ĐẠI TỲ-LÔ-GIÁ-NA THÀNH PHẬT KINH SỚ

A-xà-lê Nhất Hạnh ghi chép

 

 

Phẩm 10: TỰ LUÂN

Phật lại bảo Kim CangThủ, trước là Kim Cang Thủ hỏi mà Phật đáp theo thứ lớp . Văn trước có chỗ chưa đủ, nay lại nói. Cho nên bảo hãy lắng nghe. Có pháp môn gọi là Biết Nhất Thiết Xứ, khi Bồ-tát kia tự trụ vị tất cả việc làm đều được thành tựu. Tức pháp môn Tự luân này là pháp môn Biến Nhất Thiết Xứ (trùm khắp tất cả mọi nơi). Nếu Bồ-tát trụ pháp môn Tự luân này, trước từ phát diệu tâm Bồ-đề cho đến thành Phật, trong đó có tất cả sự nghiệp tự lợi, lợi tha nhờ pháp môn này nên tất cả đều được thành tựu, không có chướng ngại. Lại từ chỗ nói trên, A-xà-lê trụ vào Phật Địa, nghĩa cũng chưa rõ. Nghĩa là chữ môn trong đây là đó. Trước hết chữ A tức là tâm Bồ-đề, nếu quán sát chữ này mà tương ưng tức là đồng thể với pháp thân Tỳ-lô-giá-na. Nghĩa là quán tự luân A này, cũng như đuôi chim công có nhiều vầng sáng vây quanh. Người tu trụ trong đó tức là trụ vào Phật vị. Lại nói: Tự luân này phải làm ba lớp ở trong để đặt chữ A, còn quyến thuộc các chữ khác đều ở ngoài. Lại chữ A này có năm thứ: A Âm Ác Ác, lại mỗi Tự luân ở trước có ba lớp quy mạng Tam bảo tâm chân ngôn, tức là chữ A, chữ Ta, chữ Phược. Ba chữ này hiển bày ý nghĩa ba bộ. Chữ A là Như Lai Bộ, chữ Ta là Liên Hoa bộ, chữ Phược là Kim Cang Bộ. Mỗi bộ tùy năm tự luân mà chuyển, tùy nghĩa tướng mà tương ưng.

Trước nói Mạn-đồ-la, nay nói luân tức là nghĩa Mạn-đồ-la. Trước, là trong đàn phát tâm là Đại Nhật Như Lai, tức đồng với chữ A trong đây. Bên phía Bắc để hoa sen và các quyến thuộc đều ở một chỗ, tức là chữ ta trong đây, phía Nam để Chấp Kim Cang và các quyến thuộc đều ở một chỗ, tức là phược trong đây. Nay từ chữ A lại sinh ra bốn chữ tức là Diệp Đại Bi Thai Tạng. Từ một chữ Phược mà chuyển sinh ra nhiều chữ, nên gọi là Luân.

Thứ nhất chữ A, tức là tâm thể Bồ-đề, kế là có Ca-khư-nga-già…năm âm đều lấy bốn chữ (đều trừ chữ thứ năm). Kế lại lấy Dã-la cho đến Khất-xoa đều là tiếng Nam, đều vào tự luân A. Người tu đã phát tâm Bồ-đề rồi thì phải đến tu hạnh Như Lai, cho nên kế là nói tự luân A là hạnh. Ba bộ là ba chữ A-sa-phược, kế là chữ Ca cho đến Khất-xoa, cũng đều là bên góc thêm dấu chấm, để làm Tự luân âm thanh dài.

Đã đầy đủ hạnh Như Lai thì thành Bồ-đề. Cho nên nói Ám tham. Tự luân chính là ba bộ này. Ở đây trên chữ A có dấu chấm là nghĩa Đại Không, cũng như tâm Bồ-đề này lìa các tướng, tức gọi chư Phật là thành Bồ-đề. Kế chữ Ca cho đến Khất-xoa đều thêm trên một dấu chấm làm tự luân Âm. Đã thành Bồ-đề thì sẽ đến đâu, đó là Đại Niếtbàn, cho nên kế ở trong đây mà nói: Á-sách-mô… Tự luân là ba bộ. Như Ca cho đến Khất-xoa đều thêm hai dấu chấm tức là Niết-bàn luân. Chữ Ác là phương tiện luân, cho nên trong đây không. Đây là Thích-ca Phật Luân.

Phàm Tự luân lớn có ba phần, chữ đầu tiên là chữ A tức một phần, kết là chữ Ca cho đến hai mươi chữ là phần thứ hai. Kế chữ Dã cho đến chữ Ha là phần thứ ba. Bỏ chữ Khất-xoa. Do chữ này đã trùng. Từ trên đều là chữ trí tuệ. Kế có tám chữ Y, Y, Ổ, Ô, Ê, Ái, Ác, Áo. Thêm tám chữ này thì thành tựu Tam-muội, đều là tiếng Tam-muội cả. Cũng tùy năm luân mà thường chuyển nghĩa, cho nên biết.

Kế có Nga Nhã Tra Nang Mô, chữ này ở khắp tất cả mọi nơi, nghĩa là khắp trong định tuệ. Nhưng năm chữ này tùy năm luân mà chuyển. Nghĩa là thêm dấu chấm ở bên hoặc thêm chấm tròn trên hoặc thêm hai chấm ở bên, năm thứ này thành năm chữ. Gọi năm luân, là từ luân này chuyển mà sinh các chữ. Luân nghĩa là sinh. Như từ chữ A mà sinh bốn chữ. Nghĩa là chữ A là tâm Bồ-đề, A là hạnh. Ám là thành Bồ-đề, ác là đại Niết-bàn hoàn toàn vắng lặng, ác là phương tiện. Như chữ A, nên biết chữ Ca, cùng năm chữ cho đến chữ khư,… gồm hai mươi chữ, phải biết cũng như thế.

Kế có mười hai chữ tức là: Y Y Ổ Ô Lỗ Lưu Lư Lưu Ế Ái Ô Áo, tức là đồng với chấm trên, nghĩa là Tam-muội. Ngưỡng, Nhương, Noa, Nẵng, Bôn cũng có năm chữ, tức đồng với chấm trên. Tám chữ Dã, la… tức đồng hai dấu chấm bên, là nghĩa trừ. Phải biết Tự luân này là trùm khắp trong tất cả chân ngôn. Nếu thấy chữ A phải biết là nghĩa tâm Bồ-đề. Nếu thấy chữ A dài là biết tu hạnh Như Lai. Nếu thấy chữ Ám phải biết là thành ba Bồ-đề. Nếu thấy chữ Ác phải biết là chứng Đại Niết-bàn. Nếu thấy chữ Ác dài phải biết là năng lực phương tiện. Nếu thấy chữ hai mươi chữ như Ca… cũng tùy nghĩa loại mà giảng nói. Phải biết các chữ này đều là tuệ. Nếu thấy tám chữ như La… phải biết tức đồng với dấu chấm ở bên, cũng là tùy loại mà tương ưng. Nếu thấy y… tức là hiển Tam-muội. Nếu thấy năm chữ như Ngưỡng… phải biết tức là dấu chấm đại không. Đại không là lìa tất cả các tướng, tức là nghĩa thành Phật. Nếu người tu thấu suốt như thế thì có khả năng nhập vào tất cả nghĩa Đà-la-ni, xoay chuyển vô ngại, nên gọi là Tự luân. Như thế Bí Mật Chủ Tự Đạo Môn Thiện Pháp Chân Ngôn Đạo trụ thứ lớp. Chư Phật thần lực gia trì Tam-miệu Tam-phật-đà Đạo Bồ-tát Hành Vũ. Kinh nói như thế tức là chỉ cho Tự luân ở trên. Như trên đã nói Định Tuệ Không… tức là môn Phật đạo năng thành đạo Chánh giác. Nếu hiểu biết nghĩa chữ tức năng trụ ở Đạo Chân Ngôn. Trong pháp thứ lớp đó thì tướng chứng nhập có thềm bậc khác nhau cũng đều hiểu biết, thấu suốt thông bít không có đuối lý. Nhưng tất đàn tự mẫu này cho đến đồng tử thế gian cũng thường tu tập, làm sao làm việc nhanh như thế. Các chữ này đều là Như Lai gia trì thần lực, từ thể tánh nội chứng của Như Lai mà tuôn ra cho nên hay có nghiệp dụng không thể suy nghĩ bàn luận đó. Nếu người hiểu rõ ý thú phương tiện này thì thông suốt đạo Tam-bồ-đề. Khéo léo thông suốt, nghĩa là thấu suốt tất cả căn tánh dục của chúng sinh, thì dùng pháp nào mà được vào đạo, phải từ môn nào được hiểu ngộ. Như thế… vô lượng vô biên đều hiểu biết mà cùng chúng sinh nhận lãnh diệu pháp thì đều khiến đến được địa vị Như Lai. Vũ là như người đời múa, mà ở giữa đại chúng cử động thân nghiệp, co duỗi cúi ngửa, lại phát ra các ca khúc vi diệu thấp hèn, thuận chỗ ưa thích của chúng sinh, khiến đại chúng ấy đều vui mừng, hoặc lo buồn hay sợ sệt dùng một thân miệng mà bày ra phương tiện khiến các chúng sinh được lợi ích khác nhau, do nó khéo biết tới lui, thuận theo tâm chúng sinh. Bồ-tát cũng như thế. Hiện các thứ oai nghi đều thành ấn, phát ra các thứ diệu pháp âm đều là chân ngôn, viên ứng vô phương đều được lợi lớn, gọi là Bồ-tát Vũ. Các Đức Như Lai ba đời đều nói như thế, đã nói, nay nói, sẽ nói tự Môn Chân Ngôn Tịnh Đạo như thế, chư Phật đạo đồng mười phương ba đời đều hiện khắp sắc thân như thế, dùng các môn khai thị Phật đạo, đồng như nhảy múa ca hát, thuận theo tình người. Không có kia đây, vì ta dùng Phật nhãn mà nhìn khắp tất cả Phật ba đời đồng nói môn này. Tất cả Phật không khác với ta và tất cả Phật cùng các Như Lai ấy cũng không nói khác. Cho nên không có kia đây. Đây là tất cả giáo của Phật phải nên như thế mà tu hành. Nếu khác đây thì phương tiện chẳng đủ. Cho nên Như Lai biết thành nghĩa kia mà bảo Kim Cang Thủ, như bảo Kim Cang Thủ phải biết tức là bảo tất cả đại hội, nghĩa là Bồ-tát thực hành chân ngôn. Nếu muốn mau được pháp của Phật xưa, phải nên tu học pháp môn khắp tất cả mọi nơi như thế. Dốc lòng lắng nghe, suy nghĩ tu học. Nhờ đó mà trong một đời sẽ được tất cả các thứ mùa may ca hát của Như Lai mà làm vui chúng sinh. Trước, giữa, sau đều gia trì. Nghĩa là năm chữ như A… là đầu, hai mươi chữ như Ca… là giữa, tám chữ như La… đều là chấm bên cạnh. Các chữ này đều là nghĩa giúp thành chữ, cho nên thuộc phần sau.

Phàm Ca-giá Tra-đa-ba… đều thuộc tự môn A. Chữ A là tâm Bồđề. Trong đây trước, giữa, sau cùng che chở nhau, như riêng một chữ A là tâm Bồ-đề. Nếu cạnh góc thêm hoa tức là hạnh. Đây là tâm và hạnh Bồ-tát. Nếu ở trên thêm dấu chấm tức là tâm Bồ-đề và Đại không, lìa tất cả tướng mà thành Bồ-đề. Nêu cạnh chữ A thêm hai chấm tức là tâm Bồ-đề và dứt trừ tất cả chướng mà được Niết-bàn. Đó đều do bắt chước đây mà chuyển che chở nhau. Hoặc chỉ có một nghĩa, hoặc hai, ba nghĩa nên biết. Hoặc có chữ A trên tuy không có điểm mà kế lại có chữ là chữ trùng. Nó có các âm thanh Ngưỡng, Nhương, Noa, Nẳng, Bôn, vì đây liền với trước tức là chữ Ám. Sở dĩ như thế, vì chữ Ngưỡng… đây là dấu chấm, dùng thêm ở trước tức chữ A thành âm ấm, hoặc chữ A không có chấm, kế đó có chữ trùng, như Ca-khư-nga-già là thêm bốn chữ, dùng chữ Ngưỡng là dấu chấm, chữ Giá-xa-xà-xả dùng chữ Nhương làm dấu chấm, là bắt chước theo đây. tiếng La… phối với trước liền thành chữ Ác. Như thế đã rõ La… đều là hai chấm bên cạnh. Nay dùng liên trước, A liền thành tiếng ác. Phàm pháp thể vô ngôn (không lời, không nói năng), lìa các phân biệt hý luận. Lại tất cả Như Lai sẽ dùng thần lực tự tại che chở thành tự luân, nên làm được việc Như Lai mà lợi ích chúng sinh.

Ca-giá Tra-đa-bạt Tam-muội phẩm chứng tâm Bồ-đề thực hành Phật thọ trao cho Niết-bàn. Đây là nói các chữ cùng gia nhau mà có chân ngôn giáo trước, giữa, sau đầy đủ. Như thế mà biết tùy ý trì tụng, là quyết ý mỗi câu biết rõ sẽ trao cho câu Vô thượng thù thắng. Biết như thế, tức là tên trí và Nhất thiết trí khác nhau. Nếu người tu biết mười lực tự luân như thế, thì các mong muốn đều được thành tựu. Tóm lại, tất cả đều tùy ý thành, nghĩa là thành tất cả sự nghiệp Như Lai. Nếu thành tựu tức là đồng với Pháp vương, đối với tất cả pháp được tự tại. Cũng được tùy sở nguyện mà vì tất cả chúng sinh mở bày tri kiến thanh tịnh, khiến được Phật tuệ. Người nào được lợi ích này, tức là như lý đủ duyên khéo trì tụng. Cho nên kế là nói trì tụng. Ai được ý quyết định này tức là người có tuệ. Khéo hiểu biết là biết nghĩa Tự luân, tùy các chữ A… mỗi tự môn đều tùy hành tu hành, thì chắc chắn đều được quả Bồ-đề chớ nên nghi ngờ. Trong đây là biết pháp nào, tức là như chữ A là tâm Bồ-đề, thêm dấu chấm tức là hạnh Bồ-đề, thêm vào đại không tức là thành Phật. Nếu tâm Bồ-đề thanh tịnh dứt trừ tất cả cái chướng, tức là Đại Bát Niết-bàn, không còn có nghĩa nào khác. Như thế mỗi mỗi đều biết thông suốt tức là nhận được câu Vô thượng thù thắng. Câu Vô thượng tức là thành Bồ-đề. Tâm Vô thượng Bồ-đề này tức là trí tự nhiên của chư Phật. Không thể trao cho, là chỉ cho người tu phương tiện đầy đủ, khéo biết nghĩa Tự luân. Tự nhiên mà được tức là trao cho Vô thượng Bồ-đề. Như một luân ấy, luân chuyển tự luân mà biết trì tụng thì thường sáng soi thế gian như Thế Tôn Tỳ-lô-giá-na. Luân chuyển là như luân thế gian khi quay tròn thì chẳng thể biết đầu cuối, không có bến bờ chẳng thể cùng tận, phải biết mỗi tự luân này cũng giống như thế. Từ chữ A quay tròn sinh ra tất cả chữ. Tự luân này tức là danh tự trong khắp tất cả chân ngôn, xoay chuyển tổng trì không có bờ mé, chẳng thể cùng tận khắp tất cả chỗ. Tức là trăm ngàn muôn ức Tuyền Đà-la-ni. Nếu người tu làm được như thế mà hiểu biết nghĩa tự luân, thì lấy đây làm thường sáng mà chiếu soi thế gian. Nói thường trụ tức là thể của Đại Nhật Như Lai, đồng với Tỳ-lô-giá-na kia mà chuyển pháp luân. Thường Minh trong đây tức là mặt trời Đại tuệ. Mặt trời này tức là thể chữ A tâm Bồ-đề, vô sinh vô tác không dời đổi, không do đâu tạo thành, thật tướng tuệ thường trụ như thế nên gọi là Thường Minh. Nếu người tu siêng năng cố gắng tu lâu không lui sụt thì chắc chắn sẽ được. Nhưng ở trên nói Mạn-đồ-la giữ gìn pháp dụng tán hoa quán đảnh, cho đến hoặc trao cho gương sáng. Như kim bài làm lóa mắt, như thế… đều là mới phát tâm Bồ-đề, dùng phương tiện gia trì thứ lớp pháp dụng mà thành, tâm đó bền chắc làm thềm bậc mà vào Phật pháp, song bí chỉ trong đây ở tại Tự luân. Vì sao? Vì người tu làm A-xà-lê cho người muốn tạo lập Mạn-đồ-la ở trước thì trụ ở vị thành tựu, nghĩa là tập hợp các môn chữ này thành thân, tức là thân đồng với Phật. Nghĩa là Du-già A-xà-lê quán hạnh thành tựu, tùy tâm làm nhậm vận đều thành. Quán tự luân này khắp bày ở thân phần cũng thấy sáng rõ, tức cũng đồng địa vị với Phật. Nhưng khi bày chữ thì phải chia làm bốn phần, tức là bốn lớp Mạn-đồ-la. Đầu là phần trước, là chữ A vị tâm Bồ-đề. Từ Ca-khư Nga-già-ngưỡng… cho đến Xà-ta(sa)-ha, hễ là tiếng thứ nhất thì đều thuộc tâm Bồ-đề. Phải từ giữa hai đầu chân mày người tu là chỗ tướng sợi lông trắng mà quán chữ Ca. Từ Khư trở đi phải xoay vòng bên phải mà đuổi theo mặt trời xoay mà quay một vòng khiến hoàn chuyển tiếp nhau.

Kế là từ cổ họng trở xuống là phần thứ hai thuộc chữ A dài, cũng phải ở trong đó mà cùng sợi lông trắng trên dưới liền nhau quay về bên phải một vòng nối tiếp nhau. Đây là hạnh Bồ-đề. Kế từ tim trở xuống là phần thứ ba thuộc tự môn Ám. Từ trên tim mà bày giữ Khiếm kế đó xoay về bên phải một vòng mà tiếp nhau, là Đại Niết-bàn, cũng từ trong mà để chữ Ca. Kế đó xoay bên phải một vòng mà tiếp nhau. Đầu làm phần trên, cổ họng làm phần giữa, rún làm phần sau (đây là phát tâm Bồ-đề làm đầu, hạnh quả làm giữa, vắng lặng làm sau).

Thứ đến là chữ Ác trùm khắp tất cả chỗ tùy ý làm đều được. Đây ở ngoài thân như ánh sáng thân Phật. Tùy ý mà dùng, chẳng ở trong thân mà bày vị chữ. Chữ Ám cũng thế, giống như chữ ác. Thầy đã như thế thành thân rồi, Mạn-đồ-la cũng sắp bày như thế. Cũng nghĩ đệ tử khiến như thế mà làm ba việc đều thành, là Bí mật Mạn-đồ-la. Nếu chẳng hiểu rõ ý thú trong đây, tuy y theo pháp sự trước mà làm chẳng gọi là khéo làm, uổng phí công phu cũng không thành được gì. Lại pháp bày chữ này là Bí mật Mạn-đồ-la, tự chẳng phải lậu, tu hạnh chân minh, người có khả năng nhận lãnh mới dùng ý truyền trao, chẳng thể dùng văn mà chép, cho nên thầy dùng miệng truyền trao mà chẳng nói kinh. Chỉ nói như Tỳ-lô-giá-na luân chuyển.

Lại nữa người tu phải biết sắc các chữ. Nghĩa là chữ A đầu và hai mươi lăm chữ như Ca… và Dã-la cho đến chữ Ha đều thuộc về chữ A sắc vàng, đó gọi là sắc Kim cang. Thứ hai chữ A chuyển thành màu vàng nhạt, đó là sắc tịch tịnh. Chữ A thể vàng Tam-muội là trắng, hai sắc hợp nhau nên thành vàng nhạt. Thứ ba là thêm dấu chấm trên đầu cũng làm màu vàng nhạt là ám. Chữ A màu vàng, đại không màu trắng, cho nên vàng nhạt. Thứ tư chữ ác chuyển thành màu vàng đen. Chữ A vàng hai chấm Niết-bàn màu đen. Cũng có thể hai chấm là nghĩa hàng phục. Cũng như Niết-bàn phá hoại đè hẹp tất cả chướng pháp. Ở đây cũng giống như thế, hai dấu chấm là màu đen. Thứ năm là chữ ác, là thể chữ A màu vàng, chấm trên màu trắng, chấm bên màu đen, phải biết tức là các thứ màu sắc lẫn lộn. Hễ bày Mạn-đồ-la cũng làm ba lớp. Lớp một chữ Ca cho đến chữ Ha giáp vòng. Lớp trong gọi là Kim Cang Luân. Kim Cang luân này giữ gìn tất cả pháp. Cũng giống như thế giới Kim Cang luân trì, thế giới tức là luân tâm Bồ-đề đầu tiên, nghĩa là muốn giữ chắc tâm Bồ-đề thì trước phải thành lớp trong.

Kế là luân thứ hai, nghĩa là A Ám đây là hai luân A dài và Am đồng là phần (giữa). Nếu dùng chữ Ca làm luân thì chẳng cần dùng luân chữ Khiếm.

Kế là thứ ba là Luân Dụng, luân chữ ác, cũng thuận giữa như trên, khiến sắp bày hoàn hợp. Là mười hai chữ y… tan bày ra ngoài cũng như ánh sáng. Đây tức là nghĩa ba chuyển pháp luân. Như thế bày rồi trì tụng tức là Thần Trì Minh. Cũng như mặt trời Như Lai thần lực gia trì đều chẳng khác. Luận này cũng gọi là nhân duyên luân. Thầy và đệ tử đều là Mạn-đồ-la, đều thực hành như luân Bí mật. Lại các chữ này tức là luân chân ngôn, cho nên có bốn luân.

Lại Tự luân này là tiếng Phạm là luân Ác-sát-la, Át-sát-la là bất động, bất động là chữ A tâm Bồ-đề như Tỳ-lô-giá-na trụ ở thể tánh tâm Bồ-đề, các thứ thị hiện Phổ Môn lợi ích, các thứ biến hiện vô lượng vô biên. Tuy thế mà thùy tích (hiện thân) vô cùng tận, thật thường trụ bất động, cũng không có tướng sinh diệt. Cũng như bánh xe quay mãi vô cùng mà trong đó không hề lay động. Do bất động nên chế phục được các động mà vô cùng cực. Chữ A này cũng giống như thế. Vì vô sinh nên tức vô động vô thoái, mà sinh ra tất cả tự luân chuyển vô cùng. Cho nên gọi là bất động luân. Nếu người tu hiểu rõ luân bất động như thế mà sắp bày các minh, tức là vì thể nó tự nhiên. Nên thân có sự biểu hiện, đều là mật ấn miệng nói ra đều là chân ngôn, hễ có thấy nghe hay biết đều chắc chắn thành tựu lợi ích Vô thượng Bồ-đề, thật chẳng luống dối.

Nếu được như thế tức là cùng với Tỳ-lô-giá-na làm Phật sự, thường soi sáng thế gian. Khi người tu trì tụng thì phải quán tự luân hoặc là Câu-luân. Gọi là Cú luân là quán tâm Bổn tôn trên có vầng ánh sáng tròn mà bày chữ chân ngôn xoay vần nối nhau khiến hiện ra rõ ràng. Khi trì tụng thì quán chữ này cũng như sữa trắng. Kế tuôn chảy vào miệng người tu hoặc chảy vào đầu, nối nhau không dứt, ở khắp thân cho đến khắp các chi phần. Trong vầng ánh sáng tròn thì chữ luôn sáng như nước chảy mãi không dứt. Như thế mà trì tụng cho đến mệt nhoài thì chỉ trụ ở tịch tâm, nghĩa là quán hạt giống chữ. Phép quán như trên đã nói đủ. Nếu thấy được hạt giống chữ rồi tức là từ trong hạt giống chữ mà thấy Bổn tôn. Như thế thành rồi thì sẽ khắp bày Tự luân mà thành thể Trì minh, mới có khả năng gánh vác các sự nghiệp. Như thế chữ A là nghĩa bất động thể Kim Cang. Hễ muốn cho sự bền chắc bất động, hoặc khiến cho mình hoặc người đạo tâm bất động thì đều dùng chữ A này mà-gia, còn tất cả chữ khác cũng tùy việc mà dùng cho tương ưng.