SỐ 228
KINH PHẬT MẪU XUẤT SINH TAM PHÁP TẠNG BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA
Dịch Phạn ra Hán: Đời Triệu Tống, Tam tạng Pháp sư Thi Hộ
Dịch Hán ra Việt: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 9-10

Phẩm 10: TÁN TRÌ

Lúc này, Đế Thích suy nghĩ: “Các thiện nam, thiện nữ nào được nghe pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa thì biết người này đã gieo nhiều căn lành đối với chư Phật, huống chi là có người đối với pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa này thọ trì, đọc tụng, nhớ nghĩ, tư duy, giảng thuyết cho người khác, học hành theo đúng với chân lý. Người ấy cung kính, cúng dường, trồng các căn lành đối với vô lượng, vô số chư Phật Thế Tôn.”

Lại có người nghe pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà tâm không lo, không sợ, không thoái chuyển, thì nên biết lâu xa về trước, người này đối với các Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác đã từng lắng nghe, thọ trì, thỉnh vấn ý nghĩa pháp môn thâm diệu này, tu tập đúng theo pháp này. Do vậy nên nay nghe, tâm không lo sợ, học và thực hành đúng pháp, thích hợp với chân lý.

Khi ấy, Tôn giả Xá-lợi-phất biết tâm niệm của Đế Thích như vậy liền bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Nếu có người nghe pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu phát tâm tin hiểu, tôn trọng cung kính, thọ trì, đọc tụng vì người khác mà giảng thuyết, học làm theo pháp, thích hợp với chân lý thì công đức người đó giống như Đại Bồ-tát không thoái chuyển. Vì đối với pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu này, nếu có người nào có ít căn lành thì không thể nào nghe. Lại nữa, nếu trước đây không tu tập thì ngày nay không thể phát tâm thanh tịnh tin hiểu.

Lại nữa, bạch Đức Thế Tôn! Nếu có người nghe pháp môn thâm diệu này liền sinh tâm chống trái, hủy báng, nên biết người đó trước kia đã từng nghe Phật thuyết pháp, khi vừa nghe xong liền sinh tâm chống trái, hủy báng. Vì sao? Vì người này có chút ít căn lành, nên trước đã từng được nghe Phật thuyết pháp môn thâm diệu này, nhưng bị lười biếng ngăn che nên không tinh tấn, không tin hiểu, không chấp nhận, tâm không ưa thích pháp thâm sâu. Do không thích nên không thể hiểu rõ, do không hiểu rõ pháp nên không thể thỉnh vấn chư Phật và các đệ tử Phật. Do nhân duyên này người ấy ngày nay nghe pháp này liền hủy báng. Nên biết đời trước họ đã từng sinh tâm hủy báng.

Khi ấy, Đế Thích bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Nếu có người cung kính lễ lạy Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng chính là cung kính lễ lạy trí Nhất thiết trí của chư Phật phải không?

Phật bảo Đế Thích:

–Đúng như vậy, này Kiều-thi-ca! Người nào cung kính lễ bái pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa tức là cung kính lễ bái trí Nhất thiết trí của chư Phật. Vì từ trí Nhất thiết trí sinh ra Bát-nhã ba-la-mật-đa, rồi Bát-nhã ba-la-mật-đa sinh lại trí Nhất thiết trí.

Các Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải an trụ vào Bát-nhã ba-la-mật-đa, tu tập Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy.

Lúc này, Đế Thích lại thưa Đức Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Lúc Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-lamật-đa, vì sao được gọi là an trụ như vậy, thực hành như vậy?

Đức Phật khen ngợi Đế Thích:

–Lành thay, lành thay! Này Kiều-thi-ca! Ông nay khéo hỏi Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác ý nghĩa thâm sâu này. Những người đã hỏi đều được thần lực của Như Lai hộ niệm.

Này Kiều-thi-ca! Nếu Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mậtđa mà không trụ vào sắc, không trụ vào tướng của sắc, do không trụ vào sắc, không trụ vào tướng của sắc tức là tu tập. Không trụ vào thọ, tưởng, hành, thức, không trụ tướng của thọ, tưởng, hành, thức; do không trụ vào thọ, tưởng, hành, thức, không trụ vào tướng của thọ, tưởng, hành, thức tức là tu tập thọ, tưởng, hành, thức.

Này Kiều-thi-ca! Bồ-tát không thực hành sắc, không thực hành tướng của sắc, đó là không trụ vào sắc. Nếu không thực hành thọ, tưởng, hành, thức; không thực hành tướng của thọ, tưởng, hành, thức, đó là không trụ vào thọ, tưởng, hành, thức.

Này Kiều-thi-ca! Khi Đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mậtđa như thế liền gọi đó là an trụ, là tu tập.

Khi ấy, Tôn giả Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa quả thật rốt ráo sâu xa. Bát-nhã ba-la-mật-đa không thể có được giới hạn, nguồn gốc. Bát-nhã ba-la-mật-đa rộng lớn vô lượng.

Phật nói với Xá-lợi-phất:

–Đúng như vậy, đúng như vậy! Lúc Đại Bồ-tát thực hành Bátnhã ba-la-mật-đa không trụ vào sự thâm diệu của sắc, không trụ vào sự thâm diệu của tướng sắc, đó là tu tập sắc thâm diệu. Bồ-tát không trụ vào sự thâm diệu của thọ, tưởng, hành, thức, không trụ vào sự thâm diệu của tướng của thọ, tưởng, hành, thức, đó là tu tập thọ, tưởng, hành, thức thâm diệu.

Này Xá-lợi-phất! Bồ-tát không thực hành sắc thâm diệu, không tu tập tướng sắc thâm diệu, đó là không trụ vào sắc thâm diệu. Nếu không thực hành thọ, tưởng, hành, thức thâm diệu, không tu tập tướng thọ, tưởng, hành, thức thâm diệu, đó là không trụ vào thọ, tưởng, hành, thức thâm diệu.

Khi ấy, Tôn giả Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Nên an trụ pháp môn Bát-nhã ba-la-mậtđa thâm diệu này vào không thoái chuyển rồi thọ ký cho các Đại Bồ-tát đúng theo pháp đã thuyết giảng. Vì sao? Vì hàng Bồ-tát kia nếu được nghe những lời ấy thì không có nghi, không có hối hận, lìa các chướng ngại.

Đế Thích bạch Tôn giả Xá-lợi-phất:

–Theo lời Tôn giả nói việc này đúng như vậy, giả sử nếu Bồtát nói cho người chưa được thọ ký thì có sai phạm gì chăng?

Xá-lợi-phất nói:

–Này Kiều-thi-ca! Bồ-tát nói cho người chưa được thọ ký thì không có lỗi. Vì sao? Vì Bồ-tát kia tuy chưa thọ ký nhưng khi nghe pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa này thì tùy hỷ, tín thọ, lễ bái, cung kính, không lo, không sợ, không thoái chuyển, nên biết đây là Bồ-tát đã an trụ lâu dài vào pháp Đại thừa, tạo mọi thành tựu đầy đủ cho căn lành, không chỉ gần gũi đối với một, hai, hoặc ba Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác mà không lâu nữa sẽ được thọ ký quả vị Vô thượng Bồ-đề.

Này Kiều-thi-ca! Bồ-tát kia tuy ở hiện tại, chưa được Phật Thế Tôn thọ ký, nhưng chắc chắn ở đời vị lai quyết định được lễ lạy, cúng dường chư Phật Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác được thọ ký quả vị Vô thượng Bồ-đề, tu trì các pháp lành, cho đến chứng đắc quả vị Vô thượng Bồ-đề.

Khi ấy, Tôn giả Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Nếu có Bồ-tát vừa nghe pháp môn Bátnhã ba-la-mật-đa này rồi lễ bái tin theo, thọ trì, đó là Bồ-tát đã an trụ lâu dài trong pháp Đại thừa, tạo mọi thành tựu đầy đủ cho căn lành, huống chi đối với pháp môn này còn tán thán đọc tụng, tư duy và vì người khác mà giảng thuyết đúng như giáo pháp tu hành thì việc này như thế nào?

Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất:

–Đúng vậy, đúng vậy, đúng như lời ông nói! Nếu có Bồ-tát vừa

được nghe pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa này rồi lễ lạy, tin theo, thọ trì. Ta nói người ấy đã an trụ lâu dài trong pháp Đại thừa, tạo mọi thành tựu đầy đủ cho căn lành, cho đến tán thán, đọc tụng, tư duy đối với pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, vì người khác mà giảng nói, đúng như pháp tu hành, quyết định sẽ mau chóng thành tựu quả vị Vô thượng Bồ-đề.

Lúc này, Tôn giả Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Con nay muốn nói thí dụ để nghĩa này được rõ ràng.

Phật nói:

–Này Xá-lợi-phất! Ông hãy nói.

Xá-lợi-phất nói:

–Bạch Đức Thế Tôn! Ví như có người an trụ vào Bồ-tát thừa cầu đạo quả Bồ-đề, lúc nằm mộng thấy mình ngồi trên tòa Bồ-đề. Bạch Đức Thế Tôn, Bồ-tát ấy nằm mộng thấy được như vậy, nên biết Bồ-tát ấy gần gũi đạo quả Vô thượng Bồ-đề.

Những người cầu đạo quả Bồ-đề cũng lại như vậy, nếu được nghe pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa thâm diệu thì tùy hỷ, tin theo thọ trì, nên biết người ấy đã an trụ lâu dài vào pháp Đại thừa, tạo mọi thành tựu đầy đủ cho các căn lành, quyết định sẽ được thọ ký quả vị Bồ-đề, huống chi còn tán thán, đọc tụng, tư duy, vì người khác mà giảng thuyết, theo như pháp tu hành. Nên biết người ấy quyết định mau chóng chứng Vô thượng Bồ-đề. Vì sao? Bạch Đức Thế Tôn, các chúng sinh do nghiệp chướng sâu dày nên trái với thật trí. Do vậy nếu xa lìa pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa thì không thể phát sinh tâm tin hiểu thanh tịnh. Do đây nên không thể thành tựu được các căn lành. Từ lâu có các chúng sinh này lắng nghe, thọ trì, tin hiểu, an trụ thật tế, tạo mọi thành tựu đầy đủ cho căn lành đối với pháp.

Bạch Đức Thế Tôn! Nên biết người này trụ vào chân như thật tế, không thể thoái chuyển, gần với quả vị Vô thượng Bồ-đề.

Bạch Đức Thế Tôn! Lại như có người ở nơi đồng hoang đi lạc quá một trăm do-tuần, cho đến năm trăm do-tuần theo đường hiểm.

Ở tại đường ấy, người này muốn vượt khỏi nơi đường hiểm, nhưng muốn tới, muốn lui, trong lòng lo lắng, nghi hoặc, chợt thấy những người chăn dê, chăn bò thì biết nơi này cách thành ấp chẳng xa, người ấy trong tâm liền an ổn, không có lo sợ về nạn cướp bóc. Vì sao? Vì người này đã thấy người chăn dê, chăn bò thì biết mình đã đến gần thành ấp, xóm làng.

Bạch Đức Thế Tôn! Người cầu đạo quả Bồ-đề cũng lại như vậy, nếu được nghe pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, thì nên biết vị ấy đang tiếp cận với đạo quả Vô thượng Bồ-đề, không bao lâu nữa sẽ được thọ ký quả Vô thượng Bồ-đề. Vị ấy không còn rơi vào quả vị Thanh văn, Duyên giác. Được như thế là do nghe pháp môn Bátnhã ba-la-mật-đa rồi lễ lạy, tin theo, thọ trì, đó là tướng hiện tiền. Do đây nên Đại Bồ-tát nên tôn trọng cung kính, như pháp tu hành đối với pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa này.

*********

Bấy giờ, Đức Thế Tôn khen ngợi Tôn giả Xá-lợi-phất:

–Lành thay, lành thay, này Xá-lợi-phất! Đúng như vậy, đúng như vậy! Như lời ông nói rất khéo dẫn dụ. Nay ông nương sức oai thần của Phật dẫn dụ thêm để làm rõ nghĩa này.

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Ví như có người muốn thấy biển lớn, lần lượt đi thì thấy cây hoặc thấy tướng cây, thấy có núi hoặc thấy tướng núi, nên biết người đó cách biển còn xa. Người ấy lại tiến tới trước hoặc không thấy cây và tướng cây, không còn thấy núi và tướng núi, nên biết người này đi gần đến biển. Vì sao? Vì biển thâm sâu rộng lớn vô bờ, gần bờ biển lớn hoàn toàn không có những tướng cây, núi. Người ấy tuy chưa đến biển nhưng không còn thấy tướng của cây, núi thì biết người đó đã đến gần biển lớn.

Bạch Đức Thế Tôn! Đại Bồ-tát cũng lại như vậy. Nếu được nghe pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa rồi chiêm ngưỡng lễ bái cúng dường, tuy đời hiện tại chưa được Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác thọ ký, nhưng biết người ấy đã gần với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác và sẽ được thọ ký. Vì sao? Vì đã nghe pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa này là hiện tướng biết trước.

Bạch Đức Thế Tôn! Lại như trong thế gian có nhiều loại cây, vào mùa xuân cành lá sum suê, tươi tốt. Người ở cõi Diêm-phù-đề thấy quan cảnh ấy đều vui mừng nghĩ: “Những cây này không lâu sẽ đơm hoa kết trái.” Vì sao? Vì những loại cây kia trước khi đơm hoa kết trái thì cành lá sum suê tươi tốt.

Bạch Đức Thế Tôn! Đại Bồ-tát cũng lại như vậy. Nếu được nghe pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa rồi chiêm ngưỡng lễ bái cúng dường thì nên biết Bồ-tát này không lâu sẽ tạo sự thành tựu đầy đủ cho căn lành tối thắng. Vì duyên lành đời trước nên nay trong pháp hội Bát-nhã ba-la-mật-đa này đích thân được nghe và ghi nhận, được gặp các Đức Phật và chúng Hiền thánh, lại được chư Phật và bậc Hiền thánh hoan hỷ nghĩ như vầy: “Các Đại Bồ-tát đời quá khứ sắp được thọ ký cũng lại như thế”, nghe chánh pháp này là hiện tướng trước. Nay nên biết Bồ-tát này gần với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không lâu sẽ được thọ ký. Vì sao? Vì tướng đó đã hiện ra trước.

Lại như ở đời người nữ mang thai đến ngày tháng gần sinh, thân thể mệt mỏi, tâm thần không an, ăn uống ít ỏi, ngồi nằm biếng nhác, những việc muốn làm không siêng làm, phiền muộn phát sinh, khác tánh thường ngày, thấy tướng ấy rồi nên biết người đó sắp sửa sinh. Vì sao? Vì trước đó đã biểu lộ tướng ấy.

Bạch Đức Thế Tôn! Đại Bồ-tát cũng lại như thế. Nếu nghe được pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa rồi chiêm ngưỡng lễ bái cúng dường, thì nên biết Bồ-tát này đã thành thục căn lành, đã gần với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác và không bao lâu sẽ được thọ ký. Vì sao? Vì nghe chánh pháp là tướng đã hiện ra trước.

Khi ấy, Đức Thế Tôn lại khen ngợi Tôn giả Xá-lợi-phất:

–Lành thay, lành thay! Xá-lợi Tử! Những điều ông vui mừng diễn nói đều nhờ thần lực của Như Lai gia hộ.

Lúc ấy, Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Thật là hy hữu! Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác khéo hộ niệm chúng Bồ-tát khiến cho khéo thuyết giảng các pháp Bồ-tát.

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Các Đại Bồ-tát trong đêm dài sinh tử, làm nhiều lợi ích cho tất cả chúng sinh, dùng phương tiện cho chúng sinh được lợi lạc, thương xót thế gian nên làm việc cứu độ. Vì thế các Bồ-tát cần cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chứng đắc đạo quả, rồi tùy theo căn cơ của tất cả chúng sinh mà thuyết giảng chánh pháp, nên được chư Phật cùng hộ niệm.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Khi các Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mậtđa, nên quán chiếu như thế nào để được đầy đủ Bát-nhã ba-la-mậtđa?

Phật dạy:

–Này Tu-bồ-đề! Nếu Đại Bồ-tát khi thực hành Bát-nhã ba-lamật-đa thì không thấy sắc pháp có tướng tăng giảm, đó là hành Bátnhã ba-la-mật-đa. Cho đến không thấy pháp và phi pháp đó là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát khi thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa nếu quán chiếu như vậy thì được đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Như lời Thế Tôn nói thì Bát-nhã ba-lamật-đa không thể nghĩ bàn.

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Sắc, thọ, tưởng, hành, thức không thể nghĩ bàn. Nếu Bồ-tát không phân biệt sắc không thể nghĩ bàn, đó là hành Bát-nhã ba-lamật-đa. Không phân biệt thọ, tưởng, hành, thức không thể nghĩ bàn, đó là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tối thượng, người nào có thể tin hiểu đúng như thật?

Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Người nào từ lâu đã hành đạo Bồ-tát khi nghe pháp môn Bátnhã ba-la-mật-đa này thì có thể tin hiểu.

Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là người tu tập đạo Bồ-tát từ lâu?

Phật dạy:

–Nếu Đại Bồ-tát không phân biệt bốn Vô sở úy, mười Lực của Như Lai, không phân biệt các công đức của Như Lai, cho đến không phân biệt Nhất thiết trí, người không phân biệt các pháp như vậy là người đã từ lâu hành đạo Bồ-tát. Vì sao? Vì bốn Vô sở úy và mười Lực của Như Lai không thể nghĩ bàn, các công đức cho đến Nhất thiết trí cũng không thể nghĩ bàn. Cho nên Bồ-tát đối với tất cả pháp không có phân biệt. Do vậy, Đại Bồ-tát đối với các pháp không tu tập mà tu tập, đó là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Thật là hy hữu, thưa Đức Thế Tôn! Pháp môn Bát-nhã ba-lamật-đa này thật sâu xa là nơi tập hợp của báu lớn tối thượng, không ô nhiễm, tự tánh thanh tịnh giống như hư không.

Bạch Đức Thế Tôn! Có thiện nam, thiện nữ nào đối với pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa mà thọ trì, đọc tụng, ghi nhớ, suy nghĩ, cho đến giảng nói cho người khác mà tại sao họ lại gặp nhiều tai nạn làm chướng ngại?

Phật dạy:

–Đúng vậy, đúng vậy! Như lời ông nói! Thiện nam, thiện nữ đối với pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa này thọ trì, đọc tụng, ghi nhớ, suy nghĩ, đến việc giảng nói nghĩa lý cho người khác mà có nhiều tai nạn làm chướng ngại.

Này Tu-bồ-đề! Nay ông nên biết tai nạn là khi thiện nam, thiện nữ gặp các chướng ngại do ma ác làm, cho nên thiện nam, thiện nữ thọ trì, đọc tụng, cho đến giảng nói cho người khác cần phải mau chóng thực hành đúng lý.

Lại có thiện nam, thiện nữ hoặc tự mình chép, hoặc bảo người khác chép pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên chép trong vòng một tháng cho đến một năm phải mau chóng thành sách. Vì sao? Vì trong Pháp bảo Bát-nhã ba-la-mật-đa này có nhiều oán tặc thường muốn gây hại.

Tôn giả Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Những thiện nam, thiện nữ khi thọ trì, đọc tụng cho đến sao chép pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, nếu có chúng ma tìm chỗ sơ hở để phá hoại thì khi ấy họ phải làm thế nào để được lìa xa?

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Ông nên biết, nếu có người thọ trì, đọc tụng cho đến sao chép pháp môn này, chỉ cần chí tâm hành trì đúng lý, ma ác kia tuy cứ mãi đem tâm phá hoại đối với pháp môn này muốn làm nó đoạn diệt, nhưng trải qua nhiều kiếp rốt cuộc chúng không thể làm hại được.

Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Các thiện nam, thiện nữ khi thọ trì, đọc tụng chánh pháp này, nếu được xa lìa các nghiệp của ma thì người đó có khả năng đọc tụng thông suốt cho đến sao chép đều không bị chướng ngại.

Bạch Đức Thế Tôn! Như lời Thế Tôn nói: “Các ma ác kia rình tìm chỗ sơ hở của người trì pháp không thể được do năng lực gì đưa đến như vậy?”

Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất:

–Ông nên biết, đều do thần lực của Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác gia trì, hộ niệm, hàng phục, làm cho các ma ác không thấy được chỗ sơ hở. Vì thế mà những người trì pháp đọc tụng được thông suốt, cho đến việc học và sự hành trì đều tương ưng như lý không bị chướng ngại. Vì sao? Vì chánh pháp sâu xa này bao gồm các pháp tướng tức là pháp tánh. Nếu có các Đức Phật Như Lai hiện đang thuyết pháp trong vô lượng, vô số thế giới ở mười phương thì đều giảng thuyết pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa này. Cho nên các Đức Phật Như Lai đều dùng oai lực, thần thông để hộ niệm những người trì pháp, làm cho họ thọ trì, đọc tụng thông suốt, cho đến sao chép cúng dường việc học sự hành trì đều tương ưng như lý không bị chướng ngại.

Này Xá-lợi Tử! Những thiện nam, thiện nữ hành trì pháp. Nếu được chư Phật hộ niệm, ta không thấy có ma ác nào mà có thể làm hại.

Khi ấy, Tôn giả Xá-lợi Tử bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Nếu các Đại Bồ-tát đối với pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa thọ trì, đọc tụng, sao chép cúng dường, cho đến việc học, hành trì tương ưng như lý và có xa lìa các Ma vương chướng thì cũng do oai lực của Như Lai hộ niệm chăng?

Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Đúng như vậy, đúng như vậy! Các Đại Bồ-tát đã được sức oai thần của tất cả Như Lai gia trì, hộ niệm cho nên ở trong pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này mới có thể thọ trì, đọc tụng thông suốt, cho đến việc học, hành trì tương ưng như lý và được xa lìa tất cả ma chướng.

Xá-lợi-phất nên biết! Bồ-tát ấy được sức oai thần của Như Lai gia trì, lại được các Đức Như Lai cùng nhớ nghĩ quan sát.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Nếu Đại Bồ-tát đối với pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa này có thể thọ trì, đọc tụng, ghi nhớ, suy nghĩ, giải thích rộng nghĩa lý cho người khác cho đến việc học, hành trì tương ưng như lý thì nên biết Bồ-tát ấy đã gần đến nhà không lâu sẽ đạt đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Này Xá-lợi Tử! Nếu người nào đối với pháp môn Bát-nhã bala-mật-đa này chỉ có thể thọ trì, đọc tụng, người ấy tuy được nhiều phước nhưng không bằng người đối với pháp môn này học tập, thực hành tương ưng như lý.

Xá-lợi Tử nên biết! Người ấy được sức oai thần của các Đức Như Lai gia trì, lại được các Đức Như Lai cùng nhớ nghĩ quan sát. Người ấy đời hiện tại có oai đức lớn và danh tiếng vang khắp, đời sau chắc chắn được quả báo lớn. Vì sao? Vì pháp môn Bát-nhã ba-lamật-đa này là đệ nhất nghĩa tối thắng vi diệu cùng với tất cả pháp tương ưng như lý, trùm khắp chúng sinh ở trong thật tế.

Lại nữa, Xá-lợi Tử! Người tương ưng với pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa này được Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác dùng sức oai thần gia trì, hộ niệm, trong đời mạt pháp, pháp này được lưu truyền rộng ở phương Nam, từ phương Nam lưu truyền qua phương Tây. Lại từ phương Tây truyền sang phương Bắc. Như vậy, lần lượt truyền khắp bốn phương.

Này Xá-lợi Tử! Sau khi Phật nhập Niết-bàn chánh pháp sắp diệt. Vì muốn làm cho các thiện nam, thiện nữ đối với pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa, họ có thể thọ trì, đọc tụng, ghi nhớ và suy nghĩ, giải thích nghĩa lý cho mọi người, cho đến sao chép, cúng dường được nhiều lợi ích, nên Đức Như Lai gia trì hộ niệm làm cho được lưu truyền rộng khắp.

Này Xá-lợi Tử! Nếu thiện nam, thiện nữ nào có thể thọ trì chánh pháp này thì nên biết người ấy được sức oai thần của Như Lai gia trì và được các Đức Như Lai cùng nhớ nghĩ quan sát.

Xá-lợi Tử bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa tối thượng sâu xa này sau ở phương Bắc cũng được lưu truyền sao?

Phật dạy:

–Này Xá-lợi Tử! Trong đời sau, pháp này được lưu truyền rộng khắp ở phương Bắc. Vì ở phương này có người tu hạnh Bồ-tát và thiện nam, thiện nữ nghe pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này có thể thọ trì, đọc tụng, ghi nhớ, suy nghĩ, sao chép cúng dường.

Xá-lợi Tử bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Phương Bắc có bao nhiêu người có thể thọ trì pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này, bao nhiêu người có khả năng đọc tụng thông suốt và học tập, thực hành tương ưng như lý?

Phật bảo Xá-lợi Tử:

–Phương Bắc này tuy có nhiều thiện nam, thiện nữ tu Bồ-tát hạnh và thọ trì pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này, nhưng trong đó rất ít người có khả năng đọc tụng thông suốt và học tập, thực hành tương ưng như lý.

Này Xá-lợi Tử! Những thiện nam, thiện nữ ở phương ấy nghe pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa này thì không kinh sợ, không thoái chuyển. Ông nên biết những người ấy ở trong Đại thừa tu hạnh Bồtát đã lâu. Họ đã từng ở đời quá khứ thưa hỏi nghĩa lý này với Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác. Những người này đã tu tập đầy đủ pháp của Bồ-tát từ lâu, bởi họ muốn làm lợi ích cho các chúng sinh nên rộng tu các hạnh và siêng năng cầu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nay ta đã vì thiện nam, thiện nữ này mà giảng rõ về Nhất thiết trí tương ưng với pháp môn Bát-nhã ba-lamật-đa. Những người ấy đời sau sinh ra lại nghe pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa này liền vui mừng tin nhận tinh tấn tu tập pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác và khéo trụ vào Tam-muội tương ưng với thắng hạnh, cho đến các ma không thể phá hoại tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của họ. Huống chi người, không phải người mà có thể phá hoại được chăng. Vì sao? Vì tâm của người ấy kiên cố dũng mãnh không thoái chuyển đối với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác lại được nghe pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa nên rất vui mừng, tâm được thanh tịnh, còn làm cho tất cả chúng sinh phát sinh các căn lành, thực hành như lý, thành tựu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì sao?

Vì những thiện nam, thiện nữ này có thể ở trước Đức Phật phát nguyện: “Con sẽ đem pháp môn này, vì vô lượng trăm ngàn vạn ức câu chi chúng sinh mà chỉ bày, giảng dạy đúng lý như thật, làm cho họ được lợi ích, hoan hỷ như lý, hiểu đúng như thật, không còn thoái chuyển và được an trụ trong quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Này Xá-lợi Tử! Những thiện nam, thiện nữ này trong hàng Bồtát làm lợi ích rộng lớn nên ta quan sát tâm của họ, tâm sinh tùy hỷ, ta lại đem chánh pháp sâu xa chỉ dạy làm vô lượng trăm ngàn vạn ức câu-chi chúng sinh được hoan hỷ lợi ích trụ vào quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Như vậy, thiện nam, thiện nữ có lòng tin hiểu rộng lớn và ưa thích pháp Đại thừa nên nguyện sinh trong cõi nước của các Đức Phật, giảng pháp vi diệu, thường nghe không gián đoạn pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa ở các cõi Phật, lại đem chánh pháp sâu xa này chỉ dạy cho vô lượng trăm ngàn vạn ức câu-chi chúng sinh được hoan hỷ lợi ích và trụ trong quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh

Giác đối với tất cả pháp trong quá khứ, vị lai, hiện tại, không có pháp nào mà Ngài không thấy, không nghe, không biết, không hiểu. Ngài biết rõ mỗi hình tướng của tất cả chúng sinh, thông suốt tất cả pháp của Bồ-tát, cho đến trong đời vị lai có các Đại Bồ-tát nào vì Bồ-đề mà phát tâm tinh tấn, tìm cầu pháp môn Bát-nhã bala-mật-đa rồi thọ trì, đọc tụng, học tập, thực hành tương ưng như lý, Như Lai đều biết. Lại có chúng Đại Bồ-tát đối với pháp môn Bátnhã ba-la-mật-đa này không tìm cầu mà được, Đức Như Lai cũng biết.

Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất:

–Đúng vậy, đúng vậy, như lời ông nói! Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác đối với tất cả pháp trong quá khứ, hiện tại, vị lai không có pháp nào mà Như Lai không thấy, không nghe, không biết, không hiểu cho đến trong đời vị lai có các Đại Bồ-tát đối với pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa có cầu mà được, không cầu mà được, Như Lai cũng biết. Vì sao? Vì Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác đối với căn lành, sự ưa thích cho đến việc hành đạo của các Bồ-tát ở quá khứ Như Lai đều biết rõ.

Xá-lợi Tử bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Các kinh sâu xa khác tương ưng với Bátnhã ba-la-mật-đa cũng không cầu mong mà tự được chăng?

Phật dạy:

–Đúng như vậy, đúng như vậy! Này Xá-lợi Tử! Các kinh sâu xa khác tương ưng với pháp Bát-nhã ba-la-mật-đa này không mong cầu mà cũng tự được.

Xá-lợi Tử bạch Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn! Các kinh sâu xa khác tương ưng với sáu pháp Ba-la-mật-đa, đối với những thiện nam, thiện nữ trong đời vị lai cũng không mong cầu mà tự được chăng?

Phật dạy:

–Này Xá-lợi Tử! Những kinh khác cùng tương ưng với Ba-lamật-đa. Thiện nam, thiện nữ trong đời vị lai không mong cầu mà cũng tự được. Vì sao? Vì pháp vốn là như vậy. Những người tu đạo Bồ-tát và thiện nam, thiện nữ thường đem pháp chỉ dạy trăm ngàn vạn ức câu-chi chúng sinh làm cho họ được hoan hỷ, lợi ích an trụ vào quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Cũng tự mình ở trong pháp ấy như lý tu học. Người ấy đời sau cũng tương ưng đối với các kinh sâu xa và sáu pháp Ba-la-mật-đa vô sở đắc, bởi tất cả pháp tánh của nó vốn tự tương ưng, nên người ấy không cầu mà tự được.