LUẬN A TỲ ĐẠT MA PHÁP UẨN TÚC
Tác giả: Tôn giả Đại Mục Kiền Liên
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Phẩm 8: THẦN TÚC

Thuở ấy, Đức Bạc-già-phạm ngụ tại vườn Cấp-cô-độc, rừng Thệđa, thuộc thành Thất-la-phiệt.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo với chúng Bí-sô: Có bốn thứ thần túc, tức là:

1. Dục Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc. 2. Cần Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc. 3. Tâm Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc. 5. Quán Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

– Về Dục Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc, thì dục là sao, thắng hạnh là sao mà gọi là Dục Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc?

Dục nói ở đây, là y vào các pháp thiện do xuất gia và biết xa lìa tạo nên, mà khởi lên lòng ham thích vui mừng, mong cầu tiến tới…, đó là Dục.

Tam-ma-địa, nghĩa là với sự ham muốn tăng cao, khởi lên cao độ, nhưng tâm trụ đều trụ, trụ gần, an trụ, chẳng phân tán, loạn động, ngăn cấm, kìm giữ tâm có tính chất chuyên chú vào một cảnh, thì gọi là Tam-ma-địa.

Thắng là lòng ham thích khởi lên cao độ về tám chi Thánh đạo, nên gọi là Thắng.

Thắng hạnh là có vị Bí-sô y vào lòng ham thích đó ở quá khứ đã được Tam-ma-địa. Khi vị ấy đã thành tựu được Dục Tam-ma-địa rồi thì khiến cho các điều dữ bất thiện đã sinh phải đoạn dứt. Rồi lại khởi lòng ham muốn siêng năng chuyên cần, khích lệ tâm, giữ gìn tâm quyết khiến cho các điều dữ chẳng thiện chưa sinh vĩnh viễn đừng sinh. Rồi lại khởi lòng ham thích, luôn siêng năng chuyên cần, khích lệ tâm, gìn giữ tâm quyết khiến cho pháp thiện chưa sinh thì phải sinh ra. Và lại khởi lòng ham muốn, siêng năng chuyên cần khích lệ tâm, giữ gìn tâm quyết khiến cho các pháp thiện đã sinh rồi thì sẽ luôn bền bỉ trụ mãi không quên. Tu tập đầy đủ, luôn bồi dưỡng cho trí tác chứng được lớn thêm to rộng mãi, nên khởi lòng ham thích luôn siêng năng chuyên cần, khích lệ tâm, giữ gìn tâm… Người ấy đã có dục như thế, hoặc cần, tín, khinh an, niệm, chánh tri, tư, xả…, thì gọi là Thắng hạnh. Và cùng với Dục Tam-ma-địa như trước đã nói, thì gọi chung là Dục Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Giống như Dục y vào quá khứ vừa nói, thì các thứ y vào vị lai, hiện tại, thiện, chẳng thiện, vô ký, thuộc cõi Dục, thuộc cõi Sắc, thuộc cõi Vô sắc, học, vô học, không phải học cũng không phải vô học, đã đoạn kiến, tu đã đoạn, không phải đã đoạn dục (dục đã đoạn)…, rộng nói cũng như thế.

Lại có vị Bí-sô đối với các pháp thiện thì trụ vào chỗ không ham thích. Người đó nghĩ: Ta nay không thể nào đối với các pháp thiện mà không ham thích được. Và đúng theo lý thì ta phải an trụ vào các pháp thiện mà thôi. Người này do sức ham thích tăng cao, cho nên được Tamma-địa. Đó gọi là Dục Tam-ma-địa. Người này khi đã thành tựu được Dục Tam-ma-địa rồi, thì vì muốn khiến đoạn dứt các điều dữ chẳng thiện đã sinh, nên khởi lòng ham thích…, rộng nói cho đến vì muốn khiến các pháp thiện đã sinh rồi thì sẽ bền bỉ trụ mãi…, cho đến việc giữ gìn tâm… Người này có các thứ hoặc dục hay cần tín…, cho đến xả, thì gọi là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Dục Tamma-địa như trước đã nói, thì gọi chung là Dục Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Lại có vị Bí-sô vừa khởi lên sự ham muốn xấu. Người này nghĩ: Ta nay không thể nào sinh khởi lên ham muốn xấu, đúng theo lý thì ta phải đoạn trừ hết các ham muốn dữ xấu, mà tu tập các ham muốn tốt lành. Người này do sức ham muốn cao độ, cho nên được Tam-ma-địa. Đó gọi là Dục Tam-ma-địa. Người này đã thành tựu được Dục Tam-ma-địa rồi, nên muốn khiến cho đoạn dứt các điều dữ bất thiện đã sinh, liền khởi lòng ham thích… Rộng nói cho đến muốn khiến cho các pháp thiện đã sinh sẽ luôn được trụ mãi, cho đến gìn giữ tâm. Người này có dục hoặc các thứ cần tín…, cho đến xả. Đó gọi là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Dục Tam-ma-địa như trước đã nói, thì gọi chung là Dục Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Lại có vị Bí-sô khởi lòng tham-sân-si cùng đi với ham muốn xấu.

Người này nghĩ: Ta nay không nên khởi lên tham sân si cùng đi với ham muốn xấu dữ. Đúng theo lý thì ta phải đoạn trừ tham sân si cùng đi với ham muốn xấu, phải tu tập không có tham sân si cùng đi với ham muốn tốt lành. Người đó do sức ham thích cao độ nên được Tam-ma-địa. Đó gọi là Dục Tam-ma-địa. Người này khi đã thành tựu được Dục Tam-mađịa rồi, liền muốn khiến cho các điều dữ chẳng thiện đã sinh phải tiêu diệt hết, nên khởi ham thích, rộng nói cho đến vì muốn khiến cho pháp thiện đã sinh sẽ luôn trụ mãi, cho đến giữ gìn tâm. Người này có dục hoặc các thứ cần – tín… cho đến hoặc xả, đó gọi là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này và Dục Tam-ma-địa đã nói trước đây, thì gọi chung là Dục Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Lại có vị Bí-sô khởi lòng lìa bỏ tham sân si cùng đi với ham muốn xấu dữ. Người này nghĩ: Ta nay không thể không lìa bỏ tham sân si và ham muốn xấu dữ, đúng theo lý thì ta phải đoạn trừ việc chẳng lìa bỏ tham sân si và ham muốn xấu dữ, mà phải tu tập việc lìa bỏ tham-sân-si và ham muốn tốt lành. Người này do sức ham muốn cao độ này, cho nên chứng được Tam-ma-địa. Đó gọi là Dục Tam-ma-địa. Khi người này đã thành tựu được Dục Tam-ma-địa rồi, nên vì muốn khiến cho phải đoạn dứt các điều dữ chẳng thiện đã sinh, mà khởi lòng ham thích…, rộng nói cho đến vì muốn khiến các pháp thiện đã sinh luôn bền bỉ trụ mãi, cho đến giữ gìn tâm. Người này có dục hoặc các thứ như cần – tín…, cho đến xả. Đó gọi là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Dục Tam-ma-địa như trước đã nói, thì gọi chung là Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Lại có vị Bí-sô đối với các pháp thiện an trụ vào sự ham thích (ham thích các pháp thiện). Người này nghĩ: Ta ham thích các pháp thiện thật là đúng lý. Người ấy do sức ham muốn cao độ mà được Tamma-địa. Đó gọi là Dục Tam-ma-địa. Người này đã thành tựu được Dục Tam-ma-địa rồi, vì muốn khiến cho đoạn dứt các điều dữ chẳng thiện đã sinh, liền khởi lòng ham thích, rộng nói cho đến vì muốn khiến cho các pháp thiện đã sinh sẽ luôn bền bỉ trụ mãi, cho đến giữ tâm. Người này có dục và các thứ như cần – tín…, cho đến xả, đó gọi là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Dục Tam-ma-địa đã nói trước đây, thì gọi chung là Dục Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Lại có vị Bí-sô khởi lên ham muốn tốt lành. Người này nghĩ: Ta đã sinh khởi ham muốn tốt lành như thế thật là đúng lý. Người này do sức ham muốn cao độ nên đã được Tam-ma-địa. Đó gọi là Dục Tam-mađịa. Người này đã thành tựu được Dục Tam-ma-địa rồi, liền muốn khiến cho đoạn dứt các điều xấu ác chẳng thiện đã sinh, nên khởi lòng ham thích…, rộng nói cho đến vì muốn khiến cho các pháp thiện đã sinh sẽ luôn trụ mãi, cho đến giữ gìn tâm. Người này có dục hoặc các thứ cần- tín…, cho đến xả. Đó gọi là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Dục Tam-ma-địa đã nói trước đây, thì gọi chung là Dục Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Lại có vị Bí-sô khởi lên không tham, không sân, không si cùng đi tới ham muốn tốt lành. Người này nghĩ: Ta nay khởi lên không tham, không sân, không si cùng đi tới ham muốn tốt lành, thật là đúng ly. Do đó người này, có sức ham muốn cao độ nên đã được Tam-ma-địa. Đó gọi là Dục Tam-ma-địa. Người này đã thành tựu được Dục Tam-ma-địa rồi liền muốn khiến cho oạn dứt các điều dữ chẳng thiện đã sinh, nên khởi lòng ham thích…, rộng nói cho đến là muốn khiến cho các pháp thiện đã sinh sẽ bền bỉ trụ mãi, cho đến giữ gìn tâm. Người này có dục hoặc các thứ như cần- tín… cho đến xả. Đó là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Dục Tam-ma-địa đã nói trước đây, thì gọi chung là Dục Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Lại có vị Bí-sô khởi sự lìa bỏ tham sân si và ham muốn tốt lành. Người này nghĩ: Nay ta sinh khởi sự lìa bỏ tham sân và ham muốn tốt lành thật là đúng ly. Người này do sức ham thích cao độ nên có được Tam-ma-địa. Đó là Dục Tam-ma-địa. Người này đã thành tựu được Dục Tam-ma-địa rồi, liền muốn khiến cho đoạn dứt tất cả các điều dữ chẳng thiện đã sinh, nên khởi lòng ham thích…, rộng nói cho đến, vì muốn khiến cho các pháp thiện đã sinh sẽ bền bỉ trụ mãi, cho đến giữ gìn tâm. Người này có dục và các thứ hoặc cần – tín…, cho đến xả. Đó là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Dục Tam-ma-địa đã nói trước đây, thì gọi chung là Dục Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Tất cả Dục Tam-ma-địa đều từ Dục mà khởi lên, là chỗ tụ tập của các dục, là chủng loại của dục, là chỗ sinh ra dục cho nên gọi là Dục Tam-ma-địa Thắng hạnh thần túc.

– Về Cần Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc, thì Cần là sao? Thắng là sao? Thắng hạnh là sao? Sao gọi là Cần Tam-ma-địa thắng hạnh thành tựu thần túc?

Cần, nghĩa là y vào các pháp thiện tạo ra do xuất gia và biết lìa bỏ mà khởi lên sự ân cần siêng năng, có thế lực (sức) rất mạnh mẽ, hăng hái tột độ khó ngăn cản và có lòng cố gắng mãi không thôi, đó gọi là Cần.

Tam-ma-địa, nghĩa là siêng năng cao độ khởi lên những tâm trụ đều trụ, trụ gần, an trụ, không phân tán, không loạn động, gìn giữ ngăn cấm, đều giữ gìn, có tính chất và tâm chuyên chú một cảnh. Đó gọi là Tam-ma-địa.

Thắng, nghĩa là siêng năng cao độ khởi lên tám chi Thánh đạo, đó là Thắng.

Thắng hạnh, nghĩa là có vị Bí-sô y vào Cần trong quá khứ mà được Tam-ma-địa. Người này đã thành tựu được Cần Tam-ma-địa rồi liền muốn khiến cho đoạn dứt hẳn tất cả các điều dữ chẳng thiện đã sinh ra, nên khởi lên sự ham thích…, rộng nói cho đến vì muốn khiến cho các pháp thiện đã sinh sẽ luôn bền bỉ trụ mãi, cho đến giữ gìn tâm. Người này có dục hoặc các thứ cần-tín… cho đến xả. Đó gọi là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Cần Tam-ma-địa như đây đã nói, thì gọi chung là Cần Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Như dựa vào Cần (sự siêng năng) thời quá khứ, thì y vào vị lai, hiện tại, thiện, bất thiện, vô ký, thuộc cõi Dục, thuộc cõi Sắc, thuộc cõi Vô sắc, học, vô học, không phải học cũng không phải là vô học, kiến đã đoạn, tu đã đoạn. Rộng nói cũng như thế.

Lại có vị Bí-sô đối với các pháp thiện lại có sự siêng năng quá yếu ớt kém cỏi. Người này nghĩ: Ta nay chẳng nên siêng năng quá kém cỏi đối với các pháp thiện, đúng lý thì ta không nên quá biếng lười như thế. Người này do sức siêng năng cao độ cho nên được Tam-ma-địa. Đó gọi là Cần Tam-ma-địa. Người này đã thành tựu được Cần Tam-ma-địa rồi thì liền đối với các điều ác chẳng thiện đã sinh thì khiến chúng đoạn trừ, nên khởi lên sự ham thích, rộng nói cho đến vì muốn khiến cho các pháp thiện đã sinh sẽ luôn bền bỉ mãi cho đến giữ gìn tâm… Người này có Dục hoặc các thứ như cần tín…, cho đến xả, nên gọi là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Cần Tam-ma-địa đã nói trước đây, thì gọi chung là Cần Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Lại có vị Bí-sô khởi lên sự siêng năng nặng nề xấu ác. Người này nghĩ: Ta không nên khởi lên sự siêng năng nặng về xấu ác, mà đúng theo lý thì ta phải đoạn trừ cái siêng năng xấu ác này và tu tập siêng năng về sự tốt đẹp. Do người này có sức siêng năng cao độ, nên được Tam-ma-địa. Đó gọi là Cần Tam-ma-địa. Người này do đã thành tựu được Cần Tam-ma-địa rồi nên đối với các điều dữ chẳng thiện đã sinh quyết lòng đoạn dứt… Khởi lòng ham thích như thế, rộng nói cho đến đối với các pháp thiện đã sinh thì khiến chúng luôn bền bỉ trụ mãi…, cho đến giữ gìn tâm. Người này vì có dục hoặc các thứ cần – tín… cho đến xả, đó gọi là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Cần Tam-ma-địa đã nói trước đây, thì gọi chung là Cần Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Lại có vị Bí-sô sinh khởi (khởi lòng) tham sân si cùng đi chung với siêng năng xấu ác. Người này nghĩ: Ta nay không nên khởi lên tham sân si cùng đi chung với siêng năng xấu ác, đúng theo lý thì ta phải nên đoạn trừ tham sân si cùng đi với siêng năng xấu ác mà tu tập về không tham, không sân, không si cùng đi với siêng năng tốt lành. Người này do sức siêng năng cao độ nên được Tam-ma-địa. Người này đã thành tựu được Tam-ma-địa rồi liền quyết đoạn dứt các điều dữ chẳng thiện đã sinh và khởi lòng ham thích…, rộng nói cho đến quyết ý khiến cho các pháp thiện đã sinh thì luôn bền bỉ trụ mãi, cho đến giữ gìn tâm. Người này vì có dục và các thứ tín…, cho đến xả, thì gọi đó là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Cần Tam-ma-địa đã nói trước đây, gọi chung là Cần Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Lại có vị Bí-sô khởi việc không lìa bỏ tham sân si và siêng năng. Người này nghĩ: Ta nay không thể không từ bỏ tham sân si và sự siêng năng xấu ác, đúng lý ta phải đoạn trừ sự không từ bỏ tham sân si và siêng năng xấu ác mà lo tu tập sự lìa bỏ tham sân si và siêng năng tốt lành. Người này do sức siêng năng cao độ nên được Tam-ma-địa. Đó gọi là Cần Tam-ma-địa. Người này thành tựu được Cần Tam-ma-địa rồi thì liền muốn đoạn trừ mọi điều dữ chẳng thiện đã sinh mà khởi lòng ham thích. Rộng nói cho đến quyết ý muốn các pháp thiện đã sinh thì luôn bền bỉ trụ mãi, cho đến giữ gìn tâm. Người này vì có dục và các thứ cần- tín…, cho đến xả, thì gọi đó là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Cần Tam-ma-địa đã nói trước đây, gọi chung là Cần Tamma-địa Thắng hạnh thành tựu Thần túc.

Lại có vị Bí-sô đối với các pháp thiện nhưng không có sự siêng năng kém cỏi tức là luôn luôn cố gắng tối đa. Người này nghĩ: Ta đối với các pháp thiện không hề siêng năng yếu kém, như thế thật rất đúng lý. Người này do sức siêng năng cao độ nên được Tam-ma-địa. Đó gọi là Cần Tam-ma-địa. Người này đã thành tựu được Cần Tam-ma-địa rồi liền quyết ý muốn đoạn trừ sạch sẽ các điều dữ chẳng thiện đã sinh, nên khởi sự ham thích, rộng nói cho đến việc muốn khiến cho các pháp thiện đã sinh rồi thì luôn bền bỉ trụ mãi, cho đến việc giữ gìn tâm… Vì người này có dục hoặc các thứ khác như cần – tín…, cho đến xả, nên gọi là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Cần Tam-ma-địa đã nói trước đây, thì gọi chung là Cần Tam-ma-địa Thắng hạnh Thần túc.

Lại có vị Bí-sô khởi lên sự siêng năng tốt lành, người này nghĩ:

Ta nay khởi lên sự siêng năng tốt lành là rất đúng lý. Người này do có sức siêng năng cao độ nên được Tam-ma-địa. Đó gọi là Cần Tam-mađịa. Người này đã thành tựu được Cần Tam-ma-địa rồi thì liền quyết ý muốn đoạn trừ tất cả các điều ác chẳng thiện đã sinh, cho đến muốn khiến các pháp thiện đã sinh ra rồi thì bền bỉ trụ mãi, cho đến giữ gìn tâm. Người này vì có dục và các thứ như cần – tín…, cho đến xả, nên gọi là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Cần Tam-ma-địa như trước đã nói thì gọi chung là Cần Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Lại có vị Bí-sô khởi lên không tham, không sân, không si cùng đi với sự siêng năng tốt lành. Người này nghĩ: Ta nay đã sinh khởi sự không tham, không sân, không si cùng đi với siêng năng tốt lành thật rất đúng ly. Do đó người này, có sức siêng năng cao độ nên được Tam-mađịa. Đó gọi là Cần Tam-ma-địa. Người đó đã thành tựu được Cần Tamma-địa rồi thì liền quyết ý muốn đoạn trừ tất cả điều ác chẳng thiện đã sinh ra, nên khởi lòng ham thích. Rộng nói cho đến muốn khiến cho các pháp thiện đã sinh rồi thì bền bỉ trụ mãi, cho đến giữ gìn tâm. Người này có dục hoặc các thứ khác như cần – tín…, cho đến xả, nên gọi là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Cần Tam-ma-địa đã nói trước đây, gọi chung là Cần Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Lại có vị Bí-sô sinh khởi từ bỏ tham sân si và lại siêng năng tốt lành. Người này nghĩ: Ta nay đã sinh khởi lên sự từ bỏ tham sân si và lại siêng năng tốt lành, thật rất đúng ly. Người này do có sức siêng năng cao độ, nên được Tam-ma-địa. Đó gọi là Cần Tam-ma-địa. Người này đã thành tựu được Cần Tam-ma-địa rồi liền quyết ý đoạn dứt tất cả các điều dữ chẳng thiện đã sinh, nên khởi lòng ham thích…, rộng nói cho đến, vì muốn khiến cho các pháp thiện đã sinh sẽ bền bỉ trụ mãi, cho đến giữ gìn tâm. Người này vì có dục hoặc các thứ khác như cần- tín…, cho đến xả, nên gọi là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Cần Tam-ma-địa đã nói trước đây, gọi chung là Cần Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Tất cả các thứ Cần Tam-ma-địa đều từ siêng năng cần mẫn mà khởi lên. Đó là nơi tụ tập của Cần, là chủng loại của Cần, là chỗ sinh ra Cần. Cho nên gọi là Cần Tam-ma-địa Thắng hạnh thần túc.

*****

3. Tâm Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc, thì Tâm là sao, Tam-ma-địa là sao, Thắng là sao, Thắng hạnh là sao…? Sao gọi là Tâm Tam-ma-địa thắng hạnh thành tựu thần túc?

Tâm, nghĩa là y vào pháp thiện tạo nên sự xuất gia và biết lìa bỏ mà khởi tâm ý thức, đó gọi là Cần.

Tam-ma-địa, nghĩa là do tâm cao độ mà khởi lên các tâm trụ đều trụ, trụ gần, an trụ, tâm không phân tán, không loạn động, ngăn giữ, kiềm chế, có tính chất của tâm chuyên chú một cảnh, thì gọi là Tamma-địa.

Thắng, nghĩa là khởi tâm cao độ đối với tám chi Thánh đạo, đó là Thắng.

Thắng hạnh, nghĩa là có vị Bí-sô dựa vào tâm quá khứ đã được Tam-ma-địa thì gọi là Tâm Tam-ma-địa. Người này đã thành tựu được Tâm Tam-ma-địa rồi liền muốn đoạn trừ tất cả các điều dữ chẳng thiện đã sinh ra, nên khởi lòng ham thích, rộng nói cho đến quyết ý muốn các pháp thiện đã sinh rồi sẽ bền bỉ trụ mãi, cho đến giữ gìn tâm. Người này vì có dục hoặc cần hoặc tín…, cho đến hoặc xả, cho nên gọi là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Tâm Tam-ma-địa đã nói trước đây, gọi chúng là Tâm Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Như y vào tâm của quá khứ, mà dựa vào hiện tại hay vị lai, thiện hay bất thiện-vô ký, có liên hệ đến các cõi Dục, cõi Sắc, Vô sắc, việc học, vô học hay phi học phi vô học, việc đã đoạn kiến, đoạn tu và không phải đoạn tâm… Rộng nói cũng như thế.

Lại có Bí-sô đối với các pháp thiện mà lại có tâm quá thấp kém yếu ớt. Người này nghĩ: Ta nay không nên có tâm quá thấp kém yếu ớt đối với các pháp thiện, đúng lý ra đối với các pháp thiện thì ta không nên có tâm quá thấp kém yếu ớt. Do người này có tâm lực tăng cao nên được Tam-ma-địa. Đó gọi là Tâm Tam-ma-địa. Người này đã thành tựu được Tâm Tam-ma-địa rồi liền quyết ý muốn đoạn trừ tất cả các pháp ác chẳng thiện đã sinh, nên khởi lên lòng ham thích…, rộng nói cho đến việc muốn khiến các pháp thiện đã sinh sẽ bền bỉ trụ mãi cho đến giữ gìn tâm. Người này có dục hoặc cần hoặc tín…, cho đến hoặc xả…, cho nên gọi là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Tâm Tam-mađịa đã nói ở trước, gọi chung là Tâm Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Lại có vị Bí-sô khởi lên tâm ác. Người này nghĩ: Ta nay không nên khởi lên tâm ác, đúng theo lý thì ta phải đoạn trừ tâm dữ chẳng tốt lành. Người này do có tâm lực cao độ nên được Tam-ma-địa. Đó gọi là Tâm Tam-ma-địa. Người này đã thành tựu được Tâm Tam-ma-địa rồi liền quyết ý muốn đoạn trừ tất cả các điều ác chẳng thiện đã sinh nên khởi lòng ham thích, rộng nói cho đến vì muốn khiến các pháp thiện đã sinh rồi sẽ luôn bền bỉ trụ mãi cho đến giữ gìn tâm. Người này vì có dục hoặc cần hoặc tín…, cho đến hoặc xả…, cho nên gọi là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Tâm Tam-ma-địa đã nói trước đây, gọi chung là Tâm Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Lại có vị Bí-sô khởi lên tham sân si cùng đi chung với tâm dữ. Người này nghĩ: Ta nay không nên khởi sinh tham sân si cùng đi chung với tâm dữ, đúng theo lý thì ta phải đoạn trừ tham sân si cùng đi với tâm dữ mà phải tu tập không tham, không sân, không si và tâm tốt lành. Người này do tâm lực cao độ nên được Tam-ma-địa. Đó gọi là Tâm Tam-ma-địa. Người này đã thành tựu được Tâm Tam-ma-địa rồi liền muốn đoạn trừ tất cả các pháp ác chẳng thiện đã sinh, nên phát khởi lòng ham thích… Rộng nói cho đến muốn khiến các pháp thiện đã sinh rồi sẽ luôn bền bỉ trụ mãi…, cho đến giữ gìn tâm. Người này vì có dục hoặc cần hoặc tín…, cho đến hoặc xả, nên gọi là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Tâm Tam-ma-địa đã nói trước đây, gọi chung là Tâm Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Lại có vị Bí-sô khởi việc chẳng từ bỏ tham – sân – si và tâm dữ. Người này nghĩ: Nay ta không thể nào chẳng từ bỏ tham – sân – si và tâm dữ, đúng theo lý thì ta phải đoạn trừ việc chẳng từ bỏ tham – sân – si và tâm dữ mà lo tu tập việc lìa bỏ tham – sân – si và tâm tốt lành. Do người này có tâm lực tăng cao nên được Tam-ma-địa. Đó gọi là Tâm Tam-ma-địa. Người này thành tựu được Tâm Tam-ma-địa rồi liền vì muốn đoạn trừ tất cả các điều ác chẳng thiện đã sinh, nên khởi lên lòng ham thích. Rộng nói cho đến vì muốn khiến các pháp thiện đã sinh rồi sẽ luôn bền bỉ trụ mãi…, cho đến giữ gìn tâm. Người này vì có dục hoặc các thứ như cần- tín… cho đến xả, nên gọi là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Tâm Tam-ma-địa đã nói trước đây, gọi chung là Tâm Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu Thần túc.

Lại có vị Bí-sô, đối với các pháp thiện sinh tâm không hề yếu ớt kém cỏi, tức là rất mạnh mẽ. Người này nghĩ: Đối với các pháp thiện ta có tâm rất mạnh mẽ, như thế thật rất đúng lý. Người này do đó có tâm lực cao độ nên có được Tam-ma-địa. Đó gọi là Tâm Tam-ma-địa. Người này thành tựu được Tâm Tam-ma-địa rồi vì quyết ý muốn trừ bỏ tất cả điều ác chẳng thiện đã sinh, nên khởi sự ham thích… Rộng nói cho đến vì muốn khiến tất cả các pháp thiện đã sinh rồi thì sẽ luôn bền bỉ trụ mãi…, cho đến giữ gìn tâm. Người này vì có dục hoặc các thứ như cần- tín… cho đến xả, nên gọi là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Tâm Tam-ma-địa đã nói trước đây, gọi chung là Tâm Tamma-địa Thắng hạnh Thần túc.

Lại có vị Bí-sô khởi lên tâm thiện. Người này nghĩ: Nay ta khởi lên tâm thiện, thật rất đúng ly. Người này do đó, có tâm lực tăng lên cao độ nên có được Tam-ma-địa. Đó gọi là Tâm Tam-ma-địa. Người này đã thành tựu được Tâm Tam-ma-địa rồi liền muốn đoạn trừ tất cả các điều dữ chẳng thiện đã sinh ra, nên khởi lòng ham thích… Rộng nói cho đến quyết ý muốn cho các pháp thiện đã sinh sẽ luôn bền bỉ trụ mãi…, cho đến gìn giữ tâm. Người này vì có dục hoặc các thứ như cần- tín…, cho đến xả, nên gọi là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Tâm Tam-ma-địa đã nói trước đây, gọi chung là Tâm Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Lại có vị Bí-sô sinh khởi không tham, không sân, không si cùng đi với tâm thiện. Người này nghĩ: Nay ta sinh khởi không tham, không sân, không si cùng đi với tâm thiện, thật rất đúng ly. Người này do đó có tâm lực tăng cao độ nên có được Tam-ma-địa. Đó gọi là Tâm Tam-ma-địa. Người đó đã thành tựu được Tâm Tam-ma-địa rồi liền muốn đoạn dứt tất cả các điều ác chẳng thiện đã sinh nên khởi lòng ham thích… Rộng nói cho đến vì quyết ý muốn các pháp thiện đã sinh rồi thì sẽ bền bỉ trụ mãi… cho đến giữ gìn tâm… Người này vì có Dục hoặc các thứ khác như cần, tín… cho đến xả, nên gọi là Thắng hạnh. Tức là cái Thắng hạnh này cùng với Tâm Tam-ma-địa đã nói trước đây, thì gọi chung là Tâm Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Lại có vị Bí-sô khởi lên việc từ bỏ tham sân si và lại có tâm thiện. Người này nghĩ: Ta nay khởi lên tâm thiện và lìa bỏ tham sân si thì thật là rất đúng ly. Do người này có tâm lực tăng lên cao độ nên có được Tam-ma-địa. Đó gọi là Tâm Tam-ma-địa. Người này đã thành tựu được Tâm Tam-ma-địa rồi thì quyết ý muốn đoạn dứt tất cả các pháp ác chẳng thiện đã sinh ra, nên khởi lòng ham thích… Rộng nói cho đến vì muốn khiến các pháp thiện đã sinh rồi sẽ bền bỉ trụ mãi…, cho đến giữ gìn tâm. Người này vì có dục hoặc các thứ như cần – tín…, cho đến xả, nên gọi là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Tâm Tam-mađịa đã nói từ trước, gọi chung là Tâm Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Tất cả Tâm Tam-ma-địa đều từ tâm mà khởi lên, đó là chỗ tụ tập của tâm, là chủng loại của tâm, là chỗ sinh ra tâm. Cho nên gọi là Tâm Tam-ma-địa Thắng hạnh thần túc.

4. Quán Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc thì quán là sao? Tam-ma-địa là sao? Thắng là sao? Thắng hại là sao? Sao gọi là Quán Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc?

Quán, nghĩa là y vào pháp thiện tạo nên do sự xuất gia và biết từ bỏ xa lìa mà khởi lên. Đối với pháp tuyển chọn (tuyển chọn cái đúng nhất) thì rất tuyển chọn, tuyển chọn rốt ráo cùng cực, hiểu rõ, hiểu tất cả, hiểu gần, thông suốt mọi lẽ ẩn kín, xét biết sáng suốt, trí sáng suốt biết rõ tất cả Tỳ-bát-xá-na. Đó gọi là Quán.

Tam-ma-địa, nghĩa là khởi quán tăng lên cao độ, các tâm trụ đều trụ vào, trụ gần, an trụ, không phân tán, không loạn động, luôn yên nghĩ, là tính chất của tâm chuyên chú vào một cảnh, thì gọi là Tam-mađịa.

Thắng, quán cao độ khởi lên đối với tám chi Thánh đạo, đó gọi là Thắng.

Thắng hạnh, nghĩa là có vị Bí-sô y vào quán thời quá khứ đã được Tam-ma-địa, đó gọi là Quán Tam-ma-địa. Người này đã thành tựu được Quán Tam-ma-địa rồi liền quyết đoạn trừ tất cả các điều ác chẳng thiện đã sinh ra, nên khởi lòng ham thích… Rộng nói cho đến, vì ham muốn khiến cho các pháp thiện đã sinh rồi thì sẽ bền bỉ, trụ mãi…, cho đến giữ gìn tâm. Người này vì có dục hoặc căn hoặc tín…, cho đến hoặc xả, cho nên gọi là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Quán Tam-ma-địa đã nói trước đây, gọi chung là Quán Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Cũng như y vào quán thời quá khứ, mà y vào thời vị lai hoặc hiện tại, thiện hoặc bất thiện hay vô ký, các thứ liên hệ đến các cõi Dục, cõi Sắc, Vô sắc, có học hoặc vô học, hoặc phi học phi vô học, kiến đã đoạn, tu đã đoạn, chẳng phải đoạn quán… Rộng nói cũng như thế.

Lại có vị Bí-sô đối với các pháp thiện không chịu quán xét. Người này nghĩ: Ta nay không thể không quán xét các pháp thiện, đúng theo lý thì đối với các pháp thiện ta phải an trụ vào sự quán xét kỹ lưỡng. Do đó người này có sức quan sát cao độ nên có được Tam-ma-địa. Đó gọi là Quán Tam-ma-địa. Người này đã thành tựu được Quán Tam-ma-địa rồi liền quyết đoạn trừ tất cả các điều ác chẳng thiện đã sinh ra, nên khởi lòng ham thích… Rộng nói cho đến vì muốn khiến các pháp thiện đã sinh rồi thì luôn bền bỉ trụ mãi…, cho đến giữ gìn tâm. Người này vì có dục hoặc cần, hoặc tín…, cho đến hoặc xả, nên gọi là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Tam-ma-địa đã nói trước đây, gọi chung là Quán Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Lại có vị Bí-sô khởi lên quán tưởng xấu ác. Người này nghĩ: Ta nay không nên khởi lên quán tưởng xấu ác, đúng theo lý thì ta phải đoạn trừ cái quán tưởng xấu ác mà tu tập cái quán xét tốt lành. Do sức quán cao độ này mà người đó có được Tam-ma-địa. Đó gọi là Quán Tamma-địa. Người này đã thành tựu được Quán Tam-ma-địa rồi liền muốn đoạn trừ tất cả các điều xấu ác chẳng thiện, nên khởi lòng ham thích… Rộng nói cho đến vì muốn khiến các pháp thiện đã sinh rồi sẽ luôn bền bỉ trụ mãi…, cho đến giữ gìn tâm. Người này vì có dục hoặc cần, hoặc tín… cho đến hoặc xả, nên gọi là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Tam-ma-địa đã nói trước đây, gọi chung là Quán Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Lại có vị Bí-sô sinh khởi lên quán tưởng xấu ác cùng đi với tham- sân – si. Người này nghĩ: Ta nay không nên khởi lên quán tưởng xấu ác cùng đi với tham – sân – si, đúng theo lý thì ta phải đoạn trừ tham- sân – si cùng đi với quán tưởng xấu ác mà tu tập việc không tham – sân – si cùng đi với quán tưởng tốt lành. Do sức quán cao độ này mà người đó có được Tam-ma-địa. Đó gọi là Quán Tam-ma-địa. Người này đã thành tựu được Quán Tam-ma-địa rồi liền muốn quyết đoạn trừ hết tất cả các điều ác chẳng thiện đã sinh ra, nên khởi lòng ham thích… Rộng nói cho đến vì muốn khiến cho các pháp thiện đã sinh rồi sẽ luôn bền bỉ trụ mãi…, cho đến giữ gìn tâm. Người này vì có dục hoặc cần, hoặc tín…, cho đến hoặc xả, nên gọi là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Tam-ma-địa đã nói trước đây, gọi chung là Quán Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Lại có vị Bí-sô sinh khởi ý niệm không từ bỏ tham – sân – si và quán tưởng xấu. Người này nghĩ: Ta nay không nên khởi lên ý niệm không lìa tham – sân – si và quán tưởng xấu, đúng theo lý thì ta phải đoạn trừ việc không lìa bỏ tham – sân – si và quán tưởng xấu mà tu tập việc lìa bỏ tham – sân – si và quán tưởng tốt lành. Do sức quán cao độ này mà người đó có được Tam-ma-địa. Đó gọi là Quán Tam-ma-địa. Người này đã thành tựu được Quán Tam-ma-địa rồi liền quyết vì đoạn trừ hết tất cả các điều xấu ác chẳng thiện đã sinh nên khởi lòng ham thích… Rộng nói cho đến muốn các pháp thiện đã sinh thì sẽ bền bỉ trụ mãi…, cho đến giữ gìn tâm. Người này vì có dục hoặc cần, hoặc tín… cho đến hoặc xả, nên gọi là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Quán Tam-ma-địa đã nói trước đây, gọi chung là Quán Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Lại có vị Bí-sô đối với các pháp thiện luôn an trụ trong quán xét. Người này nghĩ: Ta đã luôn quán xét kỹ lưỡng các pháp thiện, thật là rất đúng lý. Do sức quán cao độ đó mà người ấy có được Tam-ma-địa. Đó gọi là Quán Tam-ma-địa. Người này đã thành tựu được Quán Tamma-địa rồi liền vì quyết đoạn trừ hết tất cả các pháp ác chẳng thiện đã sinh ra, nên khởi lòng ham thích… Rộng nói cho đến vì muốn khiến cho các pháp thiện đã sinh thì sẽ luôn bền bỉ trụ mãi…, cho đến giữ gìn tâm. Người này vì có dục hoặc cần, hoặc tín…, cho đến hoặc xả, nên gọi là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Quán Tam ma địa đã nói trước đây gọi chung là Quán Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Lại có vị Bí-sô sinh khởi quán tưởng thiện. Người này nghĩ: Ta nay khởi lên sự quán tưởng thiện như thế thật là rất đúng lý. Do sức quán cao độ đó nên người ấy có được Tam-ma-địa. Đó gọi là Quán Tam-ma-địa. Người này đã thành tựu được Quán Tam-ma-địa rồi thì quyết ý đoạn trừ hết các pháp ác chẳng thiện đã sinh ra, nên khởi lòng ham thích… Rộng nói cho đến vì muốn khiến cho các pháp thiện đã sinh thì sẽ luôn bền bỉ trụ mãi… cho đến giữ gìn tâm. Người này vì có dục hoặc cần, hoặc tín…, cho đến hoặc xả, nên gọi là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Quán Tam-ma-địa đã nói trước đây, gọi chung là Quán Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Lại có vị Bí-sô sinh khởi việc không tham, không sân, không si cùng đi với sự quán tưởng thiện. Người này nghĩ: Ta nay đã khởi lên việc không tham, không sân, không si cùng đi với sự quán tưởng thiện thì thật là đúng lý. Người này do sức quán cao độ ấy mà có được Tamma-địa. Đó gọi là Quán Tam-ma-địa. Người này đã thành tựu được Quán Tam-ma-địa rồi liền quyết ý đoạn trừ hết các pháp xấu ác chẳng thiện đã sinh, nên khởi lòng ham thích… Rộng nói cho đến vì muốn khiến cho các pháp thiện đã sinh thì sẽ luôn bền bỉ trụ mãi…, cho đến giữ gìn tâm. Người này vì có dục hoặc cần, hoặc tín…, cho đến hoặc xả, nên gọi là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Quán Tamma-địa đã nói trước đây, gọi chung là Quán Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Lại có vị Bí-sô sinh khởi ý niệm từ bỏ tham – sân – si và nỗ lực quán tưởng thiện. Người này nghĩ: Ta nay đã sinh khởi ý niệm từ bỏ tham – sân – si cùng đi với sự quán tưởng thiện, thật rất đúng lý. Do sức quán cao độ này nên người ấy có được Tam-ma-địa. Đó gọi là Quán Tam-ma-địa. Người này đã thành tựu được Quán Tam-ma-địa rồi liền quyết ý đoạn trừ hết tất cả các điều xấu ác chẳng thiện đã sinh ra, nên khởi lòng ham thích… Rộng nói cho đến vì muốn khiến cho các pháp thiện đã sinh rồi thì sẽ luôn bền bỉ trụ mãi…, cho đến giữ gìn tâm. Người này vì có dục hoặc cần, hoặc tín…, cho đến hoặc xả, nên gọi là Thắng hạnh. Tức là Thắng hạnh này cùng với Quán Tam-ma-địa đã nói trước đây, gọi chung là Quán Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Tất cả các Quán Tam-ma-địa đều từ quán này mà khởi lên đó là nơi tụ tập của quán, là giống nòi của quán, là nơi sinh ra quán…, cho nên gọi là Quán Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu thần túc.

Vì sao bốn thứ trên đây gọi là thần túc? Nghĩa là có thần thông biến hóa. Đã có, sẽ có và đang có tánh thần thông biến hóa. Đó là việc có thể biến một thành nhiều, hoặc nhiều thành một, hoặc ẩn hoặc hiện. Chính cái trí ta thấy rõ được các sự biến hóa này. Thí dụ như thân có thể chui qua trót lọt không chút trở ngại nào với các thứ rất dày và cứng như tường gạch vách đá v.v…, hoặc bay vút lên hư không, hoặc chui sâu vào đất đen, hoặc hiện ra rồi biến mất một cách tự tại vô ngại. Có khi ở trong nước, hoặc chui vào những chất cứng như đất đá, hay ở giữa khoảng không. Có khi làm nước chảy ngược lại hoặc đổi dòng. Lúc thì chui vào đất ngồi kiết già, có lúc vút lên hư không bay lượn như chim rồi trở về mà không chút trở ngại gì. Ngay cả mặt trời mặt trăng to lớn thần diệu uy nghiêm rực rỡ như thế, mà đưa tay sờ nắm như thứ đồ chơi cũng chẳng khó khăn gì. Cho đến cả cõi trời Phạm thế cũng tự do dời đổi, thật là diệu dụng khó lường… Tất cả điều đó gọi là thần túc, nghĩa là do các sự biến hóa đó mà cố gắng siêng năng tinh chuyên luyện tập không gián đoạn, cho đến lúc thành tựu được chủ đích hiệu quả, thì có thể biến hóa được hoặc nương vào phép thần biến đó…, nên gọi là túc.

Lại còn bốn thứ định đặc biệt này cũng gọi là thần, cũng gọi là túc. Vì có diệu dụng thật khó lường, nó làm chỗ nương cho bao nhiêu công đức cao quý.

Vả lại, bốn thứ thần túc đó chính là giả lập, nó tùy theo danh ngôn tư tưởng mà nói năng, gọi là thần túc.

Phật cùng đệ tử nhiều hơn cát sông Hằng đều cùng đặt ra tên gọi như thế. Vả lại bốn thứ thần túc này, tức là Dục, Cầu, Tâm, Quán đã nói trước đây, là bốn thứ Tam-ma-địa Thắng hạnh thành tựu nên gọi chung là thần túc.