SỐ 224
KINH ĐẠO HÀNH BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Dịch Phạn ra Hán: Đời Hậu Hán, Tam tạng Pháp sư Chi-lâu-ca-sấm, người nước Nhục Chi.
Dịch Hán ra Việt: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 5

Phẩm 9: GIÁC MA

Tu-bồ-đề hỏi Phật:

–Thiện nam, thiện nữ học pháp này sẽ có hiệu nghiệm. Bạch Đức Thiên Trung Thiên, làm thế nào để phát hiện biết đó là hành vi của ma?

Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Người tâm không ưa thích pháp này thì phải nhận biết đó là hành vi của ma. Đại Bồ-tát tâm chợt vọng khởi thì phải nhận biết đó là hành vi của ma. Lúc Đại Bồ-tát biên chép kinh này nếu có sấm chớp sợ hãi thì phải nhận biết đó là hành vi của ma. Lúc Đại Bồ-tát biên chép kinh này mà bị trêu ghẹo thì phải nhận biết đó là hành vi của ma. Khi Đại Bồ-tát biên chép kinh này mà bị chê cười thì phải nhận biết đó là hành vi của ma. Khi Đại Bồ-tát biên chép kinh này mà nhìn trái nhìn phải (tán loạn) thì phải nhận biết đó là hành vi của ma. Khi Đại Bồ-tát biên chép kinh này tâm khởi niệm tà vạy, không tập trung thì phải nhận biết đó là hành vi của ma. Đại Bồ-tát tâm không để trên kinh mà luôn luôn từ chỗ ngồi đứng dậy thì phải nhận biết đó là hành vi của ma. Đại Bồ-tát tự nghĩ: “Ta chưa được thọ ký trong Bát-nhã ba-la-mật”, rồi tâm tán loạn, đứng dậy bỏ đi thì phải nhận biết đó là hành vi của ma. Đại Bồ-tát tự nghĩ: “Tên tuổi của ta không ở trong Bátnhã ba-la-mật”, lòng cảm thấy không vui thì phải nhận biết đó là hành vi của ma. Đại Bồ-tát tự nghĩ: “Làng xóm, quận huyện, đất nước của ta không được nghe Bát-nhã ba-la-mật và sinh vào chỗ nào cũng đều không được nghe pháp này.” Lòng của vị này muốn hối tiếc bèn bỏ đi. Người này về sau phải trải qua nhiều kiếp mới có sở đắc. Trong bao kiếp ở đời vị lai thích học kinh khác, chẳng trụ trí Nhất thiết trí, bỏ Bát-nhã bala-mật thâm diệu. Người học các kinh khác là người bỏ gốc lấy ngọn. Có người học Bát-nhã ba-la-mật cũng biết pháp thế tục và pháp xuất thế gian nhưng lại bỏ Bát-nhã ba-la-mật thì ví như con chó được chủ nhà cho ăn mà chẳng chịu ăn lại chạy theo kẻ đầy tớ xin ăn. Cũng như thế, này Tu-bồ-đề! Vào thời vị lai có Đại Bồ-tát bỏ Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu lại đi tìm cầu cành nhánh nghĩa là theo học các kinh khác bèn rơi vào quả vị của đạo Thanh văn, Bích-chi-phật. Ví như có người thấy con voi mà chẳng chịu nhìn, lại đi tìm dấu chân voi. Này Tu-bồđề! Ý ông nghĩ sao? Người ấy có sáng suốt không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Người ấy không sáng suốt.

Đức Phật dạy:

–Bồ-tát là người có đức. Trong hai hạng người này, có hạng người bỏ Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu, lại đi tu học kinh khác để đắc đạo A-la-hán, Bích-chi-phật. Này Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ thế nào, Bồ-tát ấy có sáng suốt không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Bồ-tát ấy không sáng suốt.

Đức Phật dạy:

–Như thế, phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Ví như có người muốn thấy biển cả mà chưa từng thấy biển cả, cho nên nếu thấy ao hồ bèn nói đó là biển cả. Này Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao, người ấy có sáng suốt không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Người ấy không sáng suốt.

Đức Phật dạy:

–Cũng vậy, Bồ-tát là người có đức mà bỏ Bát-nhã bala-mật lại đi học kinh khác để rơi vào đạo Thanh văn, Bích-chiphật. Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao, Đại Bồ-tát ấy có sáng suốt không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Đại Bồ-tát ấy không sáng suốt.

Đức Phật dạy:

–Đại Bồ-tát ấy phải nhận biết đó là hành vi của ma. Ví như có một kiến trúc sư tài ba có khả năng xây dựng cung điện, ý muốn làm một cung điện cao như cung điện Nhật nguyệt, ai đứng đâu cũng đều trông thấy. Này Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao, người ấy có thể làm được không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Cung điện Nhật nguyệt rất cao không ai có thể làm được. Đức Phật dạy:

–Này Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao, người ấy có sáng suốt không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Người ấy không sáng suốt.

Đức Phật dạy:

–Cũng vậy, này Tu-bồ-đề! Vào thời vị lai sẽ có người hành đạo Bồ-tát được nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu không vừa ý bèn bỏ đi, lại đi học pháp Thanh văn, Bích-chi-phật để cầu trí Nhất thiết trí ở trong các pháp ấy. Này Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao, Bồ-tát ấy có sáng suốt không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Người ấy không sáng suốt.

Đức Phật dạy:

–Đại Bồ-tát ấy phải nhận biết đó là hành vi của ma. Ví như có người muốn thấy Chuyển luân thánh vương, nhưng chưa từng thấy qua, lại thấy tiểu vương rồi ghi nhớ kỹ càng hình dung, y phục của vị ấy rồi cho đó là Chuyển luân thánh vương. Tubồ-đề! Ý ông nghĩ sao, người ấy có sáng suốt không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Người ấy không sáng suốt.

Đức Phật dạy:

–Cũng vậy, này Tu-bồ-đề! Vào thời vị lai sẽ có Bồ-tát được nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu lại không vừa ý bèn bỏ đi, lại vào trong pháp Thanh văn để cầu trí Nhất thiết trí. Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao, Bồ-tát ấy có sáng suốt không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Bồ-tát ấy không sáng suốt.

Đức Phật dạy:

–Đại Bồ-tát ấy phải nhận biết đó là hành vi của ma. Ví như có người rất đói, được thức ăn ngon mà chẳng chịu ăn, lại đi ăn thức ăn dở. Này Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao, người ấy có sáng suốt không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Người ấy không sáng suốt.

Đức Phật dạy:

–Cũng vậy, này Tu-bồ-đề! Vào thời vị lai sẽ có Đại Bồtát được nghe Bát-nhã ba-la-mật thâm diệu mà không vừa ý bèn bỏ đi, lại vào trong pháp Thanh văn để cầu trí Nhất thiết trí, muốn được thành Phật. Này Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao, Đại Bồ-tát ấy có sáng suốt không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Đại Bồ-tát ấy không sáng suốt.

Đức Phật dạy:

–Đại Bồ-tát ấy phải nhận biết đó là hành vi của ma. Ví như có người được viên châu ma-ni vô giá mà lại cho viên châu này đồng giá trị với thủy tinh. Này Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao, người ấy có sáng suốt không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Người ấy không sáng suốt.

Đức Phật dạy:

–Cũng vậy, vào thời vị lai sẽ có người hành đạo Bồ-tát được nghe Bát-nhã ba-la-mật, lại đem so sánh với pháp Thanh văn, rồi ở trong pháp Thanh văn muốn đắc trí Nhất thiết trí, thành Phật. Này Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao, Đại Bồ-tát ấy có sáng suốt không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Đại Bồ-tát ấy không sáng suốt.

Đức Phật dạy:

–Đại Bồ-tát ấy phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Người đang biên chép Bát-nhã ba-lamật, nếu nghe nói đến tiền của, lợi lộc mà bỏ việc biên chép này. Đó là Bồ-tát tự tạo chướng nạn cho mình. Tu-bồ-đề bạch Phật:

–Người như vậy có thể biên chép xong Bát-nhã ba-la-mật chăng?

Đức Phật dạy:

–Người ấy không thể biên chép xong. Người ấy cần phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Phật dạy tiếp:

–Này Tu-bồ-đề! Người biên chép được chút ít kinh này rồi tự nói rằng: “Ta biên chép Bát-nhã ba-la-mật”, ở trong pháp này nghĩ rằng chắc chắn sắp có sở đắc thì phải nhận biết đó là hành vi của ma. Vì người khởi ý tưởng mong cầu thì bị rơi vào cảnh giới ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Lúc biên chép Bát-nhã ba-lamật nếu nghĩ đến quê hương hoặc nghĩ đến phương khác hoặc nghĩ đến nước khác hoặc nghĩ đến vua hoặc nghĩ đến giặc, hoặc nghĩ đến binh lính hoặc nghĩ đến chiến đấu hoặc nghĩ đến cha mẹ, anh em, chị em thân thuộc. Hoặc có những ý nghĩ khác, ma càng làm gia tăng thêm các niệm ấy để loạn tâm Bồ-tát, gây ra chướng nạn thì phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu có tiền của, lợi lộc, y phục thích hợp, thức uống ăn, giường nệm, thuốc men chữa bệnh dồi dào được mang đến, Bồ-tát nghe qua tâm rối loạn không thể học tập, trì tụng, biên chép được Bát-nhã ba-la-mật thì phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Có bọn ma theo Phật kinh thâm pháp lần lượt làm rối loạn khiến Đại Bồ-tát không còn muốn đắc phương tiện thiện xảo, nên chẳng bằng lòng thưa hỏi về Bát-nhã ba-la-mật.

Đức Phật dạy:

–Ta đã giảng nói nhiều về việc của Đại Bồ-tát, nếu ai muốn học phương tiện thiện xảo thì phải tìm cầu từ Bát-nhã ba-la-mật. Nếu họ không vừa lòng Bát-nhã ba-la-mật mà bỏ đi lại tìm cầu phương tiện thiện xảo trong đạo Thanh văn. Này Tubồ-đề! Ý ông nghĩ sao, người ấy có sáng suốt không?

Tu-bồ-đề thưa:

–Người ấy không sáng suốt.

Đức Phật dạy:

–Như vậy, Đại Bồ-tát phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu người thọ kinh muốn nghe Bátnhã ba-la-mật mà gặp phải lúc thân Pháp sư bất an thì Đại Bồ-tát phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Pháp sư vừa yên ổn muốn truyền dạy Bát-nhã ba-la-mật, nhưng người thọ kinh lại muốn đi nơi khác, hai bên chẳng hòa hợp nên cũng chẳng biên chép được Bát-nhã ba-lamật. Như vậy, Đại Bồ-tát phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Người học kinh muốn thọ Bát-nhã bala-mật, lòng họ vui thích, nhưng Pháp sư lại muốn đi đến phương khác. Như vậy, hai bên chẳng hòa hợp nên cũng chẳng biên chép được Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Pháp sư muốn có được các thứ như y phục, tiền của, lợi lộc mà người thọ kinh lại không có tâm cúng dường. Hai bên không hòa hợp nên cũng không học được Bát-nhã ba-la-mật. Như vậy, Đại Bồ-tát phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Người thọ kinh cúng dường không tiếc, muốn vật gì cũng đều chìu ý, nhưng Pháp sư có kinh quyển mà không chịu đưa ra, cũng không chịu giảng giải, khiến cho người thọ kinh không vui. Hai bên chẳng hòa hợp nên học tập, biên chép Bátnhã ba-la-mật cũng chẳng được. Như vậy, Đại Bồ-tát phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Pháp sư vừa muốn thuyết pháp, nếu người thọ kinh chẳng muốn nghe pháp. Như vậy, hai bên chẳng hòa hợp nên cũng chẳng được nghe Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Pháp sư nếu thân thể mỏi mệt, nằm không muốn dậy, không thích thuyết pháp, còn người thọ kinh thì muốn nghe pháp. Như vậy, hai bên chẳng hòa hợp thì cũng chẳng được nghe Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu lúc sắp biên chép Bát-nhã ba-lamật hoặc lúc muốn thuyết pháp này thì lại có người vào trong chúng nói lời phỉ báng, cho rằng học hạnh Bồ-tát phải chịu nhiều cực khổ, nói sự khổ ở địa ngục, cầm thú, ngạ quỷ rất lớn, cho nên cần phải sớm chặt đứt gốc sinh tử. Như vậy, Đại Bồ-tát phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu lúc sắp biên chép Bát-nhã ba-lamật hoặc lúc muốn thuyết pháp này, có người đến ngồi trong chúng ca tụng khoái lạc ở cõi Trời, dục lạc của Đế vương đều có thể tự thỏa mãn. Nếu người tu Thiền định thì được sinh vào cõi trời Sắc, nếu người niệm không tịch thì được sinh vào cõi trời Vô sắc. Đó đều là pháp vô thường, khổ, chi bằng cầu đạo Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán không còn sinh tử nữa. Như vậy, này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Pháp sư nghĩ rằng: “Ta là tôn quý, nếu có người đến cung kính đảnh lễ ta. Ta sẽ truyền dạy cho Bátnhã ba-la-mật. Nếu kẻ nào chẳng cung kính đảnh lễ ta thì ta không truyền dạy.” Người thọ kinh tự hướng đến vị ấy cung kính đảnh lễ chẳng chút ngại ngùng. Nhưng lòng của Pháp sư hối tiếc không muốn truyền dạy kinh cho đệ tử. Nghe nói ở nước khác lúa gạo đắt đỏ vị ấy mới nói với người thọ kinh rằng: “Thiện nam tử có biết chăng, có thể đi cùng ta đến xứ ấy chăng? Hãy suy nghĩ đừng để về sau hối hận”. Đệ tử nghe lời nói ấy, lòng rất buồn rầu, tự nghĩ: “Ta đã thấy kinh rồi mà thầy chẳng chịu truyền cho ta, phải làm sao đây!” Như vậy, hai bên chẳng hòa hợp nên học tập, biên chép Bát-nhã ba-lamật chẳng được. Này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Pháp sư muốn đến chỗ cực kỳ hiểm nguy, nói với người thọ kinh: “Thiện nam tử có biết chăng, chỗ ấy không có lúa gạo mà có nhiều cọp sói, giặc cướp, đồng không mông quạnh, ta muốn qua đến xứ đó. Ông hãy suy nghĩ xem có thể đi theo ta để chịu sự khốn khổ ấy chăng?” Lại còn dùng lời ngon ngọt cùng chung chuyện trò khiến cho đệ tử đâm ra chán nản, lòng không còn ưa thích, dần dần thoái lui. Này Tu-bồ-đề! Như vậy là gây ra chướng ngại chẳng học được Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Pháp sư mạnh khỏe đi khất thực có nhiều thí chủ, nhưng lại không muốn truyền cho đệ tử kinh, còn muốn đệ tử chán nản bỏ đi, mới nói với người thọ kinh rằng: “Thiện nam tử biết chăng, ta có thí chủ cần phải đến thăm viếng.” Như vậy, hai bên chẳng hòa hợp nên học tập, biên chép Bát-nhã ba-la-mật chẳng được. Đại Bồ-tát phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Bọn ma tệ ác thường tìm cơ hội khuấy nhiễu, không muốn có người học tập, thọ trì, đọc tụng Bát-nhã ba-lamật.

Tu-bồ-đề hỏi Phật:

–Vì sao đám ma tệ ác thường tìm cơ hội khuấy nhiễu không muốn có người học tập, thọ trì, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật? Đức Phật bảo Tu-bồ-đề:

–Đám ma tệ ác chủ yếu là làm việc phỉ báng cho rằng đây chẳng là Ba-la-mật và nói: “Ta có một kinh thâm diệu hay không thể nói được! Đó mới là Ba-la-mật.” Như vậy, này Tubồ-đề! Đám ma tệ ác chủ yếu là làm việc phỉ báng khiến cho Bồ-tát mới học tâm sinh hồ nghi chẳng còn muốn học tập, biên chép kinh này. Đại Bồtát phải nhận biết đó là hành vi của ma.

Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Việc ma một khi khởi lên khiến cho người học sâu đạo Bồ-tát lấy bản tế làm sở chứng liền rơi vào trong Thanh văn, đắc đạo Tu-đà-hoàn. Như vậy, Đại Bồtát phải nhận biết đó là hành vi của ma.