trong pháp ấy từ một ngày, hai ngày, ba ngày cho đến bảy ngày, nhờ công đức ấy mà hôm nay chóng đắc Bát-nhã ba-la-mật, thường ưa nghe thích hỏi rồi tin nhận.

Nếu có Bồ-tát có lúc muốn nghe, tâm của vị ấy rối loạn luôn luôn lay động như cán cân lúc cao lúc thấp. Đó là người mới học chưa phát tuệ cho nên lòng tin kém cỏi chẳng thích đắc Bát-nhã bala-mật, chán ngán không muốn học rồi bỏ đi. Người như vậy không thể nào thành tựu Phật đạo mà bị rơi vào trong đạo A-la-hán, Bíchchi-phật.