SỐ 221
KINH PHÓNG QUANG BÁT-NHÃ
Hán dịch: Đời Tây Tấn, Tam tạng Vô-la-xoa, người nước Vu Điền
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 2

Phẩm 11: BẢN VÔ

Bấy giờ Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật, con không biết có Bồ-tát cũng không thấy có Bồ-tát. Vậy, vì hàng Bồtát nào mà nói thực hành Bát-nhã ba-la-mật, nên dạy ai? Con không thấy gốc ngọn các pháp, làm sao sẽ vì Bồ-tát mà đặt tên gọi rồi nói là Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Tên gọi này chẳng trụ cũng chẳng không trụ. Vì sao? Vì tên gọi này chẳng thể thấy, cũng không thể nắm bắt được.

Bạch Thế Tôn! Con cũng không thấy gốc ngọn của năm ấm thì

làm sao con đặt tên gọi cho Bồ-tát.

Thế nên, bạch Thế Tôn! Tên gọi không trụ cũng không không trụ.

Bạch Thế Tôn! Con cũng không thấy gốc ngọn của sáu căn, làm sao vì Bồ-tát mà đặt tên, vì tên gọi này chẳng trụ cũng chẳng không trụ. Vì sao? Vì tên gọi nầy không thể thấy, không thể biết, làm sao đặt tên gọi cho hàng Bồ-tát? Vì tên gọi đó không thể thấy cũng không thể biết, vì tên gọi đó không trụ cũng chẳng không trụ.

Bạch Thế Tôn! Con cũng không thấy gốc ngọn của mười tám tánh, mười hai nhân duyên.

Bạch Thế Tôn! Con cũng không thấy nguồn gốc sinh diệt của mười hai nhân duyên; cũng không thấy gốc ngọn của dâm, nộ, si; không thấy gốc ngọn của sáu mươi hai kiến; không thấy gốc ngọn của sáu pháp Ba-la-mật; không thấy gốc ngọn của ngã; không thấy người cũng không thấy tuổi thọ; không thấy mạng của chúng sinh; không thấy gốc ngọn của ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, Không, Vô tướng, Vô nguyện; bốn Thiền, bốn Đẳng, bốn Thiền vô hình, cho đến không thấy gốc ngọn của niệm Phật, Pháp, Tăng, giới, thí, thiên; niệm sổ tức, niệm chết; cũng không thấy gốc ngọn của mười tám pháp của Phật.

Bạch Thế Tôn! Năm ấm như mộng, như tiếng vang, như bóng, như huyễn, như quáng nắng, không thể nắm bắt gốc ngọn; tịch tĩnh không sinh không diệt, không có gốc ngọn; không có gốc ngọn của không chấp thường, không đoạn và gốc ngọn của chân như, pháp chân tế của pháp tánh, tất cả đều không thấy được.

Bạch Thế Tôn! Con không thấy gốc ngọn của các pháp thiện, ác, hữu vi, vô vi, hữu lậu, vô lậu.

Bạch Thế Tôn! Con không thấy gốc ngọn các pháp quá khứ, hiện tại, vị lai. Con không thấy gốc ngọn của các pháp không quá khứ, không hiện tại, không vị lai. Con không thấy gốc ngọn của Thế Tôn, không thấy gốc ngọn của hằng hà sa cõi nước khắp mười phương các Đức Như Lai Vô Sở Trước Chánh Đẳng Giác cùng các đệ tử và chúng Bồ-tát.

Bạch Thế Tôn! Gốc ngọn các pháp nói trên không thể nắm bắt được, không thể thấy, vậy nên dạy hàng Bồ-tát thế nào? Nên vì ai mà thuyết Bát-nhã ba-la-mật? Tên gọi này chẳng trụ cũng chẳng phải chẳng trụ, tên gọi này không thể biết được, không thể nắm bắt cũng không thể thấy. Như vậy, tên gọi này không trụ cũng không không trụ. Tại sao vì hàng Bồ-tát mà lập tên gọi? Tại sao? Vì tên gọi các pháp không thể thấy cũng không thể nắm bắt.

Bạch Thế Tôn! Các Bồ-tát do tập hợp và số mà tạo tên gọi các pháp, cũng không tạo ra tên gọi. Các pháp như năm ấm, mười tám tánh, mười hai xứ, ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp Bất cộng cũng không tạo các tên gọi.

Bạch Thế Tôn! Các pháp như mộng, tiếng vang, ánh sáng, quáng nắng, biến hóa, gọi là hư không.

Bạch Thế Tôn! Đất, nước, gió, lửa không cũng không có người tạo danh tự. Nói giới, định, giải thoát, giải thoát tri kiến trên đây cũng không tạo tên gọi. Nói thiện, ác, thường, vô thường, khổ, lạc, hữu ngã; nói tịch, tịch tĩnh, sở hữu, vô sở hữu, các tên ấy không cùng tạo ra cho nên con hồ nghi. Vì sao? Gốc ngọn các pháp không thể thấy được, làm sao vì Bồ-tát mà tạo ra tên gọi.

Bạch Thế Tôn! Tên gọi không trụ pháp tánh. Vì sao? Vì tên gọi không thật có, không thể nắm bắt được, nên tên gọi này không trụ cũng chẳng không trụ. Nếu Đại Bồ-tát nghe và thực hành Bátnhã ba-la-mật đúng lời dạy, thì không oán, không hối hận, không giải đãi, không lo lắng, không sợ sệt. Đây chính là Bồ-tát an trụ chắc chắn vào quả vị không thoái chuyển, trụ vào nơi không chỗ trụ.

Lại nữa, Bạch Thế Tôn! Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật thì không nên trụ vào sắc, thọ, tưởng, hành, thức; cũng không nên trụ vào nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; không nên trụ vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nên trụ vào sáu thức; không nên trụ vào sáu xúc; không nên trụ vào sáu thọ; không nên trụ vào địa, thủy, hỏa, phong, không, thức; không nên trụ vào mười hai nhân duyên. Vì sao? Vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều là không.

Bạch Thế Tôn! Nếu năm ấm là không thì không phải năm ấm, nếu năm ấm không rời không, không cũng không lìa năm ấm thì không chính là năm ấm, năm ấm chính là không.

Đúng vậy, bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-lamật không nên trụ vào năm ấm, cho đến trụ vào mười hai nhân duyên. Vì sao? Vì không của mười hai nhân duyên, mười hai nhân duyên chính là không, không chính là mười hai nhân duyên.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật, không nên trụ vào ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, cho đến mười tám pháp Bất cộng của Phật. Mười tám pháp Bất cộng của Phật cũng không lìa không, không là mười tám pháp, mười tám pháp tức là không, cho nên không trụ vào nơi đó.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật không nên trụ vào sáu pháp Ba-la-mật. Vì sao? Vì sáu pháp Ba-la-mật là Không, nếu trụ vào thì không phải sáu pháp Ba-la-mật. Sáu pháp Ba-la-mật không rời không, không cũng không rời sáu pháp Ba-lamật. Bồ-tát không nên trụ vào sáu pháp Ba-la-mật.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật không trụ vào tên gọi và số, không trụ vào tên gọi số nhiều hay số ít. Vì sao? Vì tên gọi và số đều là không.

Bạch Thế Tôn! Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật không nên trụ vào thần thông. Vì sao? Vì thần thông chính là không, không chính là thần thông.

Bạch Thế Tôn! Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, đối với vô thường của sắc, thọ, tưởng, hành, thức không nên trụ vào đó. Vì vô thường là không. Giả như nói vô thường không phải là không thì Không không phải vô thường. Không cũng không rời vô thường, vô thường chính là không, không chính là vô thường, Bồ-tát không nên trụ vào đó. Bồ-tát không nên trụ vào khổ của năm ấm, vô ngã của năm ấm, không nên trụ vào không của năm ấm, không nên trụ vào tịch tĩnh của năm ấm.

Bạch Thế Tôn! Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật không trụ vào trong như như, vào pháp, pháp tánh, không trụ vào chân tế.

Bạch Thế Tôn! Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật không trụ

vào các pháp Tam-muội, các pháp Đà-la-ni.

Bạch Thế Tôn! Bồ-tát không có phương tiện quyền xảo nên tạo ra tưởng về ngã rồi chấp vào năm ấm. Tuy có theo năm ấm để nhận lấy Bát-nhã ba-la-mật nhưng không thuận Bát-nhã ba-la-mật, không đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật, không có năng lực phát sinh trí Nhất thiết.

Bạch Thế Tôn! Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật chấp trước vào tướng về ngã, trụ vào các pháp Đà-la-ni, Tam-muội, dùng tưởng mà phân biệt mong cầu các môn Tam-muội Đà-la-ni. Tuy có thọ trì Bát-nhã ba-la-mật, nhưng không tương ưng, không tùy thuận Bát-nhã ba-la-mật, không được đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật, không có năng lực phát sinh trí Nhất thiết. Vì sao? Vì không chấp thủ vào sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không chấp thủ năm ấm chính là không phải năm ấm. Tại vì sao? Vì tánh của nó vốn là không; đối với các pháp Đàla-ni, các pháp Tam-muội cũng không chấp thủ thì không phải Đàla-ni Tam-muội, vì tánh này vốn không; cho đến Bát-nhã ba-la-mật cũng không chấp thủ, vì bản tánh vốn là không.

Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật nên quán các pháp là tánh không, tuy quán các pháp nhưng không chấp trước. Đó gọi là Tammuội Không sự chấp thủ của Đại Bồ-tát, có công dụng tích tụ công năng to lớn vi diệu mà các A-la-hán, Bích-chi-phật không thể sánh bằng; không chấp thủ vào trí Nhất thiết, cho đến nội ngoại không, hữu vô không cũng không chấp thủ. Tại vì sao? Vì không theo tướng để hành. Vì sao? Vì hành theo tướng là cấu. Những gì là tướng? Tướng năm ấm, tướng Tam-muội đều là tướng cấu, nên sự tạo tác là thủ, sự tạo tác là niệm. Nếu không như vậy thì ngoại đạo Tiên ni hoàn toàn không tin vào trí Nhất thiết trí. Họ tin vào những gì? Tin vào Bát-nhã ba-la-mật không chấp tướng, tin vào giải thoát, tu tập quán sát chỗ tương ưng của nó, không chấp tướng cũng không chấp vô tướng. Làm như vậy mà không chấp thủ tướng, thì ngoại đạo Tiên ni liền được tín giải chắc chắn, liền đạt được Tuệ không tánh, không còn chấp thủ thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Vì thấy hiểu các pháp là tướng không. Vì không lệ thuộc vào bên trong và bên ngoài mà thấy tuệ, không lìa các sự việc bên trong và bên ngoài mà thấy tuệ. Vì sao? Vì không thấy các pháp có sự hiểu biết, không lệ thuộc vào bên trong năm ấm mà thấy tuệ; không lệ thuộc vào bên ngoài năm ấm mà thấy tuệ; không lìa năm ấm mà thấy tuệ. Do nhân duyên này mà ngoại đạo được hiểu, được hiểu rồi liền phát lòng tin vào trí Nhất thiết.

Nghĩa là do tin các pháp như trên mà chứng đắc nhưng không có thấy các pháp. Tiên ni được giải thoát, như vậy đối với các pháp không có thọ, không có tưởng, không có niệm. Pháp này không có người được, không có người thọ nhận, không có người giải thoát. Pháp này chẳng thọ cũng chẳng giữ gìn, không có chỗ đạt được, không có niệm, tất cả đều không niệm vậy.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát làm thế nào để thông đạt Bát-nhã ba-la-mật và qua lại hai bờ dễ dàng? Do không chấp thủ đối với các pháp nên không chấp thủ sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Do không chấp thủ các pháp, nên không chấp thủ Tam-muội Đà-la-ni. Do không chấp thủ các pháp cho nên không chấp thủ vào đầy đủ ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười Lực của Phật, mười tám pháp Bất cộng, cho đến Trung đạo Niết-bàn. Vì sao? Vì ba mươi bảy phẩm chẳng phải là ba mươi bảy phẩm, cho đến mười tám pháp chẳng phải là mười tám pháp. Đó là pháp chẳng phải là pháp cũng chẳng phải phi pháp. Đó là Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật không chấp thủ năm ấm.

Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật nên quán như vầy: “Nói thế nào là đúng Bát-nhã ba-la-mật này? Bát-nhã ba-la-mật này là gì? Ai có Bát-nhã ba-la-mật?” Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật nên có ý nghĩ: “Lời nói không thể nắm bắt được, pháp không thể thấy, pháp không phải là Bát-nhã ba-la-mật.” Ngay khi ấy, Xá-lợi-phất hỏi Tôn giả Tu-bồ-đề:

–Thưa Hiền giả! Những pháp nào là không thể nắm bắt được, cũng không thể thấy?

Tu-bồ-đề đáp:

–Bát-nhã ba-la-mật không thể nắm bắt được cũng không thể thấy. Thiền định, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Trì giới, Bố thí ba-la-mật không thể nắm bắt được cũng không thể thấy. Ngoại không, nội không và hữu vô không, năm ấm không thể nắm bắt thấy được; ba mươi bảy phẩm Trợ đạo, mười tám pháp, thần thông cũng không có cũng không thấy được; pháp tánh, pháp trụ, chân tế, trí Nhất thiết của Phật cũng không có, không thấy được; nội ngoại không, hữu vô không đều là không vậy.

Này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Ba-la-mật, nếu quán như vậy, suy nghĩ như vậy thì ý không mệt mỏi, không nhàm chán, không lo, không sợ. Nên biết, đây là Bồ-tát không rời Trí tuệ ba-lamật.

Xá-lợi-phất hỏi Tôn giả Tu-bồ-đề:

–Tại sao biết Bồ-tát không rời Trí tuệ ba-la-mật?

Tu-bồ-đề đáp:

–Như tướng mạo của sắc là lìa sắc; như tướng mạo của thọ, tưởng, hành, thức là lìa thọ, tưởng, hành, thức; như tướng mạo Bố thí ba-la-mật thì lìa Bố thí ba-la-mật, cho đến tướng mạo Bát-nhã ba-lamật cũng lìa Bát-nhã ba-la-mật; mười tám pháp Bất cộng của Phật cho đến chân tế cũng đều như vậy.

Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề:

–Tướng mạo năm ấm là những gì? Tướng mạo sáu pháp Ba-lamật, mười tám pháp Bất cộng là những loại nào? Tướng mạo pháp tánh và chân tế là những gì?

Tu-bồ-đề nói:

–Năm ấm không thật có tướng mạo, sáu pháp Ba-la-mật, mười tám pháp Bất cộng, chân tế cũng không thật có tướng mạo, nó không thuộc vào loại nào.

Xá-lợi-phất! Do vậy nên biết, tướng mạo năm ấm thì lìa năm ấm, như tướng mạo sáu pháp Ba-la-mật thì lìa sáu pháp Ba-la-mật, cho đến chân tế cũng như vậy. Năm ấm lìa tướng năm ấm, cho đến chân tế cũng lìa tướng của nó, tướng cũng lìa chân tế của nó.

Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề:

–Đại Bồ-tát nương vào chỗ này mà sinh trí Nhất thiết phải không?

Tu-bồ-đề đáp:

–Câu hỏi của ông không có gì lạ. Vì sao? Vì các pháp không chỗ xuất cũng không chỗ sinh.

Xá-lợi-phất lại hỏi:

–Tại sao các pháp không có chỗ sinh không có chỗ xuất?

Tu-bồ-đề đáp:

–Năm ấm là không cho nên không thấy nó xuất cũng không thấy nó sinh. Bát-nhã ba-la-mật, mười tám pháp Bất cộng của Phật, chân tế cũng không thấy nó xuất cũng không thấy nó sinh. Đại Bồtát học và thực hành Bát-nhã ba-la-mật như vậy thì dần dần đạt được trí Nhất thiết, gần được trí Nhất thiết thì đạt được thân ý đều thanh tịnh; thân ý thanh tịnh rồi thì không còn dâm, nộ, si; tâm ý hung bạo, ý tham không còn sinh nữa, ý không còn sáu mươi hai tà kiến, không còn sinh trong thai mẹ, thường được hóa sinh, từ cõi Phật này đến cõi Phật kia giáo hóa chúng sinh làm thanh tịnh cõi Phật, đến lúc thành bậc Chánh đẳng giác cũng không rời chư Phật, Thế Tôn.

Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật nên học và thực hành như vậy.