KINH TRÌ TÂM PHẠM THIÊN SỞ VẤN

Hán dịch: Đời Tây tấn, Tam tạng Pháp sư Trúc Pháp Hộ, người nước Nguyệt Chi
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 3

Phẩm 9: LỰC HÀNH

Bấy giờ, Bồ-tát Phổ Hạnh bạch Phật:

-Bạch Thế Tôn! Thật là điều chưa từng có.

Bạch Đấng ThIên Trung Thiên! Oai đức của chư Như Lai thật cao vời. Chúng sinh nào muốn đạt được lợi ích như vậy thì phải duyên theo tinh tấn, dốc lòng tu tập. Những ai biếng nhác, tuy gặp hàng trăm ngàn ức Đức Phật cũng khổng thể thực hành được.

Bạch Thế Tôn! Người nào muốn chứng đắc đạo quả thì phải siêng năng tinh tấn.

Bồ-tát Phổ Thủ hỏi Bồ-tát Phổ Hạnh:

-Thưa Nhân giả! Nhân giả có biết, Bồ-tát tu hành thế nào mới gọi là tinh tấn?

Bồ-tát Phổ Hạnh đáp:

-Nếu Bồ-tát tu hành được chứng đạo, dứt mọi nẻo tưởng niệm, không hề biếng trễ thì gọi là tinh tấn.

Bồ-tát Phổ Thủ hỏi:

-Thế nào là tu hành tinh tấn để chứng đạo, cũng không có đối tượng được tưởng niệm?

Bồ-tát Phổ Hạnh đáp:

-Nếu đối với các pháp không có sự phân biệt thì hành giả được chứng đạo, là không còn đối tượng được tưởng niệm.

Bồ-tát Phổ Thủ hỏi:

-Thế nào là đạt được đạo quả mà không có đôi tượng để tưởng niệm?

Bồ-tát Phổ Hạnh đáp:

-Nếu đối với các pháp thực hành mà thấy tất cả đều bình đẳns thì gọi là chứng đạo, cũng chẳng có đối tượng để suy niệm.

Bồ-tát Phổ Thủ hỏi:

-Có thể thấy được hạnh bình đẳng không?

Bồ-tát Phổ Hạnh đáp:

-Không thể thấy được, nếu bình đẳng mà có thể thấy thì rơi vào sáu mươi hai thứ kiến chấp, chẳng phải là bình đẳng.

Phạm thiên Trì Tâm nói với Bồ-tát Phổ Thủ:

-Người nào đối với bình đẳng mà không thấy các pháp thì gọi là bình đẳng.

Bồ-tát Phổ Thủ hỏi:

-Này Phạm thiên! Thế nào là không thấy?

Phạm thiên đáp:

-Diệt trừ hai tướng nên chẳng thấy. Không có đối tượng để thấy thì gọi là thấy rõ về bình đẳng.

Bồ-tát Phổ Thủ hỏi:

-Ở cõi Phạm thiên có thấy bình đẳng không? Những gì là thấy?

Phạm thiên đáp:

-Những ai thấy được Chân như của sắc là không nguồn gốc, không tạo tác, không sai biệt, như vậy thì gọi là thấy. Thọ, tưởng, hành, thức cũng không có nguồn gốc đều bình đẳng, không sai biệt.

Thưa Bồ-tát Phổ Thủ! Nếu thấy năm ấm không có nguồn gốc, chỉ là thị hiện đối với thế gian, thì gọi là thấy bình đẳng.

Bồ-tát Phổ Thủ hỏi:

-Ở cõi Phạm thiên thực hành những; hạnh gì?

Phạm thiên đáp:

-Diệt tận đối với các tướng, đó là thực hành. Thưa Bồ-tát Phổ Thủ! Đó là thực hành theo thế tục.

Bồ-tát Phổ Thủ hỏi:

-Nếu các tướng diệt tận là tâm tưởng của thế gian thì sao lại thực hành theo chỗ diệt tận đốì với tâm tưởng ấy?

Phạm thiên đáp:

-Thưa Bồ-tát Phổ Thủ! Tướng thế gian là không thể diệt tận. Bồ-tát Phổ Thủ hỏi:

-Thế nào là phân biệt, thực hành theo các tướng là thực hành theo thế gian?

Phạm thiên đáp:

-Tướng diệt tận hoàn toàn thì không có đối tượng để diệt tận. Tướng diệt tận là không thể diệt tận.

Bồ-tát Phổ Thủ hỏi:

-Này Phạm thiên! Đức Như Lai Chí Chân đã chẳng nói rằng tướng diệt tận của các pháp là pháp hữu vi sao?

Phạm thiên đáp:

-Tướng diệt tận của các pháp là chưa từng diệt tận, nến Đức Như Lai đã giảng nói: “Tướng diệt tận của các pháp là pháp hữu vi. ”

Bồ-tát Phổ Thủ hỏi:

-Này Phạm thiên! Thế nào gọi là pháp hữu vi?

Phạm thiên đáp:

-Tướng diệt tận của các pháp gọi là pháp hữu vi.

Bồ-tát Phổ Thủ hỏi:

-Này Phạm thiên! Làm thế nào để kiến lập pháp hữu vi?

Phạm thiến đáp:

-Trụ vào nẻo thật tánh của vô vi thì gọi là hữu vi.

Hỏi:

-Các pháp hữu vi và vô vi này có gì sai khác?

Đáp:

-Các pháp hữu vi và vô vi này, nếu nói theo pháp thế gian thì có sai khác. Thế gian cho rằng, đây chính là hữu vi, đây là vô vi. Nhưng thật tướng của pháp hữu vi và pháp vô vi thì không hề sai khác, vì các pháp vốn không có dị biệt.

-Thế nào gọi là pháp?

Đáp:

-Không có sự sai khác, đó gọi là pháp.

-Thế nào là ngôn thuyết?

Đáp:

-Có đối tượng để giao phó, có đối tượng để giảng nói, đó gọi là ngôn thuyết. Vì sao? Vì tất cả ngôn thuyết đều là tướng bình đẳng, do sự phân biệt của Như Lai là bình đẳng. Có đối tượng để giảng nói cũng không sai khác, đó gọi là ngôn thuyết.

Lại nữa, thưa Bồ-tát Phổ Thủ, tất cả đối tượng được giảng nói là không có đôi tượng để giảng nói. Đó gọi là không có đối tượng để chứng đắc, vì pháp của Phật là giác ngộ bình đẳng, nên không có đối tượng để chứng đắc, cũng chẳng có đốì tượng để giảng nói, thực hành.

Bồ-tát Phổ Thủ hỏi:

-Thế nào là giác ngộ bình đẳng mà chư Phật đã tư duy và thực hành?

Phạm thiên đáp:

-Không thực hành theo sắc, không thực hành theo các tướng và không thực hành theo pháp.

-Tướng khó có thể nắm bắt nên vượt trên các pháp mà tư duy và thực hành sao?

Đáp:

-Không phải vậy, tướng ấy là các pháp không có nguồn gốc, không chân thật cũng chẳng sai khác. Đây là tư duy và thực hành của Như Lai. Thực hành như vậy là không có đối tượng để thực hành, không có nguồn gốc, không có đối tượng được thuyết giảng cũng chẳng bị lỗi lầm.

-Này Phạm thiên! Đức Như Lai thành tựu sự giác ngộ bình đẳng như thế nào?

Đáp:

-Thưa Bồ-tát Phổ Thủ! Đức Như Lai hiểu rõ tất cả các pháp vốn là thanh tịnh, thật tánh không có nguồn gốc nên thành tựu sự giác ngộ bình đẳng. Do đó, danh hiệu của Ngài là Bình Đẳng Chánh Giác.