ĐẠI TỲ-LÔ-GIÁ-NA THÀNH PHẬT KINH SỚ

A-xà-lê Nhất Hạnh ghi chép

 

 

Phẩm 9: MẬT ẤN

Bấy giờ, Phật Tỳ-lô-giá-na quán sát các chúng trong Đại hội. Phật đã lược nói nghi pháp quán đảnh xong, sắp muốn nói điều gì nữa, tùy quán sát các Đại hội nhiều như bụi ở các cõi Phật mười phương đều là nhân duyên, nghĩa là sắp nói Mật Ấn Như Lai Trang Nghiêm đồng với Pháp Giới Thú Tiêu Xí. Đồng là nói tất cả Phật lấy đó làm trang nghiêm, được thành thân Pháp giới của Như Lai. Nếu có chúng sinh nào thực hành pháp này, vì dùng ấn gia trì nên cũng đồng với thân pháp giới của Như Lai. Ấn này tức là cờ nêu pháp giới, vì ấn này nêu bày thể của pháp giới, tức gọi là cờ Pháp giới. Chư Phật dùng đó mà trang nghiêm thân này. Ở trong tất cả đại hội mà lập cờ nêu Đại Bồ-tát Vô thượng, chúng ta khiến tám bộ chúng ác tà lìa bỏ lánh đi. Căn tánh tốt là gần gũi vâng theo giáo tu hành. Ông hãy lắng nghe và chú ý kỹ, nay ta sẽ giảng nói. Thế Tôn nay là đúng lúc, Phật nay đúng lúc, hai lời mà một ý. Xưa nói ca-la, là ý nói nay bốn chúng này không có cành lá, thuần là chân thật có khả năng nhận lãnh đại pháp. Như Lai Ứng Cơ mà nói: Chánh là lúc ấy, kế thời Tam-ma-da tức là phần thời gian. Nay đúng lúc nói pháp.

Bấy giờ, Thế Tôn trụ trong Tam-muội Vô hại thân lực là Phật làm tròn nguyện ấy. Lại nhập vào Tam-muội. Đây là thân Như Lai có vô lượng năng lực tự tại nên không thể hại, trụ vào Tam-muội này mà phát ra chân ngôn ba minh, đó gọi là năng lực Vô ngại vô hại vô đẳng. Nhờ Tam-muội-da này mà người học được nghe mà vào Chánh pháp. Nếu chẳng làm thì chẳng hợp vào đàn, cũng chẳng hợp nghe Bí giáo. Nếu tu minh này sẽ được thân tịnh, ngữ tịnh. Chỗ nguyện đầy đủ, hội ở ba thân, nên gọi là ba minh. Ba lực là năng lực ba đời, hoặc năng lực ba bình đẳng. Vô đẳng lực tức là ba năng lực này. Sẽ nói ở sau.

Nam-ma Tam-mạn-đa Phật-đà nam a ta mê đát rị tam mê tam ma duệ. Ta hà. A-ta-mê, bài minh này dùng chữ A làm đầu, tức đồng với pháp thân vô tướng ly tướng của chư Phật. Phải biết pháp thân này là vô dư đẳng tỷ (không gì sánh bằng). Tam-mê là ba thân Phật, nghĩa là Pháp-Báo-Hóa hợp thành một thân mà giáo hóa chúng sinh. Thể cũng đồng với tự môn A. Vô tướng ly tướng cho nên nói đẳng. Tam-muội-da là nghĩa chẳng thể vượt, là Vô đẳng tam đẳng, là chỗ các Như Lai đồng nói. Trụ Tam-muội mà nói Minh vô hại vô đẳng lực này. Do Minh này nên sẽ nhập vào Tam-muội-da. Tam-muội-da này tức là thệ nguyện. Cũng như sắc lệnh, là lời yếu thệ của chư Phật ba đời. Pháp môn này khó tin, khó vào, khó được nghe. Do pháp chẳng thể gặp cho nên ba đời Phật đồng nói chân ngôn này. Dùng Tam-muội-da này mà che chở, được vào để lắng nghe, tu hành pháp này. Như giáo của tôn vị chẳng được trái. Nếu chẳng nghe thì chẳng được vào, cũng chẳng được nghe. Ta-ha là nghĩa giật tỉnh, đem chân này mà giật tỉnh như khi nói minh thì chư Phật liền cảnh phát mà khởi gia trì người tu. Vì năng lực minh này nên làm tròn đầy các địa khiến người tu được hiện bày ba pháp, nghĩa là thành tựu ba pháp, nghĩa là năng lực chân ngôn và ấn của Bổn tôn, ba pháp giới này liền được thành tựu.

Kế là nói Tướng Ấn Thủ, chẳng vượt ba pháp đạo giới. Giới này là quả kết đại giới không phải Đà độ. Đi trong giới đạo này, nên gọi là chẳng vượt. Nay ở trong đây trước nói mười hai danh tướng chắp tay. Về các pháp ấn, mười hai thứ này rất quan trọng phải ghi nhớ rõ: Cách một, chắp tay một là khiến giữa hai bàn tay phải sát đầu mười ngón hơi rời ra. Đây gọi là cách chắp tay Ninh-vĩ-noa, cách thứ hai là chắp tay hai: Móng mười ngón ngang nhau, đầu ngón hợp lại, trong lòng hai bàn tay hơi bộng gọi là cách chắp tay Tam-bộ-tra, cách thứ ba là chắp tay Bổtra, mười đầu ngón tay hợp lại, các ngón tay bằng nhau, trong lòng bàn tay hơi bộng nên tay hơi khum, gọi là cách chắp tay Khúc-mãn-la; cách thứ tư, hai ngón chỉ trời, hai ngón chỉ đất, các ngón kia hơi mở gọi là cách chắp tay Bộc-noa, cách thứ năm là hai bàn tay ngửa ra, đều hướng lên trên mà bày ra, gọi là cách chắp tay Ôt-đa-na-nhã, cách thứ sáu là lại ngửa hai bàn tay ra giống như trước, nhưng các ngón hơi co lại như vốc nước, gọi là cách chắp tay A-đà-la, cách thứ bảy là đầu mười ngón tay tỏa ra, đều lấy ngón tay phải thêm lên trên ngón tay trái, như cách chắp tay Kim cang, tiếng Phạm gọi là Bát-la-noa-ma, cách thứ tám, cũng lấy ngón tay phải thêm lên ngón trái mà lật ngược bàn tay, dùng đầu mười ngón tay có vân, (châu mười đầu ngón tay mặt có vân vào nhau) cũng đặt tay phải lên tay trái, gọi là cách chắp tay Vi-bát-rị-đa, cách thứ chín, lại ngửa tay phải lên, ngửa tay trái đặt sát dưới tay phải, người ngồi thiền hai tay lót vào nhau, gọi là cách chắp tay Tỳ-bát-la-rịduệ-tát-đa, cách thứ mười, ngửa hai bàn tay, khiến đầu hai ngón giữa đụng nhau mà ngửa ra, gọi là cách chắp tay Đế-rị-duệ, cách thứ mười một, cùng úp xuống hai tay, hai đầu ngón giữa đụng nhau, gọi là cách chắp tay A-đà-la, cách thứ mười hai, cả hai tay cùng úp, hai đầu ngón cái đụng nhau, đầu tám ngón kia hướng ra ngoài, cũng đồng tên gọi như trên.

Nay ấn Tam-muội-da này trước hợp tay tam-bổ-tra, hai ngón cái đều đứng thẳng, chớ để cho thấp quá hay đại bàng trắc, khiến hai ngón cái hướng lên, cũng có thể ngón út tay trái làm Đàm độ, kế là hướng đầu ngón trỏ lên làm định, ngón út tay phải làm tuệ độ, kế là hướng các đầu ngón lên làm Trí độ. Ấn Tam-muội-da này như người mới tu hành thực hành các pháp lành, nếu trước chẳng làm thì chẳng nên thực hành các pháp, chẳng phải làm ngay đây, cũng phải tung chân ngôn trước. Cách làm là dùng ấn Tam-muội-da để trên đầu, tụng Chân ngôn trước một biến. Đặt ấn ấy ở vai phải, kế để trên vai trái, kế để trên tim, rồi để trên cổ họng. Mỗi khi để thì tụng chú một biến. Tụng năm biến là ấn năm chỗ. Nhưng Chân ngôn này có công đức gì? Chân ngôn này diệt trừ chướng đời trước, làm thanh tịnh thân mình, khiến thân thanh tịnh cho nên ngoại chướng cũng thanh tịnh. Vì ngoại chướng thanh tịnh nên các chướng đều chẳng vào được. Đây tức là Đại Hộ do sự không thể suy nghĩ bàn luận này mà có thể hộ, cho nên phước thêm lớn mà tội tiêu trừ. Chư Phật được giật tỉnh làm tròn sở nguyện. Kế lại Pháp Giới Sinh ra Chân Ngôn rằng: Nam-mô Tam-mạn-đa Phật-đà nẩm đạt ma đà đô tát phược ta phược câu hàm.

Đạt-ma-đà-đô là Pháp giới, Pháp giới là thân Phật. Câu sau nói Ta (ngã). Nói Ta tức là pháp giới, lại người tu này chưa thể nhận được chân tánh ngay, chỉ bắt ấn này mà tụng Chân ngôn, cũng tức thể đồng pháp giới. Ấn ấy dùng hai ngón cái để trong bàn tay, dùng ba ngón Địa Thủy Hỏa (út, áp út, giữa) để trong hai tay đè xuống thành nắm tay (nắm tay lại), đưa thẳng hai ngón trỏ lên. Hợp hai ngón trỏ chỉ thẳng vào ngực mà chuyển, khiến hai ngón tay từ hai bên đầu, chuyển xuống hai má và hai bên cổ, rồi hướng vào kéo xuống, gọi là sơ thụ chỉ, vừa khiến đầu ngón chỉ xuống lưng ngón quay vào trong, ngón tay đưa gần đầu má dần dần chỉ xuống. Dốc lòng mà buông tay ra, hễ tụng Chân ngôn làm ấn dụ như cày hai trâu phải cùng tiến, không được trước sau. Kế lại làm ấn, trước chắp ngược hai tay (lòng bàn tay xoay ra ngoài), kế là các ngón đan tréo nhau, cuối cùng hai ngón cái trụ trong lòng bàn tay. Đây là ấn chuyển pháp luân. Do bắt ấn này khiến cho thân tâm thanh tịnh, hiện đời thấy các Phật mười phương chuyển pháp luân. Chân ngôn là:

Nam-mô Tam-mạn-đa Phật-đà-nẩm phạt-chiết-la-đát-ma-câu- hàm. Chân ngôn này ở trên đã giải thích rồi.

Kế là bắt ấn dao, dao dụ cho trí bén nhạy là nghĩa khiến cho dứt trừ, nghĩa là trừ núi ác kiến, như ngọn núi lớn họa hoạn rất nhiều, phiền não cũng như thế. Nay bắt ấn dao này. Do ấn này co hai ngón trỏ khiến đầu ngón đối nhau, dùng hai ngón cái đè lên, giống như hình chiếc dao lớn. Chân ngôn ấy là “Nam-mô Tam-mạn-đa Phật-đà nẩm.” Pháp dao lớn không cấu pháp, hiện đời thân kiến dứt hết, sinh tín hiểu Như Lai, không tham pháp sinh. Chân ngôn này là tụng tiếng Phạm ở trong kinh. Ở đây giải thích nghĩa xong. Như trên nói chân ngôn này lấy chữ Ma xưa làm tâm, nghĩa là năm chấm không tự tức là nghĩa cùng khắp tất cả chỗ. Nay trong ý này chính là muốn hại các ngã kiến. Phải biết đao ấn này tức là Đại trí của chư Phật hay cắt đứt các kiến. Vì dao chặt đứt gốc phiền não, liền được pháp vô cấu hiện. Loại thân kiến câu sinh tức là cấu, nay dứt thì cấu hết, tức là dứt tà. Ai chưa dứt lại có thắng pháp. Nghĩa là dứt trừ cấu ấy rồi phải sinh tín hiểu Như Lai. Như Lai tín hiểu là pháp nào, nghĩa là các gốc lành vô tham…

Do đây nên kế sinh chữ Ha, ở trong chữ Ha ấy làm nhân, vì trừ nhân này nên bên cạnh có chấm A dài tức là tất cả pháp vốn chẳng sinh. Dưới có ổ cho nên Tam-muội, trên có chấm là đại không. Bài tụng này khiến cho người tu có đủ ba thân. Vì trong chữ này có ba nghĩa, tức là pháp thân hiện. Tam Tạng nói phương Tây rất dấu kín ấn pháp, khi làm lại rất cung kính. Cốt yếu ở trong Tôn thất và chỗ vắng lặng trong sạch, lại tắm gội thân. Nếu chẳng tắm gội thì trước phải rửa tay sạch, súc miệng, lấy hương thoa tay rồi mới được làm. Lại khi làm phải giữ oai nghi, ngồi kiết già. Chẳng thế thì bị tội, làm cho pháp chẳng được mau thành.

Kế là kiết ấn cát tường Thương khư. Trước chắp tay bộng ở giữa có hai ngón cái, dùng hai ngón trỏ đè lên khiến như hình thương khư làm ấn, rồi để gần miệng mà thổi như thổi loa pháp. Đây là ấn Pháp loa đầy đủ tất cả nguyện tốt lành. Do thực hành ấn này tức đủ tất cả nguyện lành. Tuyên nói: Đại pháp khiến cho mười phương khắp được nghe biết. Đây tức là ấn vắng lặng Niết-bàn. Chân ngôn đó quy mạng đồng như trước. Tát-phạ-đa-ám. Đây là tâm chân ngôn, tất cả pháp xưa nay bất sinh. Trên lại có dấu chấm tức là Đại không trùm khắp tất cả mọi nơi.

Kế là Kim Cang Bất Hoại Tọa Ấn Pháp. Trước dùng hai ngón cái, hai ngón út đối nhau, còn các ngón khác tỏe ra như hoa sen nở. Kinh nói khiến cho giống như hình cái chuông. Kế đổi lấy ngón út và ngón cái dính nhau, sáu ngón kia đều tỏe ra. Trong đó hai ngón trỏ và giữa hợp nhau, ngón áp út đứng riêng. Đây là Liên hoa tọa, cũng gọi là Kim cang tọa, cũng ngồi tòa này mà sinh ra chư Phật. Chư Phật đều do ngồi đây, tức Dự lưu cát tường tọa (cách ngồi cát tường) cho nên gọi là tòa Kim cang bất hoại. Chân ngôn quy mạng giống như trước.

Trên đây là tâm chân ngôn. Chữ A dài làm hạnh, bàn hai chấm làm Tam-muội vì khiến cho pháp này bền chắc, cho nên sau có dấu chấm. Nhưng làm quyền pháp có bốn thứ:

  1. Như thường thực hành nắm tay lại đưa lên, đưa lên một ngón tay.
  2. Để ngón cái trong lòng bàn tay rồi nắm lại, gọi là Kim cang quyền.
  3. Đan tréo hai tay hợp lại thành nắm tay, khiến mười ngón hiện ra ngoài, đây gọi nắm tay ngón ở ngoài.
  4. Mười ngón đan tréo nhau khiến cho đầu mười ngón ở trong lòng bàn tay. Đây gọi là nắm hai tay.
  5. Hai tay đều co ngón áp út hướng vào lòng bàn tay, dùng hai ngón trỏ mà dính vào lưng ngón giữa nhưng chẳng hợp nhau. Đó là ấn Kim cang. Do ấn Kim cang này mà phá hoại thành vô trí, tất cả vật chẳng thể phá hoại được nó, Chân ngôn ấy quy mạng như trước, thể chú chỉ có chữ “Hồng” (Hộc).

Kế là ấn Phật Đảnh. Trước là các ngón hướng vào lòng bàn tay nắm lại, rồi duỗi hai ngón giữa ra, dùng hai ngón trỏ đè sau lưng ngón giữa, rồi co hai ngón cái lại. Đại ấn này gọi là Phật Đảnh. Khi kiết ấn này tức đồng với Nhân giả, Nhân giả là Như Lai, nghĩa là bắt ấn này là đồng với thân chư Phật, chân ngôn này cũng là nghĩa Cụ Tam-muội giải thoát, trước là Nhân, sau là quả. Nhân là Hạnh Như Lai, quả tức là Phật.

Kế là ấn Hào Tướng của Như Lai. Lấy tay trí làm thành nắm tay, đưa ra ngón cái, đặt giữa hai đầu chân mày. Bắt ấn này tức là đồng với hào tướng đầy đủ của Như Lai. Chân ngôn quy mạng giống như trước, là tri? là nhân? là sinh. Dùng hạnh bất sinh này làm thanh tịnh tất cả nhân. Xà nghĩa là sinh chẳng thật có.

Kế bắt ấn Như Lai Bát, là tay trái nắm hai góc y, nhưng vẫn hai tay trong nhau khiến tay phải ở trên tuy trái, như tay ngồi thiền, rồi để trên rún hơi co lại, chồng hai tay như ôm bát. Khi bắt ấn này thì đồng với Như Lai cầm y ca-sa chư Phật mà làm nghi cờ nêu. Cũng có thể làm cho tất cả chúng sinh phi khí đều có khả năng làm pháp khí. Chân ngôn thì quy mạng như trước. Bà là nghĩa hữu, tức ba hữu (ba cõi). Vì vốn chẳng sinh nên lìa ba hữu. Ba hữu xưa nay chẳng thật có, trừ ba hữu này mà được hữu chân thật của Như Lai, tức là pháp thân chư Phật.

Kế bắt ấn Thí Vô Úy. Tay trái như trước cầm hai góc y để ngang rún, tay phải chỉ hướng lên mà hướng ra ngoài như nâng vật. Nếu bắt ấn này, thì dứt trừ tất cả sự sợ hãi của chúng sinh, yêu giận liền dứt hết.

Cũng dứt các sợ hãi lớn ở vị lai, chân ngôn quy mạng như trước: Tátphạ-tha (là biến) Thệ-na-thệ (là thắng) Bà-dã-na-xa-na. Biến nghĩa là khắp, tức là khắp tất cả chỗ. Ở trong tất cả chỗ phương tiện là cao quý nhất. Trước lìa các phiền não dị sinh, kế lìa phiền não Nhị thừa, cho nên nói nhắc lại, tức là bậc nhất trong các bậc nhất. Như Lai do đây mà ở khắp tất cả chỗ để trừ khắp các sợ hãi.

Kế là ấn Mãn Nguyện Thủ của Như Lai, tay trái cũng nắm hai góc y như trước nói, tay phải hướng ra ngoài rủ xuống như trong Du-già nói Bảo Sinh Phật Ấn. Khi bắt ấn này tức là năng lực Như Lai, tất cả Phật mãn nguyện đều được thành tựu. Chân ngôn quy mạng như trước: “Phược-la-đà Phược-chiết-la Đát-ma-ca.” Ý nói: Nguyện chư Phật cho con thân Kim cang, cũng là trao cho thân Đại nguyện. Đây là làm mãn sở nguyện. Kế là ấn làm cho tất cả sợ là chướng ngại. Ấn lấy tay phải nắm lại mà duỗi ngón trỏ ra, để ngang chân mày mà chỉ thẳng vào chân mày. Đẳng dẫn: nghĩa là làm hình Tỳ-câu-tri mặt mày giận dữ, tâm trụ vào một cảnh bất động. Đây là đại ấn của tất cả Phật, có thể hiện đại thế lực oai mãnh của Như Lai. Tất cả sợ sệt là chướng nạn khiến phải hàng phục, cũng làm mãn nguyện tất cả chúng sinh. Người tu kiết ấn này thì chướng nạn bị đuổi tan bốn hướng. Cho đến đại lực của Thiên ma, quân chúng cũng tự lui tan. Khi Như Lai chứng đạo Bồ-đề thì dùng ấn này hàng phục các ma. Chân ngôn cũng quy mạng như trước: Ma Tưphược-lê-phạt-để trì xa-phược-lê Đà-bà-phệ Ma-ha-di-để-lủ Dã-phátdã. Chân ngôn này là đại lực của chư Phật, đại lực này là gì, tức là mười lực Như Lai, đại tự tại nhất trong tất cả lực. Như Lai nói sao được mười lực này, nghĩa là từ đại từ mà được mười lực này, cho nên nói lực này từ tâm đại từ sinh ra.

Kế là ấn Phật nhãn. Trước nắm tay, lấy ngón cái đè hai ngón trỏ và út, duỗi hai ngón giữa và áp út thẳng ra. Dùng tay phải mà làm, làm xong thì dùng ngón tay này để trên mắt, trước mắt phải, kế mắt trái. Vì phương tiện bí mật này làm thanh tịnh nhãn căn (mắt), thành tựu Phật nhãn, thấy được cảnh giới sâu kín của Như Lai. Chân ngôn quy mạng như trước: Già-già-na (là không) Phược-la (là nguyện) Ca-lô-noa (là bi) Ma-dã (là thể) Đát-tha-yết-đa (Như Lai) chất khất sô (là mắt). Hư không tuy vô tướng vô ngại mà chẳng làm xong việc lớn. Nay không này của Như Lai tuy không chỗ nương, mà thành tựu được sự cao quý nhất qua hư không đó không thể cùng tận. Thể đại từ bi, tức là mắt của Như Lai, mắt này từ đại bi sinh ra nên có công năng sinh đại bi.

Kế là ấn Quyên Sách Như Lai: Trước cho mười ngón xoay vào lòng bàn tay rồi nắm lại, hai ngón trỏ ló ra nối nhau cong lại thành vòng tròn, hai ngón cái tay phải đè lên tay trái, trong lòng hai bàn tay bộng. Ấn này có công năng cột trói tất cả điều ác, cũng làm hoại nó, khiến trừ dứt các điều ác. Chân ngôn quy mạng giống như trước. Hệ niệm, trong đây có tiếng ha là nhân, gồm có nghĩa Tam-muội. Hệ là tiếng gọi mời, nghĩa là gọi nhân thành Phật này. Nhân này vì vốn chẳng sinh nên lìa nhân quả, tức khiến nhân này thanh tịnh lại càng thanh tịnh. Ma-ha-bátxa (là đại sách) Bà-lô (là phổ) Ta Đà-lý-đa (như không) Tát-đỏa-đà-đô Phí-mộ-kha-ca (si) Đát-tha-yết-đa (Như Lai) Đề-mục (tín giải sinh). Lại sách này từ đâu mà sinh, tức từ tín hiểu Như Lai mà sinh ra. Tín hiểu ý nghĩa như ở đầu kinh đã nói. Như Lai dùng năng lực tín hiểu này. Phổ môn thị hiện các loại hình như làm việc rất giận dữ, hoặc làm Tiên Trì Minh, có thế lực lớn chiết phục nhiếp thọ vô lượng chúng sinh, khiến được quả mầu Như Lai, tức là Đại sách rộng khắp, đồng nghĩa hữu tình giới.

Kế bắt ấn Như Lai Câu. Trước lấy ngón cái cái tay trái đè lên đầu bốn ngón kia thành vòng tròn. Kế là dùng ba ngón trong vòng tròn của tay phải, ngón cái tay phải ở ngoài ngón cái tay trái mà co vào lòng bàn tay đè ba ngón tay phải cũng thành vòng tròn. Duỗi ngón trỏ tay phải ra mà hơi co lại ở mắt thứ ba cho có hình vòng tròn (móc câu). Làm ấn móc câu này có công năng thỉnh mời tất cả chư Phật, Bồ-tát mười phương đều đến nhóm hợp ở đạo tràng, cũng đầy đủ vị Thập địa, huống chi tám bộ khác chưa sinh tâm lành mà chẳng đến ư? A (dẫn hành) Tát-phược-đát-la Bát-la-để-ha-đa (không ngại tất cả hại) Tát-tha-yếtđa (Như Lai) Ương-câu-xá (móc câu) Bồ-đề Chiết-rị-dã (hợp hai hàng Bồ-đề) Bát-rị-bố-la-ca-tá-ha (là Niết-bàn đầy đủ) hạnh trong đây, là do hạnh này có công năng chiêu mời các biển công đức lớn của chư Phật như móc câu của thế gian thì có chỗ phần vị, chẳng thể khắp tất cả chỗ mà mời về. Nay câu móc Như Lai thì chẳng phải như thế, khắp đến tất cả, không chỗ nào chẳng được che chở. Cho đến vời được quả Đại Bồđề. Nói tắt lại là làm cho đầy đủ tất cả công đức Như Lai. Có công năng mời gọi tất cả chúng sinh khiến họ cũng được đạo này. Cho nên câu kế nói khắp tất cả hai (hai tức là câu móc lấy), khắp hại tất cả chẳng điều phục, khiến ở hạnh Bồ-đề đến được Diệu quả, đều được đầy đủ.

Kế là ấn Tâm của Như Lai . Pháp làm đều y cứ theo trước, chỉ duỗi thêm ngón giữa, hai ngón duỗi này đều có ở lóng thứ ba. Chân ngôn quy mạng như trước: Nặc (trên) Nộ (trí) Na-bà (hai nhịp) phược (sinh). Tức là Trí chư Phật. Trí này chẳng từ người khác mà được, mà là từ tâm Phật sinh ra.

Kế là ấn Rún Như Lai. Cũng y cứ theo trước mà duỗi ngón áp út. Hễ duỗi ba ngón cũng co ở mắt thứ ba. Chân ngôn quy mạng như trên: A-một-lật (hai hợp) đổ (cam lộ) Ốt-bà (hai hợp) Phược (sinh). cam lồ là tên khác của Trí Trí, dứt trừ được sự nóng bức của thân tâm được thì chẳng còn già chết, có thể dụ cho Trí của Như Lai. Nay dùng trí này mà dứt trừ tất cả sự nóng bức của chúng sinh, khiến được thân sống lâu. Vị cam lộ này cũng từ tâm Phật sinh ra.

Kế là ấn eo Như Lai, cũng y cứ theo móc câu Như Lai mà làm, ngón trỏ bên trong mà duỗi ngón áp út là khác, ngón áp út này không cần co ở mắt thứ ba là ngón áp út của tay phải. Chân ngôn quy mạng như trước: Đát-tha-yết-đa (Như Lai). Tô-bà-phược (sinh). Phải biết ấn trí này tức là từ Như Lai sinh. Ấn chân ngôn đều gọi nghĩa ấy, các chân ngôn khác đều bỏ.

Kế là ấn tạng của Như Lai. Trước chắp tay theo cách Tam-bổ-tra, hai ngón áp út và trỏ đều co vào lòng bàn tay, còn ngón giữa chỉ thẳng khiến hai đầu ngón tay gặp nhau, hai ngón cái đè trên ngón trỏ, hai ngón út cũng duỗi ra, hai đầu không dính nhau mà hơi co lại. Lạm lãm lạc lạc. La nghĩa là vô cấu, chấm trên là Tam-muội Đại không: Một là dứt chướng của phàm phu, Nhị thừa; Hai là trụ vào không cam lộ của Như Lai. Kế là hai chữ bên hai chấm là nghĩa dứt sạch: Một là dứt nhơ phàm phu; Hai là dứt nhơ Nhị thừa.

Kế là Kiết ấn đại giới, y theo pháp ấn câu Như Lai, hai tay đều đưa thẳng ngón áp út lên. Đại giới trong đây tức là từ phát đại tâm Bồđề cho đến thành Phật, khoảng giữa chẳng để xen hở, chẳng còn sinh tử, chẳng lui sụt Bồ-đề, tức là nghĩa đại giới. Chân ngôn quy mạng giống như trước:

Lệ (Tam-muội Ly tướng) Lỗ (thừa tướng) Bổ (Đệ nhất nghĩa) Lý (lìa nhỏ) Vi (lìa buộc) Cũ-lệ (lìa tướng). Đây là Tam-muội, Như Lai dùng các Tam-muội này mà trang nghiêm, không có gì hơn. Đây là đại giới của Phật.

Kế bắt ấn Đại Hộ, y theo ấn Như Lai tạng ở trước, duỗi hai ngón áp út ra, đầu như ngọn núi, hai ngón giữa đầu cũng thế mà hơi co vì như hình liên hoàn, lại mở hai ngón cái, cách hai tấc trở xuống. Chân ngôn là: Tát-phược-đát-tha Yết-đế-tệ (quy mạng tất cả Như Lai) Tát-phượcbà-dã-vi-nghiệt-đế-tệ (Dứt trừ tất cả chướng sợ, cũng là khen Phật quy mạng). Tỳ-thấp-phược-mục-khế-tệ (các môn, khéo léo) Tát-la-phược (hai hợp) Tha (trùm khắp) Hàm-khiếm (Ha là nhân, khiếm là không).

La-khất-xoa (ủng hộ) Ma-ha-ma-lệ (đại lực) Tát-phược-đát-tha-yết-đa (Như Lai) Bôn-ni-dã (hai hợp) Ninh-la-chỉ-đế (sinh) Hồng Hồng (Hộc Hộc) sợ sệt, đầy đủ ba đức của Phật). Đát-la-tra Đát-la-tra (nhiếp phục)

A-bát-la (hai hợp) Đế-ha-đế (vô hại). Đó gọi là Vô Kham Nhẫn Đại Hộ, do nó mạnh mẽ uy nghi như trẻ thơ mới sinh chẳng thể nhìn ánh sáng mặt trời chói lọi. Ở đây cũng giống như thế, tất cả chẳng thể nhẫn nhịn mà dám cướp đoạt, nên gọi là Vô Năng Kham Nhẫn Đại Hộ. Vì là hạnh hộ của chân ngôn này.

Kế là Ấn Phổ Quang Như Lai, hai ngón cái đều co vào lòng bàn tay, hai ngón trỏ chỉ thẳng, đầu hai ngón giữa dính nhau, hơi mở rộng mắt như hình (cái chuông). Các ngón khác giống như trước. Chân ngôn quy mạng cũng như trước: Xà-phược-la (sinh, cột, tướng) Ma-lý-nhĩ (Ta, tưởng) Đát-tha-yết-đa (Như Lai Quang).

Kế là ấn Giáp Như Lai, chắp tay theo cách Tam-bổ-tra. Dùng hai ngón trỏ để trên lưng hai ngón trỏ.

Ấn lưỡi Như Lai: Chân Ngôn Như Lai Thiệt nói quy mạng như trước: Đát-tha-yết-đa-thệ-ha-phược (hai hợp lưỡi) Tát-đế (đế) Đạt-ma (pháp) Bát-la-để-sắc-sĩ-đa (tánh). Như Lai tức là như thật, cũng như lưỡi Như Lai luôn nói lời như thật, lời chẳng dối, lời chẳng khác. Vì chân thật như thế cho nên thường trụ.

Kế là ấn Như Lai Ngữ Môn, y cứ theo ấn trước. Ấn làm theo cách chắp tay Tam-bổ-tra. Tức lấy hai ngón áp út và trỏ để vào lòng bàn tay, dùng hai ngón cái đè lên, còn hai ngón út và giữa thì duỗi thật thẳng mà đầu như mũi nhọn. Chân ngôn quy mạng giống như trước: Ma-haphược-ca-đát-la (hai hợp, ngữ) Tỳ-thấp-phược-nhã-da (các thứ trí khéo léo) Ma-ha-đà-la (rộng lớn). Nghĩa là lời này từ Như Lai Vô Lượng Môn Xảo tuệ mà nói ra. Trí này rộng lớn vô lượng.

Kế là ấn năng Như Lai: Chắp tay theo cách Tam-bổ-tra, co hai ngón trỏ vào lòng bàn tay, khiến cho các lóng tay xoay lưng vào nhau. Chân ngôn quy mạng như trước: Đát-tha-yết-đa-năng-thiết-tra-la (ba hợp nha) La-ta (sa) La-ta (sa) (vị) Yết-la Tam-bát-la-bát-ca (được) Đát-tha-yết-đa (Như Lai) Tỳ-xa (trên) Dã (cảnh giới) Tam-bà-phược (sinh).

Kế là ấn Như Lai bốn biện: Chắp tay theo cách Tam-bổ-tra, làm ngón trỏ hình câu móc để trên lưng ngón giữa, hai đầu không đụng nhau. Như Lai do ấn này nên ở chỗ đông không sợ hãi, giảng nói chánh pháp cho người nghe. Cho đến ở trong một chữ nghĩa vô cùng. Biện tài này chẳng thể cùng tận. Chân ngôn quy mạng như trước: A-chẩn-đế (hai hợp không thể suy nghĩ bàn luận) Na-bộ (hai hợp) Đa (kỳ đặc) Hạtlỗ-bà (ngữ chia đoạn) Phược-ca-tam-mạn-đa (đến khắp) Tỳ-thâu(du) (trên) đà (thanh tịnh) Tất-phược-la (ngôn âm).

Kế là ấn Như Lai mười lực: Hai ngón cái đè đầu hai ngón út để ở giữa tay, sáu ngón kia duỗi thẳng rồi chắp tay theo cách Tam-bổ-tra. Chân ngôn quy mạng như trước: Hồng (ba dức) Đà (vào) Xá-phược-langià (mười lực thân phần) Đà-la (trì). Tức do năng lực của Trí ấn này mà trì được mười lực chi phần của Như Lai.

Kế là ấn Niệm Xứ của Như Lai: Chắp tay theo cách Tam-bổ-tra (như sen chưa nở, ở trong rất bộng) dùng hai ngón cái giữ đầu hai ngón trỏ, ba ngón kia thẳng ra chỉ vào tay. Chân ngôn quy mạng như trước: Đát-tha-yết-đa-tất-mật-lật (hai hợp) Để (niệm) Tát-đỏa-hệ-đa (chúng sinh lợi ích) Tệ-dũ (hai hợp) Đà-yết (hai hợp) đa (sinh khởi) Già-già-natam-ma (hư không sinh) A-tam-ma (vô đẳng). Là nói niệm bình đẳng với hư không (vô đẳng) chẳng thể hạn lượng, nhưng hư không chẳng gì sánh được, nên nói là vô đẳng. Vì sao thể hư không chẳng có tánh, chẳng thể vì tất cả chúng sinh làm lợi ích lớn?

Kế là ấn Nhất Thiết Pháp Bình Đẳng Khai Ngộ: Chắp tay theo cách Tam-bổ-tra, dùng hai ngón cái giữ đầu hai ngón áp út. Chân ngôn quy mạng như trước: Tát-phược-đạt-ma-tam-mạn-đa (tất cả pháp bình đẳng) Bát-la-bổ-đa (đến được) Đát-tha-yết-đa (Như Lai) Nô-yết-đa (tùy, như).

Kế là ấn Như Ý Ma-ni Phổ Hiền: Sở dĩ gọi Phổ Hiền, là vì Bồ-tát này có nghiệp đều là hiền thiện. Chư Phật, Bồ-tát đều khen ngợi. Ấn ấy chắp tay theo cách Tam-bổ-tra. Dùng hai ngón trỏ để sau lưng hai ngón giữa, các lóng cho tròn. Các ngón khác như thường. Chân ngôn quy mạng như trước: Tam-mạn-đa-nô-yết-đa (bình đẳng vọng) Phệ-laxà (vô cấu vô trần) Đạt-ma-niết-xà-đa (pháp sinh). Ma-ha Ma-ha (lớn của lớn).

Kế là ấn Từ Thị: Chắp tay theo cách Tam-bổ-tra, co hai ngón trỏ đầu để dưới góc ngón giữa, hai ngón cái đè lên các ngón khác như thường. Ấn này như hình tháp, để làm tháp giữ tất cả pháp thân Như Lai. Cũng như Quán Âm giữ thân Phật. Chân ngôn quy mạng như trước:

A-thệ-đởm (A-dật-đa = vô thắng) Xã-da (được hơn) Tát-phược Tát-đỏa (tất cả chúng sinh) A-thế-da (tánh) Nô-yết-đa (biết tâm khởi).

Kế là ấn Hư Không Tạng: Chắp tay rỗng ở giữa co đầu hai ngón cái vào lòng bàn tay. Chân ngôn quy mạng như trước: A-ca-xa (không) Tam-mạn-đa (đẳng = bằng) Nô-yết-đa (được) Tỳ-chất-đa-lãm-maphược (hai hợp) La, Đà-la (trước mặc).

Kế là ấn Trừ Cái Chướng Bồ-tát: Chắp tay theo cách Tam-bổ-tra, hai ngón út và áp út đều co vào lòng bàn tay, các ngón khác như thường. Chân ngôn quy mạng như trước: A-tát-đỏa-hệ-đa (A: hay trừ, Hệ-đa: lợi ích) Tiêu-dã (hai hợp) Ốt-yết (hai hợp) Đa-đát-lãm-đát-lãm. Lãm Lãm (trừ bỏ và khai phát tánh lành).

Kế là ấn Quán Âm: Chắp tay theo kiểu hoa sen nở, dùng ngón cái đè đầu ngón út, sáu ngón kia tỏa ra hai ngón trỏ và giữa đều dính nhau, ngón áp út đứng riêng. Tát-phược Đát-tha-yết-đa (Như Lai) A-phượclô-yết-đa (quán = xem) Ca-lô-noa (Bi) Vị-da (thể) La La La (ba cấu) Hồng-xà (hạnh giải thoát đại không, sinh). Trong đây Như Lai quán, là nói Bồ-tát tuy chưa thành Phật mà thấy đồng với chư Phật. Do thấy uẩn tánh nên gọi là quán. Chỉ dùng từ bi làm thể. Bi này từ lìa ba độc mà được ba gốc lành như vô tham… mà sinh thành ba giải thoát, cho nên có ba chữ La.

Kế là ấn Đại Thế Chí: Chắp tay theo cách Tam-bổ-tra co mười ngón vào nhau khiến tròn, như hoa sen chưa nở, hoa sen chưa nở này tức là Như Lai Bảo Khấp (hộp báu) cũng mở ra rồi khép lại. Chân ngôn là: Đởm (sinh) ta (đẳng trí). Lìa thế gian chủ lại siêu Bồ-tát sinh trụ trong trí bình đẳng.

Kế là ấn Đa-la Bồ-tát: Trước tréo các ngón tay đan nhau rồi nắm lại, chỉ ló ra hai đầu ngón trỏ như mũi nhọn, hai ngón cái đè thẳng lên. Chân ngôn là: Đa-lệ (hô, gọi) Đa-lợi-ni (độ) Ca-lô-noa (bi) Ốt-bà (trên) Phược (sinh).

Kế là ấn Tỳ-câu-tri: Như trên nắm tay lại cũng ló ra hai ngón trỏ, chỉ so le đè nhau khiến tay phải đè tay trái. Giống ấn đa-la ở trên, chỉ so le hai ngón là khác. Chân ngôn là: Tát-phược Bà-dã (tất cả sợ sệt) Đát-la-tát-nhĩ (cũng là sợ sệt) Hồng (ba nghĩa như trên). Chân ngôn Tỳ-câu-chi là mẹ trì tụng, là trong các trì tụng cũng như mẹ, công năng rất tôn quý.

Kế là ấn Bạch Xứ Bồ-tát: Co hai ngón áp út vào lòng tay, hai ngón cái cũng co lại cho đụng. Các ngón khác chắp tay theo cách Tam-bổ-tra. Chân ngôn là: Đát-tha-yết-đa-phi-xá-da (Như Lai cảnh giới) Tam-bàphược (sinh) Bát-đàm-ma (hai hợp) Ma-lỵ-để (tóc).

Kế là ấn Mã Đầu: Chắp tay theo cách Tam-bổ-tra có hai ngón trỏ hợp lại dưới gốc hai ngón cái, hợp lại chừng bằng một hạt gạo, hai ngón cái đứng thẳng hơi ngửa ra Chân ngôn là: Khư-đà-da (nuốt) Bạnxà (đánh nát) Tát-pha-tra-dã-sa-ha (đánh đập chướng này khiến tan ra bốn phía).

Kế là ấn Địa Tạng Bồ-tát: hướng vào bên trong chắp tay nắm lại thành nắm tay, duỗi hai ngón út và áp út họ đầu chung gặp nhau, hai ngón cái thẳng ra… Chân ngôn là: Ha Ha Ha (lìa ba nhân) Tô-đa-nô (diệu thân) Sa-ha. Du-già-trụ (nghĩa là người tu thực hành ấn này).

Kế là ấn Văn-thù Thánh giả: trước chắp tay theo cách Tam-bổtra, dùng hai ngón giữa đè lưng hai ngón áp út, hai ngón trỏ co lại, dùng đầu ngón cái giữ nhau. Chân ngôn là: Hệ Hệ (nhân), Cụ-ma-la (đồng tử), Tỳ-mục-để (giải thoát) Bát-tha-tất-thể-đa (Đạo) Tát-mạt-la (niệm) Tát-vị-la (niệm) Bát-la-để-nặc (nguyện xưa).

Kế là ấn Quang Võng Bồ-tát: Tay trái nắm lại, duỗi ngón trỏ hơi co mắt thứ ba như lưỡi câu, ngón cái đè thẳng lên ngón giữa. Chân ngôn là Hệ Hệ Cu-mạt-la (giải thích như trước) Ma-da-yết-đa (ma-da là huyễn, Yết-đa là biết) Ta (trên) Phược (tánh) Bà-phược-tất-thể-đa (tánh).

Kế là ấn Vô Cấu Quang: Duỗi các ngón tay trái ra cho hơi co lại ở mắt thứ ba. Chân ngôn là: Hệ (tiếng hô) Cu-ma-la (như trước) Phi chất-đa-la (các thứ) yết-để (hạnh) Câu-ma-la (thệ nguyện xưa) Ma-nôtát-mạt-la (nhớ nguyện xưa).

Kế là ấn Kế Thất Ni. Trước nắm tay trái lại rồi duỗi thẳng các ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái ra mà chúm lại. Chân ngôn là: Hệ Hệ (như trước) Câu-ma-lý-kê (đồng tử gọi, Tam-muội của Văn-thù) Nhã (trên) Na (nguyện) Tát-mạt-la (nhớ xưa) Bổ-la-để-nhiên (nguyện xưa).

Kế là ấn Ổ-ba-kế-thất-ni: trước là nắm tay trái, duỗi thẳng ngón giữa và ngón cái. Chân ngôn là: Tần (đi) Đà-da (xuyên qua) Nhã-na (trí) Hệ (tiếng gọi) Câu-ma-rị-kê (đồng nữ).

Kế là ấn Địa Tuệ Tràng: Trước nắm tay trái mà duỗi thẳng hai ngón út và áp út ra. Chân ngôn là: Tuệ (tiếng gọi) Tát-mạt-la (nghĩ nhớ) Nhã-na (trí).

Kế là ấn Triệu Thỉnh (mời gọi): Trên là năm Bồ-tát đều là sứ giả của Văn-thù. Tay trái nắm lại mà co ngón trỏ thành móc câu không chạm vào đầu ngón cái. Chân ngôn là A-ca-rị Lệ (hai hợp) Tà (mời gọi) Tát (trên) Câu-lô (làm tất cả) A-nhiên-cự-mang-la-tả (chỉ cho thân Thánh này).

Kế là các người vâng giáo làm ấn, trước treo các ngón tay chắp tay lại, duỗi hai ngón giữa ra, đầu dính lại và mười ở mắt thứ ba. Chân ngôn là Phi-mạt-để (vô tuệ) chế (đi, bỏ) Đà-ca (cắt đứt).

Làm ấn Thí Vô Úy Bồ-tát: Ấn Thí Vô Úy là ấn Du-già giơ cánh tay lên. Ấn này bày pháp ngũ hành, ngón út là tín, ngón áp út là tấn, ngón giữa là niệm, ngón trỏ là định, ngón cái là tuệ. Chư Phật, Bồ-tát dùng thân miệng nói pháp. Nay ấn này biểu thị cho năng lực năm căn. Chân ngôn là: A-bà-diễn-đà-đà tức là Vô úy thí, dùng pháp nào mà thí vô sở úy (không sợ hãi), nghĩa là trụ vào tự môn A lìa tất cả sinh. Tôn giả sở nguyện đã tròn, còn chúng con chưa được, cúi mong thí cho con và tất cả chúng sinh.

Kế là ấn Trừ Ác Thú, tức như trước duỗi hai bàn tay ngửa thẳng lòng bàn tay hướng lên. Chân ngôn là A-tiêu Đà-la-noa (đưa nêu) Tátđỏa-đà-đô (thế giới chúng sinh). Nghĩa này vì tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay vì vô minh nên thường ở trong ba đường ác. Nay bậc Thánh đã được năm lực như thế, nên nguyện nêu ra khiến được lên. Vì sao? Vì Tôn giả đã tự cứu ra cũng phải nêu tất cả thế giới chúng sinh.

Kế là ấn Cứu Hộ Tuệ Bồ-tát: Như trước duỗi tay ra và đặt ở tim và ngón cái hướng thẳng lên. Chân ngôn là: Hệ (tiếng hô) Ma-ha Ma-ha (lớn trong lớn) Tát-mạt-la Bát-la-để-nhiên (bổn nguyện).

Kế là ấn Đại Từ Sinh Bồ-tát: Như ấn Vô Úy Thí ở trước, ngón cái và ngón trỏ giữ nhau, như người cầm hoa, ba ngón kia duỗi thẳng hướng lên. Chân ngôn là Tát-phược (tự mình) Chế-đô (tâm) Đặc-yết (hai hợp) Đa (sinh).

Kế là ấn Bi Niệm Bồ-tát. Như trước xòe tay úp lại đặt lên tim, co ngón giữa chỉ vào tim. Chân ngôn là: Ca-lô-noa (Bi) Vị-lô (hai hợp) Ni-đa (thương niệm). Ý này nói Bổn tôn nguyện dứt trừ tất cả khổ, nay phải nghĩ nhớ. Nhưng Bồ-tát này gọi là bi niệm, do ý chưa nói hết, ý ấy nói Bồ-tát này lệ thuộc vào bi, như kẻ bị người khác bắt giữ không được tự tại. Bồ-tát này thân tâm hệ thuộc với Bi, bị Bi cầm giữ không được tự do. Lại như người bị quân dịch phải lệ thuộc vào nhà nước nên không được tự tại. Bồ-tát này cũng như thế, thường bị cầm giữ nên không được tự tại. Cũng như nghĩa này, phải nghĩ nhớ Bổn nguyện cứu tất cả chúng sinh.

Kế là ấn Trừ Nhất Thiết Nhiệt Não Bồ-tát chính là bắt ấn dữ nguyện thủ. Nghĩa là duỗi tay phải ngửa ra chúc xuống, như Ấn Bảo Sinh Phật trong Du-già. Chân ngôn là: Hệ, Phược-la-đà (cho nguyện) Phược-la Bổ-la Bổ-la (hai hợp, được).

Kế là ấn Bất Tư Nghì Tuệ Bồ-tát: Dùng Ấn Thí Vô Úy, ngón cái dính ngón trỏ như cầm viên ngọc (các ngón kia duỗi ra). Chân ngôn là:

Tát-phược A-xa (tất cả nguyện) Bạt-lê-bổ-la-ca (đầy đủ).

Kế là ấn cờ Địa Tạng Bồ-tát: Trước nắm tay lại chìa hai ngón giữa ra và đầu hai ngón này (ở hai tay) cách nhau một tấc (hai ngón cái thẳng ra) coi như thấy ngọn cờ. Ấn này giống như lá cờ. Chân ngôn là: Ha Ha Ha (lìa ba nhân) Phệ-tát-mạt-la (hy hữu).

Kế là ấn Bảo Xứ Bồ-tát: Tay phải nắm lại, thẳng đứng ba ngón giữa, áp út và út. Chân ngôn là: Hệ, Ma-ha Ma-ha (lớn trong lớn). Sở dĩ gọi là Bảo xứ là như báu sinh trong biển, từ chỗ đó sinh ra nên gọi là Bảo xứ (chỗ báu). Như báu dưới biển, từ đó mà có nên được gọi là Bảo xứ.

Kế là ấn Bảo Thủ Bồ-tát: Tay phải nắm lại, dùng ngón cái đè các ngón mà duỗi thẳng ngón áp út ra. Chân ngôn là: La-đát-nô (hai hợp) Ốt-bà-phược (na).

Kế là ấn Trì Địa: Chắp ngược hai tay, tay phải ngửa lên, tay trái úp xuống, đầu các ngón đè nhau, ngón cái và ngón út của tay phải co lên, ngón cái và ngón út của tay trái co xuống. Chân ngôn là: Đà-la-ni (địa) Đà-la (trì).

Kế là ấn Bảo Ấn Thủ Bồ-tát. Trước làm nắm tay hướng ngoại đan nhau nắm hai tay xoay ngược lưng, thẳng ba ngón cái, giữa và út, co ngón trỏ thành móc vào lưng ngón giữa mà không đụng nhau, giống như năm nhánh Kim cang. Chân ngôn là: La-đát-na (hai hợp báu) Niếtthệ-đa (sinh).

Kế là ấn Kiên Cố Ý Bồ-tát, như năm nhánh trước, khiền đầu các ngón tay chụm lại. Chân ngôn là: Phược-thệ-la Tam-bà-phược (từ kim ngung sinh).

Kế là ấn Hư Không Vô Cấu Bồ-tát: Chắp tay theo cách Tam-bổtra, dùng ngón cái giữ đầu ngón trỏ cho hợp lại. Chân ngôn là: Già-giàna (hư không) A-nan-đà (vô lượng) Ngô-chiết-la (hạnh), là hạnh vô lượng đồng với hư không.

Kế là ấn Hư Không Tuệ: Giống như ấn chuyển pháp luân ở trước. Chân ngôn là: Chiết-yết-la (luân) Phạt-để (chuyển). Nói Thánh là trước được pháp luân ấy, nguyện vì tất cả chúng sinh mà chuyển pháp luân này.

Kế là ấn Thanh Tịnh Tuệ Bồ-tát: Chắp tay theo cách Tam-bổ-tra, co hai ngón cái vào lòng tay, dùng hai ngón trỏ đè trên lưng. Chân ngôn là: Đạt-ma (pháp) Tam-bà-phược (sinh) là nói Bồ-tát này được tự tại đồng với cảnh giới Phật từ pháp mà sinh ra. Nên gọi là pháp sinh. Nghĩa là từ pháp tự tánh thanh tịnh sinh ra.

Kế là ấn Hành Tuệ Bồ-tát: Giống như ấn Quán Âm Liên Hoa ở

590 trước. Chân ngôn là: Bát-đàm-ma (hai hợp, hoa sen) A-lại-da (nhụy).

Kế là ấn An Tuệ Bồ-tát (hoặc Trụ Tuệ): Đan tréo mười ngón nắm lại, hai ngón trỏ duỗi thẳng, để đầu hai ngón gần mà không đụng nhau. Ấn này và ấn Đa-la Bồ-tát giống nhau, chỉ hơi mở ra. Chân ngôn là Nhã-na (trí) Ốt-bà-phược (sinh, từ trí sinh ra).

Kế là ấn Chấp Kim Cang: Như ấn Năm nhánh ở trước. Hai ngón trỏ cách trên hai ngón giữa ở mắt trên một hạt lúa. Chân ngôn là: Thấtchiến-trà (sinh tử) Ma-ha Lự-sắc-noa (giận dữ). Hồng (ba giải thoát). Các pháp trên làm chúng sinh sợ sệt khiến lìa sinh tử, được ba giải thoát.

Kế là ấn Ma-ma-kê: như ấn Năm nhánh Kim Cang ở trên, hai ngón cái và hai ngón út đều ở trong lòng bàn tay, cũng tay phải đè tay trái, tức như trước hướng nội xoa hiệp chưởng (đan xen các ngón mà chắp tay lại) chỉ có ngón trỏ và ngón giữa như ấn Kim Cang. Chân ngôn là Đát-lật-tra Đát-lật-tra (bình đẳng đồng lý Như Lai, là Tam-muội là lìa ngã mạn) Xã-dã-để (thắng).

Kế là ấn Kim Cang Thương Khư La: Là Kim cang liên tỏa (khóa đại trí) như bắt ấn Chuyển pháp luân ở trước, bốn ngón (trừ ngón cái) co lại hướng xuống, nhẹ nhàng hướng lý chuyển, để ở trước ngực khiến hai ngón cái chỉ ra ngoài và ngón phải đè ngón trái như móc câu. Chân ngôn là: Hồng (xưng ba lần như trước) Bạn-đà Bạn-đà (buộc) Mẫu-tradã Mẫu-tra-dã, Phạt-chiết-lỗ (Kim cang) Đà-phệ (sinh) Tát-phược-đátla (tất cả chỗ) Bát-la-để-kha-đế (không thể hại).

Kế là ấn Kim Cang Nguyệt Yểm Phẫn Nộ: Kim cang giữa hai đầu chân mày trên trán của Phật mà sinh ra, cho nên gọi là Hào tướng minh tịnh, cũng như mặt trăng tròn nên gọi là Nguyệt yểm. Như ấn Năm nhánh Kim Cang ở trước. Co hai ngón trỏ như móc câu mà giữ hai ngón cái, khiến hơi co mà không dính nhau. Chân ngôn là Hật Lỵ (hai hợp) Hồng (ba xưng) Bán-tra (khiến dứt trừ).

Kế là ấn Kim Cang Châm: Đan tréo các ngón chắp tay lại, thò hai đầu ngón trỏ ra thành một mũi nhọn, hai ngón cái co lại trong lòng bàn tay. Chân ngôn là: Tát-phược Đạt-ma (tất cả pháp) Niết-tỳ () (trên) Đạt Nhĩ (xuyên qua). Phạt-chiết-la-tố-thai (Kim Cang Châm) Phược-la-đề (cho nguyện).

Kế là ấn Kim Cang Địa Bổng: Đan xen các ngón chắp tay lại, hai ngón cái thẳng ra làm nắm tay, hai chỏ tay gần nhau đưa cao lên làm hình cái chày (quả chùy). Chân ngôn là: Tát-phổ-tra-dã (tan) Tam-bà (trên) Phệ (sinh).

Kế là ấn Kim Cang Nan Thắng: Tay phải nắm lại, thò ngón trỏ ra đặt trên tim. Tay trái nắm lại duỗi thẳng, để nắm tay cao ngang đầu. Vì Tát-ma chẳng thể nhiễu loạn (phá rối) nên được Chân ngôn là: Đổ-đạt-lý-sa (bỏ nạn hàng phục) Ma-ha-sắc-noa (giận dữ) Khư-đà-da (ăn) Tát-phược Đát-tha-yết-đa A-duệ-nhiên (tất cả giáo Như Lai câu-lô (phụng)

Kế là ấn Tương Hướng Kim Cang: Cũng cùng Nan Thắng tương đối hiệp môn, nên được gọi tên ấy. Ấn ấy như trên. Chân ngôn là: Hệ, A-tỳ-mục-khư (nhìn nhau) Ma-ha Bát-la-chiến-trà (rất bạo ác) Khư-đàla (ăn) Thụ-chỉ-la-duệ-tế (sao không mau chóng) Tam-muội-da (bản thệ) Ma-nô-tát-mạt-la (nhớ nghĩ).

Kế là ấn Bát Phật giống như trước, tức là ấn Bát Phật Thích-ca. Chân ngôn là: Tát-phược Các-lệ-thước (tất cả phiền não) Niết-tô-đạtnhĩ (đào) Tát-phược Đạt-ma (tất cả pháp) Già-già-na-tam-ma (bằng hư không).

Kế là ấn Hào Tướng giống như trước, tức ấn Hào tướng Thích-ca. Năm ngón tay trái chúm lại đưa lên đầu. Đây là ấn Nhất Thiết Phật đảnh. Chân ngôn là, Hồng Hồng Hồng (lìa ba nhân, được ba không, chứng Tam-muội). Kế tay trái nắm lại đưa ngón trỏ và ngón giữa ra, ngón cái đè hai ngón áp út và ngón út thành cái túi dao. Tay trái cũng giống như thế, thành dao ở trong túi dao, tức là ấn Bất Động Tôn, tay túi dao ngửa ra, tay dao úp lại.

Ấn Hàng Tam Thế giống như ấn Năm nhánh Kim Cang.

Kế là ấn Phật Nhãn: Chắp tay theo Tam-bổ-tra, co hai ngón út và áp út vào lòng bàn tay, thò hai ngón giữa ra như cây kim, hai ngón trỏ co lại ở lưng ngón trỏ như hình con mắt, hai ngón cái co lại, hai ngón giữa chỉ xuống, đầu ngón như con mắt dọc, tức là Tam-muội. Hai ngón áp út và út hướng vào lòng bàn tay. Như trước gọi là ấn Phật Mẫu, trong đây gọi là ấn Phật Đảnh, cũng gọi là Phật, Bồ-tát Mẫu Ấn.

Kế là ấn Bạch Tán Phật Đảnh: Xòe bàn tay trái ra, đầu các ngón cách nhau một tấc làm tán, tay phải nắm lại, thò ngón trỏ ra làm cán, chống giữa bàn tay trái. Chân ngôn như trước.

Kế là ấn Thắng Phật Đảnh, như ấn Dao ở trước, tức chắp tay theo cách Tam-bổ-tra, hai ngón giữa thò ra, ngón trỏ và ngón cái vịn vào.

Kế là ấn Tối Thắng Phật Đảnh, như ấn Chuyển pháp luân ở trước. Kế là ấn Trừ Nghiệp Phật Đảnh, giống như ấn Câu Móc ở trước. Nghĩa là đan xen các ngón chắp tay mà co ngón trỏ ở tay phải như cái móc câu hai ngón cái, tay phải đè tay trái. Nay một tay, tức tay phải nắm 592 lại, thò ngón trỏ ra hơi co lại. Kế là ấn Hỏa Tu Phật Đảnh, đồng như ấn Phật Đảnh ở trước. Kế là ấn Quảng Sinh Phật Đảnh, giống như ấn Năm nhánh Kim Cang ở trước. Kế là ấn Phát Sinh Phật Đảnh, tức là ấn Liên Hoa ở trước. Kế là ấn Vô Lượng Âm Thinh Phật Đảnh, tức là ấn Thương khư ở trước (tức đan xen các ngón tay chắp lại, co hai ngón cái vào, hai ngón trỏ đè lên). Kế là ấn Hào Tướng, tay phải nắm lại, thò ngón trỏ ra để lên giữa hai đầu chân mày, gọi là Chân Đà-ma-ni, tức là ấn Hào Tướng. Ấn Phật Nhãn cũng như ấn Phật Mẫu ở trước, chỉ hơi khác một chút, nghĩa là mở ngón cái cách lưng ngón trỏ một hạt lúa, cũng giống như hình Năm nhánh ở trước. Kế là ấn Minh Vương Vô Năng Thắng, tay trái như ấn Chấp liên hoa (đầu trỏ và cái giữ nhau, ngón giữa co vào trong, ngón áp út và út duỗi thẳng) năm ngón tay trái ngửa ra, các ngón tỏe ra, để tay ấy ở ngang đầu, đứng thẳng như Bát-lật-để ở trước.

Kế làm nội tướng xoa quyền (đan xen các ngón tay vào nhau rồi chắp lại), hai ngón cái khít nhau mà nắm lại thành quyền co lại như móc câu, đây gọi là hình miệng, tức là ấn Minh Phi Vô Năng Thắng. Kế duỗi tay phải ra, nâng má phải hơi nghiêng đầu về các ngón tay, đó là ấn Tịnh Cư Thiên.

Kế đồng với ấn Tự Tại Thiên ở trước, duỗi tay phải ra, ngón giữa hơi hướng vào trong mà làm hình ngọn lửa bốc cháy tức là ấn Phổ Hoa Thiên tử. Kế cũng như trước mà duỗi tay phải ra, ngón cái giữ ngón trỏ như cầm hoa, tức là ấn Mãn Ý Thiên tử (các ngón kia hợp lại) như trên đều là Tịnh Cư Thiên tử.

Kế là ấn Thiên Địa, trước hợp mười đầu ngón tay đều co lại mà thành khối tròn, ngón cái cũng chui vào như hình cái bình. Kế là như ấn Thí Vô Úy ở trước mà cong ngón cái vào trong, tức là ấn Thỉnh Triệu Hỏa Thiên. Kế hai tay đều dùng ngón cái giữ ngón áp út, các ngón khác thẳng ra, cả hay tay đều che hai tay, là ấn Biến thanh âm thiên, dùng đầu hai ngón trỏ và giữa đè hai tai. Đây là hợp trời đất (ấn Thiên Địa) ở trước, nghĩa là tiếng khiến chúng đều biết, cũng là Tịnh cư thiên, đều là ấn Tịnh cư hợp thành năm thiên.

Tay bắt ấn Thí Vô Úy, dùng ngón cái giữ ngón út ở đốt thứ hai, tức là ấn Nhất Thiết Tiên. Từ đây trở xuống cùng kinh nêu là thứ hai. Đây là ấn Phổ Nhất Thiết Tiên. Trước ngón cái giữ ngón út ở mắt thứ hai, ba ngón kia duỗi thẳng như thư lớp, trước mở ngón đầu kế mở ngón giữa, kế ngón út và áp út hơi rời nhau, kế mở xòe năm ngón, đây là năm vị Tiên Đại Địa, thứ lớp theo kinh.

Kế là ấn Diêm-la, chắp tay theo cách Tam-bổ-tra, hai ngón áp út và út co vào trong tay khiến đầu hợp nhau, dùng hai ngón cái giữ lưng hai ngón trỏ, đầu ngón cái hơi co, cho hợp với hai ngón giữa (là ấn Đàn-đồ).

 

Kế là tay phải duỗi ra rủ xuống thành hình cái chuông, là ấn Diêm La Hậu. Kế tay trái, hai ngón út và áp út co vào trong, thò hai ngón trỏ và giữa ra, hai ngón cái như nắm tay. Đây là ấn Hắc Dạ Thiên, là Diêm La Vương Hậu. Kế tướng ấn như trước, chỉ co đầu ngón, dùng ngón cái giữ đầu ở mắt thứ hai, là ấn Lỗ-nại-la Hậu, ấn Tự Tại Thiên Hậu.

Kế dùng tay trái cũng như cầm hoa sen (ấn Chấp Liên Hoa) là ấn Phạm Thiên Hậu. Phạm thiên không có dục lâu như thân người, vì sao nói có hậu (vợ). Đây là nghĩa ấn tướng Phạm Vương Minh Phi nên nói là phi.

Kế tay trái duỗi ra, co vào hai ngón út và áp út, dùng ngón trỏ giữ lưng ngón giữa, ngón cái cũng hơi co, tức là ấn Kiều-mạt-ly-thước-để. Đây là con của Đại Tự Tại tên là Yết-để-ca, Kiều-mạt-ly là tên vợ.

Kế dùng tay trái, ba ngón giữa, áp út và út xòe thẳng ra, dùng ngón trỏ giữ ngón cái. Đây là ấn Na-la-diên Hậu. Kế tay trái nắm lại, ngón cái hướng lên trên, đây là ấn Diêm vương Thất Mẫu. Kế duỗi tay trái ra mà co lại như ôm đầu lâu để ngửa trước tngực, là ấn Giá-văn-trà. Tay trái dùng ngón cái giữ ngón áp út và út, thò ngón giữa và ngón trỏ ra, tức là ấn Niết-rị-để-đao.

Kế xòe một tay trái ra như ấn Chuyển pháp luân ở trước, chỉ chẳng đan xen các ngón là khác mà thôi. Đây ấn Na-la-diên Thiên. Kế xòe mười ngón ra úp xuống, hai ngón cái tréo nhau, tức là ấn Nhất Thiết Long. Nhân đặt ngón cái bên phải trên ngón trái là ấn Na-đà-long, nếu đặt trái lên phải thì là ấn Tiểu Nan-đà như ấn Rồng chín đầu ở trước. Thẳng bốn ngón chia làm cánh thì là ấn Kim sí điểu. Ở dưới đất thì phần nhiều làm một tay.

Kế là xòe bàn tay tả ra khiến đầu ngón không dính nhau, ngón cái giữ móng ngón út, là ấn Thương-yết-la. Như ấn trước mà hợp ba ngón lại tức là ấn Ô-mang-na, là Hậu của Thương-yết-la. Hai ấn giống nhau, trước đầu ngón hơi co, còn ở đây thì chẻ thẳng ra.

Tay trái làm ấn nửa hoa sen (bán Liên Hoa) giống như ấn Quán Âm, ở đây khác là chỉ làm một tay, tức là ấn Phạm Thiên. Kế là chắp ngược tay ra, co hai ngón trỏ giữ lưng hai ngón giữa ở mắt thứ ba khiến đụng đầu hai ngón áp út, hai ngón áp út này cũng ở lưng ngón giữa ở mắt thứ ba. Ấn Nguyệt Thiên này và ấn Phạm vương không khác, chỉ tưởng có màu trắng là khác thôi.

Kế chắp tay co hai ngón trỏ và út vào trong, khiến hai ngón giữa và áp út cong lại như cây cung. Đây là ấn Nhật Hậu Xả Da, ấn Gió. Giống như trước là duỗi nghiêng tay trái mà co hai ngón út và áp út lại, đây là ấn Gió Tràng. Trước ngửa tay trái ra để ngang rún như ôm đàn sắt, ngón cái và ngón trỏ tay phải giữ nhau, các ngón kia thò ra, hướng vào thân động như khảy đàn, là ấn Diệu Âm Thiên. Đây là nhiếp Cànthát-bà, đây là Thiên hậu, cũng thuộc loại Càn-thát-bà.

Kế như ấn Quyên Sách ở trước, chỉ làm ở tay trái, tức là ấn Phượclỗ-noa Long Vương. Kế dùng tay trái như ấn Âm Nhạc Thiên Đô Trung, tay phải co ngón trỏ đè ngón cái, các ngón khác đều xòe ra mà úp xuống đặt trên tay trái, là ấn A-tu-la. Chân ngôn là: Già-la La-diễn là gia hạnh, vì hạnh chẳng thật có. La là vô cấu, La là vô tướng, diễn là vô sở đắc. Trên có dấu chấm là đại không. Càn-thát-bà, là nắm tay lại, thò hai ngón áp út và châu đầu vào nhau, là Bản Bộ Tam-muội-da. Nếu ấn sự nghiệp thì bắt một tay, nghĩa là ngón cái đè ba ngón kia mà thẳng ngón áp út ra, đó là ấn Càn-thát-bà. Chân ngôn là Phì-thâu (vào) Đà (thanh tịnh) Tát-phược-la (âm) Phược-hê-nhĩ (ra). Kế nắm tay trái lại, con ngón trỏ như móc câu mà không dính vào đầu ngón cái, là ấn Nhất Thiết Dạ-xoa. Chân ngôn là: Dược-khất-xoa (ăn nuốt) Thấp-phược-la (tự tại).

Kế là dùng ngón cái tay trái giữ đầu ngón út mà thò hai ngón giữa và áp út ra, dùng ngón trỏ giữ ngón cái ở mắt trên, là ấn Nhất Thiết Dược-xoa Nữ. Chân ngôn là: Dược-khất-xoa (ăn), Vĩ-đà (sáng).

Kế tay trái, ngón cái giữ ba ngón chỉ thò ngón giữa, là ấn Nhất Thiết Tỳ-xá-già. Chân ngôn là Tỳ-xá-giá-yết -để (đến Đệ nhất nghĩa). Kế cũng y như trước mà co ngón giữa, là ấn Tỳ-xá-chi Nữ. Chân ngôn là Tỳ-chỉ Tỳ-chỉ (Tỳ là Đệ nhất nghĩa, giá là lìa sinh tử).

Kế là hai tay chắp lại, hai ngón cái duỗi thẳng, (tách) ra khiến lìa các ngón kia, là ấn Khất-lật-hà. Nếu gần thì hợp lấy chín chấp làm định. Chân ngôn là Yết-lật-hệ (hạnh cấu nhân) Thấp-phược-lý-dã (tự tại) Bát-la-bổ-đa (được) Nhũ-để (sáng) Ma-dã (tánh).

Trước chắp tay theo cách Tam-bổ-tra, hai ngón giữa và hai ngón cái đều giao nhau, ngón phải đè ngón trái, đó là ấn Nhất Thiết Tú. Chân ngôn là: Na-khất-xoa-đa-la (các sao) Niết-na (hai hợp = tiếng) Đạt-nhĩduệ (nuốt các tiếng), na là không, Khất-xoa-duệ là hết. Nghĩa là tất cả dứt hết. Đa-la là cấu. Y theo đây mà nói là ăn các chướng cấu, tức là dùng tiếng thanh tịnh mà khiến tuôn ra khắp, tức là tiếng vô cấu. Phàm như trên nói chân ngôn, đều dùng nghĩa nói khen thật đức ấy. Phát giác nó mà khiến vui mừng.

Kế là chắp tay theo cách Tam-bổ-tra, co hai ngón áp út vào lòng tay, các ngón khác như thường, là ấn Nhất Thiết Tú, tức là ấn La-sát-ta. Ở trước nói là ấn loại Địa cư thiên. Thực hành ấn hai tay hay một tay đều được. Nếu trì tụng mà làm việc thì chẳng cần bắt ấn hai tay, chỉ bắt tay trái thôi cũng thành. Chân ngôn là: La-sát-ta, Đề-xà-đa (vua).

Kế duỗi tay trái ra che miệng, lưỡi dùng tay tức là ấn Đồ-cát-ni. Chữ Hiệt Lý là lìa nhân vô cấu. Trên có Tam-muội, bên cạnh chấm tỏ vẻ giận. Ha là nhân, trên có chấm cũng giận. Đây đều là đầu như trên nói các ấn, cho đến Đồ-cát-ni là sau. Nếu nói rộng cho cùng bộ loại quyến thuộc thì các loại nhiều vô biên. Như Đại Bản trong mười muôn bài kệ đã nói. Nay phẩm này nói chính là lược nêu Thượng Thủ. Như lưới kéo một mắt thì các mắt đều theo. Bí Mật Chủ! Tất cả như thế, Phật tin hiểu sinh Bồ-tát, nêu Như Lai đã chứng Pháp giới Bình Đẳng. Vì Bổn nguyện có năng lực đại bi nên dùng thần lực che chở mà hiện môn phương tiện thân mật, vì khiến tất cả chúng sinh đều được tin hiểu, đồng vào địa Nhất thiết trí.

Cho nên các ấn như thế phải biết đều từ tin hiểu của Phật sinh ra, đều là cờ nêu của các Bồ-tát. Nghĩa là phương tiện này chỉ bày đức nội chứng của Như Lai nên gọi là Tiêu. Như ấn có rất nhiều thứ. Cho đến thân phần cử động, đi dừng đều là ấn. Nếu A-xà-lê hiểu rõ Du-già, thấu suốt chỗ bí mật, làm thanh tịnh tâm Bồ-đề, vì tâm thanh tịnh mà thông đạt pháp Bí mật. Hễ có chỗ làm đều vì lợi ích điều phục chúng sinh.

Hễ làm việc gì thì đều thuận theo oai nghi của Phật. Cho nên tất cả thân chỗ có cử động ra làm đều là ấn (cho nên tất cả cử động của thân đều là ấn). Sao chỉ có thân nghiệp mà thôi? Cho đến tất cả nói năng cũng đều là chân ngôn. Do đó, Bí Mật Chủ Chân Ngôn Môn tu hạnh Bồ-tát, đã phát tâm Bồ-đề phải trụ vào Phật địa mà thực hành Mạn-đồ-la. Nếu bảo đời cuối này các Bồ-tát tu hạnh chân ngôn đã phát tâm Bồ-đề, thì phải trụ ở Phật Địa, sau mới tạo lập Mạn-đồ-la. Nếu chẳng như thế mà làm đàn, tức là chê bai Phật.

Cho nên từ trên đã nói, A-xà-lê phải biết rõ các ấn và chân ngôn, mỗi thứ đều khéo làm đúng pháp, lại tu hành Du-già thật lâu mà thanh tịnh ba nghiệp thân, miệng, ý, hiểu rõ thực hành pháp môn ba nghiệp bình đẳng. Nhờ Du-già và chân ngôn mà thân được gia trì, tức là đồng thân với chư Phật, Bồ-tát, đồng với vị Phật. Do đây mà tương ưng Tammuội, sư lý không trái nhau mà kinh luận viên đàn cho đến nơi chốn, sắc tưởng… mỗi pháp đều xứng lý mà chẳng lầm lỗi, khéo biết thứ lớp. Phải biết nhất định sẽ được lợi ích lớn chẳng hề luống dối.

Nếu chẳng như thế, thì được vượt tội Tam-muội-da. Tam-muội-da là tự thể, tất cả Như Lai lập thệ nguyện là muốn khắp vì tất cả chúng sinh khai thị tri kiến Phật, khiến đều như mình. Dùng phương tiện mà lập pháp này, cho nên cũng như phép vua ở đời chẳng thể vượt qua. Nếu ai vượt qua thì bị tội nặng cho nên phải tương ưng với tâm Bồ-đề, trụ vào Phật Địa mà làm. Nếu chẳng thuận giáo thì uổng phí công phu, ngày tháng luống qua, không thành tựu gì, luống vời tội lỗi mà vô ích. Cho nên người tu phải xét cầu kinh pháp. Lại nhờ Minh sư khai thị, chớ để tự lầm. Đã nói rộng về phẩm Ấn xong.