SỐ 222
KINH QUANG TÁN
Hán dịch: Đời Tây Tấn, Tam tạng Pháp sư Trúc Pháp Hộ
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 4

Phẩm 9: HÀNH

Bấy giờ Hiền giả Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Giả sử Đại Bồ-tát không có phương tiện thiện xảo mà hành Bát-nhã ba-la-mật thì hoặc hành sắc là hành tưởng, hành thọ, tưởng, hành, thức là hành tưởng; hoặc hành sắc thường là hành tưởng, hoặc hành thọ, tưởng, hành, thức thường là hành tưởng; hoặc hành sắc vô thường là hành tưởng, hoặc hành thọ, tưởng, hành, thức vô thường là hành tưởng; hoặc hành sắc khổ là hành tưởng, hoặc hành thọ, tưởng, hành, thức khổ là hành tưởng; hoặc hành sắc vui là hành tưởng, hoặc hành thọ, tưởng, hành, thức vui là hành tưởng; hoặc hàznh sắc ngã sở là hành tưởng, hoặc hành thọ, tưởng, hành, thức ngã sở là hành tưởng; hoặc hành sắc chẳng phải ngã sở là hành tưởng, hoặc hành thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải ngã sở là hành tưởng; hoặc hành sắc hư vô là hành tưởng, hoặc hành thọ, tưởng, hành, thức hư vô là hành tưởng.

Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Hoặc giả sử Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật mà hành sắc tịch mịch là hành tưởng, hành thọ, tưởng, hành, thức tịch mịch là hành tưởng. Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên, giả sử Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật mà không có phương tiện thiện xảo thì hành bốn Ý chỉ là hành tưởng, hành bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo là hành tưởng; hoặc mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật là hành tưởng. Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Giả sử Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật mà tự nghĩ là ta hành Bát-nhã ba-la-mật thì Đại Bồ-tát ấy trở lại hành tưởng. Giả sử Đại Bồ-tát tự nghĩ, hành như thế tức là hành Bát-nhã ba-la-mật thì cũng là hành tưởng. Đó là Đại Bồ-tát hành Bát-nhã bala-mật không có phương tiện thiện xảo.

Hiền giả Xá-lợi-phất hỏi Hiền giả Tu-bồ-đề:

–Đại Bồ-tát nên hành Bát-nhã ba-la-mật như thế nào mới đắc Bát-nhã ba-la-mật?

Hiền giả Tu-bồ-đề trả lời Hiền giả Xá-lợi-phất:

–Thưa Hiền giả! Giả sử Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật mà thiết lập sắc tưởng thì không tin hiểu. Nếu lập sắc thì không thoát tưởng là hành tưởng sinh tử. Nếu hành sắc tưởng thì không thoát được vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh lão bệnh tử, sầu lo khổ não. Đại Bồ-tát ấy vì không hành Bát-nhã ba-la-mật nên không có phương tiện thiện xảo mà thiết lập nhãn tưởng thì chẳng tin giải thoát. Giả sử Đại Bồ-tát thiết lập các tưởng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thì chẳng tin giải thoát. Thiết lập các tưởng, nhãn sắc thức, nhĩ thanh thức, tỷ hương thức, thiệt vị thức, thân xúc thức, ý pháp thức thì chẳng tin giải thoát. Hoặc đối với nhãn xúc, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc mà lập các tưởng ấy thì chẳng tin giải thoát. Giả sử lập tưởng bốn Ý chỉ, bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo thì chẳng tin giải thoát. Thiết lập tưởng mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật thì chẳng tin giải thoát mà đối với Phật pháp, niệm hành trước tưởng. Mà niệm tưởng hành thì chẳng tin thoát khỏi hoạn khổ não mười hai nhân duyên. Đại Bồ-tát ấy chẳng xứng đáng chứng Thanh văn, Bích-chi-phật, huống gì chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là chỗ chẳng thể đạt đến!

Thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Như vậy là Đại Bồ-tát hành Bátnhã ba-la-mật mà không có phương tiện thiện xảo.

Hiền giả Xá-lợi-phất hỏi Hiền giả Tu-bồ-đề:

–Thế nào là Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật mà có phương tiện thiện xảo?

Hiền giả Tu-bồ-đề trả lời Hiền giả Xá-lợi-phất:

–Giả sử Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật mà chẳng hành

sắc, chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức; chẳng hành tưởng sắc, chẳng hành tưởng thọ, tưởng, hành, thức; chẳng hành sắc thường, chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức thường; chẳng hành sắc vô thường, chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức vô thường; chẳng hành sắc khổ, chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức khổ; chẳng hành sắc vui, chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức vui; chẳng hành sắc là ngã sở, chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức là ngã sở; chẳng hành sắc chẳng phải là ngã sở, chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức chẳng phải là ngã sở; chẳng hành sắc là hư vô, chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức là hư vô; chẳng hành sắc là Không, chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức là Không; chẳng hành sắc Vô tướng, chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức là Vô tướng; chẳng hành sắc là Vô nguyện, chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức là Vô nguyện; chẳng hành sắc là tịch mịch, chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức là tịch mịch; chẳng hành sắc là vô tưởng, chẳng hành thọ, tưởng, hành, thức là vô tưởng. Vì sao? Vì sắc là không, sắc chẳng khác không, sắc tức là không, không tức là sắc, sắc tự nhiên không. Thọ, tưởng, hành, thức là không, thọ, tưởng, hành, thức chẳng khác không. Thọ, tưởng, hành, thức tức là không; không tức là thọ, tưởng, hành, thức. Thọ, tưởng, hành, thức tự nhiên không. Bốn Ý chỉ, bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo là không, không có khác không. Ba mươi bảy phẩm cũng là không, không khác biệt không. Ba mươi bảy phẩm là không, không đó là ba mươi bảy phẩm. Mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật là không, không có khác không. Phật pháp là không, không có cái khác không. Không đó là pháp. Pháp đó là không.

Thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Như thế Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật là thành tựu phương tiện thiện xảo. Đại Bồ-tát hành Bátnhã ba-la-mật như thế thì đạt được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật rồi, không sở thọ, không sở hành, chẳng thọ chẳng hành, chẳng hành chẳng thọ, chẳng có sở hành, cũng chẳng phải chẳng hành. Vì vậy không sở thọ, cũng không có sở thọ.

Hiền giả Xá-lợi-phất hỏi Hiền giả Tu-bồ-đề:

–Vì sao Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật rồi không sở thọ?

Hiền giả Tu-bồ-đề đáp:

–Bởi vì Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật tự nhiên chẳng thể nắm bắt. Do vậy cho nên Bát-nhã ba-la-mật là không sở hữu, tức là tự nhiên. Thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Vì vậy, Đại Bồ-tát hành Bátnhã ba-la-mật không sở thọ, không sở hành, chẳng thọ chẳng hành, chẳng hành chẳng thọ, chẳng có sở hành, cũng chẳng phải chẳng hành. Vì vậy, không sở thọ, cũng chẳng có sở thọ. Vì sao? Vì tất cả các pháp là không sở hữu tức là tự nhiên. Vì vậy không chỗ đến, không chỗ sai phạm. Đó gọi là định Tam-muội nhất thiết bất thọ, Đại Bồ-tát phổ biến rộng rãi sâu xa vô lượng, là điều mà Thanh văn, Bích-chi-phật chẳng thể sánh kịp. Đại Bồ-tát dùng Tam-muội ấy mau chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Hiền giả Xá-lợi-phất hỏi Hiền giả Tu-bồ-đề:

–Đại Bồ-tát chẳng thể lìa Tam-muội ấy mau chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, lại có Tam-muội nào khác chăng?

Hiền giả Tu-bồ-đề trả lời Hiền giả Xá-lợi-phất:

–Lại có Tam-muội khác nữa mau chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Hiền giả Xá-lợi-phất hỏi Hiền giả Tu-bồ-đề:

–Hành loại Tam-muội nào khác mà Đại Bồ-tát mau chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Hiền giả Tu-bồ-đề trả lời Hiền giả Xá-lợi-phất:

–Đại Bồ-tát hành Tam-muội Thủ-lăng-nghiêm mau chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Hiền giả Tu-bồ-đề lại nói với Hiền giả Xá-lợi-phất:

–Lại có Tam-muội tên là Bảo ấn, lại có Tam-muội tên là Sư tử ngu lạc, lại có Tam-muội tên là Nguyệt diệu, lại có Tam-muội tên là Nguyệt tràng anh, lại có Tam-muội tên là Nhất thiết ấn, lại có Tam-muội tên là Vô năng kiến đảnh, lại có Tam-muội tên là Liễu pháp giới, lại có Tam-muội tên là Phân biệt tràng anh, lại có Tam-muội tên là Dụ kim cang, lại có Tam-muội tên là Nhập pháp ấn, lại có Tam-muội tên là Lập định ý vương, lại có Tam-muội tên là Ấn vương, lại có Tam-muội tên là Thế lực tinh tấn, lại có Tammuội tên là Siêu đẳng, lại có Tam-muội tên là Nhập ứng thuận phân biệt, lại có Tam-muội tên là Nhập biện ư thập phương giới, lại có Tam-muội tên là Tổng trì ý, lại có Tam-muội tên là Độ vô vi, lại có Tam-muội tên là Đẳng ngự chư pháp hải ấn, lại có Tammuội tên là Phổ châu hư không, lại có Tam-muội tên là Kim cang đạo tràng, lại có Tam-muội tên là Chấp anh tràng, lại có Tam-muội tên là Đế anh như môn khổn, lại có Tam-muội tên là Khởi bổn, lại có Tam-muội tên là Sư tử hống, lại có Tam-muội tên là Tinh tấn lập, lại có Tam-muội tên là Thắng bảo. Lại có Tam-muội tên là Chiếu minh, lại có Tam-muội tên là Bất huyến, lại có Tam-muội tên là Bất trụ ư hạ, lại có Tam-muội tên là Quyết liễu, lại có Tammuội tên là Đăng minh quảng khổ, lại có Tam-muội tên là Quang tạo, lại có Tam-muội tên là Hữu sở chiếu diệu, lại có Tam-muội tên là Trung nghiêm tịnh, lại có Tam-muội tên là Ly cấu quang, lại có Tam-muội tên là Hữu sở tạo lạc, lại có Tam-muội tên là Điển đăng minh, lại có Tam-muội tên là Tận sách, lại có Tam-muội tên là Oai thần tích, lại có Tam-muội tên là Ly tận sách, lại có Tammuội tên là Vô năng thắng, lại có Tam-muội tên là Khai đạo, lại có Tam-muội tên là Đăng minh, lại có Tam-muội tên là Ly đăng cấu, lại có Tam-muội tên là Nghiêm tịnh biện tài, lại có Tam-muội tên là Hữu sở quang diệu, lại có Tam-muội tên là Tạo sự, lại có Tam-muội tên là Tuệ anh, lại có Tam-muội tên là Trụ duy, lại có Tam-muội tên là Phổ minh, lại có Tam-muội tên là Thiện lập, lại có Tam-muội tên là Bảo tích, lại có Tam-muội tên là Siêu chư pháp ấn, lại có Tam-muội tên là Phổ pháp, lại có Tam-muội tên là Thắng ngu lạc, lại có Tam-muội tên là Độ pháp đảnh, lại có Tammuội tên là Hữu sở hủy hoại, lại có Tam-muội tên là Nhất thiết minh cú, lại có Tam-muội tên là Đẳng tự sở tác, lại có Tam-muội tên là Thú tự, lại có Tam-muội tên là Đoạn nhân duyên, lại có Tam-muội tên là Vô sự, lại có Tam-muội tên là Vô tường, lại có Tam-muội tên là Quyết liễu nhập hiệu, lại có Tam-muội tên là Vô ty hành, lại có Tam-muội tên là Trì minh, lại có Tam-muội tên là Tu hành tích, lại có Tam-muội tên là Vô động, lại có Tam-muội tên là Quảng giới, lại có Tam-muội tên là Quyết nhất thiết đức, lại có Tam-muội tên là Trụ vô tâm, lại có Tam-muội tên là Tịnh ư nghiêm chỉnh, lại có Tam-muội tên là Độ giác ý, lại có Tam-muội tên là Vô lượng đăng minh, lại có Tam-muội tên là Đẳng bất đẳng, lại có Tam-muội tên là Độ nhất thiết, lại có Tam-muội tên là Đoạn chư sự, lại có Tam-muội tên là Ly ý liễu trừ, lại có Tam-muội tên là Ly kiến lập, lại có Tam-muội tên là Nhất thắng, lại có Tammuội tên là Hành chư sự, lại có Tam-muội tên là Nhất sự, lại có Tam-muội tên là Trừ oán sự, lại có Tam-muội tên là Diệt chư sở hữu bất đương, lại có Tam-muội tên là Nhập tùy nhân duyên âm, lại có Tam-muội tên là Thanh tích ngôn vô tập độ, lại có Tammuội tên là Oai thần tích, lại có Tam-muội tên là Quang diệu xí thạnh, lại có Tam-muội tên là Thanh tịnh thọ, lại có Tam-muội tên là Thanh chứng nhi nhàn, lại có Tam-muội tên là Nhất thiết thắng, lại có Tam-muội tên là Bất nhạo nhất thiết chư khổ lạc, lại có Tam-muội tên là Vô tận sự, lại có Tam-muội tên là Tổng trì cú, lại có Tam-muội tên là Đẳng ư chánh tà sư tử tòa, lại có Tam-muội tên là Nhập hưởng ly hưởng, lại có Tam-muội tên là Vô hưởng đắc hưởng, lại có Tam-muội tên là Ly cấu minh, lại có Tam-muội tên là Ngự tích, lại có Tam-muội tên là Mãn nguyệt ly cấu quang, lại có Tam-muội tên là Điển đỉnh quang, lại có Tam-muội tên là Đại nghiêm tịnh, lại có Tam-muội tên là Phổ chiếu thế gian, lại có Tam-muội tên là Phổ định ý, lại có Tam-muội tên là Ưng vô nhiễm ly nhiễm, lại có Tam-muội tên là Ngự không nhất thiết đẳng ngự, lại có Tam-muội tên là Vô thanh bất thanh bảo, lại có Tam-muội tên là Lập vô bổn niệm, lại có Tam-muội tên là Thân thời đệ nhất, lại có Tam-muội tên là Ngôn thời trừ không niệm, lại có Tam-muội tên là Thoát hư không ngại diệt hộ.

Thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành các môn Tammuội đó mau chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Và vô số không thể kể xiết các môn Tam-muội, các môn tổng trì khác mà Đại Bồ-tát học thì sẽ mau chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Khi ấy ngài Tu-bồ-đề vâng theo lời dạy của Phật nói:

–Thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Nên biết, chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác quá khứ đã thọ ký cho các Đại Bồ-tát này và chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện tại ở mười phương thế giới đều đã thọ ký cho những Đại Bồ-tát này. Khi những vị Bồ-tát này hành Tam-muội ấy, chẳng thấy Tam-muội, cũng chẳng nghĩ Tam-muội, cũng không có đối tượng Tam-muội, cũng không tưởng ta được Tammuội, cũng không nghĩ ta trụ Tam-muội không. Đó là Đại Bồ-tát không tưởng niệm.

Hiền giả Xá-lợi-phất hỏi Hiền giả Tu-bồ-đề:

–Đại Bồ-tát trụ Tam-muội ấy được chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác quá khứ thọ ký chăng?

Đáp:

–Không, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất. Vì sao? Thưa Hiền giả Xálợi-phất, vì Bát-nhã ba-la-mật và Tam-muội chẳng khác, Đại Bồ-tát cũng chẳng khác. Đại Bồ-tát tức là Tam-muội, Tam-muội tức là Đại Bồ-tát.

Hiền giả Xá-lợi-phất hỏi Hiền giả Tu-bồ-đề:https://tangthuphathoc.net/wp-content/uploads/ttph/post-link/dai-dien/post-link%20(335).webp

–Như nhân giả đã nói, Đại Bồ-tát, Bát-nhã ba-la-mật và các môn Tam-muội chẳng khác nhau. Bồ-tát tức là Tam-muội, Tam-

muội tức là Bồ-tát. Như vậy tất cả pháp đều bình đẳng thì không biết Tam-muội. Thưa Hiền giả Xá-lợi-phất, vì vậy nên đối với Tam-muội ấy, thiện nam tử cũng không biết, cũng chẳng rõ.

Ngài Xá-lợi-phất lại hỏi:

–Vì sao chẳng biết, chẳng rõ?

Đáp:

–Vì dùng vô minh mà làm Tam-muội. Vì vậy Bồ-tát không biết, không rõ.

Bấy giờ Đức Thế Tôn khen Hiền giả Tu-bồ-đề:

–Hay thay, hay thay! Tu-bồ-đề, đúng như ta đã khen ông là bậc tối tôn, hành không bậc nhất. Đại Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật nên học Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-lamật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật, bốn Ý chỉ, bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật như thế.

Hiền giả Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Phải chăng Đại Bồ-tát học như thế là học Bát-nhã ba-la-mật chăng?

Đức Phật dạy:

–Đúng vậy, Đại Bồ-tát học như thế là học Bát-nhã ba-la-mật. Cái học đó cũng không sở đắc. Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật cũng lại như thế. Bốn Ý chỉ, bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật tự nhiên đầy đủ, tuy có sở đắc cũng không sở đắc.

Hiền giả Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Đại Bồ-tát học như vậy, thực hiện cái học ấy là học Bát-nhã ba-la-mật, đắc Bát-nhã ba-la-mật chăng?

Đức Phật dạy:

–Học như thế là học Bát-nhã ba-la-mật, đắc cái không đắc.

Hiền giả Xá-lợi-phất lại bạch Phật:

–Thế nào là đắc cái không đắc?

Đức Thế Tôn đáp:

–Không đắc tôi ta, không đắc nhân, thọ mạng cũng không đắc cái thấy. Năm ấm rốt ráo gốc ngọn thảy đều thanh tịnh, cũng chẳng thấy đắc. Ấm, chủng, các nhập, rốt ráo gốc ngọn cũng đều thanh tịnh như thế, cũng chẳng đắc. Cội gốc của vô minh gốc ngọn rốt ráo đều thanh tịnh. Hành thức, lục nhập, danh sắc, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh lão bệnh tử, gốc ngọn rốt ráo thảy đều thanh tịnh. Nếu không sở đắc thì gốc ngọn rốt ráo thảy đều thanh tịnh. Con đường tập tận, cũng chẳng thể nắm bắt, gốc ngọn rốt ráo đều thanh tịnh. Cõi Dục cũng chẳng thể nắm bắt được, gốc ngọn rốt ráo thảy đều thanh tịnh. Cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng chẳng thể nắm bắt được, gốc ngọn rốt ráo thảy đều thanh tịnh. Bốn Ý chỉ, bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật cũng chẳng thể nắm bắt được, gốc ngọn rốt ráo thảy đều thanh tịnh. Sáu pháp Ba-la-mật cũng chẳng thể nắm bắt được, gốc ngọn rốt ráo thảy đều thanh tịnh. Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật, cũng chẳng thể nắm bắt được, gốc ngọn rốt ráo thảy đều thanh tịnh. Bồ-tát cũng vậy, cũng chẳng thể nắm bắt được, gốc ngọn rốt ráo thảy đều thanh tịnh. Phật, cũng chẳng thể nắm bắt được, gốc ngọn rốt ráo thảy đều thanh tịnh.

Hiền giả Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Thanh tịnh chỗ nào?

Thế Tôn đáp:

–Không chỗ khởi, không chỗ sinh, không chỗ đắc, không chỗ hành tức là thanh tịnh.

Ngài Xá-lợi-phất hỏi:

–Kính bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát học như thế là học pháp gì?

Đức Phật dạy:

–Đại Bồ-tát học như thế là học pháp vô sở học. Vì sao? Này Xá-lợi-phất! Vì các pháp ấy, nếu nêu ra cái sở hữu của nó thì phàm phu ngu si sẽ nương dựa vào đó.

Ngài Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Kính bạch Thế Tôn! Ai đạt pháp ấy?

Đức Phật dạy:

–Đúng như không sở đắc, vì vậy nên đắc cái đắc như thế. Cho nên gọi là không sở đắc.

Lại hỏi:

–Bạch Thế Tôn! Cái gì không sở đắc mà có sở đắc?

Đức Phật dạy:

–Sắc không sở đắc, bên trong cũng không, bên ngoài cũng không, trong ngoài cũng không, cái gọi là sở hữu tự nhiên, không, có đều là không. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng không bên trong, không bên ngoài, trong ngoài cũng không, sở hữu tự nhiên, không, có đều không. Bốn Ý chỉ, bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật cũng không trong, cũng không ngoài, cũng không trong ngoài, sở hữu tự nhiên, không, có đều không. Phàm phu ngu si kia theo vô minh sai khiến nương tựa đắm tham vướng nơi ái mà có tưởng niệm. Vì nương vào vô minh, bị mù cả hai mắt nên chẳng biết và không thấy gì. Đã không biết không thấy thì họ có nghĩ tưởng cũng chẳng thể nắm bắt được. Danh sắc lại gắn liền Phật pháp. Đã có chỗ nương tựa mà muốn hiểu rõ pháp không sở hữu nên chẳng biết chẳng thấy. Chẳng biết chẳng thấy cái gì? Sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng biết, chẳng thấy. Mười hai nhập, mười tám chủng, ba mươi bảy phẩm, mười hai nhân duyên, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật cũng lại chẳng biết, chẳng thấy. Do đó nên gọi là ngu. Họ chẳng xả bỏ. Chẳng xả bỏ cái gì? Chẳng xả bỏ cõi Dục, chẳng xả bỏ cõi Sắc, chẳng xả bỏ cõi Vô sắc, chẳng xả bỏ địa Thanh văn, Bích-chi-phật. Họ chẳng dốc lòng tin. Chẳng tin gì? Chẳng tin sắc là không, chẳng tin thọ, tưởng, hành, thức là không; chẳng tin mười hai nhập, mười tám chủng, mười hai nhân duyên, ba mươi bảy phẩm, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật là không. Họ chẳng có thể kiến lập, kiến lập Thí ba-lamật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền bala-mật, Bát-nhã ba-la-mật, chẳng trụ địa vị không thoái chuyển. Lại chẳng kiến lập pháp của chư Phật. Vì vậy nên gọi là ngu. Họ nương tựa vào nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Nương tựa vào các chủng, các ấm, nhập. Nương tựa, tìm cầu dâm, nộ, si. Nương tựa, mến mộ các nghi, tà kiến. Nương tựa, mến mộ Phật đạo.

Hiền giả Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Đại Bồ-tát học như thế là chẳng học Bát-nhã ba-la-mật chăng? Không sinh trí Nhất thiết chăng?

Đức Phật dạy:

–Đại Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật như thế thì chẳng đắc trí Nhất thiết.

Hiền giả Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Kính bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát học như thế vì sao chẳng đắc trí Nhất thiết?

Đức Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Đại Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật như thế là không có phương tiện thiện xảo vì có tưởng nghĩ, có nương tựa vào Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật. Đã tưởng nghĩ mong cầu, nương tựa vào sáu pháp Ba-la-mật, ba mươi bảy phẩm, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, mười tám pháp Bất cộng của chư Phật, lại tưởng nghĩ mong cầu trí Nhất thiết, đã tưởng nghĩ mong cầu trí Nhất thiết mà lại nương bám vào thì, này Xá-lợi-phất! Vì vậy Đại Bồ-tát chẳng học Bát-nhã ba-la-mật, chẳng đắc trí Nhất thiết.

Hiền giả Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Đại Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật như thế là chẳng học Bátnhã ba-la-mật, là chẳng hành trí Nhất thiết chăng?

Đức Thế Tôn dạy:

–Đúng vậy, Xá-lợi-phất! Học Bát-nhã ba-la-mật như thế là chẳng đắc trí nhất thiết.

Hiền giả Xá-lợi-phất lại hỏi:

–Kính bạch Đức Thiên Trung Thiên! Đại Bồ-tát nên học Bátnhã ba-la-mật như thế nào để thuận tiện với việc học đắc trí Nhất thiết?

Đức Phật bảo Xá-lợi-phất:

–Giả sử Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật mà chẳng thấy Bát-nhã ba-la-mật thì như thế là Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, là học Bát-nhã ba-la-mật, đắc trí Nhất thiết, đắc vô sở đắc của vô sở đắc, cũng lại chẳng đắc Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-lamật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật, cũng chẳng đắc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chiphật, Bồ-tát, Phật, lại cũng chẳng đắc trí Nhất thiết.

Như thế, này Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành như thế là hành Bát-nhã ba-la-mật, là học Bát-nhã ba-la-mật, đắc trí Nhất thiết, đắc vô sở đắc.

Hiền giả Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Sao gọi là vô sở đắc?

Đức Thế Tôn đáp:

–Ở trong cũng không, ở ngoài cũng không, trong ngoài cũng không, tất cả pháp đều không.