SỐ 224
KINH ĐẠO HÀNH BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Dịch Phạn ra Hán: Đời Hậu Hán, Tam tạng Pháp sư Chi-lâu-ca-sấm, người nước Nhục Chi.
Dịch Hán ra Việt: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 5

Phẩm 10: CHIẾU MINH

Đức Phật dạy:

–Trong Bát-nhã ba-la-mật hay khởi ra nhiều nhân duyên ma đến nỗi khiến cho bị đoạn tuyệt.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Như lời Đấng Thiên Trung Thiên nói, nếu Bồ-tát có nhiều nguy hại là sở dĩ vì sao? Vì cực kỳ tôn quý, vì hy hữu cho nên đến nỗi mang hại. Bát-nhã ba-la-mật cũng giống như vậy hay khởi ra nhiều nhân duyên và người mới phát tâm học hiểu biết rất ít về nó, nên tâm họ không vào được pháp Đại thừa, cũng chẳng đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật. Người ấy đã bị ma chi phối.

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Như lời ông nói, người mới phát tâm thì sự hiểu biết của họ rất ít, tâm họ chẳng vào được pháp Đại thừa, cũng chẳng đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật. Đó là họ đã bị ma chi phối, tự khởi nhân duyên ma làm cho Bát-nhã ba-la-mật bị đoạn tuyệt.

Thiện nam, thiện nữ thọ trì, tu học Bát-nhã ba-la-mật mà đọc tụng đều là nhờ oai thần của Phật. Vì sao? Vì đám ma tệ ác không thể chi phối khiến cho đoạn tuyệt. Đó là do sự chế ngự, hộ trì của Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.

Ví như người mẹ lần lượt sinh con từ vài đứa cho đến mười đứa. Con bà hãy còn nhỏ, nếu bà mẹ bị bệnh thì không thể bảo vệ, trông nom chúng. Nếu bà mẹ yên ổn không bệnh, thì bà tự nuôi nấng con khiến chúng được sống còn. Gặp lúc ấm lạnh, khô ướt, chúng đều được chăm sóc. Đây là sự thị hiện của thế gian.

Cũng vậy, này Tu-bồ-đề! Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác niệm Bát-nhã ba-la-mật. Nếu người nào thọ trì hoặc người nào đọc tụng, biên chép thì được hộ trì. Lại nữa, chư Phật hiện tại ở khắp mười phương thường niệm Bát-nhã ba-la-mật. Đó tức là Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với trí Nhất thiết trí mà thị hiện. Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác từ trong pháp này tự đạt được trí Nhất thiết trí. Nếu có người đã thành Phật hoặc chưa thành Phật hay sẽ thành Phật đều từ Bát-nhã ba-la-mật mà tự đạt đến Vô thượng giác. Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác là do đạt đến sự chiếu sáng của trí Nhất thiết trí đều từ Bát-nhã ba-la-mật, vì thế nên thị hiện ở thế gian.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở trong Bát-nhã balamật chiếu sáng thế gian. Sao gọi là Bát-nhã ba-la-mật chiếu sáng thế gian? Như Lai lấy gì để thị hiện ở thế gian?

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Như Lai lấy năm ấm để thị hiện ở thế gian. Tu-bồ-đề hỏi:

–Trong Bát-nhã ba-la-mật thị hiện năm ấm như thế nào? Thế nào là Bát-nhã ba-la-mật thị hiện ở năm ấm?

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Vì không bị hoại diệt nên được thị hiện, cũng chẳng phải không hoại diệt mà thị hiện. Không thì không hoại diệt, cũng không có hoại. Vô tướng, vô nguyện cũng không hoại diệt, cũng không có hoại, vì thế nên thị hiện ở thế gian.

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Thậm chí người nhiều không kể xiết, tâm nhiều không thể kể xiết, Như Lai biết rõ hết họ đều chính là người tự nhiên (tự tánh). Người tự nhiên như thế, đúng vậy, này Tu-bồ-đề! Như Lai dùng Bát-nhã ba-la-mật để biết rõ người nhiều không thể kể xiết, tâm nhiều không thể kể xiết. Như Lai dùng Bátnhã ba-la-mật thị hiện hộ trì thế gian.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu tâm tật đố, tâm tán loạn

Như Lai đều biết. Vì sao nói Như Lai biết đó là tâm tật đố, tâm tán loạn? Vì gốc của pháp ấy không tật đố, không tán loạn, thế nên Như Lai biết.

Sao gọi là biết tật đố, biết tán loạn? Nếu tâm nào cần phải diệt tận thì đã diệt tận, vì thế nên Như Lai biết. Nếu có tâm ái dục thì biết đó là tâm ái dục. Nếu có tâm giận hờn thì biết đó là tâm giận hờn. Nếu có tâm ngu si thì biết đó là tâm ngu si. Biết gốc của tâm ái dục thì không có tâm ái dục. Biết gốc của tâm giận hờn thì không có tâm giận hờn. Biết gốc của tâm ngu si thì không có tâm ngu si.

Này Tu-bồ-đề! Chính điều đó khiến ta đắc trí Nhất thiết trí tức là đắc Bát-nhã ba-la-mật. Vì sao? Vì Như Lai không có tâm ái dục. Do không có tâm ái dục nên biết gốc của tâm ấy cũng không có tâm ái dục, vì thế tâm Như Lai không có ái dục. Vì sao? Vì Như Lai không có tâm giận hờn. Do không có tâm giận hờn nên biết gốc của tâm ấy cũng không có tâm giận hờn, vì thế tâm Như Lai không có giận hờn. Vì sao? Vì Như Lai không có tâm ngu si. Do không có tâm ngu si nên biết gốc của tâm ấy cũng không có tâm ngu si, vì thế tâm Như Lai không có ngu si. Như vậy, này Tu-bồ-đề! Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nhân nơi Bát-nhã ba-la-mật thị hiện hộ trì thế gian.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Như Lai vì mọi người nên nhân nơi Bát-nhã ba-la-mật mà tâm của Ngài rộng lớn không điều gì không biết. Tại sao nói Như Lai vì mọi người nên nhân nơi Bátnhã ba-lamật mà tâm Ngài rộng lớn không điều gì không biết? Vì tâm ấy cũng không rộng, cũng không lớn, cũng không đến, cũng không đi, thế nên Như Lai vì mọi người nên nhân nơi Bát-nhã ba-la-mật mà tâm của Ngài rộng lớn không điều gì không biết.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Như Lai vì mọi người nên nhân nơi Bát-nhã ba-la-mật mà tâm của Ngài rộng lớn không điều gì chẳng biết. Tại sao nói Như Lai vì mọi người nên nhân nơi Bátnhã ba-lamật mà tâm Ngài rộng lớn không điều gì không biết? Vì tâm ấy cũng không từ đâu đến, cũng không có chỗ trụ. Như vậy, này Tubồ-đề! Như Lai vì mọi người nên nhân nơi Bát-nhã ba-la-mật mà tâm của Ngài rộng lớn không điều gì không biết.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Như Lai vì không thể kể xiết người, không thể kể xiết tâm nên nhân nơi Bát-nhã ba-la-mật mà không điều gì không biết. Tại sao nói Như Lai vì không thể kể xiết người, không thể kể xiết tâm, nên nhân nơi Bát-nhã ba-la-mật mà không điều gì không biết. Vì tâm ấy không có chỗ trụ, cũng không từ đâu đến diệt tận (Nê-hoàn). Vì chứng Nê-hoàn vô dư nên không điều gì không biết. Tâm ấy như hư không, nên biết không thể kể xiết người, không thể kể xiết tâm. Như vậy, này Tu-bồ-đề! Như Lai nhờ cái biết của Bátnhã ba-la-mật mà biết hết không thể kể xiết người, không thể kể xiết tâm.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Như Lai vì mọi người nên nhờ cái biết của Bát-nhã ba-la-mật mà biết hết tâm không thể thấy. Sao gọi là Như Lai vì mọi người nên nhờ cái biết của Bát-nhã ba-la-mật mà biết hết tâm không thể thấy? Vì tâm ấy vốn thanh tịnh nên cũng không có tưởng. Như vậy, này Tu-bồ-đề! Như Lai vì mọi người nên nhờ cái biết của Bát-nhã ba-la-mật mà biết hết tâm chẳng thể thấy.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Như Lai vì mọi người nên nhờ cái biết của Bát-nhã ba-la-mật mà biết hết tâm chẳng thể thấy. Tại sao nói Như Lai vì mọi người nên nhờ cái biết của Bát-nhã ba-la-mật mà biết hết tâm chẳng thể thấy? Vì tâm ấy không thể dùng mắt thấy nó từ đâu đến. Như vậy, này Tu-bồ-đề! Như Lai vì mọi người nên nhờ cái biết của Bát-nhã ba-la-mật mà biết hết tâm chẳng thể thấy.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Như Lai vì mọi người nên nhờ cái biết của Bát-nhã ba-la-mật mà biết hết sự muốn được thế thì sẽ đạt đến thế. Tại sao nói Như Lai vì mọi người nên nhờ cái biết của Bát-nhã ba-la-mật mà biết hết sự muốn được thế thì sẽ đạt đến thế? Vì biết tất cả sắc từ chẳng thật có mà sinh ra sinh; thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức cũng từ chẳng thật có mà sinh ra sinh. Như vậy, này Tubồ-đề! Tại sao Như Lai biết sự muốn được thế là nguyên nhân để đạt đến thế? Vì từ tử (chết) đến tử, đó chính là sắc. Từ tử đến bất tử, đó cũng là sắc. Từ bất tử đến bất tử, đó cũng là sắc. Cũng chẳng có tử, cũng chẳng có không tử, đó cũng là sắc. Thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức từ tử đến tử, đó cũng là sắc. Thức từ tử đến bất tử, đó cũng là sắc. Thức từ bất tử đến bất tử, đó cũng là sắc. Thức cũng chẳng có tử, cũng chẳng không tử, đó cũng là sắc. Thức có nhân, không có ngã, thế gian, đó cũng là sắc. Không có nhân, có ngã, thế gian, đó cũng là sắc. Có mong cầu, không mong cầu, không có ngã, thế gian, đó cũng là sắc. Cũng chẳng có mong cầu, cũng chẳng không mong cầu, cũng không có ngã, thế gian, đó cũng là sắc. Có mong cầu, có ngã có thế gian, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức, đó cũng là sắc. Không mong cầu, không ngã, không thế gian, không thức cũng là sắc. Cũng chẳng không mong cầu, cũng chẳng có mong cầu, cũng không có ngã, thức, đó cũng là sắc. Thủ đắc ngã, thế gian, cũng không có thế gian, đó cũng là sắc. Ngã, thế gian, chẳng thể cùng cực, đó cũng là sắc. Ngã, thế gian có cùng cực, không cùng cực, đó cũng là sắc. Ngã và thế gian cũng chẳng có cùng cực cũng chẳng không cùng cực, đó cũng là sắc. Thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức cũng vậy. Ngã cùng thế gian, thức cũng chẳng thể cùng cực, đó cũng là sắc. Ngã cùng thế gian, thức có cùng cực, không cùng cực, đó cũng là sắc. Ngã cùng thế gian, thức cũng chẳng có cùng cực, cũng chẳng không cùng cực, đó cũng là sắc. Mạng ấy là thân, đó cũng là sắc. Chẳng phải mạng, chẳng phải thân, đó cũng là sắc. Thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức cũng vậy.

Như vậy, này Tu-bồ-đề! Như Lai biết sự muốn được thế là nguyên nhân để được thế. Tại sao nói Như Lai biết sự muốn được thế là nguyên nhân để đạt được thế? Như Lai biết sắc vốn là không là biết đúng như thật sắc vốn là không. Thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức cũng vậy. Tại sao nói là biết thức? Biết thức vốn là không. Cái gì là vốn là không? Chính cái muốn có sở đắc này là cũng vốn là không. Như Lai cũng vốn là không, nhân trí tuệ mà trụ chân như. Tại sao nói là vốn là không? Thế gian cũng là vốn là không. Cái gì là vốn là không? Tất cả các pháp cũng vốn là không. Như các pháp vốn là không, đạo Tu-đà-hoàn cũng vốn là không, đạo Tư-đàhàm cũng vốn là không, đạo A-na-hàm cũng vốn là không, đạo A-lahán, đạo Bích-chi-phật cũng vốn là không. Như Lai cũng vốn là không, tất cả đều cùng vốn là không không có sai khác, không chỗ nào chẳng vào, đều biết hết tất cả.

Này Tu-bồ-đề! Như thế, Bát-nhã ba-la-mật tức vốn là không, Như Lai nhân Bát-nhã ba-la-mật mà tự chứng đắc thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chiếu sáng, hộ trì thế gian, đó là thị hiện. Đức Như Lai nhân nơi Bát-nhã ba-lamật biết hết thế gian vốn là không, không có sai khác. Đúng thế, này Tu-bồ-đề! Như Lai biết tất cả đều vốn là không, vì thế được tôn hiệu là Phật.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Pháp vốn đều không ấy rất sâu. Đó là pháp chư Phật, Bồ-tát đều tự liễu ngộ, ai sẽ là người tin được pháp ấy. Chỉ có người đắc đạo A-la-hán hoặc Bồ-tát không thoái chuyển và Như Lai thành Vô thượng giác mới có thể nói được pháp ấy.

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Pháp vốn là không ấy, không có lúc tận, pháp Như Lai thuyết cũng không có cùng tận.

Bấy giờ Thích Đề-hoàn Nhân cùng một vạn chư Thiên cõi Dục, trời Phạm thế cùng hai vạn Thiên tử đều đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật rồi đứng qua một bên.

Chư Thiên tử cõi Dục và cõi Phạm đều bạch với Phật:

–Pháp của Thiên Trung Thiên rất thâm diệu. Cái gì làm tướng của nó?

Đức Phật bảo chư Thiên tử:

–Nếu chấp nhận cái gì làm tướng thì đã là chấp trước rồi. Vô tướng, vô nguyện, không có sinh tử phát sinh, vô sở hữu, vô sở trụ là tướng của nó. Tướng của nó như hư không. Tướng mà Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trụ, thì chư Thiên, A-tu-luân, quỷ thần chẳng thể lay động di dời được. Vì sao? Vì tướng ấy chẳng thể dùng tay làm ra. Sắc chẳng thể làm ra tướng ấy. Thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức cũng chẳng thể làm ra tướng ấy.

Đức Phật hỏi chư Thiên tử:

–Nếu nói hư không này có người làm ra thì có thể tin được không?

Chư Thiên tử bạch Phật:

–Không thể tin có người làm ra hư không. Vì sao? Vì không ai có thể làm ra hư không.

Đức Phật dạy:

–Cũng giống như vậy, này chư Thiên tử, tướng ấy thường trụ, có Phật hay không Phật, tướng ấy vẫn trụ như vậy. Vì trụ như thế nên Như Lai thành Đẳng Chánh Giác. Danh xưng là Như Lai tức là Như Lai vốn là không.

Các vị Thiên tử bạch Phật:

–Tướng ấy rất thâm diệu. Như Lai do đó mà thành Đẳng Chánh Giác. Đức Như Lai biết trí tuệ vô ngại đều từ Bát-nhã ba-la-mật sinh ra. Đó là kho tàng của Phật.

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Như Lai nhân nơi Bát-nhã ba-la-mật thị hiện hộ trì thế gian. Như vậy, này Tu-bồ-đề! Như Lai cung kính phụng sự pháp này, cho đến thành Phật cũng đều từ Bát-nhã ba-la-mật. Thế nên, Bát-nhã ba-la-mật được Như Lai cung kính, vì Như Lai nhờ pháp này mà thành Phật. Đó là báo ân.

Sao gọi đó là sự báo ân của Như Lai? Như Lai từ pháp Đại thừa này mà đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thành Đấng Vô thượng giác. Các Ngài đều từ pháp Đại thừa này mà thành Bậc Vô Sở Trước. Vì thế nên thể hiện sự báo ân.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Như Lai biết các pháp vô tác do đó thành Đẳng chánh giác. Biết chúng cũng chẳng phải vô tác nên thành Đẳng chánh giác. Đây là vì Như Lai báo ân nên thị hiện Bátnhã ba-la-mật. Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đối với các pháp không có mong cầu, đều từ Bát-nhã ba-lamật, vì thế Ngài thị hiện hộ trì thế gian.

Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Các pháp chẳng thể biết, chẳng thể thấy thì tại sao nói là Bátnhã ba-la-mật sinh ra Như Lai thị hiện hộ trì thế gian? Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Nói các pháp đều chẳng thể biết, chẳng thể thấy, có nghĩa là các pháp đều không, vì thế chẳng thể biết, các pháp chẳng thể hộ trì, vì thế chẳng thể thấy. Các pháp chẳng thể biết, chẳng thể thấy đều từ Bát-nhã ba-la-mật. Như vậy, này Tu-bồ-đề! Các pháp chẳng thể biết, chẳng thể thấy, vì từ Bát-nhã ba-la-mật sinh ra. Như Lai thành Đẳng chánh giác thị hiện hộ trì thế gian, nên sắc chẳng thể thấy, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức cũng chẳng thể thấy. Chính đó là Bátnhã ba-la-mật thị hiện hộ trì thế gian.

Tu-bồ-đề thưa:

–Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Sao gọi là sắc chẳng thể thấy?

Sao gọi là thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức chẳng thể thấy? Đức Phật dạy:

–Chẳng thấy nhân duyên của sắc sinh ra thức, cũng chẳng thấy nhân duyên của thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức sinh ra thức, vì thế thức thành chẳng thể thấy. Như sắc, thống dương, tư tưởng, sinh tử, thức chẳng thấy, thế gian này cũng chẳng thấy tướng của nó, cũng chẳng thấy thế nào thuộc về thế gian này thị hiện, chúng đều từ Bát-nhã ba-lamật. Tại sao nói Bát-nhã ba-la-mật thị hiện hộ trì thế gian? Nếu lo cho thế gian thì đó cũng là không. Nếu lo cho thế gian thì đó cũng là mù mờ (ly tướng). Nếu lo cho thế gian thì đó cũng là tịch. Nếu lo cho thế gian thì đó cũng là tịnh. Đó tức là thế gian thị hiện.