ĐẠI BÁT NIẾT BÀN KINH TẬP GIẢI

Pháp sư Bảo Lượng, đời Lương soạn.
Hoàng Đế Vì Pháp sư Thích Bảo Lượng Chùa Linh Vị soạn lời tựa Nghĩa Sớ.

 

Phẩm 10: BỐN ĐẾ

Giải thích nghĩa Bốn Đế.

Giải thích nghĩa Bốn Đảo.

Giải thích lược nghĩa Phật Tánh.

Ví dụ cô gái nghèo Kim Tạng.

Ví dụ bệnh của con người phụ nữ.

Bồ-tát Ca-diếp đặt ra mười một câu hỏi, để trách cứ làm cho thấy có.

Ví dụ viên ngọc giữa hai đầu chân mày của người Lực sĩ.

Nhận xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Đáp câu hỏi: “Thế nào là các Bậc Điều Ngự?” Là tâm vui mừng nói chân đế.”

Trên nói, giáo của ma là tà. Nay, nói Đức Phật là Đấng Điều Ngự. Xưa nói chẳng phải khổ là khổ, do “Điều trị” hoặc vui, “Hoặc” vui đã được trị, thì Phật rất vui mừng. Nói Phật là niềm vui, niềm vui của Đức Phật là chân đế.”

Pháp sư Tăng Tông nói: “Từ đây cho đến hỏi về thấy tánh, nói rộng về nghĩa của nhân. Bốn đế: Cảnh mà tuệ soi chiếu. Từ Vườn Nai đến hội Pháp Hoa. Đức Phật nói về giai cấp, phần lớn khác nhau, chỉ có giáo này là tròn khắp, đầy đủ. Sẽ nói về, nhân mầu thường trụ, tất nhiên là đạo quán chiếu trong tư chất, nhưng chẳng phải cảnh thì sẽ không lấy gì để giải thích trí, nên chỉ nêu bốn đế, để nói về tướng mạo của nhân.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Xưa nói bốn đế là chỉ ở ba cõi, giáo ngày nay, về lý đều bao gồm. Dù nói có bốn, nhưng phải ở chân như vắng lặng. Thuyết nay chỉ y cứ gốc mà bỏ sót ngọn. Chỉ thú này mới sáng tỏ để gọi tâm Thánh, nên nói “Vui mừng”. Nhưng với phẩm Bốn Đế, nói về lý, vì chu tất nên nói rằng do tín nên thường trụ, từ trong đạo trời người ra khỏi thẳng sinh tử, đây tất nhiên là trước hết tin thường,

sau đó là nhận thức vô thường. Nếu không hiểu cả hai thì đâu được vào đạo. Vì thế, nên trong Diệt đế ở đây nói: “Người tu, khổ diệt là trái với ngoại đạo. Nay, nếu quả tu “Không” của đoạn diệt và nếu do “Không” mà tỏ ngộ được lý, thì ngoại đạo lẽ ra cũng biết đúng? Về lý thì không thể. Xưa, vì dẫn dắt phàm phu, nên có thuyết này. Nếu không có quyền giáo thì người ngu thấp hèn sẽ dứt hy vọng!”

“Phật lại bảo Ca-diếp! “Nỗi khổ mà Như lai đã nói” cho đến “Chúng sinh ở địa ngục, lẽ ra có Thánh đế?”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Không thấy chân lạc, không gọi là thấy khổ. Vì sao? Vì tâm tuy cầu vui mà không nhận thức được vui chân thật, cho ba cõi là vui, nên không thấy khổ, không dùng súc sinh để quyết định.”

Kính Di ghi lời của Tăng Tông rằng: “Trong mỗi đế đều có chia làm bốn:

  1. Nói về hoặc.
  2. Nói về giải.
  3. Kết Thánh đế.
  4. Kết phi đế.

Sẽ nói về trung đạo tròn chiếu trước nói không hiểu, dùng hình tướng để giải thích nghĩa.

Lớp đầu, nói về tên đế là ở chiếu, không ở khổ.

Lớp thứ hai, nói dù tên đế ở chiếu, nhưng không ở chấp nghiêng lệch. Nói về khổ có địa, không thật có nơi chốn, chẳng những mất đi lý mà cũng đắm chìm trong khổ. Trí hữu dư của giáo xưa không khỏi điên đảo. Nay, nói là lý cùng cực, cho nên nghiệp chân, thiện.”

Pháp sư Bảo Lượng nói: “Trong bốn đế lý có bốn lớp, được gọi là Đế, sẽ giải thích cảnh chưa rõ, nên y cứ vào cảnh để nói đế. Trong khổ đế có bốn:

  1. Từ “Bắt đầu, cho đến nhiều khổ não”, là nói về “Mất”.
  2. Từ “Nếu có thể biết” cho đến “Liền sinh lên cõi trời” là nói về được..
  3. Từ “Sau khi được giải thoát” cho đến “Vừa mới chứng biết”, đó là chứng đắc.
  4. Từ “Như lai đối với Bổn tế” cho đến “Bèn được chân trí”, đó là nói về mất.”

Pháp sư Trí Tú nói: “Dưới mỗi đế có ba ý. Ba ý trong khổ đế, là từ bắt đầu” cho đến “Phần nhiều chịu khổ não:

  1. Nêu “không biết” kia, ngoài thể tướng của khổ đế.
  2. Từ “Nếu có thể biết” cho đến “Bèn được chân trí”, giải thích từ lý được quả.
  3. Từ “Nếu biết như thế” cho đến “Chẳng phải khổ Thánh đế”, kết thúc tà, chánh.

Pháp sư Tuệ Lãng thuật lời của Pháp sư Tăng Tông rằng: “Nói về khổ đế có sáu thứ bậc, đây là ngôi thứ nhất, lý trực bình, nghĩa là không phải chánh khổ là khổ đế.”

“Này người thiện nam! Nếu có người không biết Như lai” cho đến

“Thêm lớn các kiết, phần nhiều chịu khổ não.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Tầng bậc thứ hai, là nói về mất.”

“Nếu có người biết được Như lai thường trụ” cho đến “Một lần nghe qua tai, liền được sinh lên cõi trời.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Tầng bậc thứ ba, là nói về được.”

Về sau, lúc được giải thoát, mới chứng biết được” cho đến “Nay được giải thoát, mới chứng biết.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Thứ tư là chứng đắc”.

“Thuở trước, Như lai vì bốn thứ điên đảo” cho đến “Đây gọi là khổ, chứ chẳng phải khổ Thánh đế.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Thứ sáu, kết thúc cả hai “Được” “Mất”.

“Khổ, Tập đế ở trong chân pháp” cho đến “Không được sinh lên cõi trời và chánh giải thoát.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Pháp chân là Tập, chẳng sinh chân trí, là không sinh tập trí.”

Thọ vật bất tịnh, có khả năng tu tập trong sinh tử là chân tập, mà không sinh tập trí.

Không biết pháp tánh, là không thấy Phật tánh.

Kính Di ghi lời của Tăng Tông rằng: “Trong đây nói về Tập, câu văn lại, vì phân biệt nêu ra tập, nên không biết thường.”

Pháp sư Tuệ Lãng ghi lời của Tăng Tông rằng: “Nói về tập, diệt, đạo, đều có năm thứ bậc, đây là thứ nhất, trước nói về “Mất”. Nêu lên trôi lăn sinh tử, cho là lỗi lầm.”

“Nếu có trí sâu, thì không hư hoại chánh pháp”.

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Thứ bậc thứ hai, là nói về “Được”.

“Do nhân duyên này, được sinh lên cõi trời và chánh giải thoát.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Thứ bậc thứ ba là chứng đắc.”

“Nếu có người không biết lãnh vực của khổ đế, tập đế” cho đến “Trôi lăn sinh tử, chịu các khổ não.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Thứ bậc Thứ tư là chứng “Mất”.

“Nếu biết được pháp thường trụ không khác” cho đến “Đó gọi là tập, chẳng phải tập Thánh đế.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Thứ bậc Thứ năm là song thúc cả hai “Được” và “mất”.

“Khổ đế, diệt đế, là nếu có người thường tu” cho đến “Cũng tu “Pháp không”, lẽ ra có diệt đế.”

Xét: Pháp sư Tăng Lượng nói: “Trước chẳng phải xưa đã nói, nghĩa là tự biết nay là đúng. Xưa nói diệt có hai thứ: Một là tánh diệt, nghĩa là “Không vô ngã”; hai là diệt thân trí; Đức Như lai chẳng phải “Không vô ngã”, thân trí bất diệt, mà nghĩ là diệt, là hoài bão của Như lai.”

Kỉnh Di thuật lời của Tăng Tông rằng: “Sinh tử là không, quả Phật bất không. Nếu cho rằng hai chỗ đều không thì đối với quả là sai lầm, nên nói là “Nhiều”, trái vơí ngoại đạo tu “Không”, bao gồm tất cả pháp. Nay, phân biệt tướng “Không”, vì chánh trái với tà, nên nói trái ngược.

Pháp sư Tuệ Lãng thuật lời của Tăng Tông rằng: “Cũng có năm thứ bậc, đây là thứ bậc thứ nhất, nêu “Hoặc” để nói về “Mất”.

“Nếu có thuyết nói: “Có Như lai tạng” cho đến “Dứt trừ tất cả phiền não, bấy giờ mới được nhập.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Thứ hai, là nói về “Được”.

“Nếu phát một niệm nhân duyên của tâm này, thì sẽ được tự tại đối với các pháp.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Thứ ba là chứng đắc.”

“Nếu có người tu tập bí Tạng của Như lai” cho đến “Trôi lăn chịu khổ trong sinh tử.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Thứ tư là chứng “Mất”.”

“Nếu người nào tu tập Diệt đế như vậy, cho đến đó gọi là tu pháp “Không”, chẳng phải diệt Thánh đế.”

Xét: Pháp sư Tuệ Lãng nói: “Thứ năm là kết thúc cả “Được” và “Mất”.

“Đạo Thánh đế tức là Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo và Chánh giải thoát.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Trong đây có tám thềm bực, đây là thềm bậc thứ nhất, trước nêu ra cảnh đạo.”

“Có các chúng sinh tâm điên đảo nói rằng” cho đến “Trôi lăn trong ba cõi chịu khổ lớn lâu dài.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Thứ hai là nói về “Mất”.”

“Nếu người phát tâm nhận biết Như lai thường trụ không có thay đổi. Pháp tăng giải thoát cũng giống như vậy.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Thứ ba là nói về “Được”.”

“Nhân một niệm này, sẽ được quả báo tùy ý tự tại trong vô lượng đời.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Thứ tư là chứng đắc”.

“Vì sao? Như ta thuở xưa, vì bốn đảo” cho đến “Thành Phật Chánh

Giác, đây gọi là đạo Thánh đế.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Thứ năm là chứng mất”.

“Nếu có người nói Tam bảo là Vô thường” cho đến “Chân kiến tu tập bốn pháp Thánh đế.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Thứ sáu là kết thúc cả “Được” và “Mất”.”

“Đó gọi là bốn Thánh đế”.

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói: “Thứ bảy là tổng kết”.

“Bồ-tát Ca-diếp lại bạch Phật:” cho đến “Tu tập rất sâu bốn pháp Thánh đế.”

Xét: Pháp sư Tăng Tông nói rằng: “Thứ tám là nhận hiểu.”