SỐ 222
KINH QUANG TÁN
Hán dịch: Đời Tây Tấn, Tam tạng Pháp sư Trúc Pháp Hộ
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 4

Phẩm 10: HUYỄN

Khi ấy Hiền giả Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Giả sử có người hỏi: “Người huyễn học Bát-nhã ba-la-mật muốn đắc trí Nhất thiết được chăng?”, với câu hỏi như thế, con sẽ trả lời như thế nào? “Huyễn sĩ ấy lại học Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật để muốn đắc trí Nhất thiết, học bốn Ý chỉ, bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo để muốn đắc trí nhất thiết được chăng?” Giả sử có người đến hỏi như thế con sẽ trả lời thế nào?

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Nay ta hỏi ông. Theo sự hiểu biết của ông mà trả lời.

Này Tu-bồ-đề! Theo ý ông thì sao, sắc khác, huyễn khác chăng? Thọ, tưởng, hành, thức khác, huyễn khác chăng?

Hiền giả Tu-bồ-đề trả lời:

–Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên, không.

–Này Tu-bồ-đề! Theo ý ông thì sao, huyễn khác, nhãn khác chăng? Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý khác, huyễn khác chăng? Nhãn sắc thức, nhĩ thanh thức, tỷ hương thức, thiệt vị thức, thân xúc thức, ý pháp thức khác, huyễn khác chăng? Nhân duyên tạo thành lạc thọ khác, huyễn khác chăng?

–Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên, không.

–Này Tu-bồ-đề! Theo ý ông thì sao, bốn Ý chỉ khác, huyễn khác chăng? Bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo khác, huyễn khác chăng? Không, Vô tướng, Vô nguyện khác, huyễn khác chăng?

–Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên, không.

–Này Tu-bồ-đề! Theo ý ông thì sao, huyễn khác, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật khác chăng?

–Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên, không.

–Này Tu-bồ-đề! Theo ý ông thì sao, huyễn khác, đạo khác chăng?

–Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên, không. Huyễn chẳng khác, sắc cũng chẳng khác. Sắc tức là huyễn, huyễn tức là sắc. Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên, huyễn chẳng khác, thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng khác. Thọ, tưởng, hành, thức tức là huyễn, huyễn tức là thọ, tưởng, hành, thức.

Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Huyễn chẳng khác, nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng chẳng khác. Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý tức là huyễn, huyễn tức là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Nhãn sắc thức, nhĩ thanh thức, tỷ hương thức, thiệt vị thức, thân xúc thức, ý pháp thức tức là huyễn, huyễn tức là nhãn sắc thức, nhĩ thanh thức, tỷ hương thức, thiệt vị thức, thân xúc thức, ý pháp thức. Nhân duyên tạo thành lạc thọ chẳng khác, huyễn cũng chẳng khác. Lạc thọ tức là huyễn, huyễn tức là lạc thọ.

Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Huyễn chẳng khác, bốn Ý chỉ cũng chẳng khác. Bốn Ý chỉ tức là huyễn, huyễn tức là bốn Ý chỉ. Bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo tức là huyễn, huyễn tức là bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo. Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên, huyễn chẳng khác, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật cũng chẳng khác. Mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật tức là huyễn, huyễn tức là mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật.

–Này Tu-bồ-đề! Theo ý ông thì sao, cái gọi là huyễn đó là có trần cấu và sân hận chăng?

–Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên, không.

–Này Tu-bồ-đề! Theo ý ông thì sao, cái gọi là huyễn đó có chỗ khởi, có chỗ diệt không?

–Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên, không.

–Này Tu-bồ-đề! Theo ý ông thì sao, đối với cái chẳng khởi chẳng diệt ấy, Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật rồi, chứng đắc trí Nhất thiết, có đạt đến tất cả đại Từ, đại Bi chăng?

–Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên, không.

–Này Tu-bồ-đề! Theo ý ông thì sao, từ đó phát khởi tư tưởng hiểu biết, theo tập tục giáo hóa, nhân nơi năm thạnh ấm làm Bồ-tát chăng?

–Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên, đúng vậy.

–Này Tu-bồ-đề! Theo ý ông thì sao, có tư tưởng biết, tùy theo tập tục mà phát ra lời dạy bảo, do năm thạnh ấm mà có chỗ khởi có chỗ diệt, có thể lại bị trần lao sân hận chăng?

–Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên, không.

–Này Tu-bồ-đề! Theo ý ông thì sao, cái không có tư tưởng, không có tập tục, không có ngôn giáo, không có khởi lập, không có danh hiệu, không có thân, không có việc của thân, không có nói không có việc của lời nói, không có ý và không có việc của ý, chẳng khởi chẳng diệt, không có trần lao, không có sân hận, lại dùng sự việc này để học Bát-nhã ba-la-mật, thành tựu trí Nhất thiết chăng?

–Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên, không.

Đức Phật dạy:

–Đúng vậy, Tu-bồ-đề, Đại Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật như thế để thành tựu trí Nhất thiết thì không có việc đó.

Hiền giả Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Đại Bồ-tát nếu muốn học Bát-nhã ba-la-mật và học Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì nên biết như huyễn. Vì sao?

Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên, nên quán năm ấm như người huyễn.

–Này Tu-bồ-đề! Theo ý ông thì sao, năm ấm này học Bát-nhã ba-la-mật thành tựu trí Nhất thiết chăng?

–Kính bạch Thế Tôn, không. Vì sao? Vì năm ấm ấy tự nhiên không sở hữu. Cái có tự nhiên không sở hữu ấy cũng chẳng thể nắm bắt được.

–Này Tu-bồ-đề! Theo ý ông thì sao, giả dụ tự nhiên năm ấm như mộng thì học Bát-nhã ba-la-mật thành tựu trí Nhất thiết chăng?

–Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên, không. Vì sao? Vì xét về mộng thì tự nhiên không có. Mà đã tự nhiên không có thì chẳng thể nắm bắt được.

–Này Tu-bồ-đề! Theo ý ông thì sao, âm vang của tiếng kêu dụ cho năm ấm, lại ví như ảnh trong nước. Ảo ảnh, sự biến hóa dụ như năm ấm, học Bát-nhã ba-la-mật có thành tựu trí Nhất thiết chăng?

–Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên, không. Vì sao? Vì âm vang của tiếng kêu, ảnh trong nước, ảo ảnh, sự biến hóa tự nhiên không có. Mà đã là tự nhiên không có thì chẳng thể nắm bắt được. Vì sao? Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên, vì phân biệt rõ sắc giống như huyễn, thọ, tưởng, hành, thức, mười tám chủng, sáu căn, năm ấm và năm thạnh ấm tự nhiên như mộng. Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên, sắc thọ, tưởng, hành, thức, mười tám chủng, sáu căn, năm thạnh ấm giống như mộng thì bên trong là rỗng không, chẳng thể nắm bắt được. Mà đã tự nhiên không tức là rỗng không, hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được.

Hiền giả Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Nay thuyết Bát-nhã ba-la-mật này, pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát tân học nghe thuyết như thế thì không còn sợ sệt, kinh hãi lo lắng.

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Giả sử pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát mới học đối với Bát-nhã ba-la-mật, không biết phương tiện thiện xảo, không gần gũi thầy lành thì sẽ hoặc sợ, hoặc kinh, hoặc lo lắng.

Hiền giả Tu-bồ-đề hỏi Phật:

–Kính bạch Thế Tôn! Sao gọi là Đại Bồ-tát gần gũi thầy lành hành Bát-nhã ba-la-mật có phương tiện thiện xảo, thì Đại Bồ-tát ấy chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng lo lắng?

Đức Phật dạy:

–Đại Bồ-tát này hành Bát-nhã ba-la-mật, tâm ý tinh chuyên về trí Nhất thiết chẳng quán sắc vô thường, sắc cũng chẳng thể nắm bắt được, chẳng quán thọ, tưởng, hành, thức vô thường; thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng thể nắm bắt được, tâm chí quán trí Nhất thiết, chẳng thể quán sát vô thường, cũng chẳng thể nắm bắt được. Đó là Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật có phương tiện thiện xảo.

Lại nữa Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát ý chí chuyên chú trí Nhất thiết, chẳng quán sắc là khổ, cũng chẳng thủ đắc sắc. Chẳng quán thọ, tưởng, hành, thức là khổ, cũng chẳng thủ đắc thọ, tưởng, hành, thức. Chẳng quán sắc là ngã sở, cũng chẳng thủ đắc ngã sở. Chẳng quán thọ, tưởng, hành, thức là ngã sở, cũng chẳng thủ đắc ngã sở. Chẳng quán sắc chẳng phải ngã sở, cũng chẳng thủ đắc cái chẳng phải ngã sở. Chẳng quán thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải ngã sở, cũng chẳng thủ đắc cái chẳng phải ngã sở.

Lại nữa Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát chú tâm học trí Nhất thiết, quán sắc là không, cũng chẳng thủ đắc không. Quán thọ, tưởng, hành, thức là không, cũng chẳng thủ đắc không. Chẳng quán sắc là thường, cũng chẳng thủ đắc thường. Chẳng quán thọ, tưởng, hành, thức là thường, cũng chẳng thủ đắc thường. Chẳng quán sắc chẳng phải thường, cũng chẳng thủ đắc vô thường. Chẳng quán thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải thường, cũng chẳng thủ đắc vô thường. Quán sắc là tịch mịch, cũng chẳng thủ đắc cái tịch mịch của sắc. Quán thọ, tưởng, hành, thức là tịch mịch, cũng chẳng thủ đắc cái tịch mịch của thọ, tưởng, hành, thức. Quán sắc là hư vô, cũng chẳng thủ đắc cái hư vô của sắc. Quán thọ, tưởng, hành, thức là hư vô, cũng chẳng thủ đắc cái hư vô của thọ, tưởng, hành, thức.

Đó là Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật có phương tiện thiện xảo.

Lại nữa Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát chẳng quán vô thường, cũng không sở đắc. Khổ, không, vô ngã, phi thân, cũng không sở đắc. Chẳng quán vô thường, cũng không sở đắc. Không, Vô tướng, Vô nguyện, tịch mịch, hư vô, cũng không sở đắc. Thọ, tưởng, hành, thức chẳng quán vô thường, cũng không sở đắc. Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp chẳng quán vô thường, cũng không sở đắc. Phi thường, khổ, không, vô ngã, phi thân, Không, Vô tướng, Vô nguyện, tĩnh lặng, hư vô. Quán những pháp ấy rồi nhưng không có sở đắc. Bồ-tát ấy vì chúng sinh khởi ý thế này: “Ta vì tất cả loài chúng sinh thuyết pháp vô thường, vì người điên đảo khiến chẳng mê hoặc. Lại phân biệt pháp, là khổ, vô ngã, Không, Vô tướng, Vô nguyện là tịch mịch, hư vô, vì người điên đảo khiến chẳng mê hoặc.” Đó là Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật có phương tiện thiện xảo.

Lại nữa Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật học hạnh trí Nhất thiết, tư duy ý nghĩa đó, chẳng quán sắc vô thường, chẳng rơi vào điên đảo, cũng không sở đắc. Chẳng quán thọ, tưởng, hành, thức là vô thường, chẳng rơi vào điên đảo, cũng không sở đắc. Chẳng quán vô thường, khổ, vô ngã là không; Không, Vô tướng, Vô nguyện là tịch mịch, hư vô, chẳng rơi vào điên đảo, cũng không sở đắc. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức lìa bốn pháp: Vô thường, Không, Vô tướng, Vô nguyện là tịch mịch, hư vô. Quán các pháp này, chẳng khiến điên đảo, cũng không sở đắc. Giả sử, đối với trí Nhất thiết tưởng niệm không xả thì đây gọi là Đại Bồ-tát Tinh tấn ba-la-mật. Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật, tâm chí chẳng nghĩ đến việc của Thanh văn, Bích-chi-phật, cũng chẳng nghe tâm chí khuyên theo việc làm ấy. Đó là Đại Bồ-tát hành Thiền ba-la-mật chẳng kinh, chẳng sợ, cũng chẳng lo lắng.

Lại nữa Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, nên khởi quán này. Không vì sắc không mà cho là không, sắc tức là không, không tức là sắc. Sắc ấy tức là không. Thọ, tưởng, hành, thức chẳng chỉ là không; thọ, tưởng, hành, thức tự nhiên không, thọ, tưởng, hành, thức tức là không, không tức là thọ, tưởng, hành, thức.

Nhãn chẳng chỉ là không; nhãn tự nhiên không; nhãn tức là không, không tức là nhãn, nhãn chẳng chỉ là không. Nhĩ thanh thức, tỷ hương thức, thiệt vị thức, thân xúc thức, ý pháp thức chẳng chỉ là không; nhĩ thanh thức, tỷ hương thức, thiệt vị thức, thân xúc thức, ý pháp thức tự nhiên không, nhĩ thanh thức, tỷ hương thức, thiệt vị thức, thân xúc thức, ý pháp thức tức là không, không tức là nhĩ thanh thức, tỷ hương thức, thiệt vị thức, thân xúc thức, ý pháp thức. Các lạc thọ do nhân duyên tạo ra tức là không, các lạc thọ do nhân duyên tạo ra tự nhiên là không, các lạc thọ do nhân duyên tạo ra, quán chúng là không, tâm ấy tự không, các lạc thọ do nhân duyên tạo ra cũng là không. Bốn Ý chỉ chẳng chỉ là không, nên bốn Ý chỉ là không, do vậy nên không, bốn Ý chỉ ấy tự nhiên là không. Bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo chẳng chỉ là không. Ba mươi bảy phẩm tự nhiên là không, không tức là ba mươi bảy phẩm, ba mươi bảy phẩm là không. Mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật chẳng chỉ là không, các pháp ấy là tự nhiên không. Không tức là Phật. Pháp tức là không, không tức là pháp. Đó là Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật chẳng kinh, chẳng sợ, cũng chẳng lo lắng.

Hiền giả Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Thầy lành của Đại Bồ-tát ở đâu mà thuyết Bát-nhã ba-la-mật có sự ủng hộ để khi nghe chẳng kinh, chẳng sợ, cũng chẳng lo lắng?

–Này Tu-bồ-đề! Thầy lành của Đại Bồ-tát là người khi thuyết pháp chẳng bàn luận sắc là vô thường, sắc cũng chẳng thể nắm được, cũng không chấp trước. Với gốc đức ấy chẳng dùng để khuyến khích hỗ trợ tạo lập địa Thanh văn, Bích-chi-phật mà thường tạo lập trí Nhất thiết.

Lại nữa Tu-bồ-đề! Thầy lành của Đại Bồ-tát là người khi thuyết kinh pháp chẳng bàn sắc là khổ, sắc chẳng thể nắm bắt được, cũng không chấp trước. Thọ, tưởng, hành, thức chẳng thể nắm bắt được, cũng chẳng chấp trước. Sắc là ngã sở, chẳng phải ngã sở. Thọ, tưởng, hành, thức là ngã sở, chẳng phải ngã sở, chẳng thể nắm bắt được, cũng không chấp trước. Trái lại nữa, thuyết pháp bàn sắc là Không, Vô tướng, Vô nguyện, chẳng thể nắm bắt được, cũng chẳng chấp trước. Thọ, tưởng, hành, thức là Không, Vô tướng, Vô nguyện, chẳng thể nắm bắt được, cũng không chấp trước. Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp và mười tám chủng, ngã sở, chẳng phải ngã sở, chẳng thể nắm bắt được, cũng không chấp trước.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Thầy lành của Đại Bồ-tát là người khi thuyết pháp, bàn sắc là tịch mịch, hư vô, chẳng thể nắm bắt được, cũng không chấp trước. Thọ, tưởng, hành, thức là tịch mịch, hư vô, chẳng thể nắm bắt được, cũng không chấp trước. Với gốc đức ấy, chẳng dùng để khuyến khích hỗ trợ địa Thanh văn, Bích-chi-phật mà thường dùng khuyến khích hỗ trợ trí Nhất thiết.

Này Tu-bồ-đề! Đó gọi là thầy lành của Đại Bồ-tát.

Lại nữa, giảng thuyết nhãn là tịch mịch, hư vô, chẳng thể nắm bắt được, cũng không chấp trước. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý là tịch mịch, hư vô, chẳng thể nắm bắt được, cũng không chấp trước. Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp là tịch mịch, hư vô, chẳng thể nắm bắt được, cũng không chấp trước. Nhân duyên cảm thọ do nhãn tạo thành, nói là pháp vô thường. Nhân duyên lạc thọ do nhãn sắc thức, nhĩ thanh thức, tỷ hương thức, thiệt vị thức, thân xúc thức, ý pháp thức tạo thành, nói là pháp vô thường, tịch mịch, hư vô, chẳng thể nắm bắt được, cũng không chấp trước. Với gốc đức này, chẳng dùng để khuyến khích hỗ trợ địa Thanh văn, Bích-chi-phật mà thường dùng để tạo lập trí Nhất thiết. Đó là thầy lành của Đại Bồ-tát.

Lại nữa Tu-bồ-đề! Thầy lành của Đại Bồ-tát là người thuyết pháp chẳng bàn về vô thường, bốn Ý chỉ, bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo. Điều mà vị ấy nói là vô thường, khổ, vô ngã là không. Không, Vô tướng, Vô nguyện là tịch mịch, hư vô. Tuy nói pháp này, nhưng chẳng thể nắm bắt được, cũng không chấp trước. Với gốc đức này, chẳng dùng để khuyến khích hỗ trợ địa Thanh văn, Bích-chi-phật mà thường dùng để kiến lập trí Nhất thiết. Đó là thầy lành của Đại Bồ-tát.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Thầy lành của Đại Bồ-tát là người thuyết pháp mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật, chẳng bàn về vô thường, khổ, không, phi thân (vô ngã), Không, Vô tướng, Vô nguyện là tịch mịch, hư vô, nhưng chẳng thể nắm bắt được, cũng không chấp trước. Đó là thầy lành của Đại Bồ-tát. Với gốc đức này, chẳng dùng để khuyến khích hỗ trợ việc của Thanh văn, địa Bích-chi-phật mà thường dùng để tạo lập trí Nhất thiết. Đó là thầy lành của Đại Bồ-tát.

Lại nữa Tu-bồ-đề! Thầy lành của Đại Bồ-tát là người giảng pháp, thị hiện nói sắc là vô thường, khổ, không, vô ngã. Thị hiện nói nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý là vô thường, khổ, không, vô ngã. Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp là vô thường, khổ, không, vô ngã. Nhãn sắc thức, nhĩ thanh thức, tỷ hương thức, thiệt vị thức, thân xúc thức, pháp ý thức là vô thường, khổ, không, vô ngã. Thị hiện nói vô minh là vô thường, khổ, không, vô ngã. Hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão, bệnh, tử là vô thường, khổ, không, vô ngã. Sắc, ngã sở, chẳng phải ngã sở là tịch mịch, hư vô. Thọ, tưởng, hành, thức, ngã sở, chẳng phải ngã sở là tịch mịch, hư vô. Tuy nói pháp này để khai hóa cho người, nhưng không thủ đắc, cũng không chấp trước. Với gốc đức này chẳng dùng để khuyến khích hỗ trợ việc của Thanh văn, Bích-chi-phật mà thường dùng để tạo lập trí Nhất thiết. Đó là thầy lành của Đại Bồ-tát.

Lại nữa Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát vì người nói kinh pháp, thị hiện luận bàn bốn Ý chỉ, bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo là vô thường, khổ, không, vô ngã. Không, Vô tướng, Vô nguyện, ngã sở, chẳng phải ngã sở là tịch mịch, hư vô. Với gốc đức này, chẳng dùng để khuyến khích hỗ trợ việc của Thanh văn, địa Bích-chi-phật mà thường dùng để tạo lập trí Nhất thiết. Đó là thầy lành của Đại Bồ-tát.

Lại nữa Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát vì người thuyết pháp, thị hiện luận bàn mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật, sắc là vô thường, khổ, không, vô ngã, thọ, tưởng, hành, thức là vô thường, khổ, không, vô ngã. Ngã sở, chẳng phải ngã sở, Không, Vô tướng, Vô nguyện là tịch mịch, hư vô. Với gốc công đức này, chẳng dùng để khuyến khích hỗ trợ địa Thanh văn, Bích-chi-phật mà thường dùng để tạo lập trí Nhất thiết. Đó là thầy lành của Đại Bồ-tát.

Khi ấy ngài Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Sao gọi là Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã ba-la-mật không có phương tiện thiện xảo, gần gũi thầy ác nên nghe nói Bát-nhã ba-lamật này thì hoặc kinh, hoặc sợ, hoặc lo lắng?

Đức Thế Tôn bảo Tu-bồ-đề:

–Đại Bồ-tát ấy lìa hạnh trí Nhất thiết, không tiếp cận Bát-nhã ba-la-mật. Giả sử gặp Bát-nhã ba-la-mật này thì tâm chấp trước Thiền ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Giới ba-lamật, Thí ba-la-mật. Nếu làm được việc bố thí nào đó thì tâm niệm cứ chấp trước vào việc bố thí ấy. Đó là thầy ác của Đại Bồ-tát.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát lìa trí Nhất thiết, cũng chẳng chịu an trú các thông tuệ mà trái lại đối với bên trong nghĩ sắc là không, sắc không có sở hữu, chấp trước tư duy sắc tự nhiên không. Đối với thọ, tưởng, hành, thức, nghĩ bên trong là không, tâm chí trụ ở thọ, tưởng, hành, thức, nhưng không sở hữu, nghĩ tự nhiên không. Và đối với pháp nội không thủ đắc pháp nội ngoại không, đạt đến pháp không tự nhiên, không sở hữu thấy có cái đạt được, tưởng nghĩ cái sở đắc. Nghĩ cái không bên trong của nhãn, đạt đến không sở hữu, tự nhiên là không, nghĩ cái “không” đạt được, tưởng là có sở đắc. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng lại như vậy, nghĩ cái nội không tư duy chấp tưởng, đối vô sở hữu, tự nhiên đắc không. Đó là thầy ác của Đại Bồtát.

Lại nữa Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, nghĩ bốn Ý chỉ, rồi thủ đắc bốn Ý chỉ, tức là tự chấp trước rồi nắm bắt cái đó. Nghĩ bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo, rồi thủ đắc ba mươi bảy phẩm, tức là tự chấp trước rồi nắm bắt cái đó. Đó là thầy ác của Đại Bồ-tát.

Lại nữa Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát hành mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật, tự cho là đã đạt được pháp của chư Phật, đã có vọng tưởng, lìa trí Nhất thiết, tâm bị dính mắc vào sự suy nghĩ. Đó là Đại Bồ-tát hành Bát-nhã bala-mật không có phương tiện thiện xảo, nghe nói Bát-nhã ba-la-mật thì hoặc kinh, hoặc sợ, hoặc lo lắng.

Lúc đó ngài Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Đại Bồ-tát bị thầy ác câu thúc như thế nào mà làm theo lời dạy của vị ấy, nghe nói Bát-nhã ba-la-mật thì hoặc kinh, hoặc sợ, rồi sinh ra lo lắng?

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Này Tu-bồ-đề! Khi ấy thầy ác của Đại Bồ-tát là người ngăn cản hành giả, làm cho không được học Bát-nhã ba-la-mật, Thiền bala-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Thí bala-mật, mà trái lại bảo họ không nên dạy sáu pháp Ba-la-mật này, nói là chẳng phải lời dạy của Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác mà do con người tập hợp tai họa ngang trái tạo ra kinh này, chẳng nên nghe, chẳng nên thọ trì, đọc tụng, cũng chẳng nên tư duy và nói cho người khác. Đó thầy ác của Đại Bồ-tát.

Lại nữa Tu-bồ-đề! Thầy ác của Đại Bồ-tát là người chẳng chịu phân biệt sự giác ngộ, chẳng làm cho thấy rõ tội lỗi xấu xa của ma. Do đó ma Ba-tuần tệ ác hóa làm hình Phật đi đến chỗ Đại Bồ-tát khống chế Bồ-tát, làm cho chẳng tu học sáu pháp Ba-la-mật, nói: “Này thiện nam, học Bát-nhã ba-la-mật này làm gì? Học Thiền bala-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Thí bala-mật này làm gì? Phụng hành để làm gì?” Nên biết, đó là thầy ác của Đại Bồ-tát.

Lại nữa Tu-bồ-đề! Khi ấy, tệ ma hóa làm hình dáng của Phật, nói kinh Thanh văn, Bích-chi-phật cho Đại Bồ-tát, giảng rằng nên vứt bỏ bố thí, phân biệt giảng giải ý nghĩa mục đích, phô diễn bằng danh từ hoa mỹ làm cho xa lìa pháp Đại thừa của Đại Bồ-tát, rơi vào địa Thanh văn, Bích-chi-phật. Nên biết, đó là thầy ác của Đại Bồ-tát.

Lại nữa Tu-bồ-đề! Khi ấy, tệ ma hóa làm hình dáng của Phật, đi đến chỗ Đại Bồ-tát, nói: “Này thiện nam, chỗ học hiện nay của ông chẳng phải là đạo tâm, chẳng phải là không thoái chuyển. Cái sở học của ông không bao giờ đạt đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.” Hình dạng và tội duyên của ma như thế, chẳng thể quán sát, cũng chẳng thể hiểu biết được. Đó là thầy ác của Đại Bồ-tát.

Lại nữa, Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát thực hành hạnh tinh tấn. Khi ấy tệ ma hóa làm hình dạng của chư Phật đi đến chỗ Đại Bồ-tát, nói: “Này thiện nam, biết nhãn tức là không, đó là lời dạy của ta, cũng là thân ta. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng là không, đó là lời dạy của ta, cũng là thân ta, vì ông mà nói pháp. Sắc tức là không, đó là lời dạy của ta, cũng là thân ta. Thọ, tưởng, hành, thức cũng là không, đó là lời dạy của ta, cũng là thân ta. Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp là không, đó là lời dạy của ta, cũng là thân ta. Cảm thọ do nhãn xúc làm duyên tạo ra tức là không, đó là lời dạy của ta, cũng là thân ta. Lạc thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý làm duyên tạo ra, mười tám chủng tức là không, đó là lời dạy của ta, cũng là thân ta. Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-lamật, Bát-nhã ba-la-mật tức là không, đó là lời dạy của ta, cũng là thân ta. Bốn Ý chỉ, bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý. tám Thánh đạo tức là không, đó là lời dạy của ta, cũng là thân ta. Mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật tức là không, đó là lời dạy của ta, cũng là thân ta.” Dùng những lời này để mong cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chăng? Vị Bồ-tát ấy chẳng phân biệt sự phát khởi của hình dạng ma như thế, dù có phân biệt nói ra, cũng chẳng hiểu rõ. Đó là thầy ác của Đại Bồ-tát.

Lại nữa Tu-bồ-đề! Tệ ma lại biến hóa làm hình dạng của chư Phật đi đến chỗ của Đại Bồ-tát, nói: “Này thiện nam, chư Phật Thế Tôn và các Bồ-tát, Thanh văn, Bích-chi-phật ở phương Đông và chư Phật, Thanh văn, Bích-chi-phật ở mười phương thế giới không có.” Ai đối việc phát khởi ma sự như thế, chẳng thể phân biệt, cũng chẳng biết rõ thì nên biết đó là thầy ác của Đại Bồ-tát.

Tệ ma Ba-tuần lại hóa làm hình dạng của Thanh văn, đi đến chỗ Đại Bồ-tát, nói: “Chúng tôi đây đời trước đều tinh tấn học trí Nhất thiết, tư duy pháp không, lại cũng tu học việc của Thanh văn, Bích-chi-phật, tư duy phân biệt mà thấy được sự dạy bảo trao truyền.” Chẳng phân biệt được việc ma như thế nào thì nên biết, đó là thầy ác của Đại Bồ-tát.

Lại nữa Tu-bồ-đề! Tệ ma Ba-tuần hóa làm hình dạng Hòa thượng, đi đến chỗ của Đại Bồ-tát, cho là hành Bồ-tát là không tịch, chí chuyên tinh tấn tu trí Nhất thiết, tư duy rỗng không, tịch mịch. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là rỗng không, tịch mịch. Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý cũng rỗng không, tịch mịch. Mười tám chủng, mười hai nhân duyên, bốn Ý chỉ, bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo cũng rỗng không, tịch mịch. Mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật cũng tịch mịch, Không, Vô tướng, Vô nguyện. Rồi dạy bảo trao truyền cho Bồ-tát: “Này thiện nam, hiểu rõ pháp ấy là ở địa Thanh văn chứ tìm cầu chỗ nào nữa? Chẳng bằng ngay nơi đó mà cầu diệt độ. Cần gì đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.” Nên biết, đó là thầy ác của Đại Bồ-tát.

Lại nữa Tu-bồ-đề! Thầy ác của Đại Bồ-tát là tệ ma Ba-tuần hóa làm hình dạng cha mẹ, đi đến chỗ Đại Bồ-tát, nói: “Thiện nam này đã chứng được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán mà còn tinh tấn hành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác làm gì. Vào những đời quá khứ vô số kiếp không thể kể xiết xoay vòng trong sinh tử bố thí tay chân, tu hạnh tinh tấn không phân biệt, làm những hình thức như thế nào có ích gì!” Nên biết, đó là thầy ác của Đại Bồ-tát.

Lại nữa Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát do đó, dựa vào những hình dáng đó để quán xét thầy ác. Đã thấy rồi, dùng cái thấy ấy để mà xa lìa, rồi phân biệt nói khổ, không, vô thường, vô ngã, vô tướng, vô nguyện là tịch mịch, đó là việc phân biệt điên đảo, có tư duy. Bốn Ý chỉ, bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo cũng không có sở đắc. Mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật là không giải thoát. Pháp như thế là pháp do ma hưng khởi, phụng sự, chẳng rõ ràng. Nên biết, đó là thầy ác của Đại Bồ-tát. Cho nên, Đại Bồ-tát có mười hai duyên thầy ác như thế, thường phải từ bỏ, huống gì các duyên khác!